« Home « Kết quả tìm kiếm

Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các nước ASEAN


Tóm tắt Xem thử

- Abstract: Phân tích yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, từ việc khái quát quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, đặt ra yêu cầu cần phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối trước xu hướng toàn cầu hóa - khu vực hóa đang diễn ra sôi động như hiện nay.
- Nghiên cứu các ứng dụng thực tiễn của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN từ các nước thành viên trong đó có Việt Nam, từ đó thấy rõ những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong nội bộ khối ASEAN.
- Đưa ra phương hướng và giải pháp để hoàn thiện quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN đã được các nước thành viên thông qua tại các Hội nghị thượng đỉnh gần đây..
- Nền tảng của sự hội nhập kinh tế nội khối chính là khuôn khổ pháp lý đã hình thành và ngày càng hoàn thiện của ASEAN.
- Vấn đề đặt ra là việc hiện thực hóa những quy định của ASEAN để tăng cường tính pháp lý và hiệu quả hội nhập kinh tế nội khối ASEAN.
- Cùng với các thành viên khác, Việt Nam không ngừng hợp tác kinh tế cũng như các lĩnh vực khác với các đối tác, trên cơ sở hệ thống pháp luật ASEAN và đóng góp ý kiến để hoàn thiện những quy định này..
- ASEAN nói chung và khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN nói riêng đã được nghiên cứu và giảng dạy trong bộ môn Công pháp quốc tế, ngành Luật quốc tế, khoa Luật cũng như các khoa nghiên cứu về quốc tế của các trường Đại học..
- Trong cuốn sách “Liên kết kinh tế ASEAN, vấn đề và triển vọng” của tác giả Trần Đình Thiên, Nhà xuất bản Thế giới năm 2005, tác giả đã lấy mốc là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997 để phân tích các giai đoạn phát triển kinh tế ASEAN trước và sau 1997 để trả lời cho câu hỏi: “Trong tương lai, ASEAN phải hành động như thế nào để tồn tại như một khối liên kết khu vực”..
- Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng đã có bài viết “Cộng đồng kinh tế ASEAN - Ưu tiên hội nhập kinh tế ASEAN” với nội dung: ASEAN đang hướng đến khát vọng xây dựng một Cộng đồng chung đoàn kết, năng động và thịnh vượng vào năm 2015..
- Cộng đồng kinh tế ASEAN, cùng với Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN sẽ là ba cấu phần chính của Cộng đồng ASEAN này..
- Thực tế đã có rất nhiều Luận văn viết về đề tài ASEAN như các đề tài: “Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN với phát triển kinh tế nước ta”, “Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam - thực trạng và triển vọng”, “Vấn đề đầu tư trực tiếp của các nước khi tham gia hội nhập AFTA.
- Bên cạnh đó các tạp chí chuyên ngành cũng cho đăng tải nhiều bài viết về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, đáng chú ý là Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
- Như vậy hầu như các tác phẩm này chỉ nhìn nhận dưới góc độ kinh tế - chính trị học chứ không phải là luật học, do đó chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện các văn kiện pháp lý của ASEAN, trong giới chuyên ngành cũng có rất nhiều tác phẩm để lại dấu ấn nhưng cũng chưa đi sâu vào khuôn khổ pháp lý của ASEAN hoặc mới chỉ trong quá trình nghiên cứu..
- Mục đích của đề tài: Nghiên cứu khái quát một cách có hệ thống toàn bộ các văn kiện chủ yếu của ASEAN về vấn đề hội nhập kinh tế nội khối, giúp cho người đọc hình dung được tổng thể các lĩnh vực và hoạt động hợp tác của ASEAN từ khi thành lập đến hiện nay, góp phần cung cấp thông tin về tầm quan trọng của Hiệp hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia cũng như lợi ích của từng người dân trong khu vực..
- Luận văn phân tích yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, từ việc khái quát quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, luận văn đặt ra yêu cầu cần phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối trước xu hướng toàn cầu hóa - khu vực hóa đang diễn ra sôi động như hiện nay..
- Trên cơ sở tổng hợp khuôn khổ pháp lý, luận văn nghiên cứu các ứng dụng thực tiễn của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN từ các nước thành viên trong đó có Việt Nam, từ đó thấy rõ những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong nội bộ khối ASEAN..
- Luận văn chỉ ra quan điểm chủ quan của tác giả đối với phương hướng và giải pháp để hoàn thiện quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN đã được các nước thành viên thông qua tại các Hội nghị thượng đỉnh gần đây..
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN..
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này có nội hàm rất rộng, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, nhưng trong Luận văn này tác giả chủ yếu đề cập đến sự hội nhập kinh tế nội khối trong khuôn khổ pháp lý ASEAN.
- Luận văn tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về khuôn khổ pháp lý của ASEAN, khái quát một cách toàn diện vấn đề hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu của Hiệp hội hiện nay..
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 03 chương: Chương I: Tổng quan về sự hình thành, phát triển và yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, Chương II: Khuôn khổ pháp lý và thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN..
- Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ NỘI KHỐI ASEAN.
- Giai đoạn Từ khi thành lập đến Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất ở Ba-li, In-đô-nê-xi-a): Sau tuyên bố Băng-cốc năm 1967, ASEAN đã ra tuyên bố Cua-la-lăm- pơ về Khu vực hoà bình, tự do và trung lập năm 1971 (ZOPFAN), các thành viên cũng phối hợp chính sách với nhau trên một số lĩnh vực như ngoại giao hoặc kinh tế.
- ASEAN không chỉ hợp tác về an ninh mà được mở rộng ra các vấn đề kinh tế và văn hoá, một số nước đã phối hợp hành động trên lĩnh vực quân sự vì mục đích hoà bình và trung lập, ASEAN cũng liên tục thiết lập và đối thoại đầy đủ với Mỹ, Nhật, Canada, Niu Di-lân, EEC và các tổ chức của Liên hợp quốc.
- Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN, trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xinh- ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện..
- Thời kì từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Ba-li năm 1976 đến Hội nghị Thượng đỉnh năm 1992: Sau Hội nghị Thượng đỉnh Ba-li, bộ máy tổ chức của ASEAN đã có những thay đổi lớn thể hiện sự trưởng thành của Hiệp hội cũng như tầm quan trọng của hợp tác kinh tế.
- Lĩnh vực hợp tác:.
- Hợp tác về kinh tế: Tuyên bố thành lập ASEAN ngày 8/8/1967 đã đặt việc “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” là ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu của Hiệp hội nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong khu vực.
- Sự hợp tác kinh tế được thúc đẩy từ sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất với một loạt ủy ban và cơ chế hợp tác..
- Khái quát quá trình hợp tác kinh tế nội khối và yêu cầu đẩy nhanh quá trinh hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN:.
- Khái quát quá trình hợp tác kinh tế nội khối của ASEAN:.
- Các giai đoạn phát triển hợp tác kinh tế ASEAN:.
- Thời kỳ đầu: Thời kỳ này ASEAN chỉ tiến hành một số hoạt động như lập Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI) năm 1972 nhằm tham khảo ý kiến khu vực tư nhân trong hợp tác kinh tế ASEAN, lập ủy ban ASEAN tại Giơ-ne-vơ năm 1973 để phối hợp chính sách chung của ASEAN, gồm các vấn đề kinh tế tại các diến đàn khu vực và quốc tế..
- Thời kỳ Hợp tác kinh tế của Hiệp hội chỉ thật sự được khởi động từ khi ASEAN tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ nhất (tháng 11/1975) chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên tháng 02/1976.
- Đây là quá trình ASEAN đặt nền móng cho sự hợp tác kinh tế, thông qua kế hoạch cũng như thể chế tổ chức các nền kinh tế ASEAN từng bước đi vào hợp tác..
- Thời kỳ Các nền kinh tế ASEAN có sự phát triển nhanh và luôn đạt mức tăng trưởng GDP cao (trên 7%/năm) vào những năm cuối thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 90 và nhờ đó ASEAN được coi là khu vực phát triển kinh tế năng động..
- Thời kỳ 2003 - nay: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II nêu mục tiêu và những định hướng chiến lược hướng tới tạo lập Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột về an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội.
- Cơ cấu hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư: Bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM), Hội đồng AFTA, Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM), Hội đồng AIA và ủy ban điều phối về đầu tư (CCI) và ủy ban điều phối về dịch vụ..
- Yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối:.
- “Viễn cảnh ASEAN 2020 - Cộng tác chặt chẽ trong sự phát triển năng động” nhằm xác định mục tiêu, chiến lược và chương trình hành động cho sự hợp tác kinh tế của các nước thành viên bước vào thế kỷ 21..
- Đồng thời đẩy mạnh và hợp tác sâu sắc hơn trong các chương trình hợp tác ở các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ, tài chính, công nghiệp, trong đó đặc biệt quan tâm là xây dựng Khu vực Đầu tư ASEAN có sức hấp dẫn cao để tiến tới thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015..
- Nếu hợp tác kinh tế trở thành cơ sở cho các hoạt động chính trị của ASEAN và ý nghĩa tồn tại của chính khối này kể từ đầu những năm 1990 thì AEC sẽ trở thành nền tảng duy trì sự tồn tại và phát trỉên của Công đồng ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực, vì vậy đòi hỏi việc thành lập AEC phải là “một quyết tâm chính trị cả gói nhằm phát triển kinh tế”..
- Chƣơng 2: KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ NỘI KHỐI ASEAN.
- Khái quát hệ thống pháp lý của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN 2.1.1.
- Hợp tác kinh tế nội khối ASEAN qua các lĩnh vực cụ thể:.
- ATIGA được xem là hiệp định toàn diện đầu tiên điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa nội khối của ASEAN và là một trong những công cụ quan trọng để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 thông qua việc dỡ bỏ tất cả các loại rào cản thương mại (thuế, phi thuế), tạo thuận lợi cho hàng hóa luân chuyển tự do trong khối..
- a) Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ:.
- b/ Hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
- c/ Hợp tác trong công nghiệp.
- Từ 1976, hợp tác phát triển công nghiệp luôn được ASEAN coi là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hợp tác kinh tế.
- Nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước ASEAN, do đó hợp tác trên lĩnh vực này nhằm thúc đẩy sản xuất và buôn bán các sản phẩm nông, lâm và ngư nghiệp được các nước ASEAN quan tâm đặc biệt..
- e/ Hợp tác về lƣơng thực.
- ii/ Hợp tác về năng lƣợng.
- k/ Hợp tác trong các lĩnh vực khác.
- Ngoài các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực đã nêu ở trên, ASEAN còn tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác như: Giao thông vận tải và thông tin liên lạc, du lịch, sở hữu trí tuệ....
- Trong những năm gần đây, sự hợp tác về kinh tế thương mại trong ASEAN ngày càng được tăng cường, mở rộng và phát triển nhất là kể từ khi các nước ASEAN thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) và xây dựng Hiến chương ASEAN (Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực ngày đó là mốc thời gian 30 ngày sau khi 10 nước thành viên nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn) với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015..
- Lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về hiện trạng kinh tế toàn cầu và nhận thấy đang có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, tuy sự phục hồi này diễn ra chậm chạp nhưng với sự năng động sẵn có, khu vực ASEAN sẽ đạt được sự phục hồi bền vững cũng như mức tăng trưởng kinh tế cao hơn.
- Tuyên bố đề ra phương hướng và biện pháp hợp tác ASEAN, nhất là tập trung vào đẩy nhanh liên kết kinh tế ASEAN, coi trọng gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội cũng như đẩy mạnh giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.
- đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế - tài chính Đông Á, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu cho phục hồi và phát triển bền vững..
- Thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối của một số nƣớc ASEAN:.
- Sự hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN:.
- 1/ Quan hệ kinh tế thể hiện bằng quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính - tiền tệ, dịch vụ.
- 3/ Nội dung Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ngày do Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng và Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Việt Nam Vũ Huy Hoàng chủ trì..
- Hội nghị AEC đã rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tổng thể về Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) dựa trên 04 nội dụng: Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất đồng nhất, một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, có trình độ phát triển đồng đều và hội nhập hoàn toàn với nên kinh tế thế giới vào năm 2015..
- Sự hội nhập kinh tế nội khối của một số nƣớc ASEAN:.
- 1/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Xinh-ga-po:.
- Vì vậy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Xinh-ga-po qua các năm khá cao:.
- 2/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Thái Lan:.
- Về thương mại, việc Thái Lan dỡ bỏ các hàng rào phi thuế, tạo điều kiện cho việc thực hiện tự do hóa thương mại và cả đầu tư đều hạn chế hơn so với Xinh-ga-po nhưng bên cạnh đó, việc đẩy mạnh nhập khẩu, “mở cửa” thị trường nhiều hơn cho các hàng hóa vừa có tác dụng phục vụ xuất khẩu, vừa bổ sung cho cơ cấu hàng tiêu dùng trong nước đã có tác động trực tiếp tới việc cơ cấu lại ngành nghề, thúc đẩy việc trang bị kỹ thuật mới cho nền kinh tế.
- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan qua các năm như sau:.
- 3/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Phi-líp-pin:.
- Dù hội nhập một cách tích cực nhưng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Phi-líp-pin không ổn định:.
- Sự hội nhập kinh tế nội khối của Việt Nam:.
- 2/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Việt Nam:.
- Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ NỘI KHỐI ASEAN.
- Nhận xét chung về quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN:.
- Sau hơn 40 năm, quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN đã trải qua các mốc phát triển như sau:.
- Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN:.
- ii) một hu vực kinh tế cạnh tranh cao.
- iii) một khu vực phát triển kinh tế bình đẳng.
- và iv) một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu..
- Mục tiêu cụ thể và thực chất của AEC là tạo ra một khu vực kinh tế phát triển ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh cao và hội nhập vào nên kinh tế toàn cầu, còn mục tiêu lớn, dài hạn hơn và mang ít nhiều ý nghĩa chính trị đối với ASEAN là giảm đói nghèo và cách biệt về kinh tế - xã hội, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống toàn diện trong khu vực.
- Để thực hiện được tất cả những điều đó, ASEAN cần phảI xây dựng “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất” vì đây chính là nền tảng để ASEAN trở thành một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, có sự phát triển bình đẳng và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu..
- Thứ nhất, đẩy nhanh hoàn thành các chương trình hội nhập kinh tế hiện có.
- Biện pháp này tập trung vào hoàn tất và nâng cấp ba trụ cột liên kết kinh tế đang có là AFTA, AFAS, AIA và mở cửa hơn nữa cho dòng vốn và lao động có tay nghề di chuyển.
- Trước đây, ASEAN vẫn ing bước thực hiện AFTA, AFAS và AIA bằng cách mở cửa lần lượt các lĩnh vực hoặc nhóm sản phẩm song hiện nay ASEAN đang chuyển từ biện pháp hội nhập lĩnh vực sang biện pháp hội nhập thị trường, hay một sự hội nhập cả gói (hội nhập theo chiều rộng) để kết thúc các chương trình vốn kéo dài lâu nay và tiến tới hội nhập kinh tế toàn diện hơn theo mục tiêu của AEC..
- Các chương trình phát triển tiểu vùng và tam giác tăng trưởng kinh tế, tập trung vào hai khu vực chính là Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng để giúp đỡ các nướ ASEAN - 4 phát triển và Khu vực tăng trưởng kinh tế Đông ASEAN (BIMP - EAGA) để giúp đỡ caccs vùng nghèo hơn của các nước ASEAN - 6 phát triển..
- Thứ năm, tăng cường hợp tác với bên ngoài..
- AEC có hai chiến lược kinh tế cơ bản là: Hội nhập kinh tế khu vực và tăng cường hợp tác kinh tế với bên ngoài.
- Với tính chất là một cộng đồng kinh tế “mở”, AEC xem việc tăng cường quan hệ với bên ngoài như là điều kiện tất yếu để phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhe là một biện pháp để thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực.
- Tuyên bố Bali II nêu rằng để hình thành AEC, ASEAN tiếp tục tăng cường “mở rộng kết nối với nền kinh tế thế giới” (mục 7) và trở thành “một mắt xích năng động và mạnh mẽ hơn trong dây chuyền cung ứng toàn cầu” (phần B.3) song ASEAN và mỗi nước thành viên vẫn cần phải đảm bảo sự “tự cường” để khỏi bị lệ thuộc vào những biến động bên ngoài..
- đi đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho sự ổn định, phát triển kinh tế và hội nhập có hiệu quả vào khu vực và quốc tế, đây cũng là một cơ hội để Việt Nam có thêm những bài học kinh nghiệm để tham gia vào các cơ chế hợp tác nhiều tầng nấc, nhất là cơ chế đa phương như WTO….
- Vì vậy thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối của các nước ASEAN trong đó có Việt Nam đã mang lại những kết quả đáng kể không những về mặt kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy các mối quan hệ về chính trị cũng như giao lưu văn hóa - xã hội.
- Nguyễn Thị Hiền, (2004), Hội nhập kinh tế khu vực của mộ số nước ASEAN, Luận án.
- Đỗ Như Khuê, Nguyễn Thị Loan Anh (1997), Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, NXB Thống kê, Hà Nội..
- Ban ASEAN (1997), Việt Nam hội nhập ASEAN hợp tác và phát triển, NXB Hà Nội, Hà Nội..
- Quang Phúc (2007), “Kinh tế ASEAN sáng sủa (Bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 11.
- Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam Hà Nội..
- Bùi Ngọc Quỵnh (2004), Tác động của hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN đối với sự nghiệp quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội..
- Website Http://nciec.gov.vn - Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế - quốc tế.