« Home « Kết quả tìm kiếm

Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội vụ


Tóm tắt Xem thử

- Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội vụ.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước pháp luật Mã số .
- Kiểm tra xử lý.
- Văn bản quy phạm pháp luật.
- Bộ nội vụ.
- Lịch sử nhà nước pháp luật..
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi thực hiện quản lý đời sống xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế.
- Đảng và Nhà nước ta xác định: "quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật ( Điều 8).
- Để quản lý xã hội bằng pháp luật, các cơ quan Nhà nước đã ban hành nhiều Bộ luật, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và hội nhập quốc tế.
- Xuất phát từ thẩm quyền quản lý nhà nước, đặc điểm, điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa khác nhau ở các địa phương nên các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành có nhiều quy định mang tính “định hướng”, “khung” để các cơ quan, người có thẩm quyền quy định cụ thể cho phù hợp, theo tinh thần phân cấp quản lý nhà nước..
- Dựa trên các tiêu chí mang tính “đặc thù” của mình, nhiều Bộ, ngành, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp đã ban hành văn bản có một số nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành..
- Thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn những văn bản chất lượng chưa cao.
- văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chậm đi vào cuộc sống, có những văn bản không có hiệu quả, có những văn bản mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
- Điều này phản ánh tình trạng không triệt để tuân thủ quy định về thẩm quyền, cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật..
- Yêu cầu của việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải đảm bảo tính pháp chế, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL phải tuân thủ trình tự, thủ tục, thẩm quyền, bảo đảm hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành.
- Do vậy, kiểm tra, xử lý VBQPPL chính là tăng cường pháp chế trong xây dựng và ban hành VBQPPL của các Bộ, ngành, HĐND và UBND các cấp, đồng thời còn có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng và ban hành VBQPPL, từng bước hoàn thiện hệ thống VBQPPL, bảo đảm VBQPPL được xây dựng, thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân..
- Thực hiện chủ trương đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, cùng với yêu cầu phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế thì yêu cầu quan trọng đặt ra là phải xây dựng một hệ thống pháp luật công khai, minh bạch, thống nhất và đồng bộ.
- Việc xây dựng một hệ thống pháp luật như trên đòi hỏi không chỉ quan tâm đến công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà việc xây dựng, tạo ra một cơ chế kiểm tra, xử lý văn bản đã được ban hành cũng cần được quan tâm đúng mức.
- Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền đã vô tình hay cố ý ban hành những văn bản không đúng thẩm quyền, trình tự do pháp luật quy định, làm cho hệ thống pháp luật không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ..
- Những nội dung sai trái trong các văn bản của các Bộ, ngành, địa phương ban hành nếu không được kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời sẽ cản trở sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, làm chậm tiến độ của việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
- Mặt khác, những văn bản sai trái cũng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công dân..
- Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện và xử lý những văn bản không hợp hiến, hợp pháp của cơ quan, người có thẩm quyền đã được quy định tại Nghị định.
- Khác với thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (được thực hiện trước khi văn bản được ban hành), hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành sau khi văn bản được ban hành nhưng cũng góp phần đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật..
- Những năm qua, công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ, tuy mới triển khai nhưng đã đạt được một số kết quả, nhất là công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.
- Hàng năm, Bộ Nội Vụ tiến hành kiểm tra, xử lý và tổ chức các đoàn kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội Vụ.
- Đồng thời, Bộ Nội Vụ cũng chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tăng cường công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ..
- Qua công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của ngành nội vụ nói chung và Bộ Nội Vụ nói riêng đã phát hiện nhiều văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, trái với văn bản quy phạm của cấp trên, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức và công tác quản lý, phân cấp quản lý cán bộ, công chức...Tuy nhiên, do tổ chức pháp chế của Bộ mới được thành lập từ năm 2006, Sở Nội vụ các địa phương chưa có tổ chức pháp chế hoặc chưa bố trí công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản, nên công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND cấp tỉnh ban hành thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội Vụ còn bất cập, khó khăn cả về năng lực thực thi và nghiệp vụ công tác kiểm tra..
- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật nói chung và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ nói riêng, học viên chọn đề tài: “Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học..
- Những năm gần đây, đã có nhiều bài báo khoa học, luận văn, đề tài nghiên cứu về hoạt động xây dựng và ban hành cũng như việc nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Đây là chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học khác nhau như luật học, văn bản học, hành chính học…tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ, cách nhìn khác nhau như các công trình sau:.
- Đề tài: "Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện".
- “Hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp bộ” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2010)..
- “Thực hiện pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Dũng (Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011)..
- TS Lê Hồng Sơn, “Vai trò của công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số chuyên đề năm 2007..
- TS Đinh Trung Tụng, “Nhìn lại bốn năm triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số chuyên đề năm 2007..
- Các công trình dưới dạng cẩm nang nghiên cứu pháp luật mang tính nghiệp vụ và có giá trị ứng dụng cao của Dự án VIE/2005 “Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật đến năm 2010”, dưới sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế, Bộ Tư pháp biên soạn một số quyển sách phục vụ công tác nghiên cứu pháp luật: Quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (1998).
- Hướng dẫn nghiệp vụ soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (2002).
- Hướng dẫn nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (2003).
- Bình luận Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2005).
- Sổ tay nghiệp vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp (2010)…Những cẩm nang lập pháp trên đã nghiên cứu để đưa ra những vấn đề có tính lý thuyết và nguyên tắc đối với công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra VBQPPL..
- Các bài báo, bài nghiên cứu trên các tạp chí Nhà nước và pháp luật, tạp chí Luật học, trên các website, như: Tính hợp pháp và hợp lý của văn bản pháp luật và các biện pháp xử lý khiếm khuyết của nó của PGS.TS.
- Văn bản QPPL và xử lý VBQPPL của Thạc sĩ Bùi Thị Đào (Tạp chí Luật học, số 10, 2007)…đã phân tích rất sâu sắc và cụ thể về các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.
- đồng thời bình luận khá logic, rõ ràng về từng biện pháp xử lý đối với văn bản pháp luật khiếm khuyết..
- Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu riêng về hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân như: Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm.
- pháp luật – thực trạng và giải pháp hoàn thiện – Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp.
- Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành ở nước ta hiện nay của Thạc sỹ Trương Thị Phương Lan - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007.
- Luận văn tiến sĩ Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay của tác giả Đoàn Thị Tố Uyên – Đại học Luật Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật tại Ủy ban nhân dân quận Ba Đình thành phố Hà Nội của tác giả Phạm Hùng Phương – Cao học khóa 12 – Học viện Hành chính.
- Luận văn thạc sĩ Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ của tác giả Nguyễn Văn Đằng – Cao học khóa 15 – Học viện Hành chính..
- Những đề tài, công trình, bài viết nêu trên đã nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, về thực hiện pháp luật trong hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản.
- Nhìn chung các công trình đều đề cập đến công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở diện rộng và nghiên cứu về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực trạng công tác kiểm tra, lý giải các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ.
- Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời đánh giá thực trạng về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ thời gian qua, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này;.
- trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu qủa công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ trong thời gian tới..
- Phân tích cơ sở lý luận về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật;.
- Đánh giá thực trạng về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ;.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ trong thời gian tới..
- Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo thẩm quyền của Bộ Nội Vụ.
- các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND cấp tỉnh ban hành thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nội Vụ..
- nghiên cứu về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền của Bộ Nội Vụ từ năm 2007 đến năm 2013..
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm, chủ trương xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
- Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ..
- Thứ nhất, hệ thống hóa vấn đề lý luận về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật..
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng, những thành tựu và hạn chế, tồn tại trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ..
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ở Bộ Nội Vụ trong thời gian tới..
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giải đáp một số vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ.
- góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
- phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội Vụ..
- Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật..
- Chương II: Thực trạng hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ..
- Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội Vụ..
- Bộ Nội Vụ Báo cáo hàng năm về kết quả công tác pháp chế, Hà Nội..
- Bộ Nội Vụ Báo cáo hàng năm về kết quả công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp Báo cáo hàng năm về kết quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
- Chính phủ (2003), Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11 về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội..
- Chính phủ (2005), Báo cáo số 164/CP-XDPL ngày về tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ để hướng dẫn thi hành luật, Nghị quyết của Quốc hội;.
- Chính phủ (2010), Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội..
- Cao Kim Oanh (2011), Bàn về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí dân chủ và pháp luật – Bộ tư pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..
- Đoàn Thị tố Uyên (2011), Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học số 6/2011, tr.53-59..
- Nguyễn Văn Thâm (2010), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước, Nxb.
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nước và Pháp luật (2004), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội..
- Nguyễn Hoàng Anh (2012), Kiểm soát văn bản quy phạm pháp luật từ góc độ phân quyền, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số tr 57-63..
- Nguyễn Sĩ Dũng – Hoàng Minh Hiếu (2010), Việc tổ chức thực hiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tr 5-13..
- Nguyễn Minh Đoan (2010), Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của luật thực định Việt Nam về văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tr 5-10..
- Lê Hồng Sơn (2011), Pháp luật về kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Đặc san tuyên truyền pháp luật, số chuyên đề năm 2011..
- Quốc hội (1996), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội..
- Quốc hội (2004), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội..
- Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội..
- Trần Đức Thú (2010), Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật địa phương nhìn từ thực tiễn, Tạp chí dân chủ và pháp luật – Bộ tư pháp