« Home « Kết quả tìm kiếm

KINH NGHIỆM LỊCH SỬ CỦA GIÁO DỤC THĂNG LONG – HÀ NỘI VỀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Tóm tắt Xem thử

- KINH NGHIỆM LỊCH SỬ CỦA GIÁO DỤC THĂNG LONG – HÀ NỘI VỀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO.
- Kinh nghiệm đầu tiên: Thường xuất hiện những mâu thuẫn, bất cập giữa mục tiêu, nguyên lý, hệ thống, cách thức triển khai giáo dục được nhà nước, chế độ xác định, xây dựng với thực tiễn vận động của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội dẫn đến hạn chế, kìm hãm, sai lệch thậm chí ngược lại, phá huỷ mục tiêu giáo dục..
- Trong quá trình lịch sử Việt Nam, khi đất nước, dân tộc bị nô lệ (như thời Minh thuộc hay Pháp thuộc với hệ thống giáo dục do chính quyền cai trị, đô hộ dựng lên thì mâu thuẫn ấy dễ nhận ra.
- Chẳng hạn, với nền giáo dục bị áp đặt từ trên xuống, từ chính quyền thuộc địa của thực dân Pháp nhằm nô dịch và cai trị Việt Nam, thì cuối cùng, chính những người được tiếp nhận nó, chứ không phải ai khác lại là người "phản lại" mục tiêu của nó nhất..
- Về mục tiêu của giáo dục, giản dị là trả lời câu hỏi: Học để làm gì? Kinh điển Nho học xác định rõ: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
- "Bình thiên hạ" là xã hội - thiên hạ được yên bình, ổn định, không chao đảo..
- Mục tiêu đầu tiên của giáo dục Nho học - như tuyên bố của triều đình là: "Đem nền văn nhân giáo hoá thiên hạ, lấy trọng đạo, tôn nho làm việc lớn, lấy kén tài, kính trời làm chước hay, bởi nghĩ rằng mở khoa thi kén kẻ sỹ là việc mà người trị nước phải làm trước.
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- 528 KINH NGHIỆM LỊCH SỬ CỦA GIÁO DỤC THĂNG LONG - HÀ NỘI….
- tiên, tô điểm được cơ đồ nhà vua, mở mang được chính trị, văn hoá là nhờ đó, sắp xếp được mọi việc, trau dồi được thói hay cũng là nhờ đó", "Lấy Nho thuật mà phấn sức nội trị bình, lấy nhân hậu mà bồi bổ quốc mạch", "đem nền văn nhân giáo hoá thiên hạ, lấy trọng đạo, tôn Nho làm việc lớn" tức là phổ biến Nho học trong dân chúng để làm nền tảng ý thức cho việc xây dựng và củng cố chính quyền, chế độ..
- tuyển chọn, đào tạo một đội ngũ quan lại các cấp chính quyền, giúp vua cai trị đất nước theo mẫu hình Nho học..
- triết lý mục tiêu, nguyên lý giáo dục đào tạo của Nho học được xây dựng trên cái thường hằng trong các quan hệ giữa người với người, với xã hội 1.
- Về bản chất, triết lý này đánh giá cao vị trí của con người trong xã hội, gắn con người với xã hội..
- Gắn liền với những yêu cầu, giá trị phổ quát, vĩnh hằng của xã hội con người.
- Về nguồn tri thức để giáo dục: Suốt cả quá trình giáo dục gần một ngàn năm Nho học ở Việt Nam, giáo khoa - không có gì khác hơn là kinh điển Nho học (Tứ thư, Ngũ kinh) và những sách giải nghĩa các kinh điển này..
- Những hệ thống quy chế, cách thức tổ chức các kỳ thi đó ngày một bổ sung, hoàn chỉnh với kỳ vọng sẽ sàng lọc, tuyển chọn được những tinh hoa, thấm nhuần và vận dụng mục tiêu, nguyên lý giáo dục mà kinh điển Nho học đề ra.
- Đó là về phía nhà nước, còn về phía người đi học?.
- Với bộ phận còn lại của xã hội - môn đệ đông đảo nhất, thường xuyên nhất của giáo dục Nho học ở Việt Nam lại là con em nông dân - bình dân thì mục tiêu không phải thế..
- Môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam, nhất là ở vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ - địa bàn lâu đời và trọng yếu nhất của Nho học ở Việt Nam đầy rẫy những xung động của tự nhiên - xã hội: "thuỷ - hỏa - đạo - tặc" (lũ lụt, hạn hán, trộm cắp, giặc giã) và từ thế kỷ XV trở đi ngày càng tiểu nông hoá..
- ngàn năm vây bủa lấy xã hội tiểu nông, lấy cuộc sống của người dân:.
- Chưa ở nơi đâu, câu Hán - Việt "Dân dĩ thực vi thiên" (dân lấy ăn làm trời - là thứ nhất - bao trùm chi phối mọi yếu tố khác) lại trở nên thấm thía, cụ thể như với người dân Việt Nam..
- Bằng con đường đi học - thi đỗ, người nông dân nghèo đói có thể kiếm lấy một thân phận, một địa vị xã hội nhất định.
- Không phải ngẫu nhiên mà trí tuệ từ bác học đến dân gian người Kinh (bộ phận cư dân học Nho nhiều hơn cả) lại đều coi việc đi học là "nghề" vẻ vang nhất.
- Chính tình hình này, cắt nghĩa một hiện tượng phổ biến, thường xuyên trong gần ngàn năm giáo dục từ Nho học đến thời hiện đại của Việt Nam ở Thăng Long, Hà Nội, thì khu vực ba mươi sáu phố phường, sự phát triển của giáo dục Nho học lại chậm hơn, ít hơn so với vùng làng xã ven đô, vùng xa của Từ Liêm, Thanh trì, Đông Anh, Hoài Đức..
- Như vậy, nếu với nhà nước, mục tiêu "Tu thân - Tề gia - Trị quốc - Bình thiên hạ", là xuất phát từ cách nhìn chính trị - xã hội, thì trong xã hội tiểu nông nghèo đói và bất trắc của Việt Nam, với đông đảo sỹ tử có nguồn gốc tiểu nông, mục tiêu của đi học trước hết lại quy chiếu qua khía cạnh kinh tế, qua cái đủ ăn cho ngày mai của bản thân, gia đình.
- Đi học là một giải pháp "tối ưu", là một thứ đầu tư của hiện tại vào tương lai.
- của một xã hội tiểu nông trông chờ, kỳ vọng vào mục đích cuối cùng của việc đi học là làm quan để có thể đổi đời, để cải thiện thân phận..
- 530 KINH NGHIỆM LỊCH SỬ CỦA GIÁO DỤC THĂNG LONG - HÀ NỘI….
- với gia đình, vợ con, bố mẹ, chị em, là người hoàn toàn bị bứt ra khỏi trường thực tiễn kinh tế - xã hội của gia đình, cộng đồng..
- Vì vậy, mới hiểu vì sao trong tâm sự thầm kín được thể hiện thành thơ, văn của các vị khoá sinh nho học khi không đỗ đạt, không có “danh phận”, luôn có mặc cảm là người mắc nợ, người “thừa” với gia đình, vợ con.
- Nội dung, cách thi đã tạo ra mẫu người đi học không quan tâm tiếp nhận kiến thức gì mà bận tâm đến thi cái gì?.
- Thật khó xác định được từ “học vẹt” đó có trong ngôn ngữ dân gian từ bao giờ, nhưng chắc hẳn phải nẩy sinh từ quá trình học, thi cử Nho học về sau..
- Học - Thi - Làm quan là một quá trình, một hệ thống hoàn chỉnh của khoa cử Nho học.
- Thi đỗ - cửa khẩu duy nhất, sàng tuyển duy nhất của người đi học.
- Thi và thi đỗ - thành "chốt chặn", thành điểm nóng nhất, nhạy cảm nhất, tập trung nhất, thường xuyên nhất, tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục của nền Nho học Việt Nam.
- Nhưng, trong thực tế, trí thức Nho học Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội luôn phải giằng co, câu thúc bởi "hành" và "tàng", "xuất" và "xử".
- Không phải lúc nào, ở đâu tri thức Nho học cũng dễ dàng hành động, trả lời được vấn đề này.
- hoặc khi triều đình năm bè bẩy mối (cuối Trần, cuối Lê, Lê - Trịnh…) khi các phe cánh, thế lực, rồi tập đoàn trong triều đình lợi dụng, dùng Nho học làm chiêu bài để tranh giành, thoán đoạt lẫn nhau.
- Giáo lý Nho học là dạy người không biết mệt (giáo nhân bất quyện.
- lấy đó là niềm vui (bất diệc lạc hồ) với người truyền đạt giáo lý, tri thức Nho học.
- Nhưng, trong khi đó, đích thực của đi học là thi đỗ ra làm quan.
- Vì thế dẫn đến một hiện tượng thường xuyên trong lịch sử Việt Nam là rất ít môn đồ của đạo Khổng "tình nguyện" làm người dạy học ngay từ đầu và cả đời, để dạy người không biết mệt mỏi.
- Thăng Long - Hà Nội mặc dù liên tục có những người tham gia dạy học, các ông thầy, các lớp học tư nổi tiếng trong lịch sử giáo dục và Nho học, mà trong thời kỳ hàng hơn 850 năm ở đây chưa bao giờ có trường, lớp chuyên dạy làm nghề thày giáo như dạy làm quan.
- Không có đội ngũ, hay các thế hệ những người thày chuyên nghiệp, chỉ có người đi học là chuyên nghiệp....
- Những ân điển triều đình này không chỉ tác động mạnh đến các tiến sỹ, gia đình của họ mà trở thành gương mẫu, ngày một lan truyền đến các làng xã, dòng họ, gia đình khuyến khích động viên người đi học thông qua hàng loạt các biện pháp cụ thể: học điền, bút điền (ruộng đất dành hỗ trợ người đi học), để thờ cúng văn chỉ, khai khoa, người đỗ đạt, miễn lao dịch, danh hiệu ngôi thứ trong các hoặc làng xã 5.
- Với cách giáo dục ấy, thì dù người thiên tư lỗi lạc cũng phải nhụt đi huống gì là những người tư chất tầm thường, thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách vậy" 6.
- “Làm quan đến chức gì?” lại trở thành hai thông tin quan trọng nhất, quán xuyến toàn bộ các sách về khoa bảng, chí, văn bia, gia phả… khi ghi chép về các đệ tử của Nho học từ xưa đến nay..
- Không phải chỉ khoa cử Nho học mới “tạo” ra những con người như vậy..
- Chừng nào còn chưa thật sự đồng chiều, đồng thuận giữa mục tiêu giáo dục của nhà nước với thực tế điều kiện kinh tế, xã hội của người đi học, người tham gia giáo dục, đầu tư cho giáo dục thì chừng đó còn có những biến dạng như trên..
- Kinh nghiệm tiếp thu tinh hoa giáo dục của khu vực, thế giới, nhưng không giáo.
- điều, độc tôn một mô hình giáo dục..
- 532 KINH NGHIỆM LỊCH SỬ CỦA GIÁO DỤC THĂNG LONG - HÀ NỘI….
- Thăng Long - Hà Nội, "Kinh sư của muôn đời", cũng đồng nghĩa là đầu cầu, trung tâm điển hình của tiếp xúc, hội tụ và chọn lọc những mô hình giáo dục từ các trung tâm của nhân loại..
- Sau đêm trường mất độc lập, dân tộc Việt Nam "rũ bùn" nô lệ Bắc thuộc đứng dậy.
- Nhà nước Đại Việt thời Lý không kỳ thị với mô hình giáo dục Đường, Tống, đã chính thức khẳng định vị thế Nho học, mở mang giáo dục Nho học.
- Thăng Long nhận thấy ở triết lý giáo dục đó như của chính mình.
- Từ Quốc Tử Giám, giáo dục Nho học đã lan tỏa đến hầu hết các làng xã của vùng Hà Nội.
- Nền giáo dục đó không chỉ tạo ra tri thức - nâng năng lực tiếp xúc cụ thể, đầu tiên là biết chữ Hán - ít nhất các sỹ tử của nền học vấn này cũng phải có lượng chữ Hán - Việt nhất định, có thể "bút đàm" với đại diện Trung Hoa, còn mở mang nguồn tri thức cụ thể khác qua những sách Đại Học, Trung Dung, Kinh Dịch, Kinh Thi,… thi phú, lịch sử cổ đại Trung Hoa, triết lý Trung Hoa cổ… Không thể phủ định triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục ấy chính là tinh hoa của Nho học..
- Khi xác định "Phi thương bất phú, phi trí bất hưng, phi nông bất ổn", Nho học xác định vai trò của giáo dục, của tri thức trong tính tổng thể, của toàn bộ hệ thống kinh tế - xã hội, cho thấy rõ mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ giữa vai trò kinh tế - nhất là kinh tế hàng hoá - thương mại - ngoại thương, với sự giàu có, tăng trưởng kinh tế.
- vai trò của nông nghiệp, nông thôn với sự an sinh, ổn định xã hội..
- Ấy chính là khi những tri thức Nho học đã phát triển "hết mình", "toàn thân là đảm", bừng sáng nguồn năng lượng lương - năng trên các lĩnh vực quản lý xã hội, giáo dục, văn hoá nghệ thuật, hoạt động xã hội, nhất là bang giao, tiêu biểu như Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Giáp Hải, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích.
- Như những thanh niên trí thức Nho học Việt Nam không ngại khó khăn, gian khổ dấn thân vào trường đấu tranh, tìm con đường cứu nước, canh tân hoặc nhập thân vào cuộc trường chinh chống thực dân Pháp xâm lược, đóng góp xuất sắc cho công cuộc xây dựng cộng đồng, cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển của quốc gia, dân tộc, Thăng Long - Hà Nội..
- Với nền giáo dục Pháp - chân trời tiếp xúc được mở mang - nền giáo dục, văn hoá mở sang một trang mới.
- Học sinh, sinh viên trí thức Hà Nội, Việt Nam thời đó đã có thể tiếp xúc trực tiếp với người Pháp và qua tiếng Pháp, văn minh Pháp đến với thế giới..
- Rõ ràng là việc tiếp thu tinh hoa mô hình giáo dục của khu vực và quốc tế với giáo dục ở Thăng Long - Hà Nội, Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng nền giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội là một nhu cầu, một thực tế, là biểu hiện cụ thể năng lực hội nhập của giáo dục Thăng Long - Hà Nội, Việt Nam..
- Mỗi một lần người Việt Nam - Thăng Long - Hà Nội có điều kiện tiếp nhận những thành tựu, tinh hoa của văn minh nhân loại, dù trong bất luận hoàn cảnh nào thì kết quả.
- khách quan của nó, cũng là một lần kinh tế, xã hội Việt Nam nói chung, giáo dục Việt.
- Tuy nhiên, bất cứ một mô hình nào cũng không thể đáp ứng được toàn diện những yêu cầu thực tiễn của đời sống, kinh tế - xã hội Việt Nam đặt ra.
- Điều quan trọng đặc biệt là mỗi lần tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa của nền giáo dục của khu vực hay của một trung tâm nào đó, không được dẫn đến giáo điều, độc tôn một mô hình nào..
- Giáo dục Nho học tuyên ngôn: "Học nhi thời tập chi.
- học rồi thì làm theo, tập theo điều đó, để biết, để làm, để nhập thân vào đời góp phần làm yên trị, bình ổn, phát triển cho đất nước, xã hội Việt Nam.
- giải đáp, xử lý những vấn đề thực tiễn của Việt Nam từng giai đoạn cụ thể trong hơn tám thế kỷ không ngừng vận động..
- Thế nhưng, để đạt được mục tiêu đó, giáo dục Nho học Việt Nam lại trông chờ vào nguồn tri thức cố định, bằng "giáo trình" cơ bản nhất của cả quá trình ấy là từ nội dung kinh điển Nho giáo.
- Sự bất cập và mâu thuẫn giữa mục tiêu Nho học mà tập trung ở cấp giáo dục tinh hoa, trước hết nằm ở nội dung và chương trình giáo dục trở thành giáo điều, công thức bất di bất dịch (học nhi bất tác) của nó.
- Kinh điển Nho học câu thúc đông đảo sỹ phu, khiến cho tầng lớp này dù có hăng hái, dấn thân mà năng lực giải quyết những bài toán của thực tiễn của kinh tế, chính trị, bị hạn chế..
- Nguyễn Trường Tộ là người quyết liệt với những nhận định về lịch sử giáo dục đào tạo Nho học nói chung, của triều Nguyễn nói riêng, nhận xét: "Không có nước nào có cái học ngược đời như ở nước ta… là học toàn chuyện ngày xưa để sống và làm việc ở đời nay, học một thứ của Trung Quốc xưa để làm theo quan dân nước Nam ngày nay" 7.
- bất chấp cái thường xuyên vận động, thay đổi và đặt ra ở chính Việt Nam.
- Thời kỳ hiện đại, việc tiếp nhận và phát triển mô hình giáo dục Xô - viết là một thực tế khách quan, nhưng đến việc chỉ tập trung, ưu tiên cao tiếng Nga, và thậm chí sau năm.
- 70-80% từ Hán - Việt, là Việt Nam - Trung Hoa không chỉ "núi liền núi, sông liền sông" bỏ quên Hán -Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp… lại là một chuyện hoàn toàn khác khiến cho năng lực hội nhập giảm thiểu..
- Kinh nghiệm độc lập, tự chủ, ấm no, hạnh phúc của mỗi người, mỗi nhà, của cả cộng đồng, quốc gia, là mục tiêu trực tiếp, giản dị, thiết thực, cao quý của việc học tập và đào tạo con người, cũng chính là nguồn động lực thường xuyên, mạnh mẽ nhất của phát triển giáo dục đào tạo..
- Một thực tế lớn ở Việt Nam là trước những yêu cầu nóng bỏng của vận mệnh dân tộc, chính những sỹ phu Nho học - từng kinh qua trường giáo dục Thăng Long chứ không phải ai khác, đảm nhiệm những trọng trách bang giao của quốc gia Đại Việt.
- 534 KINH NGHIỆM LỊCH SỬ CỦA GIÁO DỤC THĂNG LONG - HÀ NỘI….
- Những thế hệ - sản phẩm của nền giáo dục đào tạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "của dân, do dân, vì dân", qua.
- 30 năm thi đua dạy tốt, học tốt, đã góp phần xuất sắc cùng quân dân Thủ đô, cùng toàn dân tộc thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ nặng nề, thiêng liêng, cao cả nhất của Việt Nam trong thời đại của mình: đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, bảo vệ và xây dựng Thủ đô, đất nước..
- Trong giáo dục Nho học "nghề nghiệp cầm tay ở mới cam, nên thợ nên thày vì có học" (Nguyễn Trãi), các thế hệ người nông dân đầu tư cho con trai đi học, hay gửi gắm con gái về làm dâu nhà có con trai đi học, vì học hành, sách vở - đối với người lao động Việt Nam - cũng chính là ruộng, là vườn, là của cải.
- Quá trình đó, thi đỗ và bằng cấp “chứng nhận” cho danh hiệu đó, cuối cùng lại biến thành áp lực lớn nhất với người đi học, gia đình có người đi học..
- Trong hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội cụ thể của Việt Nam, đông đảo người đi học thiếu những điều kiện để thực sự tự do trong quá trình đi học.
- Những động cơ cụ thể nhưng tiềm tàng trong người đi học, trong nhận thức cụ thể của người đi học với những điều được truyền thụ trên lớp học: Tự do trong nhận thức, trong bình luận, tiếp nhận, suy luận - vốn là hệ thống và nền tảng của quá trình tiếp thu, của phát triển năng lực sáng tạo..
- Có tự do, tự chủ trong nhận thức, gắn mình với dân tộc và thời đại - nguồn cội, nền tảng tối thượng, cung cấp, tiếp truyền năng lực năng động, sáng tạo của trí thức, của giáo dục.
- Quên điều này là không hiểu sức sống bất diệt, cội nguồn động lực và sức mạnh lớn lao của dân tộc, của giáo dục Thăng Long - Hà Nội..
- Vì thế, mục tiêu của đổi mới giáo dục chính là tạo ra không gian tự do cho con người, hay giải phóng người đào tạo.
- Nói cách khác, làm cho tự do trở thành hiện thực trong đời sống của từng cá nhân chính là mục tiêu của cải cách… Tự do, tự chủ luôn luôn là khởi nguồn của mọi sự phát triển, cải cách.
- Trước hết, tự do, tự chủ không chỉ là điểm xuất phát mà còn là điểm mấu chốt của cải cách giáo dục.
- Vì thế, giáo dục hay là chiến lược phát triển thì bản chất và mục tiêu của nền giáo dục luôn luôn không quên quá trình đi học trước hết là "Vì lợi ích người đi học".
- Nó chi phối toàn bộ các giải pháp đồng bộ của giáo dục.
- Tự do, tự chủ với tất cả ý nghĩa của khái niệm này, trước hết từ điều kiện vật chất nền tảng, môi trường xã hội cho mỗi người, mỗi ngôi trường, đến cả cơ chế vĩ mô, hệ thống cơ sở pháp lý, là điều quan trọng bậc nhất, là tiền đề của việc phát huy năng lực sáng tạo của mỗi người, của cả cộng đồng: Một nền giáo dục, một người làm giáo dục trước hết phải biết "Vì lợi ích người đi học" thì biện chứng của mối quan hệ là sẽ tạo ra sản.
- Phan Ngọc, Sự tiếp xúc của văn hoá Việt Nam với Pháp, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.75..
- Thái Nguyên Bồi từng là Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc, Hiệu trưởng Trường Đại học Bắc Kinh, người sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của Trung Hoa Học viện, viện nghiên cứu quốc gia cao cấp nhất Trung Quốc đã từng dùng 6 chữ Hán khái quát toàn bộ bản chất nền giáo dục kiểu cũ: Bỉ (xấu xa), Loạn (lộn xộn), Phù (sáo rỗng), Tỷ (sợ sệt), Trệ (trì trệ) và Khi (dối trá)..
- Kho tàng tài liệu Hà Nội về Nho học không thiêu những câu: "Ơn tổ, ơn thày đạt chuẩn tiêu, khoa danh thẳng tiến đến sân triều".
- Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Đồng Tháp, 1998, tr.297.