« Home « Kết quả tìm kiếm

KHUÔN MẪU LỰA CHỌN BẠN ĐỜI Ở VIỆT NAM: TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI


Tóm tắt Xem thử

- Hôn nhân ở Việt Nam cho tới trước thế kỷ XX là một vấn đề quan trọng không chỉ riêng đối với cặp vợ chồng mà còn đối với gia đình mở rộng và hệ thống thân tộc (Đào Duy Anh, 1938.
- Vì thế, các gia đình rất quan tâm đến việc lựa chọn con dâu con rể và lo dựng vợ gả chồng sớm cho con cái.
- Các tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân do gia đình đặt ra vì lợi ích của gia đình, các cá nhân phải tuân thủ các tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân của gia đình.
- Hôn nhân là công việc của gia đình chứ không phải là công việc của cá nhân..
- Các đạo luật này cố gắng duy trì những phong tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình như: quyền gia trưởng tuyệt đối của người cha và sự lệ thuộc về mọi mặt của con cái vào cha mẹ.
- Theo bộ luật Gia Long, cuộc hôn nhân của đôi nam nữ là một khế ước hợp pháp giữa người chủ gia đình nhà trai và chủ gia đình nhà gái.
- Những người chủ của hai gia đình có trách nhiệm ký vào khế ước này.
- Viện Gia đình và Giới..
- Bên cạnh các đặc điểm cá nhân của người con dâu, con rể, sự “môn đăng hộ đối” về vị thế kinh tế - xã hội của gia đình là một trong những tiêu chuẩn chính trong hôn nhân nhằm tăng cường sức mạnh của gia đình và dòng họ.
- Các gia đình đều mong muốn tìm được con dâu với hoàn cảnh kinh tế - xã hội xuất thân tương tự.
- Gia đình truyền thống Việt Nam với những đặc điểm nêu trên rất ít biến đổi cho đến cuối thế kỷ XIX và tiếp tục được duy trì cho đến 1945.
- Các phong trào vận động xã hội đấu tranh cho quyền tự do lựa chọn bạn đời và quyền bình đẳng nam nữ ở nửa đầu thế kỷ XX đã có tác động nhất định đến khuôn mẫu sắp xếp hôn nhân trong các gia đình ở đô thị (Mai Thị Từ và Lê Thị Nhâm Tuyết, 1978)..
- Đóng vai trò nổi bật trong việc làm biến đổi hệ thống giá trị về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam là các yếu tố liên quan đến hệ thống giáo dục, chuyển đổi kinh tế, đô thị hoá và cải cách luật pháp.
- Sự phổ biến của gia đình hạt nhân, sự lỏng lẻo của các quan hệ thân tộc, mức độ đa dạng của các hoạt động kinh tế ngoài gia đình và trình độ giáo dục cao hơn ở các vùng đô thị đã tác động đến cách dân cư đô thị nhìn nhận về hôn nhân và gia đình.
- Các bộ luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 và 1986, cùng với những nỗ lực của các cấp chính quyền và đoàn thể nhằm thực hiện những luật này, đã là sự trợ giúp lớn lao đối với nam nữ thanh niên trong việc thực hành quyền tự do lựa chọn bạn đời của họ.
- Luật Hôn nhân và Gia đình của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (được thi hành ở miền Bắc cho đến năm 1975, và áp dụng chung cho cả nước từ năm 1976 đến năm 1986) là một mốc quan trọng trong sự phát triển mô hình kiểu mới về hôn nhân và gia đình.
- và gia đình mới ở Việt Nam được tuyên bố và phổ biến rộng rãi là: (1) hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
- (3) nam nữ bình đẳng và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình.
- Sau khi thống nhất đất nước, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 thay thế Luật Hôn nhân và Gia đình 1959.
- Trong Luật Hôn nhân và Gia đình mới, các tổ chức chính trị - xã hội (Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng công đoàn Việt Nam) được can thiệp vào quan hệ hôn nhân và gia đình trong những trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ quyền tự do trong hôn nhân cho những người trẻ tuổi, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em (các điều .
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 tiếp tục khẳng định những quan điểm cơ bản nêu trên về quyền tự do lựa chọn bạn đời của mỗi cá nhân..
- Những yếu tố kể trên đã góp phần hình thành và củng cố thái độ mới về hôn nhân và gia đình trong thanh niên.
- Quyền kiểm soát chặt chẽ của đại gia đình, đặc biệt là của các thế hệ trước (cha mẹ, ông bà), đối với các thành viên trẻ hơn trong gia đình giảm dần, mặc dù ở các vùng nông thôn nhiều bậc cha mẹ vẫn còn có một số ảnh hưởng đối với các quyết định của con cái..
- Luật Gia đình 1959.
- ban hành ở miền Nam có nhiều quy định khác với những quy định của bộ Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 ở miền Bắc.
- Nói cách khác, trong nhiều vấn đề về hôn nhân, Luật Gia đình 1959 ở miền Nam có xu hướng thoả hiệp với các tục lệ hôn nhân hiện hành ở địa phương, nhấn mạnh đến vai trò của gia đình đối với việc hôn nhân của con cái.
- Khuôn mẫu hôn nhân ở Việt Nam, vì thế được hình thành không chỉ dưới sự tác động của các nhân tố hiện đại hoá, mà còn của các chính sách của nhà nước đối với vấn đề hôn nhân và gia đình cũng như đặc điểm văn hoá ở các vùng địa lý..
- Từ hôn nhân do gia đình sắp xếp sang hôn nhân tự nguyện của các cá nhân Đặc trưng của sự biến đổi khuôn mẫu quyết định hôn nhân.
- Nét đặc trưng của quá trình thay đổi kiểu sắp xếp hôn nhân ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua là sự tăng lên vai trò chủ động của các cá nhân trong việc quyết định cuộc sống gia đình của họ.
- Tuy nhiên, vẫn còn sự tôn trọng đáng kể ý kiến của gia đình (đặc biệt ở các vùng nông thôn)..
- Các nghiên cứu trong khoảng hơn một thập niên qua tại các địa phương ở cả ba miền đều chỉ ra xu hướng chuyển biến mạnh mẽ từ các cuộc hôn nhân do gia đình sắp xếp sang hôn nhân dựa trên cơ sở tự do lựa chọn bạn đời của các cá nhân, và xác nhận rằng phần lớn những người mới kết hôn có quyền tự chủ trong hôn nhân (Barbieri và Vũ Tuấn Huy, 1995.
- Gần đây nhất, cuộc điều tra gia đình Việt Nam 2006, một cuộc điều tra có quy mô toàn quốc, đã tiếp tục khẳng định xu hướng giảm dần quyền quyết định của cha mẹ đối với hôn nhân của con cái.
- Cha mẹ và gia đình vẫn còn có vai trò quan trọng.
- Mặc dù quyền tự do lựa chọn bạn đời của con cái ngày càng tăng lên, vai trò của cha mẹ và gia đình trong việc hôn nhân của con cái vẫn còn quan trọng.
- Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cho thấy, tỷ lệ các cuộc hôn nhân do bản thân người trả lời (từ 18 tuổi trở lên) tự quyết định hoàn toàn, không hỏi ý kiến cha mẹ là thấp hơn 10%.
- Cho đến nay, khuôn mẫu sống chung với gia đình cha mẹ chồng sau khi kết hôn vẫn là phổ biến (Nguyễn Hữu Minh và Hirschman, 2000.
- Do đó, nếu có sự sắp xếp của cha mẹ thì các mối quan hệ sau hôn nhân giữa người con dâu với cha mẹ chồng và các thành viên khác của gia đình sẽ thuận lợi hơn..
- Theo điều tra Gia đình Việt Nam 2006, đối với cuộc hôn nhân hiện tại của cặp vợ chồng từ 61 tuổi trở lên, 35% số người được hỏi ý kiến trả lời “tôi quyết định, có hỏi ý kiến cha mẹ”.
- Ghi chú: Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các cơ quan khác .
- Trước hết là vai trò của các yếu tố đặc trưng cho quá trình hiện đại hoá như sự tăng lên trình độ học vấn, mở rộng các cơ hội nghề nghiệp phi nông nghiệp và lối sống đô thị đến sự tăng lên quyền quyết định của các cá nhân trong việc xây dựng gia đình..
- Theo số liệu điều tra gia đình Việt Nam 2006, người mù chữ có tỷ lệ bố mẹ quyết định hoàn toàn hôn nhân cao nhất: 39%.
- trong phạm vi gần gia đình và phần lớn là nghề nông nghiệp.
- Nhà nước có ảnh hưởng đáng kể đến việc quyết định hôn nhân của các cá nhân ở Việt Nam thông qua các chính sách trực tiếp liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Sau năm 1986, với chính sách đổi mới giao quyền tự chủ kinh tế cho hộ gia đình, vai trò chủ động của gia đình trong những vấn đề về cuộc sống có được nâng cao, tuy nhiên xu hướng tiếp tục tăng lên các cuộc hôn nhân tự nguyện cho thấy rằng quyền lực của cha mẹ trong việc sắp xếp hôn nhân cho con cái là không đáng kể.
- Đặc điểm của các cá nhân cũng tác động đến việc họ tiếp nhận ảnh hưởng của Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Điều này gợi ý rằng cho dù những năm gần đây, vai trò của gia đình ngày càng quan trọng với tư cách là một đơn vị kinh tế, trong tương lai, các cuộc hôn nhân do gia đình sắp xếp sẽ không tăng lên..
- Ngoài các yếu tố mang tính cấu trúc nêu trên, khác biệt văn hoá (chẳng hạn sống trong gia đình nhiều thế hệ.
- Chẳng hạn, những người sinh ra và lớn lên trong gia đình nhiều thế hệ thì ít có khả năng tự do lựa chọn bạn đời trong hôn nhân hơn so với những người sống trong gia đình hai thế hệ (Nguyễn Hữu Minh, 1999).
- Theo Điều tra Gia đình Việt Nam 2006, tỷ lệ người ở độ tuổi 61 trở lên trả lời "tôi tự quyết định hoàn toàn, không hỏi ý kiến cha mẹ” theo dân tộc, cao nhất là Khmer: 13,7%.
- Vai trò của gia đình đối với việc tìm hiểu trước khi kết hôn của các cá nhân (đã có một thời kỳ rất quan trọng) cũng giảm đi rõ rệt.
- Như vậy, vai trò của gia đình can thiệp vào việc hôn nhân của con cái ở Việt Nam với ý nghĩa bố mẹ và người già trong gia đình là người quyết định cuối cùng việc hôn nhân đó, đã giảm đi, nhất là từ thời kỳ sau năm 1975.
- Mặc dù trong nhiều cuộc hôn nhân, gia đình chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các nghi lễ, các cá nhân vẫn có tiếng nói quyết định trong việc lựa chọn người bạn đời của mình..
- Một sự hợp tác giữa các cá nhân và gia đình cũng như giữa các thế hệ là yếu tố trung tâm trong các quyết định hôn nhân trong thời kỳ hiện nay..
- Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời chuyển từ “môn đăng hộ đối” về gia đình sang sự tương hợp về cá nhân.
- Gắn liền với sự chuyển đổi từ mô hình hôn nhân do gia đình sắp xếp sang mô hình hôn nhân tự nguyện của cá nhân, tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của người dân cũng thay đổi.
- Khuôn mẫu lựa chọn con dâu/con rể truyền thống căn cứ vào sự “môn đăng hộ đối” giữa hai gia đình đang được thay thế bằng sự tương xứng giữa các cá nhân về tình cảm, nhận thức, nghề nghiệp.
- Sự hoà hợp giữa các cá nhân là tiền đề cần thiết cho việc bảo đảm hạnh phúc gia đình.
- Ngày nay, lớp trẻ quan tâm đến sự phù hợp của những người tham gia kết hôn hơn là vị thế của hai bên gia đình.
- Theo cuộc Điều tra gia đình Việt Nam 2006, một số giá trị về đạo đức, phẩm chất cá nhân được ưu tiên hơn khi lựa chọn bạn đời so với các đặc trưng gia đình..
- Trong khi đó, tiêu chuẩn “Gia đình nề nếp” chỉ có 16% người trả lời lựa chọn.
- Tiêu chuẩn “Gia đình nề nếp” là 16,3%.
- Gia đình nề nếp 16 16,3.
- “Kết quả Điều tra gia đình Việt Nam Tuy nhiên, việc lựa chọn bạn đời chưa hoàn toàn chuyển đổi sang khuôn mẫu chỉ dựa trên cơ sở của đặc trưng cá nhân.
- Thực tế cho thấy, hoàn cảnh kinh tế xã hội của các gia đình vẫn còn có ý nghĩa trong sự cân nhắc hôn nhân.
- Nghĩa là đặc điểm cá nhân và điều kiện kinh tế xã hội của gia đình đều vẫn nằm trong mối quan tâm của mọi người khi lựa chọn bạn đời.
- Có những lý do kinh tế - xã hội ẩn đằng sau việc đánh giá cao yếu tố gia đình trong các quyết định cá nhân khi lựa chọn vợ chồng.
- Tính chất phổ biến của hôn nhân và vai trò quan trọng của nó trong xã hội Việt Nam buộc các cá nhân phải tiến hành một sự lựa chọn thận trọng để có thể duy trì hạnh phúc lâu dài và nâng cao đời sống gia đình của họ.
- Trợ giúp của gia đình lớn trong các vấn đề kinh tế, nuôi dạy con cái vẫn còn rất quan trọng đối với sự thành công cá nhân trong giai đoạn hiện nay.
- Hơn thế nữa, nhiều người tin rằng những phẩm chất của cá nhân được hình thành trong môi trường gia đình.
- Số liệu Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cũng cho thấy sự ổn định của một số tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời như tư cách, đạo đức cá nhân hay biết cách làm ăn để bảo đảm cuộc sống.
- Có nghề nghiệp ổn định là yêu cầu quan trọng để đảm bảo cuộc sống gia đình.
- Theo cuộc Điều tra Gia đình Việt Nam 2006, trong số những người ở lứa tuổi 61 trở lên có 20,2% cho biết họ “không có tiêu chuẩn rõ ràng”.
- Tỷ lệ tương ứng đối với nhóm người đã xây dựng gia đình thuộc nhóm tuổi 18 - 60 giảm xuống chỉ còn 10,7%.
- Chẳng hạn, theo Điều tra Gia đình Việt Nam 2006, đối với những người đã lập gia đình từ 18 - 60 tuổi, tiêu chuẩn “có nghề nghiệp ổn định”.
- Chẳng hạn, Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cho thấy tiêu chuẩn “biết cách cư xử” hay “có lý lịch trong sạch” không có khác biệt giữa thành thị và nông thôn..
- Sự chuyển biến từ hôn nhân dựa trên cơ sở “môn đăng hộ đối” về điều kiện gia đình sang tự do lựa chọn căn cứ vào sự phù hợp về đặc điểm cá nhân là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và các chính sách của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của các cá nhân.
- Trong số các tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân, yếu tố kinh tế và khả năng bảo đảm một cuộc sống vật chất đầy đủ cho gia đình ngày càng được nhấn mạnh.
- Tuy nhiên, yếu tố gia đình vẫn chưa đoạn tuyệt hẳn trong các quyết định về hôn nhân.
- Sự tương xứng giữa các cá nhân thường được hoà quyện với những đặc điểm gia đình trong việc quyết định về hôn nhân..
- chính lợi ích của những người tham gia kết hôn chứ không phải lợi ích của gia đình và dòng họ là điều quyết định các cuộc hôn nhân.
- Điều này gợi ý rằng chuẩn mực truyền thống coi hôn nhân là một vấn đề quan trọng của cả gia đình vẫn được duy trì.
- Một số người trẻ tuổi cũng cho rằng nếu cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình có hiểu biết và chấp thuận về người bạn đời tương lai thì sẽ tốt hơn.
- Tìm đến sự giúp đỡ của gia đình trong việc lựa chọn vợ/chồng không chỉ phản ánh áp lực duy trì truyền thống của xã hội mà nó cũng thể hiện sự duy lý trong quyết định của các cá nhân có tính đến tầm quan trọng của hôn nhân ở Việt Nam.
- Hôn nhân dựa trên các đặc điểm cá nhân ngày càng được quan tâm hơn trong lựa chọn bạn đời, dần thay thế cho việc lựa chọn dựa trên sự “môn đăng hộ đối” về hoàn cảnh gia đình..
- nhiên, khuôn mẫu chung là có sự hoà quyện các yếu tố cá nhân và hoàn cảnh gia đình trong sự lựa chọn hôn nhân..
- Sự mở rộng các cơ hội nghề nghiệp ngoài phạm vi nông nghiệp làm cho con cái ít phụ thuộc về kinh tế đối với cha mẹ và làm phong phú thêm phạm vi giao tiếp ngoài gia đình của con cái.
- Môi trường đô thị tạo cho dân cư sống ở đó khả năng tiếp xúc nhiều hơn với những người ngoài phạm vi gia đình và dòng họ.
- Ảnh hưởng của yếu tố nhà nước đến khuôn mẫu lựa chọn bạn đời thường thông qua các bộ luật hôn nhân và gia đình và các chính sách, cũng như các biện pháp thực hiện những văn bản luật này.
- Ảnh hưởng đáng kể của yếu tố chung sống trong các gia đình nhiều thế hệ chung sống đến quyền quyết định lựa chọn vợ chồng cũng được xác nhận.
- Hôn nhân của những người sống trong gia đình mở rộng thường bị tác động của sự sắp xếp bởi cha mẹ hoặc người già hơn là trong các gia đình hạt nhân bởi vì trong các gia đình mở rộng, sự can thiệp và ảnh hưởng của người già và họ tộc thường mạnh hơn.
- Những thành viên trong các gia đình theo đạo Thiên chúa thường có hôn nhân do cha mẹ sắp xếp hơn là những người không theo đạo Thiên Chúa.
- Trước khi thi hành các bộ luật này (trước năm 1960), tỷ lệ các cuộc hôn nhân do gia đình sắp xếp ở các mẫu phía Bắc cao hơn đáng kể so với các mẫu phía Nam.
- Trong những năm tỷ lệ các cuộc hôn nhân do gia đình sắp xếp ở các.
- Vào thời kỳ này, Luật Hôn nhân và Gia đình ở miền Bắc khuyến khích sự lựa chọn tự nguyện trong hôn nhân, trong khi đó Luật Gia đình ở miền Nam lại nhấn mạnh vai trò của gia đình trong hôn nhân của con cái..
- Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội đến một số khía cạnh của gia đình Việt Nam: Một nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thái Bình.
- Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc 2008.
- Kết quả Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội, tháng 6/2008..
- [9] Đỗ Thái Đồng, 1991, Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam, trong Rita Liljestrom và Tương Lai (Chủ biên): Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.
- Khuôn mẫu cư trú sau hôn nhân ở nông thôn Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2, quyển 18, 2008, Hà Nội, tr.
- [32] Trần Đình Hượu, 1991, Về gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo, trong Rita Liljestrom và Tương Lai (Chủ biên): Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr