« Home « Kết quả tìm kiếm

KHủNG HOảNG KINH Tế THế GIớI HIệN NAY - NHìN Từ HọC THUYếT KINH Tế CủA CáC MáC


Tóm tắt Xem thử

- KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY - NHÌN TỪ HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CÁC MÁC.
- “Khủng hoảng” đang trở thành nỗi ám ảnh khắp mọi nơi trên thế giới hiện nay.
- Khủng hoảng kinh tế lần này được xem là nghiêm trọng nhất kể từ Đại suy thoái nó như một hồi chuông cảnh báo cho sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản.
- Các nhà kinh tế phi mác – xít cho rằng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do thiếu sự quản lý của nhà nước.
- Theo họ, để tránh những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai thì phải nâng cao hơn nữa vai trò điều tiết của chính phủ.
- Như vậy, liệu chính phủ các nước tư bản có thể ngăn chặn được khủng hoảng trong tương lai hay không? Theo quan điểm mác – xít, câu trả lời là hoàn toàn không thể..
- Để góp phần bàn về thực trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay, trong bài viết này, tác giả phân tích những vấn đề sau: (1) nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay.
- (2) trở lại với lý luận của Mác về khủng hoảng kinh tế để chỉ ra nguồn gốc thật sự của khủng hoảng.
- (3) từ thực tiễn và lý luận khủng hoảng kinh tế, tác giả đưa ra dự báo về tương lai của chủ nghĩa tư bản..
- Từ khóa: Khủng hoảng kinh tế, Học thuyết kinh tế của Mác, Kinh tế chính trị học mác-xít.
- 1 THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1 Lược sử về các cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế kỷ 20.
- Khủng hoảng kinh tế là bạn đồng hành của chủ nghĩa tư bản.
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế lần đầu tiên nổ ra vào năm 1825 cho đến trước cuộc khủng hoảng hiện nay, nền kinh tế tư bản đã phải hứng chịu hàng chục lần khủng hoảng từ cục bộ cho đến toàn diện.
- Có thể kể đến các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như sau:.
- Đại suy thoái 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản.
- Cuộc khủng hoảng đã làm cho sản lượng công nghiệp của thế giới giảm 20%, gần một nửa số ngân hàng ở Mỹ phá sản, các thị trường chứng khoán sụp đổ, thất nghiệp tăng lên đến 30%.
- Suy thoái kinh tế đã dẫn đến tình trạng bảo hộ mậu dịch gia tăng làm cho mức độ phục hồi kinh tế rất chậm chạp..
- Hơn nữa, cuộc khủng hoảng này còn dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và quá trình quân sự hóa nền kinh tế ở các nước tư bản..
- Tiếp theo là khủng hoảng kinh tế 1973-1974.
- Nó bắt nguồn từ khủng hoảng năng lượng và sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Wood đã được hình thành từ thế chiến thứ hai.
- Sau hai năm khủng hoảng, thị trường chứng khoán New York mất 45% giá trị của nó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ là -2,1% năm 1974..
- Tình trạng tồi tệ đó lan sang các nước tư bản khác, đặc biệt là ở Anh.
- Thị trường chứng khoán London đã mất 75% giá trị trong cuộc khủng hoảng này, tốc độ tăng trưởng từ 5,1% năm 1972 giảm xuống còn 1,1% năm 1974.
- Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra và đã lan rộng hơn từ khủng hoảng ở các nước phát triển đến khủng hoảng nợ ở các nước thế giới thứ ba.
- Khủng hoảng lần này cũng đã cảnh báo cho các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa về sự yếu kém trong quản lý hệ thống ngân hàng vẫn chưa được khắc phục từ sau Đại suy thoái.
- Tiếp theo đó là sự khủng hoảng về tiết kiệm và cho vay mà bắt nguồn từ hoạt động cho vay của các ngân hàng vào lĩnh vực rủi ro cao..
- Đến cuối thập niên 1980 đầu 1990, một cuộc khủng hoảng kinh tế lại hoành hành các nước tư bản.
- Tình hình đó đã gây nên sự hoảng loạn trên các thị trường chứng khoán khác trên thế giới, đặc biệt là ở Canada, Australia và Anh, là những nước có quan hệ kinh tế mật thiết với Mỹ..
- Sau giai đoạn phục hồi ngắn ngủi, các nước tư bản lại rơi vào cuộc suy thoái kinh tế vào đầu thập kỷ 1990, lần này khủng hoảng đặc biệt nghiêm trọng ở Nhật Bản, nó kéo dài đến cuộc khủng hoảng hiện nay.
- Trong gần 20 năm qua, Nhật Bản gần như không có tăng trưởng kinh tế..
- 1.2 Khủng hoảng kinh tế hiện nay: nguyên nhân và hậu quả.
- Cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ thị trường tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ.
- Sau giai đoạn suy thoái Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm phục hồi nền kinh tế.
- Điều này đã làm tê liệt hệ thống liên ngân hàng và một cuộc khủng hoảng tín dụng là không thể tránh khỏi.
- Bên cạnh đó, nguyên nhân khủng hoảng còn có sự quản lý yếu kém của nhà nước và sự bất lực các tổ chức tài chính quốc tế.
- mặt khác, lại cổ vũ trào lưu tự do kinh tế trong khi thị trường không phải là một cổ máy hoàn hảo..
- Cuộc khủng hoảng lần này đã làm phá sản các tổ chức tín dụng tên tuổi như Fannie Mae, Freddie Mac, Bear Stearns, Leman Brothers, AIG, Merrill Lynch, Nothern Rock, UBS,….
- Khủng hoảng từ lĩnh vực tài chính, tín dụng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực sản xuất, việc làm, thất nghiệp, tiêu dùng… Do tình hình tín dụng khó khăn, các doanh nghiệp đã cắt giảm sản xuất, sa thải lao động.
- Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tốc độ phát triển kinh tế trung bình của các nước phát triển là 0,9% năm 2008, âm 3,8% năm 2009 và dự báo sẽ đạt 0% vào năm 2010, con số tương ứng ở các nước đang phát triển là 6,1% năm 2008, 1,6%.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã mở rộng ra trên quy mô toàn cầu.
- Nhà kinh tế Joseph Stiglitz (đạt giải Nobel năm 2001) cho rằng: trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, hy vọng cuộc khủng hoảng chỉ diễn ra trong lòng nước Mỹ là điều hảo huyền.
- Theo ước tính của Ngân hàng châu Á (ADB), khủng hoảng lần này làm thiệt hại cho các nước đến 50.000 tỷ USD.
- Đối với các nước công nghiệp, khủng hoảng biểu hiện ra là tốc độ tăng trưởng âm hoặc không có tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp cao.
- Cũng theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, tình trạng khủng hoảng kinh tế đã ngăn cản.
- Trước tình hình khủng hoảng như vậy, chính quyền các nước đã có hành động tích cực và kịp thời nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng sâu hơn.
- Ở Mỹ, Quốc hội đã thông qua khoản chi tiêu tổng cộng lên đến trên 850 tỷ USD để cứu vãn nền kinh tế.
- Ở Châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra gói kích thích kinh tế 400 tỷ USD.
- Tổng số tiền dùng để phục hồi kinh tế mà các nước cam kết là 5.000 tỷ USD, chiếm 10% GDP của thế giới.
- Nhờ có sự phản ứng đồng loạt và mạnh mẽ của các nước mà nền kinh tế thế giới đã phục hồi nhanh hơn so với những dự đoán ban đầu..
- Như vậy, khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đã cho thấy:.
- Một là, khủng hoảng là kết quả tất yếu của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và phức tạp của hệ thống tài chính – tín dụng..
- Do đó, sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là tất yếu và cần phải được tăng cường..
- Ba là, khủng hoảng kinh tế rất dễ xảy ra trên quy mô thế giới do sự gia tăng nhanh chóng của toàn cầu hóa.
- Vì vậy, để ngăn chặn khủng hoảng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước, đặc biệt là các nền kinh tế lớn..
- 2 LÝ THUYẾT CỦA C.MÁC VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.
- Lý thuyết khủng hoảng kinh tế được Mác phân tích trong bối cảnh nền kinh tế đi từ sản xuất hàng hóa giản đơn lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa.
- Mác coi khủng hoảng kinh tế như là kết quả tất yếu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa..
- Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng là do những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản mà cốt lõi là mâu thuẫn giữa sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất với tính chất chật hẹp của chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất.
- Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại trong chừng mực mà công nhân luôn phải sản xuất ra giá thặng dư cho nhà tư bản hay cơ sở của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự bóc lột ngày càng nhiều giá trị thặng dư.
- Do đó, sản xuất.
- này chỉ khi nào họ còn sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
- Như vậy, sản xuất thừa ở đây là thừa hàng hóa so với sức cầu của người lao động..
- Trong chủ nghĩa tư bản, tất cả tư bản đều vận động liên tục không ngừng với quy mô ngày càng mở rộng.
- Cùng với quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản thì những mâu thuẫn nội tại của nó cũng không ngừng phát triển và trở nên gay gắt hơn.
- Cuối cùng, một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ nổ ra và đó cũng là cách giải quyết tạm thời những mâu thuẫn và lập lại thế cân bằng mới cho nền sản xuất..
- Mác bắt đầu phân tích khủng hoảng kinh tế khi ông nghiên cứu về sản xuất hàng hóa.
- Những mâu thuẫn này có thể dẫn tới tình trạng sản xuất “thừa”..
- Khi tiền tệ xuất hiện và làm chức năng phương tiện lưu thông hàng hóa, quá trình mua và bán tách rời nhau đã làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng kinh tế..
- Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mỗi nhà tư bản đều là người mua đồng thời là người bán.
- Khi là người bán, nhà tư bản cần có người mua để nhanh chóng thu hồi tư bản và tìm kiếm lợi nhuận nhưng khi đã nắm được tiền tệ trong tay thì anh ta lại không nhất định phải mua ngay mà có thể chờ đến khi giá cả có lợi cho mình để mua.
- Khi đó, dù là người sản xuất có chi phí bằng với chi phí xã hội thì người sản xuất đó cũng không thể nhận được toàn bộ những gì mà anh ta đã chi phí.Từ đó Mác kết luận: “dưới hình thái thứ nhất của nó, khủng hoảng chính là bản thân sự biến hóa hình thái của hàng hóa là việc mua và bán tách rời khỏi nhau” 1.
- Nguy cơ khủng hoảng gia tăng nhanh chóng khi tiền tệ làm chức năng phương tiện thanh toán cùng với sự phát triển đầy đủ của hệ thống ngân hàng.
- Vì vậy, khả năng sụp đổ nền kinh tế trở thành hiện thực một khi có những nhà tư bản không thể thanh toán được nợ.
- Mác cho rằng đây là hình thái thứ hai của khủng hoảng kinh tế..
- Sự ra đời của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán đã làm cho khủng hoảng kinh tế diễn ra dễ dàng và thường xuyên hơn.
- Bây giờ, ứng với những tư bản thực tế nằm trong sản xuất và lưu thông lại xuất hiện những bản sao của nó mà Mác gọi là tư bản giả (fititious capital).
- Trong khi tư bản trong sản xuất bị tiêu dùng đi thì những bản sao của nó vẫn được giao dịch trên thị trường chứng khoán..
- Giá cả của loại hàng hóa - tư bản này chỉ là những giá trị giả tưởng và đôi khi vượt rất xa so với tư bản thực tế mà lúc đầu nó đại diện.
- Với bản chất chạy theo lợi nhuận, các nhà tư bản không ngừng ném tư bản của mình vào thị trường chứng.
- Sự đầu cơ này một mặt thúc đẩy quá trình tích lũy của tư bản ngân hàng nhưng mặt khác lại đẩy các nhà tư bản công, thương nghiệp và tư bản ngân hàng vào trạng thái căng thẳng về khả năng thanh toán.
- Một khi, hệ thống thanh toán không còn tạo được lòng tin và chỉ có tiền mặt mới làm được chức năng phương tiện thanh toán thì khủng hoảng sẽ nổ ra do việc chạy theo các phương tiện thanh toán mà các nhà kinh tế hiện nay gọi là việc thiếu tín dụng bất ngờ (credit crunch)..
- Như vậy, sự phát triển của thị trường chứng khoán và hệ thống thanh toán đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tư bản và đi cùng với nó là khả năng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng hơn..
- 3 TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.
- Cần khẳng định rằng cuộc khủng hoảng kinh tế lần này không thể làm sụp đổ chủ nghĩa tư bản.
- Sau khủng hoảng, chủ nghĩa tư bản sẽ có những điều chỉnh và tiếp tục phát triển.
- Tuy nhiên, không có nhà kinh tế nào dám khẳng định rằng sẽ không có những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.
- Như Mác đã phân tích, trở ngại thật sự của chủ nghĩa tư bản là ngay ở bản thân tư bản mà cốt lõi là tính chất chạy theo lợi nhuận hẹp hòi của nó.
- Cuộc khủng hoảng lần này lại càng cho thấy rõ điều đó.
- Tờ báo Le Monde của Pháp ngày 19/9/2008 đã viết về cuộc khủng hoảng ở Mỹ như sau: “Từ những nhân viên thương mại phụ trách bán tín dụng tiêu dùng cho người Mỹ, vốn đã nợ nần chồng chất, cho tới chủ tịch tập đoàn lớn ở Wall Street dường như ai cũng chỉ có một mục tiêu: đó là bỏ tiền đầy túi.”.
- Hơn nữa, khủng hoảng cũng chỉ ra bản chất thối nát của tư bản tài chính.
- Bất chấp tình hình khủng hoảng tồi tệ năm 2007, tiền lương và thưởng mà năm ngân hàng lớn nhất ở Mỹ dành cho nhân sự cấp cao vẫn lên đến 66 tỷ USD.
- Điều đó làm cho ngay cả giới lãnh đạo của các nước tư bản cũng không thể nhắm mắt làm ngơ..
- Thực tiễn cho thấy, sự can thiệp của nhà nước tư sản cũng không phải là liều thuốc thần diệu để xóa bỏ khủng hoảng kinh tế bởi vì sự quản lý của nhà nước không thể theo kịp tính chất quá năng động của thị trường xuất phát từ động cơ lợi nhuận của tư bản.
- Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước là một thực tế không thể tranh cãi, nó có tác dụng giảm bớt những tổn thất mà khủng hoảng gây ra và giúp cho nền kinh tế phục hồi nhanh hơn.
- Mặt khác, việc quốc hữu hóa các tổ chức tín dụng làm gia tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước – điều mà các nước tư bản không hề mong muốn – được xem như là sự tích lũy về lượng của chủ nghĩa tư bản để đến một thời điểm nhất định sẽ làm thay đổi chính bản thân nó.
- Đó chính là xu hướng vận động tất yếu của chủ nghĩa tư bản trong tương lai..
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và một số vấn đề đặt ra đối với kinh tế Việt Nam..
- Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cứu vớt chủ nghĩa tư bản hay xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21.
- Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
- Giải pháp Keynes - Con đường dẫn đến sự thịnh vượng kinh tế toàn cầu