« Home « Kết quả tìm kiếm

KIỂM CHỨNG ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN ĐÔ THANH TRÌ THÔNG QUA CHỈ SỐ TRA CỨU CẢNH QUAN


Tóm tắt Xem thử

- Trong suốt thập kỷ qua, quá trình đô thị hoá đã bắt đầu ở Việt Nam và tốc độ của nó diễn ra ngày càng nhanh hơn.
- Xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp diễn cho đến khi tỷ lệ đô thị hoá đạt tới khoảng 70-80%.
- Điều này có nghĩa là quá trình đô thị hoá của Việt Nam sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.
- Kết quả của quá trình đô thị hoá nhanh đã có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến Việt Nam nói chung và khu vực đô thị Hà Nội nói riêng..
- Sự thay đổi này không chỉ diễn ra ở những nơi quy định là đô thị mà nó còn diễn ra ở những nơi giáp ranh đô thị hay còn gọi là vùng ven đô.
- Trong khi xã hội và các cộng đồng dân cư vùng ven đô được hưởng những thành quả về phát triển kinh tế cũng như điều kiện tiếp cận các dịch vụ với cơ hội dễ dàng hơn thì chính họ phải gánh chịu những tác động bất lợi của quá trình đô thị hoá.
- Nhu cầu sử dụng tài nguyên đất đai ngày càng tăng, không gian thành phố mở rộng dần từ đô thị ra các vùng ngoại ô.
- Cùng với quá trình này thì các vấn đề nảy sinh tại vùng ven đô thị lớn đã bộc lộ, thể hiện ở sự lãng phí đất đai, các vấn đề môi trường, vấn đề suy thoái và ô nhiễm tài nguyên mà để giải quyết được cần phải hiểu rõ xu hướng phát triển của chúng..
- Vùng ven đô Thanh Trì là nơi đã triển khai nhiều dự án quan trọng có thể kể tới là các dự án về khu đô thị mới, dự án cầu Vĩnh Tuy, các dự án về môi trường.
- Trong bối cảnh đô thị hoá đang diễn ra ở nhiều nơi, theo dõi biến động sử dụng đất là một vấn đề quan trọng không chỉ vì đất đai là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn vì đất đai ở ven đô Thanh Trì có một vai trò hết sức quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội, đây là huyện có đóng góp một phần diện tích cho sự phát triển đô thị (chuyển một phần diện tích đất tự nhiên trong quá trình hình thành hai quận mới là Thanh Xuân và Hoàng Mai)..
- Các chỉ số tra cứu cảnh quan trong nghiên cứu sử dụng đất đô thị 2.1.
- Lựa chọn các chỉ số đo đạc không gian.
- Nhưng cũng có một số chỉ số không tự nó giải thích được.
- Cảnh quan bao gồm các thửa với các lớp đối tượng tương đối lớn và liên tiếp được mô tả bằng chỉ số tra cứu “contagion” cao.
- Nếu cảnh quan nổi bật là số lượng tương đối lớn của các thửa nhỏ hoặc bị chia cắt cao thì chỉ số này sẽ thấp..
- Ví dụ nếu vùng đô thị hoá được biểu thị như một viên vo tròn thì chỉ số “contagion”.
- Vùng đô thị hoá càng bất đồng nhất thì sự chia cắt càng cao và càng có nhiều thửa đất riêng lẻ, chỉ số “contagion” sẽ càng thấp.
- Một vài nghiên cứu sâu hơn đã được công bố về phân tích đo đạc không gian trong các khu vực đô thị với việc đề xuất và ứng dụng những bộ đo đạc khác nhau.
- Các kết quả nghiên cứu của họ cho thấy vai trò của mỗi bộ đo đạc đặc tả sự pha trộn, sự định hình không gian và không gian láng giềng của cảnh quan đô thị như được trình bày trong mô hình đô thị.
- Những nghiên cứu đặc biệt được quan tâm trong phân tích các loại hình sử dụng đất / lớp phủ đất và chức năng kinh tế của cảnh quan (Parker và nnk, 2001) và để làm rõ hơn các giá trị của đất đai (Geoghegan và nnk, 1997).
- Hơn nữa, không có bộ đo đạc tiêu chuẩn nào thích hợp nhất để sử dụng trong môi trường đô thị vì đo đạc sẽ biến đổi với đối tượng nghiên cứu và tính chất của cảnh quan đô thị đang được khảo sát (Parker et al., 2001)..
- Mô hình đô thị sử dụng rộng rãi các đơn vị không gian bao gồm các thửa đất gắn với quản lý đất đai.
- Định nghĩa về vùng dựa trên các tư liệu viễn thám đã sử dụng cách tiếp cận tự động, bán tự động hoặc có kiểm định.
- Barr và Barnsley (1997) bàn về tích hợp viễn thám và GIS để chiết xuất ra các vùng hình thái đô thị có thể mô tả sự mở rộng không gian xây dựng dựa trên dữ liệu viễn thám có cải biên bằng tiêu chí kích cỡ nhỏ nhất và sự gần gũi không gian dựa trên dữ liệu GIS.
- dường như cung cấp thông tin về sự chia cắt tốt hơn trong không gian đô thị đối với hầu hết các ứng dụng..
- Tóm lại, để nghiên cứu sự biến động cấu trúc của lớp phủ đất / sử dụng đất đô thị, một phép định nghĩa tính đồng nhất của đơn vị sử dụng đất đô thị nhiều hay ít thường phải được đưa ra trước khi bắt đầu các phép phân tích.
- Những đơn vị này phải được định nghĩa và phân biệt rõ ràng về mặt không gian bằng cách sử dụng những nguồn dữ liệu sẵn có như viễn thám hay dữ liệu thống kê hoặc bất kể thông tin liên quan nào kể cả kinh nghiệm địa phương..
- Mô hình nghiên cứu thực trạng, xu hướng sử dụng đất.
- Có 3 mô hình nghiên cứu thực trạng, xu hướng sử dụng đất vùng ven đô là mô hình cellular automata (hệ thống không gian rời rạc động theo thời gian), mô hình thống kê không gian và mô hình fractal..
- Với các mô hình đã được đề cập trên đây, để nghiên cứu đối tượng phức tạp như đô thị thì việc áp dụng phối hợp các mô hình sẽ đem lại hiệu quả rất lớn.
- Phân tích diện mạo đô thị dựa trên 3 mô hình cổ điển (mô hình đồng tâm, mô hình nan quạt và mô hình đa nhân).
- Tuy nhiên, các mô hình này không phải bao giờ cũng thích hợp khi phân tích sự tiến hoá về không gian của đô thị như chúng ta thấy ngày nay..
- Gần đây, tiếp cận chỉ số không gian đã được giới thiệu để mô tả diện mạo đô thị, xác định chỉ số môi trường đô thị như mật độ, sự gắn kết.
- Mô hình này được liên kết với GIS, đem lại sự lượng hoá về đặc tính hình học của hệ thống đô thị và được làm rõ hơn trong môi trường GIS.
- Có thể nói rằng các công trình nghiên cứu theo hướng này cho thấy nghiên cứu biến động cấu trúc sử dụng đất đô thị đem tới sự khả quan nhất là sử dụng các chỉ số tra cứu cảnh quan.
- Sử dụng đất chính là bức tranh phản ánh các hoạt động kinh tế - xã hội trên hệ thống đất đai.
- Tính cấu trúc và tính chức năng sử dụng đất là kết quả của quá trình hoạt động kinh tế - xã hội.
- Chỉ số tra cứu cảnh quan là chỉ số định lượng mô tả kiến trúc và kiểu mẫu của cảnh quan dựa trên lý thuyết thông tin.
- Về mặt bản chất, các chỉ số này có 2 thành phần rõ rệt nhất là: sự pha trộn (composition) và định hình (configuration).
- Để lượng hoá biến động phức tạp của cấu trúc và chức năng đô thị, ở mức độ sử dụng đất /lớp phủ đất, lựa chọn một số trong các chỉ số đặc trưng sau MPS, PSCV, ED, MSI, AWMSI, MPFD và AMMPFD..
- Thanh Trì là một huyện ngoại thành, nằm về phía nam của nội thành Hà Nội, phía tây, giáp các huyện Thường Tín, Thanh Oai.
- phía đông tiếp giáp với sông Hồng, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Thanh Trì và Gia Lâm.
- Tổng diện tích tự nhiên của huyện là ha.
- Nằm gọn trong đồng bằng Bắc Bộ, điều kiện khí hậu thuỷ văn của Thanh Trì mang đặc trưng của khí hậu thuỷ văn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- Nhìn chung, địa hình của huyện Thanh Trì tương đối bằng phẳng với độ dốc từ 0-3, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 4-5m.
- Nằm về phía nam của nội thành, lại ở phần trũng nhất theo hướng chảy tự nhiên của nước mặt và nước ngầm Hà Nội từ tây, tây bắc xuống nam, đông nam, Thanh Trì là nơi chứa đựng tất cả mọi nguồn nước từ nước mưa tới nước xả thải.
- Một vị trí địa lý và địa thế bề mặt như vậy dường như đã tiên định một cách tự nhiên chức năng kinh tế và môi trường của khu vực ven đô Thanh Trì..
- Trong những năm gần đây, do tác động của quá trình đô thị hoá nhanh ở khu vực phía Nam, nhất là sự hình thành và khởi công các dự án phát triển khu đô thị mới mà luồng dân di cư tới Thanh Trì tăng lên đáng kể..
- Dân số Huyện Thanh Trì giai đoạn .
- Về kinh tế:.
- Đối với các khu vực ven đô nơi mà các hình thức sử dụng tài nguyên bị ảnh hưởng lớn bởi sức hút kinh tế từ trung tâm đô thị, các hình thức sử dụng không thuần tuý là tự cung tự cấp mà tất cả đều là hàng hoá đáp ứng nhu cầu của dân cư nội đô..
- Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì.
- Năm 2003 huyện Thanh Trì có 4 thành phần kinh tế là: kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp.
- Hệ thống bản đồ địa hình:.
- Hệ thống bản đồ quy hoạch:.
- Trên địa bàn thành phố Hà Nội (cũ), quy hoạch tổng thể của thành phố đã được phê duyệt, đã thành lập hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho 9 quận và 5 huyện..
- Hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất:.
- Thực hiện công tác kiểm kê hiện trạng sử dụng đất theo Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, thành phố Hà Nội (cũ) đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định 5 năm một lần cho toàn thành phố, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn theo các năm.
- và hiện nay đang xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn bộ thành phố Hà Nội (mở rộng) năm 2010..
- Với mục đích nhằm nghiên cứu đặc điểm sử dụng đất vùng ven đô Thanh Trì trên quan điểm áp dụng các chỉ số tra cứu cảnh quan phù hợp, cần thiết phải xây dựng một cơ sở dữ liệu GIS bao gồm 2 thành phần cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính..
- Dữ liệu về điều kiện tự nhiên gồm có các lớp thông tin về địa hình, địa mạo và thuỷ văn và dữ liệu về điều kiện kinh tế - xã hội gồm có các lớp thông tin về sử dụng đất, ranh giới hành chính, vị trí của uỷ ban nhân dân xã và địa danh..
- Cơ sở dữ liệu thuộc tính gồm có các số liệu thống kê về các loại đất, dân cư và thông tin về hình thái các thửa đất dựa trên các chỉ số tra cứu cảnh quan..
- Nội dung của các lớp thông tin chuyên đề được thành lập ở tỷ lệ 1:25.000 phù hợp với thông tin về hiện trạng sử dụng đất được thành lập theo quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy mô cấp huyện..
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2003 được thành lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2000 có chỉnh lý biến động theo các số liệu thống kê đất đai năm 2003.
- Sự thay đổi rõ nét nhất về biến động sử dụng đất của huyện Thanh Trì thể hiện trên bản đồ là sự thay đổi về địa giới hành chính của huyện so với năm 2000..
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2007 được thành lập dựa trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Trì năm 2005 có chỉnh lý biến động theo các số liệu thống kê đất đai năm 2007..
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi được thành lập và biên tập trong môi trường đồ hoạ MicroStation được chuyển sang Mapinfo để thiết lập thuộc tính, sau đó chuyển qua phần mềm ArcGIS với modul Fragstats để thiết lập các chỉ số tra cứu cảnh quan tại hai thời điểm: năm 2003 và năm 2007..
- Biến động sử dụng đất thông qua diện tích sử dụng đất - Diện tích đất đai huyện Thanh Trì theo địa giới hành chính:.
- Cơ cấu sử dụng đất huyện Thanh Trì năm .
- sử dụng Đất nông nghiệp.
- Nhìn trên bảng 4 có thể thấy rõ xã có diện tích tự nhiên lớn nhất huyện Thanh Trì là các xã Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Vạn Phúc, Đại Áng… Nơi có diện tích nhỏ nhất là Thị trấn Văn Điển, xã Duyên Hà… Hiện trạng sử dụng đất được thể hiện thông qua các số liệu thống kê, các đồ thị thể hiện sự biến động của các loại đất (hình 1)..
- Diện tích đất nông nghiệp theo xã.
- Các xã Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng có diện tích đất nông nghiệp lớn tuy nhiên hầu như ít biến động (hình 1).
- Điều đó thể hiện một sự phát triển có định hướng theo quy hoạch sử dụng đất..
- Diện tích đất nông nghiệp tại một số xã giáp ranh với các quận nội thành giảm (các xã Ngũ Hiệp, Tứ Hiệp, Thanh Liệt, Thanh Liệt, Tân Triều).
- Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất ở nông thôn chủ yếu tập trung ở các xã:.
- Diện tích đất phi nông nghiệp theo xã.
- Xã có biến động tăng lên về diện tích đất phi nông nghiệp bao gồm các xã Ngũ Hiệp, Tứ Hiệp, Tam Hiệp và Hữu Hoà (hình 2)..
- Xu hướng biến động này phù hợp với định hướng sử dụng đất của huyện Thanh Trì thể hiện tại bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Trì đến năm 2020 đã được thành phố phê duyệt..
- Diện tích đất chưa sử dụng theo xã.
- Diện tích đất chưa sử dụng lớn nhất nằm ở xã Vạn Phúc do đây là xã vùng bãi (hình 3)..
- Năm 2007, xã Hữu Hoà đã khai thác một phần lớn diện tích đất chưa sử dụng của năm 2003..
- Đặc điểm biến động sử dụng đất thông qua chỉ số tra cứu cảnh quan.
- Các chỉ số đo đạc không gian huyện Thanh Trì năm 2003.
- Các chỉ số đo đạc không gian huyện Thanh Trì năm 2007.
- Chỉ số NUMP theo xã.
- Chỉ số PSCOV theo xã.
- Biên độ chỉ số PSCOV mở rộng trong giai đoạn thể hiện rõ ở xã Tứ Hiệp, Thanh Liệt, Tam Hiệp và Tân Triều thể hiện tính bất đồng nhất của các thửa đất tăng lên..
- Chỉ số MSI theo xã.
- Tính định hình của các thửa theo xã ở thế ổn định thể hiện thông qua chỉ số MSI, điểm bất thường được nhận thấy ở xã Duyên Hà, đây cũng là xã vùng bãi (hình 6)..
- Chỉ số AWMSI theo xã.
- Thực chất do có sự thay đổi diện tích sử dụng đất bên trong các xã Tứ Hiệp, Thanh Liệt và Tân Triều (hình 2), đặc tả chỉ số AWMSI cũng phản ánh rõ điều đó (hình 7).
- Chỉ số tra cứu cảnh quan rất đa dạng nhưng tựu chung chúng đều xuất phát từ các phép tính toán dựa trên giá trị chu vi và diện tích của các thửa.
- Vì vậy, cảnh quan với chỉ số PSCOV càng lớn sẽ càng bất đồng nhất, ngược lại càng nhỏ thì sẽ càng đồng nhất.
- Một đo đạc hình dạng quan trọng là chỉ số đo đạc kích thước thửa để tìm hiểu sự định hình của cảnh quan (Milne 1988).
- Hai chỉ số phản ánh đặc tính này rất rõ nét đã được chọn là tra cứu trung bình hình học thửa (Mean Shape Index - MSI) và tra cứu trung bình hình học thửa có gán trọng số diện tích (Area Weighted Mean Shape Index - AWMSI).
- Như vậy, đặc điểm sử dụng đất của vùng ven đô Thanh Trì đã được đặc tả rõ hơn khi sử dụng các chỉ số tra cứu cảnh quan.
- Từ bản chất của các hệ số tra cứu này cho thấy đơn vị không gian sử dụng tốt hơn là các thửa đất trên bản đồ địa chính và vấn đề này cần được kiểm chứng trong những nghiên cứu tiếp theo..
- Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Trì (đến năm Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Trì..
- Niên giám thống kê Phòng Thống kê huyện Thanh Trì.