« Home « Kết quả tìm kiếm

KÍCH THÍCH CÁ LINH ỐNG (CIRRHINUS JULLIENI) SINH SẢN BẰNG KÍCH TỐ KHÁC NHAU


Tóm tắt Xem thử

- KÍCH THÍCH CÁ LINH ỐNG (CIRRHINUS JULLIENI) SINH SẢN BẰNG KÍCH TỐ KHÁC NHAU.
- Nghiên cứu kích thích sinh sản cá linh ống (C.
- jullieni) được tiến hành tại Trung tâm giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2009 đã ghi nhận: cá linh ống hoàn toàn thành thục trong ao nước tĩnh sau 4 tháng nuôi vỗ với thức ăn là cám (70.
- bột cá (30%) và chỉ phân biệt giới tính khi cá đã thành thục..
- Khi tiêm cho 1kg cá linh cái thành thục bằng HCG ở các liều và 2500UI hoặc não thùy ở các liều 2mg, 4mg, 6mg cũng như kết hợp 2mg não thùy họ cá chép với các mức HCG 1500UI, 2mg + 2000UI và 2mg +2500UI/kg đều không có tác dụng gây rụng trứng và đẻ trứng ở cá linh ống.
- Trong khi đó cá linh ống sẽ đẻ trứng ở liều thấp nhất 60 μ g + 5mg DOM /kg, tương tự nếu kết hợp 2mg não với 40 μ g LHRHa /kg, cũng cho kết quả tương tự nhưng sức sinh sản của cá, tỷ lệ nở, tỷ lệ thụ tinh của trứng ở các nghiệm thức này không có sự khác biệt (P>0,05).
- Trừ kết quả ở hai nghiệm thức tiêm 80 μ g + 5mgDOM / kg và não thùy 2mg + 80 μ g LHRH /kg cho kết quả sinh sản cao nhất với các chỉ số lần lượt: sức sinh sản tương đối: 419.000 và 458 000 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh trung bình 75,2 và 70,8% và tỷ lệ nở trung bình 75,2 và 72,9%..
- Từ khóa: Cá linh ống, sinh sản nhân tạo, sự đẻ trứng.
- Hiện nay, những công trình nghiên cứu sản xuất cá giống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thường tập trung vào một số loài cá có giá trị kinh tế cao và có thể xuất khẩu như các giống loài thuộc họ cá tra.
- Một số loài thuộc họ cá chép (Cyprinidae) như cá mè vinh, cá he, cá chài, cá mè trắng… cũng đã được nghiên cứu và đưa ra quy trình sinh sản nhân tạo tương đối hoàn chỉnh (Phạm Minh Thành, Nguyễn Văn Kiểm, 2009.
- Riêng đối với cá linh, có thể do kích thước nhỏ, sản lượng cá tự nhiên còn tương đối cao và cũng không ngoại trừ chưa có thị trường xuất khẩu nên ít được nghiên cứu tới..
- Tuy nhiên, hiện nay một số nhà máy chế biến thủy sản ở An Giang đã chế biến và xuất khẩu cá linh đóng hộp.
- Ngoài ra, Sở Thủy sản An Giang đã đưa cá linh vào danh sách các loài cá cần được nghiên cứu vào 2 năm Vietlinh.com.vn- truy cập ngày 15/1/2008).
- Vì vậy, nếu việc nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cá linh ống (Cirrhinus jullieni) thành công sẽ mở ra triển vọng cung cấp thêm một đối tượng nuôi mới cho người dân ở ĐBSCL..
- Mục tiêu của nghiên cứu: cung cấp một số dẫn liệu về kết quả nuôi vỗ, kích thích sinh sản để làm cơ sở cho sản xuất giống nhân tạo cá linh ống sau này..
- Để phục vụ cho mục đích trên, nghiên cứu thực hiện một số nội dung chính sau:.
- (i) Nghiên cứu sự thành thục của cá linh ống trong ao.
- (ii) Nghiên cứu tác dụng của các loại kích tố tới quá trình rụng trứng và đẻ trứng của cá linh ống..
- 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 đến tháng10/2019 Trung Tâm Giống Quốc Gia Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ và Trường Đại học Cần Thơ..
- 2.2 Nghiên cứu sự thành thục của cá linh trong ao nuôi vỗ.
- Định kỳ kiểm tra sự thành thục của cá 1 tháng/1lần.
- Các chỉ tiêu: tỷ lệ thành thục, sức sinh sản tương đối và một số yếu tố môi trường được xác định theo những phương pháp thông thường trong nghiên cứu sinh học cá và môi trường nước..
- 2.3 Nghiên cứu tác dụng của kích thích tố.
- 2.3.1 Tác dụng của 3 hormon đơn độc tới sự sinh sản của cá linh ống.
- Bảng 1: Kích thích cá linh ống sinh sản bằng 3 loại hormon đơn độc Thí.
- nghiệm Loại hormone Nghiệm thức.
- 2 Não thùy (mg/kg cá cái) 2 4 6 3 HCG (UI/kg cá cái Nghiên cứu tác dụng kết hợp não thùy với HCG:.
- Bảng 2: kết hợp Não thùy + HCG kích thích cá linh ống sinh sản.
- Nghiệm thức Não thùy (mg/kg cá cái) HCG (UI /kg cá cái).
- Ghi chú: não thùy tiêm ở liều sơ bộ.
- 2.3.3 Nghiên cứu kết hợp LRH-a với Não thùy.
- Bảng 3: Kết hợp LHRH-a với Não thùy để kích thích cá linh ống sinh sản.
- Nghiệm thức Não thùy (mg/kg cá cái) LHRH-a (µg/kg cá cái).
- 3 2 80 Mỗi thí nghiệm kích dục tố gồm 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần..
- So sánh một số chỉ tiêu sinh sản: tỷ lệ cá đẻ, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở theo các phương pháp thông thường.
- 2.4 Phương pháp xử lý kết quả thu được..
- 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.
- 3.1 Kết quả nuôi vỗ cá linh trong ao.
- Kết quả khảo sát sự biến đổi một số yếu tố môi trường chủ yếu có ảnh hưởng tới sự thành thục của cá đã ghi nhận sự dao động của chúng rất thấp và không có tác động xấu tới sự thành thục của cá trong ao nuôi: Oxy hòa tan:4,0-7,2ppm, pH: 6,9- 8,3 và nhiệt độ dao động từ 28,0-32,2 o C..
- Nhìn chung, tỷ lệ thành thục của cá tăng dần theo thời gian nuôi vỗ.
- Sau 5 tháng nuôi tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 78,5% và cá đực là 85,4%.
- Tương tự như vậy, hệ số thành thục của cá tăng dần theo thời gian nuôi, nhưng từ sau 60 ngày nuôi vỗ thì hệ số thành thục của cá cái tăng rất nhanh (14,85%) và đạt giá trị cực đại là.
- ống ngoài tự nhiên có thể đạt tới 25,3%, nhưng tỷ lệ cá có hệ số thành thục cao như vậy chỉ chiếm khoảng 2-3% trong tổng số mẫu thu..
- Bảng 4: Biến động sự thành thục của cá linh ống trong điều kiện nuôi vỗ Tháng.
- Cá cái (n= 25 con/tháng) Cá đực (n = 30 con/tháng) Tỷ lệ thành thục Hệ số thành.
- thục Tỷ lệ thành thục Hệ số thành thục Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Kết quả sinh sản nhân tạo.
- 3.2.1 Tác dụng của LHRHa +5mgDOM đối với sự sinh sản của cá linh.
- Bảng 5: Kết quả sử dụng LHRHa + 5mgDOM kích thích cá linh sinh sản Nghiệm thức Tỷ lệ cá đẻ.
- Sức sinh sản tương.
- đối (1000/kg) Tỷ lệ thụ tinh.
- Tỷ lệ nở.
- I (n b a b b II (n c b c c III (n a a a a Cả 3 liều lượng LHRH-a đều có tác dụng đối với sự sinh sản của cá linh ống, nhưng với liều lượng 80µg/kg + 5mg DOM/kg cá cái đã thu được các chỉ số sinh sản cao nhất (sức sinh sản tương đối: 419,000 trứng/kg, tỷ lệ cá đẻ 91,7%, tỷ lệ thụ tinh 67,7%, tỷ lệ cá nở 75,2%) và sai khác có nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại ở mức P<0,05.
- Như vậy trong phạm vi thí nghiệm này, liều lượng LHRHa được khuyến cáo sử dụng là 80µg +5mg DOM / kg cá cái..
- Tỷ lệ thụ tinh tỷ lệ nở của trứng ở nghiệm thức II và III tương đối thấp (bảng 3.2) có thể do lượng tinh trùng của cá đực tiết ra không đủ thụ tinh cho toàn bộ số trứng do cá cái đẻ ra.
- Tuy nhiên ở thí nghiệm này cũng không loại trừ sức khỏe của cá bị suy giảm do vận chuyển đường dài.
- Naruepon Sukumasavin (2000) đã khẳng định sức khỏe của cá không những có liên quan trực tiếp tới số lượng trứng đẻ ra mà còn có liên quan tới quá trình phát triển phôi về sau..
- 3.2.2 Kết hợp não thùy với LHRHa kích thích cá linh sinh sản.
- Kết quả nghiên cứu ghi nhận: tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh của trứng ở nghiệm thức III cao nhất (91,7.
- 70,8%) và khác biệt (P<0,05) về hai chỉ số này so với nghiệm thức I, II.
- Các chỉ số như sức sinh sản tương, tỷ lệ nở không có sự sai biệt (P>0,05) giữa các nghiệm thức.
- Kết quả thử nghiệm trong thí nghiệm này cho thấy sử dụng 2mg não thùy kết hợp với 80µg LHRHa/kg cá cái cho hiệu quả sinh sản cao nhất..
- Bảng 6: Tác dụng não thùy kết hợp với LHRHa+DOM kích thích cá linh sinh sản Nghiệm thức Tỷ lệ cá đẻ.
- Sức sinh sản tương đối (1000trứng/g).
- Tỷ lệ thụ tinh.
- (2005) cho biết liều lượng kích thích tố có hiệu quả đối với cá cóc là 1-3mg não thùy và 130-150µg LHRH-a/kg cá cái.
- Như vậy, liều lượng não thùy và LHRH-a dùng để kích thích sinh sản cá linh thấp hơn cá cóc..
- 3.2.3 Tác dụng của não thùy đơn độc tới sự sinh sản của cá linh.
- Ở các mức 2 mg, 4mg và 6mg não thùy đều chưa có tác dụng đến sự rụng trứng và đẻ trứng ở cá linh ống.
- Rất có thể lượng của não thùy trong thí nghiệm chưa đủ để gây ra sự chín và rụng trứng ở cá linh vì sức sinh sản của cá linh rất lớn so với kích thước cơ thể.
- Theo Nguyễn Tường Anh (1999) thì việc dùng não thùy tiêm cho cá bố mẹ các loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hoạt tính não thùy, tình trạng thành thục và sức khỏe của cá bố mẹ khi được tiêm, nhiệt độ nước và các điều kiện khác của môi trường.
- Đối với những loài cá có hệ số thành thục càng lớn (càng nhiều trứng), người ta dùng não thùy để kích thích cá sinh sản với liều càng cao.
- Như vậy rất có thể phải tiêm với liều lượng não thùy cao hơn 6mg/kg thì mới có tác dụng.
- (2005) cho rằng để kích thích cá cóc sinh sản thì tổng lượng não thùy cần tiêm cho cá phải từ 4-10mg/kg.
- 3.2.4 Tác dụng của HCG đơn độc tới sự sinh sản của cá linh.
- Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì ở 3 liều lượng UI/kg cá cái (Bảng 1) cũng không mang lại hiệu quả.
- Cá linh ống không đẻ trứng khi dùng HCG đơn độc có thể do liều HCG chưa đủ.
- 3.2.5 Tác dụng kết hợp não thùy với HCG kích thích sự sinh sản của cá linh Kết quả thu được cho thấy việc sử 2mg não thùy kết hợp với HCG (ở 3 liều lượng 1500UI, 2000UI và 2500UI/kg) để kích thích cá linh sinh sản cũng không mang lại hiệu quả (không có cá cái nào rụng trứng).
- Với kết quả trên có thể đặt ra 2 giả thuyết:.
- (i) Liều lượng não thùy và HCG trong thí nghiệm bố trí không đủ để gây ra sự chín và rụng trứng cá linh..
- sản khác nhau và mỗi chất kích thích sinh sản cũng có tác dụng mang tính chọn lọc với mỗi loài cá khác nhau như cá mè vinh, cá he, cá leo… cũng không phản ứng với HCG..
- Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Khanchit Wattanadilokkun et al.
- (1986) thì loài Cirrhinus jullieni có thể kích thích sinh sản nhân tạo bằng não thùy cá chép và HCG.
- Đáng tiếc là trong tài liệu tác giả không nêu cụ thể liều lượng kích dục tố đã sử dụng để kích thích cá linh sinh sản..
- Naruepon Sakumasavin (2000) đã kết hợp não thùy và HCG để kích thích cá linh ống sinh sản ở liều lượng 1,0mg não kết hợp với 1000UI HCG/kg cá cái.
- Tuy nhiên ông cũng đã ghi nhận khi kết hợp Buserin (LHRHa) với DOM và não thùy chích cho loài cá duồng Catlocarpio siamensis không thu được kết quả trong khi đó cá mè vinh sẽ đẻ trứng nếu kết hợp Buserin với DOM..
- Như vậy, kết quả của thí nghiệm có khả năng xảy ra theo giả thuyết thứ nhất, liều lượng não thùy và HCG bố trí chưa đủ để gây ra sự chín và rụng trứng cá linh..
- (i) Trong điều kiện nuôi vỗ (với nước thủy triều ra vào hàng ngày, Oxy hòa tan từ 4,0-7.2ppm, pH từ 6,9-8,3 và nhiệt độ nước dao động trung bình từ 28-32,2 0 C), cá linh ống thành thục sau 4 tháng nuôi với thức ăn: bột cám 50.
- (ii) LHRHa + DOM ở 3 mức 60, 80 và 100 µg + 5mgDOM/kg đều có tác dụng kích thích cá linh ống đẻ trứng nhưng ở liều 80 µg + 5mgDOM/kg cá cái cho hiệu quả cao nhất.
- Tương tự như vậy khi kết hợp 2mg não thùy với µg LHRHa thì hiệu quả nhất là liều 2mg + 80 µg LHRHa/kg cá cái.
- não thùy (ở các mức: 2 mg, 4 mg, 6 mg/ 1kg cá cái) và não thùy + HCG (ở các mức: 2 mg +1500UI, 2 mg + 2000UI, 2 mg + 2500UI/kg cá cái) chưa gây ra sự chín và rụng trứng ở cá linh ống..
- Tiếp tục nghiên cứu thêm về tác dụng của kích dục tố ở liều đơn: não, HCG và liều kết hợp: não +HCG ở các liều lượng cao hơn để xác định chính xác tác dụng của các loại kích thích tố này tới sự đẻ trứng của cá linh ống..
- Sinh sản nhân tạo và ương nuôi các loài cá bản địa Tuyển tập Hội thảo quốc gia về phát triển thủy sản vùng hạ lưu sông Mekong Việt Nam.
- Một số vấn đề về nội tiết sinh học cá.
- Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi.
- Sinh sản nhân tạo và nuôi cá Cóc