« Home « Kết quả tìm kiếm

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số .
- Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI.
- Khởi tố vụ án hình sự.
- Khái niệm khởi tố vụ án hình sự.
- Nhiệm vụ, ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
- Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- Khái niệm, ý nghĩa khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- Cơ sở việc thiết lập chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
- Chương 2: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG.
- Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- Chủ thể, nội dung, hình thức khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu.
- Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu và rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
- Thực tiễn áp dụng khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- Thực tiễn áp dụng về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- Thực tiễn áp dụng về việc rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại.
- Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI.
- Định hướng hoàn thiện chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- Hoàn thiện quy định về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- BLDS: Bộ Luật dân sự BLHS: Bộ Luật hình sự.
- BLTTHS: Bộ Luật tố tụng hình sự CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TNHS: Trách nhiệm hình sự XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
- Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của các chủ thể tố tụng hướng tới việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người.
- Theo quan điểm truyền thống ở nước ta khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên và là một trong những giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự.
- Có thể nói khởi tố vụ án hình sự không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý là giai đoạn đầu và có tính định hướng cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo mà còn có ý nghĩa thiết thực trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
- Để đạt được điều đó khởi tố vụ án hình sự đòi hỏi phải có căn cứ, đúng thẩm quyền và đúng trình tự theo quy định của pháp luật..
- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là một trong những quy định quan trọng để việc khởi tố vụ án hình sự đạt hiệu quả.
- Trong đó, quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại là một trong những vấn đề đáng được quan tâm.
- việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng quy định đó không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để tôi chọn đề tài:.
- “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học..
- Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là một chế định không mới, được áp dụng khá phổ biến trong pháp luật các nước, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các mức độ khác nhau về khởi tố vụ án hình sự, người bị hại, trong đó có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại..
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Chương thứ bảy – người tham gia tố tụng, Chương mười – khởi tố vụ án hình sự, giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2013.
- Giáo trình luật tố tụng hình sự.
- Viện nhà nước và Pháp luật, Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
- Một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có đề cập đến vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như: ThS.
- Lê Thị Thúy Nga, “Một số vấn đề về người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003”.
- Lê Tiến Châu, “Mô hình, hình thức tố tụng hình sự và việc bảo vệ quyền con người”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, 2008.
- Ở cấp độ luận văn thạc sĩ thực hiện ở Khoa luật – ĐHQGHN có các đề tài của các tác giả Hoàng Lan Phương, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, 2009.
- Thịnh Quang Thắng, Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, 2009.
- Nguyễn Trương Tín, Một số vấn đề về sự tham gia tranh tụng của người bị hại và nguyên đơn dân sự tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo yêu cầu của cải cách tư pháp, 2010;.
- Phạm Văn Huân, Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, 2013;.
- Còn ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các đề tài của tác giả Lê Lan Chi, Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoa luật – ĐHQGHN, 2010..
- Tuy nhiên những nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu chung hoặc được thể hiện một phần trong kết quả của các công trình nghiên cứu khác về khởi tố vụ án hình sự, địa vị pháp lý của người bị hại, có luận văn đã triển khai nghiên cứu độc lập chế định này nhưng thời gian nghiên cứu cách đây đã khá lâu, khi chưa có dự thảo của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015..
- Như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng chế định trong thực tiễn, cũng như đề xuất những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả của chế định này trong thực tiễn áp dụng..
- Luận văn nghiên cứu và giải quyết vấn đề xung quanh chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong Luật tố tụng hình sự, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng chế định trong thực tiễn khởi tố vụ án, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả của chế định trong thực tiễn..
- Luận văn cũng có tham khảo những bài học kinh nghiệm lập pháp một số nước trong khi nghiên cứu chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại..
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại từ 2009 đến năm 2014..
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
- Trên cơ sở kết nghiên cứu, luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề chung về chế định khởi tố vụ án như: khái niệm, đặc điểm, cơ sở của việc thiết lập chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
- khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cũng như tìm hiểu việc thực thi chế định này theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
- Nghiên cứu thực tiễn quy định và thực tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế trong luật thực định, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và nguyên nhân của nó.
- định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng của chế định này trong thực tiễn..
- Chương 1: Một số vấn đề chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam..
- Chương 2: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng..
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại..
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI.
- Mục tiêu của tố tụng hình sự được xác định tại Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sư (BLTTHS), đó là ".
- Thể hiện các yêu cầu của nguyên tắc này, BLTTHS hiện hành đã có những quy định, chế định, những công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm cho quá trình khởi tố vụ án và truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) được vận hành với hiệu suất cao.
- Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng và là giai đoạn tố tụng độc lập bởi giai đoạn này có đầy đủ các dấu hiệu của một giai đoạn tố tụng với những mục tiêu và nhiệm vụ riêng mang đặc thù về chủ thể tố tụng, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng.
- Trong khoa học luật tố tụng hình sự, khởi tố vụ án hình sự có nhiều cách hiểu khác nhau khác nhau.
- Thứ nhất, có thể hiểu đó là một chế định của luật tố tụng hình sự, tập hợp những quy định về trình tự và thủ tục khởi tố vụ án hình sự.
- thứ hai, khởi tố vụ án hình sự được hiểu là một hành vi tố tụng mở đầu cho giai đoạn điều tra.
- thứ ba khởi tố vụ án hình sự được hiểu là một giai đoạn tố tụng độc lập trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
- Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định việc có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó [6, tr.26]..
- Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự nên cũng có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
- Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được xác định kể từ khi các CQTHTT tiếp nhận thông tin về tội phạm như: Tố giác của công dân.
- Thời điểm kết thúc của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là khi các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
- Từ khái niệm chung nhất về khởi tố vụ án hình sự cho thấy giai đoạn này có đặc điểm chính sau đây:.
- Một là, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên, được bắt.
- đầu với việc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiếp nhận tin báo, tố giác…hoặc trực tiếp phát hiện về tội phạm và thời điểm kết thúc của giai đoạn này là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự..
- Hai là, với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật chất) và pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự..
- Ba là, kết quả quả giai đoạn này là quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc có hay không khởi tố vụ án hình sự.
- Mà một trong những nhiệm vụ của các cơ quan này là khởi tố vụ án hình sự khi có đủ các căn cứ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm và người phạm tội..
- Nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
- Thể hiện ở việc ghi nhận những thông tin ban đầu về tội phạm được phát hiện do tin báo tố giác tội phạm, kiểm tra xác minh nguồn tin đó để xác định những căn cứ cần thiết cho việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
- Giai đoạn này có nhiệm vụ làm rõ các tình tiết loại trừ tố tụng đối với vụ việc, phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm, bảo quản các dấu vết khách quan của vụ án theo những quy định chung của luật tố tụng hình sự.
- Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý cũng có ý kiến cho rằng khởi tố vụ án hình sự là bước đầu của giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
- Với nhiệm vụ quan trọng trên đây nên giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa cả trên phương diện pháp lý cùng như ý nghĩa trên phương diện chính trị - xã hội..
- Về ý nghĩa pháp lý, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo.
- Khi các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự là lúc bắt đầu áp dụng các quy định của pháp luật hình sự.
- Nếu không có giai đoạn khởi tố vụ án hình sự thì sẽ không có các giai đoạn tố tụng tiếp theo.
- Lê Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát số tết, (2), tr.26..
- Nguyễn Hữu Cầu (2002), “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đối với tội cố ý gây thương tích, một số bất cập nảy sinh từ thực tiễn”, Tạp chí TAND, (6), tr.16-18..
- Lê Tiến Châu (2007), “Người bị hại trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (1), tr.7..
- Lê Lan Chi (2010), Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật - ĐHQGHN..
- Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (1997), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Trần Duy Hòa (2013), “hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí kiểm sát, (8)..
- Phạm Văn Huân (2013), Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật -ĐHQGHN..
- Phạm Mạnh Hùng (2003), “Một số bất cập và việc hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại”, Tạp chí kiểm sát, (1)..
- Hoàng Tuấn Lộc (1973), Luật tố tụng hình sự chú giải, Nxb Sài Gòn..
- Lê Thị Thúy Nga (2009), “Một số vấn đề về người bị hại trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, giảng viên khoa đào tạo thẩm phán”, Học viện tư pháp.
- Nguyễn Thái Phúc (2008), “Vấn đề tranh tụng và tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cải cách tư pháp”, Nhà nước và Pháp luật, (8)..
- Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội..
- Nguyễn Đức Thái (2013), “Quyền tư tố trong tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới – những kinh nghiệm cho tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, (18)..
- Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Viện khoa học pháp lý (2005), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2003, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Viện Nhà nước và pháp luật (1995), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội..
- Ngô Văn Vịnh (2014), “Bàn về khía cạnh người bị hại trong quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại”, Nghề luật, Học viện tư pháp, (2), tr.36 - 39.