« Home « Kết quả tìm kiếm

KÍCH THÍCH TÍNH KHÁNG BỆNH THÁN THƯ TRÊN DƯA LEO


Tóm tắt Xem thử

- Thí nghiệm thực hiện năm 2005 và 2006 trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng nhằm tuyển chọn các hóa chất có khả năng kích kháng bệnh thán thư dưa leo.
- Thí nghiệm nhà lưới được thực hiện trên giống dưa Salawin, kích kháng bằng cách xử lý hạt hoặc phun lên lá hoặc kết hợp vừa xử lý hạt vừa phun lên lá với CaCl 2 (100mM).
- Kết quả ghi nhận ở điều kiện nhà lưới, chitosan và CuCl2 có khả năng ức chế sự phát triển vết bệnh và hiệu quả kéo dài và CaCl 2 cho hiệu quả sớm nhưng ngắn.
- CuCl 2 (0,075 mM) và Chitosan (100 ppm) đều có hiệu qủa kích kháng cao.
- trong đó CaCl 2 cho hiệu qủa kích kháng kéo dài đến 42 ngày sau khi gieo..
- Do đó, đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dưa leo do nấm Colletotrichum lagenarium..
- Nghiên cứu được thực hiện năm 2005 và 2006 trong nhà lưới, trường Đại Học Cần Thơ trên giống dưa leo Salawin và ngoài đồng tại xã Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang trên giống Mummy, các hóa chất kích kháng gồm CaCl 2 (100mM), CuCl 2.
- Hai thí nghiệm đầu nhằm xác định loại hóa chất có khả năng kích thích tính kháng bệnh thán thư khi được xử lý bằng cách áo hạt hoặc phun lên lá.
- Các loại hóa chất có hiệu quả kích thích tính kháng bệnh sẽ được sử dụng trong thí nghiệm 3 để xác định hiệu quả kích kháng bằng cách vừa xử lý hạt vừa phun qua lá.
- Từ kết quả thí nghiệm trong nhà lưới được sử dụng để thử nghiệm ngoài đồng nhằm tìm ra loại hóa chất có khả năng kích kháng cao và hiệu quả kéo dài..
- 2.1 Đánh giá hiệu quả kích kháng của các hoá chất bằng phương pháp xử lý hạt.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức với 5 lặp lại trên giống dưa leo Salawin, áo hạt với các hoá chất kích kháng trong 24 giờ trước khi gieo và phun nấm tấn công với mật số 10 6 bào tử/ml khi cây dưa có 3 lá thật theo phương pháp của Descalzo et al.
- Hiệu quả kích kháng của các hoá chất được đánh giá vào các thời điểm 7, 10, 14 và 18 ngày sau khi phun nấm tấn công (NSP).
- Trên mỗi cây, ghi nhận cấp bệnh và số lượng vết bệnh ở mỗi cấp trên từng lá theo thang đánh giá của Nguyễn Văn Bình và Lê Thị Mai Thảo (2005)..
- 2.2 Đánh giá hiệu quả kích kháng của các hoá chất bằng phương pháp phun lên lá.
- Thí nghiệm được thực hiện tương tự thí nghiệm 1, hoá chất kích kháng được phun qua lá khi cây dưa có 2 lá thật và phun nấm tấn công với mật số 106 bào tử/ml khi cây dưa có 3 lá thật.
- Hiệu quả kích kháng của các hoá chất được đánh giá vào các thời điểm và 24 ngày sau khi phun nấm tấn công.
- 2.3 Đánh giá hiệu quả kích kháng của các hoá chất bằng phương pháp áo hạt và phun lên lá.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 8 nghiệm thức và 4 lặp lại trên giống dưa leo Salawin, áo hạt với CuCl 2 trước khi gieo và phun lên lá với các hóa chất CaCl 2 , CuCl 2 hoặc chitosan ở hai thời điểm 14 và 24 ngày sau khi gieo (NSG), phun nấm tấn công vào 17 NSG.
- Hiệu quả kích kháng ở các nghiệm thức được đánh giá vào thời điểm 5, 10, 15 và 20 ngày sau khi phun nấm tấn công (tương ứng với NSG).
- 2.4 Đánh giá khả năng kích kháng của các hóa chất trong điều kiện ngoài đồng.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức:.
- Đánh giá khả năng kích kháng của các hoá chất vào thời điểm 28, 35 và 42NSG.
- 3.1 Đánh giá hiệu quả kích kháng của các hóa chất bằng phương pháp xử lý hạt.
- Kết quả bảng 1 cho thấy vào thời điểm 7 và 10 ngày sau khi phun nấm tấn công (NSP), các chất kích kháng đều có khả năng khống chế sự phát triển vết bệnh so với không xử lý kích kháng.
- Đặc biệt, ở nghiệm thức xử lý kích kháng bằng CaCl 2.
- vết bệnh chỉ phát triển đến cấp 3, nghiệm thức xử lý K 2 HPO 4 vết bệnh phát triển đến cấp 4 trong khi đó các nghiệm thức chitosan, CuCl 2 , acid salicylic và đối chứng vết bệnh phát triển đến cấp 5.
- Đến thời điểm 14NSP, tất cả các nghiệm thức xử lý kích kháng đều xuất hiện vết bệnh đến cấp 5, nhưng số lượng vết bệnh ở các nghiệm thức xử lý bằng chitosan, CuCl 2 , CaCl 2 và acid salicylic vẫn ít hơn so với đối chứng không kích kháng.
- Đến thời điểm 18 NSP, acid salicylic và CuCl 2 vẫn còn hiệu quả hạn chế số lượng vết bệnh cấp 5, CaCl 2 hạn chế số lượng vết bệnh ở cấp 4..
- 3.2 Đánh giá hiệu quả kích kháng của các hóa chất bằng phương pháp phun lên lá.
- Vào thời điểm 7NSP, các chất kích kháng đều có khả năng khống chế sự phát triển vết bệnh.
- Nghiệm thức xử lý với CaCl 2 và chitosan có khả năng khống chế sự phát triển vết bệnh, vết bệnh chỉ phát triển đến cấp 1.
- Nghiệm thức xử lý với CuCl 2 , K 2 HPO 4 và acid salicylic vết bệnh phát triển đến cấp 2 và 3, trong khi đó nghiệm thức đối chứng vết bệnh phát triển đến cấp 5..
- Tại thời điểm 10NSP, nghiệm thức xử lý với chitosan vết bệnh chỉ phát triển đến cấp 1, nghiệm thức kích kháng bởi CuCl 2 và CaCl 2 vết bệnh phát triển đến cấp 2, trong khi đó nghiệm thức xử lý với K 2 HPO 4 và acid salicylic vết bệnh phát triển đến cấp 4 và nghiệm thức đối chứng vết bệnh phát triển đến cấp 5.
- Vào thời điểm 14 NSP, các nghiệm thức xử lý CuCl 2 , chitosan chỉ xuất hiện vết bệnh cấp 2, nghiệm thức CaCl 2 xuất hiện vết bệnh ở cấp 3.
- Trong khi đó, nghiệm thức xử lý bằng K 2 HPO 4 vết bệnh phát triển đến cấp 5, tương đương với đối chứng..
- Ở thời điểm 18 NSP, nghiệm thức chitosan vết bệnh chỉ phát triển đến cấp 3, trong khi đó nghiệm thức CaCl 2 , CuCl 2 vết bệnh phát triển đến cấp 4.
- Riêng nghiệm thức.
- acid salicylic xuất hiện vết bệnh cấp 5, nhưng số lượng vết bệnh ít hơn so với đối chứng.
- Đến thời điểm 24 NSP, chitosan có khả năng ức chế sự phát triển vết bệnh cấp 5, trong khi đó các nghiệm thức kích kháng còn lại đều có vết bệnh cấp 5 (Bảng 2)..
- Bảng 1: Hiệu quả kích kháng của các hóa chất bằng cách áo hạt.
- Nghiệm thức Số vết bệnh trên mỗi cấp.
- 7 ngày sau khi phun nấm tấn công.
- Không kích kháng 20,4 ab 5,2 1,9 b 0,9 b 0,7 b 0,4 b.
- 10 ngày sau khi phun nấm tấn công.
- Không kích kháng 24,0 b ab 0,5 b.
- 14 ngày sau khi phun nấm tấn công.
- Không kích kháng 7,9 a b 0,6 b.
- 18 ngày sau khi phun nấm tấn công.
- Không kích kháng 3,6a a 0,6 b 0,6 b.
- Bảng 2: Hiệu quả kích kháng của các hóa chất bằng cách phun lên lá Nghiệm thức Số vết bệnh trên mỗi cấp.
- Acid salicylic 6,6 a 7,1 abc 5,3 b 0,2 a 0,0 a 0,0 Không kích kháng 223,3 b 13,0 c 2,6 ab 1,1 b 0,5 b 0,1.
- K 2 HPO 4 9,6 bc 9,4 b 1,7 b 0,3 ab 0,3 a 0,0 a Acid salicylic 3,2 a 4,1 b 0,6 a 0,5 b 0,1 a 0,0 a Không kích kháng 29,1 c 6,5 b 1,6 b 0,4 ab 1,2 b 0,4 b.
- Không kích kháng 23,4 b 8,6 b 3,7 c b.
- Không kích kháng ab 0,9 bc 0,8 b 0,8 b.
- 24 ngày sau khi phun nấm tấn công.
- Không kích kháng 10,2 12,2 a 1,7 1,0 ab 1,0 d 1,7 b.
- Trong đó, xử lý kích kháng bằng chitosan,.
- CuCl 2 và CaCl 2 cho hiệu quả cao, đặc biệt ở nghiệm thức xử lý bằng chitosan cho khả năng hạn chế sự phát triển của vết bệnh kéo dài đến 24 ngày sau khi phun nấm tấn công (tương đương 42 ngày sau khi gieo)..
- 3.3 Đánh giá hiệu quả kích kháng của các hóa chất bằng phương pháp áo hạt và phun lên lá.
- Kết quả bảng 3 cho thấy tại thời điểm 5NSP ở nghiệm thức áo hạt với CuCl 2 và phun CaCl 2 hoặc CuCl 2 ở 24NSG và nghiệm thức áo hạt với CuCl 2 và phun chitosan ở 14NSG có tỷ lệ bệnh thấp hơn nghiệm thức đối chứng.
- Tuy nhiên, đến thời điểm 10NSP chỉ nghiệm thức áo hạt với CuCl 2 và phun CaCl 2 hoặc chitosan ở 24NSG vẫn còn hiệu qủa.
- Trong khi đó, nghiệm thức chỉ áo hạt với CuCl 2 có tỷ lệ bệnh cao (36,1%) tương đương với đối chứng.
- Điều đó chứng tỏ vào thời điểm này (27NSG) nghiệm thức áo hạt đã giảm hiệu quả kích kháng, trong khi đó các nghiệm thức đã xử lý hạt nhưng được phun thêm chất kích kháng vẫn còn hiệu quả.
- Vào thời điểm 15NSP, nghiệm thức áo hạt với CuCl 2 có tỉ lệ bệnh tương đương đối chứng, các nghiệm thức còn lại đều có tỷ lệ bệnh thấp hơn đối chứng..
- Trong đó, nghiệm thức áo hạt bằng CuCl 2 và phun chitosan ở 24NSG cho tỷ lệ bệnh thấp nhất.
- Đến thời điểm 20 NSP ở tất cả các nghiệm thức kích kháng đều cho tỷ lệ bệnh thấp hơn so với đối chứng..
- Kết quả đánh giá về chỉ số bệnh (bảng 4) cho thấy vào thời điểm 5NSP (tương ứng 22NSG) nghiệm thức chỉ áo hạt và kết hợp vừa áo hạt vừa phun thêm chất kích kháng đều có chỉ số bệnh thấp hơn đối chứng, ngoại trừ nghiệm thức áo hạt với CuCl 2 và phun CaCl 2 ở 14NSG có chỉ số bệnh tương đương đối chứng.
- Đến thời điểm 10NSP (tương ứng 27NSG), tất cả các nghiệm thức đều có chỉ số bệnh thấp hơn so với đối chứng, trong đó nghiệm thức áo hạt với CuCl 2 và phun CuCl 2 hoặc CaCl 2 ở 24NSG cho chỉ số bệnh thấp nhất.
- Đến thời điểm 15NSP, các nghiệm thức vừa áo hạt với CuCl 2 vừa phun thêm chitosan hoặc CaCl 2 có chỉ số bệnh thấp hơn đối chứng.
- Đến 20NSP tất cả các nghiệm thức đều có chỉ số bệnh thấp hơn so với đối chứng, trong đó nghiệm thức áo hạt bằng CuCl 2 và phun chitosan ở 14NSG hoặc 24NSG cho chỉ số bệnh thấp nhất..
- ở các nghiệm thức kích kháng qua các thời điểm.
- Nghiệm thức Tỷ lệ bệnh.
- qua các thời điểm.
- 5 NSP 10 NSP 15 NSP 20 NSP Áo hạt với CuCl 2 27,1 abc 36,1 ab 28,6 cd 28,2 c CuCl 2 + phun CuCl 2 14 NSG 26,0 abc 44,2 b 25,2 bc 20,2 b CuCl 2 + phun CuCl 2 24 NSG 16,7 ab 25,5 a 21,1 ab 20,7 b CuCl 2 + phun CaCl 2 14 NSG 34,4 bc 40,6 b 25,9 bc 20,4 b CuCl 2 + phun CaCl 2 24 NSG 15,6 a 26,0 a 22,8 bc 21,0 b CuCl 2 + phun Chitosan 14 NSG 21,9 ab 37,3 ab 23,1 bc 17,0 a CuCl 2 + phun Chitosan 24 NSG 28,1 abc 25,8 a 17,4 a 15,5 a Đối chứng 45,8 c 47,2 b 33,6 d 31,7 d.
- Nghiệm thức Chỉ số bệnh.
- qua các thời điểm 5 NSP 10 NSP 15 NSP 20 NSP Áo hạt với CuCl 2 5,8 ab 16,9 bc 18,0 b 18,2 c CuCl 2 + phun CuCl 2 14 NSG 7,7 ab 16,9 bc 10,8 a 8,8 ab CuCl 2 + phun CuCl 2 24 NSG 4,4 a 9,6 a 8,8 a 8,5 ab CuCl 2 + phun CaCl 2 14 NSG 14,0 bc 20,2 c 11,4 a 8,8 ab CuCl 2 + phun CaCl 2 24 NSG 6,9 ab 10,2 a 9,5 a 9,8 ab CuCl 2 + phun Chitosan 14 NSG 6,9 ab 15,2 abc 10,2 a 7,2 a CuCl 2 + phun Chitosan 24 NSG 7,7 ab 11,4 ab 8,3 a 7,2 a Đối chứng 22,3 c 31,5 d 21,5 b 19,8 d.
- Như vậy, khi xử lý áo hạt hoặc kết hợp vừa áo hạt và phun lên lá, các hóa chất kích kháng đều có khả năng làm giảm chỉ số bệnh cho đến 20 ngày sau khi phun nấm tấn công, Mặc dù khi áo hạt bằng CuCl 2 có chỉ số bệnh thấp hơn so với đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt không đáng kể, chỉ số bệnh ở nghiệm thức chỉ áo hạt bằng clorua đồng là 18,2%, so với đối chứng là 19,8%.
- Ngoài ra, trong thời điểm nầy chỉ số bệnh thấp (19,8%) hơn so với ở thời điểm 10 ngày sau khi phun nấm tấn công (31,5%) ở nghiệm thức đối chứng).
- Do đó, để quản lý tốt bệnh thán thư trong điều kiện ngoàihi áp lực bệnh cao cần phải kết hợp vừa áo hạt vừa phun lên lá..
- Nghiệm thức áo hạt bằng CuCl 2 và phun CuCl 2 hoặc CaCl 2 ở 24 ngày sau khi gieo cho hiệu quả cao nhất và nếu chỉ xử lý áo hạt có hiệu quả kích kháng không kéo dài và giảm dần sau 27NSG.
- Dựa trên cơ sở nầy việc phun thêm chất kích kháng phải được thực hiện trước thời điểm 24 ngày sau khi gieo.
- Vì vậy, thời điểm phun thêm chất kích kháng vào 21 ngày sau khi gieo được áp dụng trong điều kiện ngòai đồng.
- Kết quả thí nghiệm sau đây vừa kết hợp áo hạt vừa phun ở 21 ngày sau khi gieo..
- 3.4 Khảo sát khả năng kích kháng của các hóa chất ở ngoài đồng.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy vào thời điểm 28 và 35NSG, các nghiệm thức kích kháng đều cho tỷ lệ bệnh thấp và khác biệt so với không kích kháng.
- Đến thời điểm 42NSG, nghiệm thức xử lý hạt và phun CaCl 2 hoặc chitosan vẫn còn hiệu quả (Bảng 5).
- Đối với chỉ số bệnh, vào thời điểm 28 và 35NSG cho thấy các nghiệm thức kích kháng đều thể hiện hiệu quả.
- Đến thời điểm 42NSG, chỉ còn nghiệm thức phun CaCl 2 có hiệu quả (Bảng 6)..
- Áo hạt và phun CaCl 2 Áo hạt và phun chitosan Áo hạt và phun CuCl 2.
- Không kích kháng.
- Kết quả khảo sát cơ chế kích kháng cũng ghi nhận CaCl 2 có khả năng làm gia tăng tích tụ phenol, callose và hoạt tính của peroxidase (PR-9), β-1,3-glucanase (PR-2) và chitinase (PR-3) (Số liệu không được trình bày).
- Điều nầy chứng tỏ CaCl 2 có khả năng kích kháng tốt..
- Các chất kích kháng CaCl 2 (100mM), CuCl 2 (0,075mM), chitosan (100ppm), K 2 HPO 4 (50mM) và acid salicylic (4mM) đều có khả năng kích thích tính kháng bệnh thán thư dưa leo do nấm Colletotrichum lagenarium.
- Trong điều kiện nhà lưới, chitosan và CuCl 2 có khả năng kích kháng thông qua ức chế sự phát triển vết bệnh và hiệu qủa kéo dài.
- CaCl 2 cũng có khả năng ức chế sự phát triển vết bệnh nhưng hiệu quả kích kháng ngắn hơn.
- Ở điều kiện ngoài đồng, 3 chất CaCl 2 , chitosan và CuCl 2 vẫn còn thể hiện hiệu quả kích kháng, trong đó CaCl 2 cho hiệu quả cao hơn và kéo dài đến 42 ngày sau khi gieo.
- Đề nghị tiếp tục thử nghiệm hiệu quả kích kháng của CaCl 2 trên nhiều địa điểm khác nhau ở Đồng Bằng sông Cửu long..
- Khảo sát đặc điểm sinh học khả năng gây hại của nấm Colletotrichum sp, trên dưa leo (Cucumis sativus) và thử nghiệm hiệu quả của một số loại thuốc hóa học trong điều kiện phòng thí nghiệm, LVTN, khoa NN &.
- Nghiên cứu chất kích kháng và khả năng ứng dụng trong quản lý tổng hợp bệnh cháy lá (Pyricularia grisea) trên lúa ở đồng bằng sông Cửu long, TRONG: Hội thảo kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn trên lúa, ĐHCT trang 9-26.