« Home « Kết quả tìm kiếm

KHÔNG GIAN THIÊNG CỦA THĂNG LONG - HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Ở đây, chúng tôi muốn đề cập, phân tích, vận dụng những gợi ý quan trọng ấy vào việc tạo dựng “không gian tâm linh tôn giáo” của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm.
- Ý nghĩa ấy không chỉ được thể hiện ngay từ điểm xuất phát, việc các vua nhà Lý lựa chọn Thăng Long làm kinh đô lâu dài cho nước Đại Việt mà còn được thể hiện trong suốt 1000 năm của Thăng Long - Hà Nội, trong đó cái “không gian tâm linh tôn giáo” của nó cũng được hiện rõ ngày càng phong phú không chỉ những đặc.
- Từ căn: không gian thiêng, cái thiêng, cái phàm tục, không gian tâm linh, quyền lực xã hội, vòng xoáy tâm linh, Thăng Long Tứ trấn..
- Không gian thiêng và đời sống tôn giáo Từ “cái thiêng” đến “không gian thiêng”.
- “không gian thiêng”.
- Tuy thế, để có được “chỗ dựa lý thuyết” cho khái niệm không gian tâm linh tôn giáo mà chúng tôi dùng ở đây khi áp dụng với không gian lịch sử cụ thể của Thăng Long - Hà Nội, xin được nêu lại những ý kiến của E.
- Với người Thăng Long - Hà Nội cũng vậy.
- Như vậy là không gian thiêng nói cách khác là cái không gian mà đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Thăng Long - Hà Nội tạo ra ngay từ thuở Lý Công Uẩn ban bố Chiếu dời đô thể hiện qua những đặc điểm rất riêng biệt của mình..
- Những đặc điểm của “không gian thiêng” Thăng Long - Hà Nội 2.1.
- Một “không gian thiêng” gắn liền với biểu trưng của “hồn nước”.
- Nhưng quy chế hành chính ấy không thể thay thế được quy chế về tinh thần, quy chế về văn hoá tâm linh mà chỉ có Thăng Long mới đảm đương được.
- Nói cách khác, Thăng Long - Hà Nội đã trở thành một không gian tâm linh nhưng lại là một địa chỉ cụ thể mang ý nghĩa tượng trưng cho nền văn minh sông Hồng cội nguồn dân tộc hay văn minh Đại Việt mà nhà Lý xứng đáng là triều đại mở đầu.
- “hồn nước” 8 đã coi Thăng Long thực sự là một biểu trưng, là nơi quy tụ và lưu giữ “hồn nước”.
- Trần Bạch Đằng đã lột tả rất đúng: “Thăng Long - Hà Nội không cảm hoá hơn 80 triệu người Việt Nam bằng dáng vẻ hoành tráng nhưng nó được cả nước hoành tráng tô điểm cho nó.
- Thăng Long - Hà Nội có tiềm lực chinh phục con người hết sức lớn lao, đó là nếp sống, phong cách, tư thế của con người đạt trình độ văn hoá Thăng Long.
- Nhân đó bèn đổi tên thành là thành Thăng Long”..
- Chính điều này - “ý trời”, sự thăng hoa của tâm thức tôn giáo dân tộc - đã tạo nên vị thế đặc biệt của tâm linh tôn giáo của Thăng Long - Hà Nội..
- “Kết cấu ba vòng” của không gian thiêng Thăng Long - Hà Nội.
- Là một trong những trung tâm tôn giáo của cả nước, mặc nhiên Thăng Long - Hà Nội có một không gian tâm linh tín ngưỡng tôn giáo khá đậm đặc và biểu trưng cho sinh hoạt tôn giáo của cả nước.
- Suốt thời Lý - Trần, Thăng Long là trung tâm của các hoạt động Phật giáo, Nho học… Mặc dù coi Phật giáo là trụ cột trong hệ tư tưởng chính thống, hai triều đại Lý - Trần vẫn chủ trương dung hợp Tam giáo.
- Có thể nói chính Lý Thái Tổ đã thực hiện thành công chính sách “Tam giáo hòa nhi bất đồng” ở Thăng Long.
- Ngay cả việc Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu (1070) ở Thăng Long thì cho đến tận đời Trần nhà nước phong kiến vẫn tổ chức thi “tam giáo” ở Hà Nội.
- Điều này khiến không gian tâm linh của Thăng Long càng có ý nghĩa biểu trưng cho sự hài hòa tôn giáo tín ngưỡng của Đại Việt.
- Huỳnh Thúc Kháng đã từng đánh giá, đó là nét hết sức đặc sắc của Thăng Long: “Nước ta sau lúc độc lập, trong khoảng trên dưới 300 năm (từ Đinh đến Trần), về học hành thi cử, từ trên đến dưới, đối với hai nhà giáo tổ (Khổng, Phật), vẫn sùng bái như nhau, không phải thiên về một đạo Nho, tức là cái có vẻ tín giáo tự do vậy..
- Nhưng cũng cần lưu ý rằng, nếu coi nền tảng của không gian tâm linh Thăng Long - Kẻ Chợ vẫn là “văn hoá làng quê” thì cũng nên phân biệt vai trò khác nhau của các tôn giáo ngoại nhập..
- Sau này, khi bắt đầu làm quen với Kitô giáo phương Tây ở đầu thế kỷ XVII, Thăng Long cũng nhanh chóng trở thành một trong những nơi.
- Thành Thăng Long và vùng phụ cận tất nhiên cũng là nơi dồn tụ những hình thức sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng bản địa tiêu biểu.
- Những triều đại đầu tiên của Thăng Long cùng với những biến thiên và thăng trầm của lịch sử đã khiến cho không gian xã hội văn hoá tinh thần của Thăng Long như không thể tách rời khỏi không gian tâm linh tín ngưỡng tôn giáo ấy, trong cung đình cũng như ngoài bách tính.
- của Thăng Long - Hà Nội không chỉ tạo nên bức tranh phong phú sinh động về sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng mà còn góp phần to lớn cho việc tạo ra văn hoá Thăng Long, phong cách nếp sống của người “Kẻ Chợ”..
- Thăng Long kế thừa “hệ thống thần linh Hùng Vương” tạo ngay ra hệ thống thần linh của Đại Việt độc lập.
- Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của không gian tâm linh Thăng Long - Hà Nội, nó không chỉ tạo sự liên tục, chuyển dịch từ Phong Châu xuống Đại La mà còn nhanh chóng có những giá trị cộng sinh của vị thế kinh đô mới..
- Không gian tâm linh của Thăng Long - Hà Nội còn được “vật thể hoá” trong xây dựng kiến trúc đô thị và tôn giáo mà ngày nay ta quen gọi là văn hoá vật thể, đó là việc hình thành “Thăng Long tứ trấn”, tạo nên một vẻ độc đáo duy nhất của Thăng Long về một không gian tâm linh kết hợp chặt chẽ với việc xây dựng kinh thành qua các triều đại.
- Lẽ dĩ nhiên, không gian tâm linh của Thăng Long - Hà Nội, theo chúng tôi được kết cấu phức.
- “Thăng Long tứ trấn” luôn được coi là “vòng giữa” và có vị trí quan trọng bậc nhất..
- Chúng ta cũng lưu ý rằng về đặc điểm cảnh quan thiên nhiên, nếu như Sài Gòn là thành phố của sông rạch thì Hà Nội là thành phố của sông hồ và bản thân nó cũng là một sản phẩm “tự nhiên” của Thăng Long.
- Trên cơ sở đó, Thăng Long tứ trấn bắt đầu được xây dựng..
- “Thăng Long tứ trấn” đúng là một hiện tượng văn hoá tâm linh độc đáo của kinh thành Thăng Long xưa, phản ánh sự thống nhất giữa ý thức quốc gia độc lập chủ quyền của nước Đại Việt, với ý thức xây dựng một không gian thiêng biểu trưng cho sự trường tồn của “hồn nước” Đại Việt..
- Tên gọi “Thăng Long tứ trấn” chưa biết rõ xuất hiện vào lúc nào, nhưng chắc rằng phải có khá sớm trong buổi đầu xây dựng kinh đô.
- Nhiều tác giả ghi chép về lịch sử Hà Nội đã mô tả về sự hình thành “Thăng Long tứ trấn”.
- Theo quan niệm của người Đại Việt lúc đó, trời đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc thì thành Thăng Long cũng phải có.
- “tứ trấn”, được xây dựng với bốn ngôi đền, trong đó đều có một vị thần đầy quyền uy canh giữ cho kinh thành từ Thăng Long xưa đến Đông Đô và Hà Nội hiện thời..
- Đền Bạch Mã toạ lạc tại phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, phủ Hoài Đức, Thăng Long.
- Thời nhà Lý, đền Bạch Mã trở thành một trung tâm sầm uất của lễ hội Thăng Long và sinh hoạt cung đình.
- Đền Bạch Mã còn gắn với những tai nạn khủng khiếp về hoả hoạn khi Thăng Long “đô thị hoá”.
- gọi là đền Kim Liên để thờ thần Cao Sơn, muộn nhất vào thời Hồng Thuận thứ ba (1510) và trở thành một góc của “Thăng Long tứ trấn”, xưa thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức.
- Quả thực quán Trấn Vũ được vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long (1010) đã được sự phù trì của Huyền Thiên Trấn Vũ, nên cho lập đền này canh giữ hướng Bắc của Thăng Long là chí lý vậy..
- Vậy là “Thăng Long tứ trấn”, bốn ngôi đền uy nghi bốn góc thành, dù là để thờ các anh hùng dân tộc hay anh hùng văn hoá (huyền thoại), hết thảy qua thăng trầm của lịch sử, đã sống mãi với Thăng Long - Hà Nội, như một biểu trưng của khí thiêng sông núi, của chính lịch sử đất này..
- Trở lại với vấn đề quan trọng trên, chúng ta nhớ rằng vua Lý Thái Tông đã rước thần Đồng Cổ, tức thần Trống Đồng, từ Thanh Hoá về lập đền thờ ở Thăng Long gọi là đền Đồng Cổ.
- Có phần chắc rằng chỉ có thần Đồng Cổ vốn là thần bảo trợ của Kinh đô Hoa Lư được rước về Thăng Long để làm người chủ trì” 15.
- Một “không gian thiêng” hài hòa với một “không gian quyền lực” xã hội của kinh thành Không gian thiêng của Thăng Long - Hà Nội còn được tạo nên bởi một địa điểm có khả năng liên kết một không gian xã hội ngày càng rộng lớn bền chắc trên cơ sở sợi dây nối kết giữa các dòng họ, dòng tộc, các tộc người, nói tóm lại là “dân tộc Việt Nam”.
- Thăng Long đã đóng vai trò sợi dây nối kết vững chắc đó, như người con trưởng trong gia đình truyền thống luôn giữ vinh hạnh là người lo việc tế tự thờ cúng tổ tiên cho trăm họ và từ đó một không gian thiêng về mặt xã hội đã được hình thành tạo nên một gia tài đặc biệt quý báu..
- Đặc biệt ở thời cận hiện đại, sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, mở ra một thời đại mới, thời đại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thời đại Hồ Chí Minh thì không gian thiêng về mặt xã hội của Thăng Long - Hà Nội lại càng rõ nét và có thêm những vẻ đẹp tinh thần mới..
- Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long..
- Thành Hà Nội vì thế đáng chú ý vì:.
- Điều đặc biệt là, kể cả khi Hà Nội không còn là Thủ đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn và Kinh đô đã chuyển vào Huế chính thức từ sau năm 1802, nhưng thành phố thơ mộng bên bờ sông Hương này, dù được xây dựng thành một kinh đô khá bề thế của triều Nguyễn, kết hợp giữa kiến trúc thành quách kiểu Trung Hoa với kiến trúc Vauban của Pháp, vẫn không thể tạo nên một không gian thiêng đặc biệt như kiểu kinh thành Thăng Long..
- Tôn giáo - tín ngưỡng ở khu phố cổ Hà Nội: vòng xoáy của không gian tâm linh 3.1.
- Không gian tâm linh phố cổ Hà Nội.
- Điểm nhấn thực sự của “không gian tâm linh” Thăng Long dĩ nhiên thuộc về chính khu vực phố cổ Hà Nội.
- Đến nay, đây vẫn là nơi bảo tồn được nhiều dấu tích kiến trúc đủ loại, những “di tích” về nghề thủ công cổ truyền, nguồn gốc dân cư, các sinh hoạt tín ngưỡng, tổ chức cộng đồng… Đó cũng là những đặc điểm phản ánh, hình thành và tạo nên nét riêng của đời sống kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội xưa và nay..
- Trên phương diện kinh tế, một nét đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội là các phố nghề, vốn được hình thành bởi những người thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa quy tụ về, tập trung theo từng khu vực, chuyên sản xuất, buôn bán trao đổi những loại hàng hoá, sản phẩm thủ công nhất định..
- Thăng Long - Đông Kinh đồng thời giữ chức năng trung tâm chính trị - hành chính và trung tâm kinh tế đất nước.
- bởi thế, Thăng Long sớm đã hình thành/phân định thành hai khu vực với chức năng hành chính - quan liêu và kinh tế - dân gian.
- Về mặt không gian hiện nay, khu phố cổ Hà Nội được giới hạn bởi 18.
- Cần lưu ý là qua 1.000 năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội ở khu vực trung tâm này đã hiện hữu giữa một không gian phố cổ Hà Nội với một hệ thống các kiến trúc mang chức năng tôn giáo, tín ngưỡng cũng như hệ thống kiến trúc dân sự.
- Đặc tính các cơ sở thờ tự ở khu phố cổ Hà Nội.
- Các ngôi “vọng từ” thờ các vị thần Thành hoàng, các vị tổ nghề (nhiều trường hợp vừa là thành hoàng, vừa là tổ nghề) được đưa ra thờ tại Thăng Long từ quê hương;.
- Hiểu theo cách nào đó thì cư dân Thăng Long nói chung, cư dân khu vực phố cổ nói riêng cũng là sự tích hợp của quá trình nhập cư.
- Điểm dễ nhận thấy của cư dân nơi đây là tính đa dạng về nguồn gốc, nó chính là kết quả của quá trình hội tụ các bộ phận cư dân di cư đến từ nhiều vùng miền… Khi họ hội tụ về Thăng Long không chỉ mang theo lối sống, nghề nghiệp mà còn đem theo cả những thói quen tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng…, tạo nên tính đa dạng trong đời sống văn hoá vật chất cũng như tinh thần của thành phố này..
- Có thể kể đến Châu Khê vọng từ - ngôi đền của những người dân Châu Khê ra Thăng Long làm nghề kim hoàn và vàng bạc.
- Không chỉ phản ánh các đặc điểm dân cư, nghề nghiệp, di tích tôn giáo, tín ngưỡng, khu vực phố cổ còn là những dấu ấn, gắn liền và phản ánh lịch sử tạo dựng mảnh đất Thăng Long, của những con người, những nhân vật huyền thoại sinh ra và gắn bó với mảnh đất này từ hàng thế kỷ trước cũng như khi Thăng Long đảm giữ vai trò kinh đô..
- Vì thế, không gian đô thị khu phố cổ Hà Nội - vốn dành cho các kiến trúc dân gian nhà ở,.
- Hội quán Phúc Kiến (số 40 phố Lãn Ông) và hội quán Quảng Đông (số 22 Hàng Buồm), cũng tạo nên sự phong phú, đa dạng của không gian tâm linh Hà Nội..
- Khu phố cổ còn có Quán Đạo giáo Huyền Thiên (phố Hàng Khoai), được dựng trên mặt bằng lớn, cũng có nét kiến trúc lạ mắt, như có thêm thông điệp về đặc tính Đạo giáo nơi người Thăng Long..
- Vòng trong, “Thăng Long tứ trấn” với những di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng đã khá tập trung đậm đặc.
- Trước hết, hệ thống Tam giáo ở Hà Nội rất tiêu biểu.
- Có thể nói Thăng Long - Hà Nội là nơi gần như được coi là xuất phát của Phật giáo nước nhà (hai trung tâm đầu tiên là Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh và Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, về mặt địa - tôn giáo khó tách biệt với Thăng Long).
- Kể cả sau này khi kinh đô đã chuyển vào Huế thì Nho học trên đất Thăng Long - Hà Nội với những tên tuổi của “sỹ phu Bắc Hà” vẫn là lực lượng tri thức, tinh thần tiêu biểu cho Nho học, kể cả khu vực bác học và khu vực bình dân (các nhà nho “tài tử”)..
- Về Đạo giáo, Hà Nội cũng là một trung tâm quan trọng như nhận xét của nhiều trí thức ở các vùng miền khác nhau khi đến với Thăng Long - Hà Nội như chúng ta đã từng đề cập ở phần trên..
- Nói đúng hơn là từ Cửa Bạng (Thanh Hoá), năm 1627, ra Thăng Long và gieo mầm đầu tiên của cộng đồng Công giáo Hà Nội.
- Bản thân Kinh thành Thăng Long với vị thế nằm ở trung tâm của nền văn minh sông Hồng, nằm kề bên Kinh đô cổ xưa nhất của nước Văn Lang là Phong Châu.
- Trong quá trình xây dựng ngày càng rộng mở cùng với vị thế ngày càng quan trọng Thủ đô của Đại Việt, các yếu tố, cấu trúc của cái “không gian thiêng” hay “không gian tâm linh” ấy của Thăng Long - Hà Nội ngày một hoàn chỉnh với “cấu trúc ba vòng”..
- Trước hết, phải nói rằng cấu trúc của “không gian thiêng” Thăng Long - Hà Nội đặc biệt là ở chỗ nó đã tạo ra được một hệ thống không gian thiêng với ba vòng, liên hoàn chặt chẽ..
- Vòng giữa, đó là sự hình thành cấu trúc đặc biệt của “Thăng Long tứ trấn”, một hệ thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng vừa có ý nghĩa biểu trưng về tâm linh của Thăng Long - Hà Nội, vừa có ý nghĩa khẳng định những giá trị của quyền lực xã hội.
- Nhưng trên hết thẩy Thăng Long tứ trấn còn vật thể hoá những giá trị tinh thần, được gọi là “hồn nước” của thành phố này cũng như một biểu tượng của sự bền vững “nước non một thủa vững âu vàng” (Lê Thánh Tông)..
- Như thế, Thăng Long - Hà Nội quả thực có một “không gian thiêng” đặc biệt so với những đô thị lớn ở nước ta, nhìn trên cả hai bình diện: cấu trúc của không gian thiêng ấy và “công năng” của nó.
- Thăng Long nằm kề với đất Tổ Hùng Vương, Phong Châu, Kinh đô cổ nhất của nước Văn Lang.
- Mặc dù Thăng Long có thể không phải là cái rốn của văn minh sông Hồng nhưng mảnh đất này vừa nằm gối bên sông Hồng - sông Mẹ và cũng liền kề với những vùng đất cổ của văn hoá Đông Sơn.
- Vòng giữa, là cấu trúc nổi tiếng của “Thăng Long tứ trấn”.
- Về phương diện tâm linh, vòng giữa rất quan trọng là ở chỗ, nó định vị cơ bản hệ thống thần linh chủ yếu của Thăng Long Hà Nội, một hệ thống đã được các.
- Vòng trong, mà chúng tôi gọi nó là “vòng xoáy tâm linh” của không gian thiêng Thăng Long - Hà Nội, đó là khu vực Hoàng thành và khu phố cổ, nơi tập trung nhất yếu tố thần linh và yếu tố quyền lực xã hội (cung đình của các triều đại).
- Chỉ có những địa điểm như thế ở Thăng Long khi triều đình nhất là các vua nhà Lý niệm Phật hàng ngày và đặc biệt khi cần có thể truyền ngôi và đi tu ngay ở đó (năm 1224, vua Lý Huệ Tông, ở chùa Chân Giáo là như vậy).
- Nhưng chắc hẳn không có ở đâu như Thăng Long - Hà Nội, những yếu tố Thần và Người.
- Cái thiêng với ý nghĩa tôn giáo, tâm linh lại kết hợp chặt chẽ với cái hồn nước, tạo nên cái sức mạnh tâm linh tinh thần đặc biệt của Thăng Long - Hà Nội..
- Về vai trò hay công năng của “không gian thiêng” ấy cũng có đặc điểm riêng ở chỗ khi người Thăng Long - Hà Nội thực hành đời sống tôn giáo - tín ngưỡng, bên cạnh những yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo có trong bản thân các hình thức tôn giáo tín ngưỡng mà họ thể hiện thì vẫn luôn chịu những tác động tích cực của cấu trúc không gian thiêng nói trên.
- Như chúng ta đã nói, đặc điểm của không gian tâm linh Thăng Long - Hà Nội là không có sự tách biệt tuyệt đối giữa “không gian tôn giáo” và “không gian xã hội”.
- mặt khác, nó cũng là một công cụ giáo hoá tinh thần đào luyện con người, văn hoá Thăng Long - Hà Nội..
- Việc phục hiện cái “không gian tâm linh - tôn giáo - tín ngưỡng” của Thăng Long Hà Nội nói cho cùng chỉ là một cách để chúng ta có thể hiểu rõ hơn khung cảnh tự nhiên, chính trị, xã hội và văn hoá của người Hà thành trong sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo..
- 3 Khi nghiên cứu đời sống tôn giáo tín ngưỡng trong xã hội cổ đại, E.
- 9 Trần Bạch Đằng, “Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long“, Người Đại biểu nhân dân, số .
- 17 Tham khảo phần: Di tích lịch sử - văn hoá ở khu phố cổ Hà Nội của TS