« Home « Kết quả tìm kiếm

Kiểu sục khí và nền đáy tác động đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết (Anadara granosa) giai đoạn giống


Tóm tắt Xem thử

- KIỂU SỤC KHÍ VÀ NỀN ĐÁY TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA SÒ HUYẾT (Anadara granosa) GIAI ĐOẠN GIỐNG Ngô Thị Thu Thảo.
- Anadara granosa, nền đáy, nước trồi, sò huyết, tăng trưởng, tỷ lệ sống Keywords:.
- Hệ thống ương là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng trong thực tế sản xuất giống sò huyết (Anadara granosa).
- Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của các hệ thống ương bao gồm kiểu sục khí và nền đáy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết giai đoạn giống.
- Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại: 1) Nền đáy bùn kết hợp sục khí bình thường (B-BT), 2) Không có nền đáy kết hợp sục khí bình thường (KB-BT), 3) Nền đáy bùn kết hợp sục khí nước trồi (B-T), 4) Không có nền đáy kết hợp sục khí nước trồi (KB-T).
- Sò huyết được cho ăn hằng ngày bằng tảo thu từ hệ thống cá rô phi-nước xanh kết hợp với thức ăn tổng hợp Lansy (ZM).
- Kết quả sau 60 ngày ương cho thấy, tốc độ tăng trưởng của sò huyết ở nghiệm thức có nền đáy bùn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức nền đáy không bùn.
- Khối lượng của sò huyết trong nghiệm thức B-BT mg) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức B-T mg).
- Tỷ lệ sống của sò huyết đạt cao nhất ở nghiệm thức B-T (82,9±4,44.
- Nghiên cứu này cho thấy sò huyết giống với chiều dài 4,88 mm và khối lượng 30 mg ương trong hệ nước trồi đạt tỷ lệ sống cao, tuy nhiên cần có nền đáy bùn để đạt tăng trưởng tốt hơn..
- Kiểu sục khí và nền đáy tác động đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết (Anadara granosa) giai đoạn giống.
- Sò huyết thường phân bố ở các vùng bãi triều cửa sông có đáy bùn mềm khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long, sò huyết thường được nuôi trên bãi triều cửa sông, kênh dẫn nước mặn hoặc nuôi kết hợp với tôm sú.
- Theo khảo sát gần đây của Võ Minh Thế và Ngô Thị Thu Thảo (2013) ở khu vực tỉnh Kiên Giang, Cà Mau có các mô hình nuôi sò huyết chủ yếu là: nuôi trên bãi triều, nuôi dưới tán rừng ngập mặn và nuôi trong ao với nguồn giống dựa hoàn toàn vào khai thác từ tự nhiên và chưa có sò huyết có nguồn gốc từ sản xuất giống nhân tạo..
- Hiện nay trên thế giới, hệ thống sục nước trồi lên (up-welling) đã được sử dụng phổ biến trong quá trình ương giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ (FAO, 2005).
- Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa (2001) đã sử dụng hệ thống nước trồi để nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sò huyết giai đoạn giống với tỷ lệ sống đạt từ 92,2 đến 100% sau 28 ngày nuôi ở các độ mặn khác nhau.
- Trong hệ thống này, con giống được đặt trên mặt lưới nằm lơ lửng trong cột nước, dòng nước trồi sẽ đem oxy và phân phối thức ăn đồng đều đến các cá thể, thêm vào đó có thể kiểm tra tình trạng của con giống được ương và việc chăm sóc, quản lý hệ thống ương sẽ ít tốn kém và chủ động hơn.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các hệ thống ương khác nhau (nước trồi và nước tĩnh, có nền đáy và không có nền đáy) đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của sò huyết ở giai đoạn giống.
- Kết quả của đề tài góp phần cung cấp các thông tin về đặc điểm sinh học của sò huyết, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đạt kết quả cao trong quá trình ương giống..
- Sò huyết giống được mua từ Kiên Giang, sau đó được chuyển về Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để tiến hành thuần hóa và bố trí thí nghiệm..
- Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại là: 1) Nền đáy bùn kết hợp sục khí bình thường (B-BT), 2) Không có đáy bùn kết hợp sục khí bình thường (KB-BT), 3) Nền đáy bùn kết hợp sục khí nước trồi (B-T), 4) Không có đáy bùn kết hợp sục khí nước trồi (KB-T)..
- Sò huyết giống có khối lượng trung bình mg/con được thả với mật độ 100 con/bể và được đặt vào trong rổ nuôi có may lưới (kích thước rổ 20×30 cm), các hệ thống sục khí trồi (dẫn nước từ đáy bể lên trên mặt nước) và sục khí bình thường (sử dụng đá bọt) được bố trí vào các bể tương ứng với các nghiệm thức.
- Bể thí nghiệm bằng chất liệu nhựa tổng hợp, có kích thước là 80×60 cm, nền đáy bùn mềm với độ dày 10 cm được bố trí vào các nghiệm thức có bùn đáy và chiều cao cột nước được duy trì thường xuyên ở mức 20 cm..
- Hình 1: Các hệ thống thí nghiệm (A: Sục khí bình thường.
- Sò huyết được cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ.
- Thức ăn trong quá trình nuôi sò huyết là tảo xanh Chlorella (mật độ cho ăn từ 3,0-5,0 triệu tb/L nước trong bể nuôi) kết hợp với thức ăn công nghiệp Lansy (ZM, liều lượng 2 mg/bể/ngày) được lọc qua lưới có kích thước mắt lưới 50 m trước khi cho ăn..
- Tiến hành thu mẫu định kỳ 10 ngày từ khi bắt đầu cho đến kết thúc thí nghiệm, đếm số con sò còn sống trong bể để xác định tỷ lệ sống, đo chiều dài và cân khối lượng 40 con/bể của từng nghiệm thức để tính tốc độ tăng trưởng..
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối/ngày (%/ngày).
- T: Thời gian ương sò huyết (ngày.
- L: Chiều dài của sò huyết (mm)..
- Tỷ lệ sống.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Biến động các yếu tố môi trường Trong khoảng thời gian thí nghiệm, nhiệt độ trung bình buổi sáng dao động khoảng 26,6-26,7 o C, khác biệt không có ý nghĩa giữa các hệ thống ương (p>0,05), nhiệt độ trung bình buổi chiều cao nhất ở nền đáy bùn sục khí trồi (29,1 o C) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các hệ thống ương còn lại (Bảng 1).
- Nguyễn Văn Mẫn (2013) thực hiện nghiên cứu cho thấy sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết giảm dần khi nhiệt độ tăng lên từ 28,0 o C lên 32,0 o C hoặc 34,0 o C..
- Bảng 1: Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm.
- Chỉ tiêu theo dõi Hệ thống ương.
- Trong quá trình thí nghiệm, giá trị pH nằm trong khoảng cho phép giá trị pH trong các hệ thống có nền đáy bùn thấp hơn so với hệ thống không có nền đáy (p<0,05), điều này có thể do nền đáy bùn có sự hiện diện của các nhóm vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn, quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa lắng đọng xuống đáy sẽ làm phát sinh CO 2 và làm cho giá trị pH giảm xuống..
- Độ kiềm ở các hệ thống ương dao động từ mg CaCO 3 /L, độ kiềm ở các bể có nền đáy bùn luôn thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so.
- với kiềm ở các bể nền đáy không bùn.
- Nguyên nhân có thể là do sò ở trong hệ thống này sinh trưởng tốt hơn các hệ thống khác nên sò đã hấp thu Canxi trong môi trường nước để tăng trưởng, mặt khác trong các hệ thống có đáy bùn, quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ làm phát sinh lượng CO 2 nhiều hơn, làm pH và độ kiềm giảm thấp.
- Nguyễn Văn Mẫn (2013) ghi nhận sò huyết giống sinh trưởng bình thường khi độ kiềm từ mg CaCO 3 /L.
- Có thể thấy độ kiềm trong các hệ thống thí nghiệm là khá thấp và có khả năng hạn chế sinh trưởng của sò huyết trong quá trình thí nghiệm..
- Hàm lượng TAN cũng tương đối ổn định trong khoảng thời gian thí nghiệm, dao động từ 0,13-0,18 mg/L và ở những hệ thống có nền đáy bùn luôn cao hơn (p<0,05) so với không có nền đáy bùn.
- Ngô Thị Thu Thảo (2016) cho rằng hàm lượng TAN trung bình từ 0,41-0,42 mg/L không ảnh hưởng đến sinh trưởng của sò huyết giai đoạn giống.
- Như vậy, hàm lượng TAN trong quá trình thí nghiệm vẫn nằm trong khoảng cho phép đối với sinh trưởng của sò.
- Hàm lượng NO 2 - trong quá trình thí nghiệm tương đối cao từ 3,14-3,43 và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các hệ thống ương..
- Kết quả Bảng 2 cho thấy mật độ vi khuẩn trong đáy bùn luôn cao hơn trong nước và do đó quá trình phân hủy chất hữu cơ có thể đã diễn ra hiệu quả hơn..
- Các hệ thống sục khí khác nhau, có hoặc không có nền đáy bùn đều có mật độ vi khuẩn trong nước khá tương đồng với nhau và khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)..
- Bảng 2: Trung bình mật độ vi khuẩn tổng cộng trong các nghiệm thức thí nghiệm Nghiệm thức.
- Những giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) 3.2 Khối lượng và chiều dài của sò huyết.
- 3.2.1 Khối lượng của sò huyết (mg).
- Sò huyết với khối lượng ban đầu khá đồng đều giữa các nghiệm thức mg/con).
- Sau 60 ngày thí nghiệm sò giống đạt khối lựợng lớn nhất khi ương bằng hệ thống B-BT (77,8 mg), tiếp theo là hệ thống B-T (76,0 mg) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với KB-BT (62,7 mg) và KB-T (67,8 mg).
- Kết quả cho thấy khối lượng sò huyết tăng liên tục ở tất cả các hệ thống và tăng nhanh ở các hệ thống ương có bùn trong khi ở các hệ thống ương không có bùn vào thời gian đầu tăng nhanh nhưng.
- Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với kết quả của Ngô Thị Thu Thảo (2016) theo đó, cho ăn tảo Chaetoceros sp lắng bằng chitosan trong 60 ngày đạt khối lượng lớn nhất (282 mg) và thấp nhất khi cho ăn tảo lắng bằng NaOH (148 mg) hoặc PAC (149 mg) với khối lượng sò huyết giống ban đầu là 64,0-65,0 mg.
- Tảo thu từ hệ thống nước xanh cá rô phi có thể có giá trị dinh dưỡng thấp hơn và chất lượng không ổn định như tảo Chaetoceros được nuôi thuần và thu hoạch theo từng đợt..
- Bảng 3: Khối lượng của sò huyết theo thời gian (mg).
- Khối lượng ban đầu (mg a 31,8±1,01 a 30,9±1,22 a 30,1±1,42 a Khối lượng ngày 60 (mg c 62,7±1,03 a 76,0±1,25 c 67,8±1,20 b Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
- Tốc độ tăng trưởng tương đối đạt cao nhất ở hệ thống B-BT (1,92 %/ngày) và thấp nhất ở hệ thống KB-BT (1,33 %/ngày) trong 40 ngày đầu của thí nghiệm (Bảng 4).
- Từ ngày thứ 50 của quá trình thí nghiệm tốc độ tăng trưởng ở 2 hệ thống có đáy bùn đều cao hơn so với không có bùn (p<0,05).
- Tuy có giảm dần về tăng trưởng nhưng kết quả cho thấy sò huyết giống ở 2 hệ thống có nền đáy bùn vẫn tăng trưởng tốt cho đến khi kết thúc thí nghiệm (1,51.
- Mặt khác sò huyết ở hệ thống KB-T tăng trưởng đạt 1,35 %/ngày cao hơn so với hệ thống KB- BT (1,13 %/ngày) nhưng không có ý nghĩa (p>0,05)..
- Có thể thấy hệ thống sục khí nước trồi có tác dụng làm luân chuyển nguồn nước trong bể, đem đến Oxy và phân phối thức ăn tốt hơn cho sò huyết, tuy nhiên quá trình hoạt động của các nhóm vi khuẩn trong nền đáy, ngoài tác dụng chuyển hóa chất hữu cơ còn đóng vai trò là nguồn thức ăn bổ sung cho sò huyết giống, hoặc chúng cũng có thể đóng vai trò nhất định thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn hiệu quả hơn, làm sinh trưởng của sò tốt hơn.
- Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày).
- Ngày Hệ thống ương.
- Sau khoảng thời gian thí nghiệm 60 ngày thì chiều dài của sò huyết có tăng nhưng chậm hơn khối lượng (Bảng 5).
- Chiều dài của sò huyết đạt cao nhất ở hệ thống B-BT (6,37 mm), tiếp đến là B-T (6,27 mm) và thấp nhất ở KB-BT (5,92 mm).
- Kết quả này một lần nữa cho thấy nền đáy có khả năng đã đóng.
- vai trò quan trọng hơn hệ thống sục khí trong bể ương trong điều kiện mật độ ương sò còn thấp, thử nghiệm ương với mật độ cao hơn và sò giống với kích thước nhỏ hơn có thể đánh giá chính xác tác dụng của việc sử dụng hệ thống sục khí trồi trong ương giống sò huyết hoặc các loài động vật thân mềm ăn lọc khác..
- Bảng 5: Chiều dài của sò huyết theo thời gian (mm).
- Trong 30 ngày đầu, tốc độ tăng trưởng tương đối của sò huyết đạt cao nhất ở hệ thống B-BT (0,43.
- %/ngày) và thấp nhất là ở hệ thống KB-BT (0,25.
- Đến ngày 60 của quá trình thí nghiệm (Bảng 6), tốc độ tăng trưởng chậm hơn 30 ngày đầu tiên nhưng kết quả vẫn cho thấy ở những hệ thống có bùn cho kết quả tăng trưởng cao hơn (p<0,05) so với các hệ.
- (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và chất đáy đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng sò huyết cho thấy, sò huyết trong giai đoạn từ sống trôi nổi chuyển sang sống đáy thích hợp nhất ở độ mặn 20 ‰ và chất đáy bùn đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (3,72.
- và tỷ lệ sống cao nhất (37,61%)..
- Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối của sò huyết (%/ngày).
- Những giá trị trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) 3.3 Tỷ lệ sống và năng suất của sò huyết.
- trong các hệ thống ương khác nhau.
- Kết quả cho thấy sau 30 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống duy trì ở mức khá cao (Hình 2 và Bảng 7), ở hệ thống ương B-T (96,2%) thấp hơn và khác biệt (p<0,05) so với hệ thống KB-T (99,2.
- đến cuối thí nghiệm, tỷ lệ sống của sò huyết bắt đầu giảm ở tất cả các nghiệm thức, ở ngày 60 thì tỷ lệ sống đạt cao nhất ở hệ thống B-T (82,9%) tiếp đến là KB-T (77,1.
- Kết quả tỷ lệ sống sau 30 ngày ương gần như tương đương với kết quả của Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa (2001) thực hiện ương sò huyết giống trong hệ thống nước trồi kéo.
- Tỷ lệ sống của sò huyết đạt thấp nhất (67,0%) ở hệ thống không có đáy bùn và sục khí bình thường và thấp hơn so với các hệ thống ương còn lại (p<0,05).
- Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là do lượng thức ăn dư thừa trong quá trình cho ăn tích tụ ở đáy bể đã ảnh hưởng đến khả năng sống sót của sò huyết.
- Những bể có nền đáy bùn có mật độ vi khuẩn cao hơn nên chúng có thể phân hủy lượng thức ăn dư thừa tốt hơn, từ đó.
- Mặt khác, vi khuẩn trong bùn đáy cũng đóng vai trò như nguồn dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng và duy trì tỷ lệ sống của sò huyết.
- (2001) thu được kết quả tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của sò huyết giống với chiều dài 2,86 mm đạt 67,82% và 0,71% sau 120 ngày ương tại ao vùng triều..
- Hình 2: Tỷ lệ sống của sò huyết trong 60 ngày ương.
- Sò huyết được ương ở hệ thống B-T cho năng.
- quả tỷ lệ sống cao hơn và kích thước sò lớn hơn sau thời gian ương ở hệ thống có bùn đáy và sục nước trồi đã dẫn đến năng suất thu được cao hơn và tương đương với hệ thống ương có nền đáy bùn nhưng sục khí theo kiểu thông thường.
- Bảng 7: Tỷ lệ sống.
- và năng suất (g/m 2 ) của sò huyết trong các hệ thống ương.
- Tỉ lệ sống sau 30 ngày.
- 97,9±0,69 ab 98,9±0,51 ab 96,2±2,78 a 99,2±0,38 b Tỉ lệ sống sau 60 ngày.
- Sau 60 ngày ương, sò huyết có tỷ lệ sống cao nhất ở hệ thống nền đáy bùn sục khí trồi (82,9%) và thấp nhất là ở hệ thống không nền đáy sục khí thường (67,0%)..
- Tăng trưởng của sò huyết ở hệ thống ương có nền đáy bùn luôn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với hệ thống ương không có đáy bùn (p<0,05)..
- Nghiên cứu ương sò huyết với nền đáy bùn kết hợp sục khí nước trồi với qui mô lớn hơn và với kích.
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống sò huyết Anadara granosa.
- Thời gian thí nghiệm (Ngày) B-BT KB-BT B-T KB-T.
- Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu đựng stress của sò Anadara granosa giai đoạn giống.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của sò huyết (Anadara granosa).
- Đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi sò huyết (Anadara granosa) ở hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau