« Home « Kết quả tìm kiếm

Kinh nghiệm tổ chức đào tạo công tác xã hội của trường Lao động XH


Tóm tắt Xem thử

- đào tạo nhân viên xã hội và công tác chăm sóc trẻ em trong hoàn cnh đặc biệt khó khăn hiên nay ở Việt Nam Kinh nghiệm tổ chức Đào tạo công tác xã hội của trường đại học lao động xã hội TS.
- Bùi Thị Xuân Mai – Trưởng khoa Công tác xã hội Đại học Lao động-Xã hội Trường Đại học Lao động - Xã hội thực hiện đào tạo Công tác xã hội ở cấp cao đẳng từ năm 1997 và đại học từ năm 2005.
- Khoa Công tác xã hội được thành lập và đi vào hoạt động từ thời gian này (1997).
- Sau đây là một số kinh nghiệm của trường Đại học Lao động – Xã hội trong công tác tổ chức đào tạo CTXH trong những năm qua..
- Chương trình đào tạo CTXH.
- Nhìn chung trường Đại học Lao động – Xã hội tuân thủ chương trình khung của đào tạo CTXH do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.
- Bên cạnh đó Nhà trường đã bổ sung những môn học có nội dung phù hợp với yêu cầu của Ngành chủ quản (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cũng như nhu cầu của xã hội.
- Chương trình đào tạo CTXH của trường Đại học Lao động – Xã hội bao gồm:.
- khoa học xã hội (đại cương văn hoá, luật pháp, dân số và môi trường...)..
- ã Khối kiến thức Giáo dục cơ sở, cơ sở ngành bao gồm các môn học cơ sở như tâm lý học, xã hội học, giới và phát triển.
- ã Khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp gồm các môn Nhập môn CTXH, an sinh xã hội, các môn phương pháp CTXH như CTXH cá nhân, nhóm, cộng đồng, Tham vấn, các môn thực hành kỹ năng CTXH (cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng), các chuyên đề chuyên sâu như chuyên đề Người khuyết tật, chuyên đề người cao tuổi, chuyên đề Trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, chuyên đề bạo lực gia đình.
- Bên cạnh các môn chuyên môn chính trong chương trình còn có một số nội dung môn học bổ trợ như tài chính, kế toán, bảo hiểm, lao động tiền lương.
- giúp sinh viên có một phông kiến thức rộng để có thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong lĩnh vực ngành lao động thương binh xã hội nói riêng và nhu cầu xã hội nói chung.
- Chương trình đào tạo thường xuyên được rà soát, điều chỉnh và sửa đổi.
- Việc lựa chọn chuyên đề nào đưa vào giảng dạy là phụ thuộc vào tính thời sự của vấn đề xã hội cần được giải quyết.
- Nội dung chương trình còn được xem xét dựa trên đối tượng người học.
- Với đối tượng là cán bộ đang làm việc, số đơn vị học trình ngoại ngữ, vi tính được điều chỉnh giảm bớt, thay vào đó là các nội dung chuyên sâu của nhóm đối tượng người học.
- Về cấp độ đào tạo..
- Nhà trường triển khai đào tạo CTXH ở các trình độ khác nhau như đại học, cao đẳng, trung học.
- Bên cạnh đó nhà trường còn thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn ngắn ngày cho các cán bộ đang làm việc trong Ngành cũng như các Bộ Ngành liên quan.
- Khoa Công tác xã hội duy trì hoạt động Trung tâm phát triển CTXH nhằm cung cấp dịch vụ trong đó có hoạt động tập huấn ngắn ngày cho các nhóm đối tượng khác nhau để cung cấp kiến thức kỹ năng công tác xã hội cho những có nhu cầu..
- Phương thức đào tạo CTXH.
- Đào tạo chính qui với thời gian 4 năm cho đại học và 3 năm cho cao đẳng CTXH, đào tạo liên thông (bằng chính quy) từ trung học lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học với thời gian là 18 tháng tới 24 tháng.
- Việc triển khai đào tạo liên thông là một giải pháp giúp cho những cán bộ đang đi làm chưa có cơ hội tăng cường kiến thức, kỹ năng ở trình độ cao hơn từ nhiều năm nay.
- Bên cạnh đó giúp cho giảm tải áp lực đào tạo đại học CTXH đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội về các trình độ khác nhau trong vị trí công việc khác nhau tại cơ sở..
- Phương pháp đào tạo Đào tạo CTXH là đào tạo kỹ năng nghề nghiệp do vậy trong quá trình đào tạo nhà trường không chỉ chú trọng cung cấp các kiến thức nền tảng mà còn chú trọng rèn luyện kỹ năng và giáo dục giá trị phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Chính vì vậy trong tổ chức giảng dạy Khoa CTXH của trường rất quan tâm tới phương pháp đào tạo thế nào để đáp ứng được mục tiêu trên.
- Trên giảng đường các giảng viên nỗ lực chuyển những lời giảng giải vào hoạt động thực tiễn như sắm vai, thảo luận nhóm.
- Những nghiên cứu chuyên đề, làm bài tập nhóm là một hình thức tăng cường khả năng nghiên cứu đánh giá thực tiễn và học hỏi kỹ năng làm việc nhóm.
- Những chuyến đi thực tế là cơ hội để sinh viên nhìn nhận và hình thành ý thức cam kết nghề nghiệp..
- Tổ chức thực hành thực tập.
- Công tác triển khai thực hành, thực tập cho sinh viên CTXH đang là một trong những trở ngại lớn nhất của đào tạo CTXH ở trường Đại học Lao động – Xã hội nói riêng và các trường đào tạo CTXH ở nước ta hiện nay nói chung.
- Trường Đại học Lao động – Xã hội cũng gặp khá nhiều khó khăn trong tổ chức công tác thực hành thực tập cho sinh viên.
- Tuy nhiên trường Đại học Lao động – Xã hội cũng đã cố gắng để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tiễn.
- Trong chương trình thực hành sinh viên được đưa xuống cộng đồng 1 tháng để làm các dự án phát triển cộng đồng và kết hợp với thực hành công tác xã hội cá nhân và nhóm.
- Trong thời gian thực tập 3 tháng sinh viên tìm cơ sở để thực hành công tác xã hội cá nhân và nhóm hay phát triển cộng đồng cũng như nội dung về chính sách an sinh xã hội..
- Để tạo điều kiện cho công tác thực hành, nhà trường đã chú trọng đào tạo đội ngũ kiểm huấn tại cơ sở từ những năm .
- Lúc đầu trường Đại học Lao động – Xã hội mời các giảng viên quốc tế, giảng viên từ thành phố HCM để trợ giúp triển khai 3 khoa đào tạo kiểm huấn viên, sau này nhà trường tự đào tạo và tổ chức hội nghị họp mặt với những cơ sở trợ giúp đào tạo thực hành cho sinh viên.
- Trong những hội thảo chuyên môn nhà trường cũng chú trọng việc mời các cơ sở, trung tâm tham dự để một phần cung cấp kiến thức chuyên môn một phần tạo sự gắn kết giữa nhà trường với các cơ sở thực tiễn.
- Nhà trường cũng chú trọng mở rộng chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế để đưa sinh viên tham gia vào dự án nhằm thu hút sự trợ giúp về kinh phí cũng như về địa bàn hoạt động.
- Bên cạnh đó Khoa CTXH vận động sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường và các cơ sở tại địa phường để tạo điều kiện về mọi mặt như kinh phí cũng như cơ sở vật chất cho tổ chức thực hành, thực tập..
- Việc thành lập Trung tâm phát triển CTXH (trước dây là Trung tâm thực hành CTXH) cũng góp phần cho việc triển khai thực hành của cán bộ giảng viên và sinh viên bởi trung tâm có cung cấp dịch vụ tham vấn trực tiếp, qua điện thoại đồng thời dịch vụ trợ giúp đối tượng tại cộng đồng, cung cấp các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng làm việc với các nhóm đối tượng.
- Đây là một trong môi trường thực hành có tầm quan trọng trong Khoa CTXH.
- Phát triển Tài liệu giảng dạy Tài liệu giảng dạy cũng là yếu tố rất quan trọng và cần thiết cho tổ chức đào tạo.
- Nhà trường huy động những giảng viên có kinh nghiệm, thu hút sự tham gia của các chuyên gia quốc tế vào biên soạn các bài giảng giáo trình về công tác xã hội ở các cấp độ cao đẳng và đại học.
- Hiện nhà trường đã có gần đủ các đầu sách chuyên môn CTXH.
- Tận dụng nguồn lực trợ giúp của tổ chức quốc tế như UNICE, Canada.
- nhà trường biên soạn các tập bài giảng sau đó phát triển thành giáo trình, các tài liệu chuyên môn CTXH.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên Với những thuận lợi của các quan hệ hợp tác quốc tế, nhà trường đã chú trọng và thu hút sự trợ giúp của các chuyên gia, dự án quốc tế trong đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên về CTXH.
- Nhà trường đưa những cán bộ giảng viên vào tham gia các dự án đào tạo liên quan về CTXH, xây dựng dự án chuyên về đào tạo giảng viên nguồn cho nhà trường, gửi giảng viên tham gia vào các dự án của các chương trình của các đơn vị bạn, tổ chức các khoá tập huấn nâng cao ngay trong trường, tổ chức đào tạo chuyển đổi cho các giảng viên trẻ.
- Bên cạnh những điều đã đạt được trường Đại học Lao động – Xã hội cũng còn có một số khó khăn sau đây trong tổ chức đào tạo CTXH:.
- ã Số lượng sinh viên hiện lớn hơn nhiều so với số giảng viên hiện có gây nên khó khăn trong triển khai hướng dẫn thực hành, thực tập.
- Điều này đã được nhà trường nhận thức và có điều chỉnh trong tuyển sinh trong năm vừa qua..
- ã Tâm lý học tập chưa thực sự yên tâm khi theo học ngành học này của một bộ phận sinh viên.
- Một số sinh viên đặc biệt những sinh viên theo học ngành này ở nguyện vọng 2 lấy việc học ngành này là phương án lấp chỗ trống.
- Việc chưa có mã nghề là một trong yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề tuyển dụng cho đầu ra của sinh viên.
- ã Thiếu giảng viên có trình độ sau đại học về CTXH.
- Một số người đã được đào tạo ở bậc thạc sỹ đang chuẩn bị đi học ở cấp cao hơn.
- Việt Nam lại chưa có đào tạo CTXH sau đại học..
- ã Số cán bộ tham gia hướng dẫn thực kể cả ở trường và cơ sở còn hạn chế.
- Với cán bộ ở cơ sở việc thay đổi vị trí làm việc cũng là khó khăn cho hướng dẫn thực hành cho sinh viên tại cơ sở.
- Trình độ của một bộ phận cán bộ hướng dẫn tại cơ sở chưa thực sự đáp ứng về mặt chuyên môn CTXH vì thiếu đào tạo cơ bản về CTXH.
- Cán bộ hướng dẫn tại trường lại thiếu kỹ năng thực hành thực tiễn..
- ã Mạng lưới cơ sở thực hành cho sinh viên chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng..
- ã Chưa có cơ chế cho việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cán bộ hướng dẫn cũng như chi phí cho sinh viên khi đi thực hành thực tập..
- ã Tài liệu tham khảo về CTXH còn ít, nhiều giảng viên và sinh viên do hạn chế về ngoại ngữ nên việc tham khảo sách nước ngoài rất khó khăn..
- Những khó khăn trên hiện không chỉ tồn tại đối với trường Đại học Lao động – Xã hội mà với hầu hết các trường đang tham gia tổ chức đào tạo CTXH ở Việt Nam.
- Sau đây xin có một vài đề xuất để công tác tổ chức đào tạo CTXH ở nước ta có kết quả hơn nữa : 1.
- Điều chỉnh công tác tuyển sinh về cả số lượng lẫn hình thức.
- Cần xem xét tuyển sinh với sô lượng hợp lý để đảm bảo khả năng hướng dẫn thực hành.
- Triển khai đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở Việt Nam trước hết qua liên kết với các trường của nước ngoài khi chúng ta chưa có đội ngũ tiến sỹ về CTXH..
- Tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên về cả kiến thức trình độ học vị và kỹ năng tay nghề.
- Yêu cầu giảng viên phải đi thực hành tại các cơ sở và có chứng chỉ thực hành mới được xem là giảng viên các môn chuyên ngành.
- Dành nhiều thời gian cho thực hành trong chương trình và thực hành phải có kiểm huấn.
- Tổ chức liên kết mở rộng địa bàn thực hành.
- Tổ chức các hội nghị với các cơ sở và có những cam kết hợp tác trong thực hành.
- Chú trọng đào tạo cán bộ đang làm việc tại cơ sở là những người hướng dẫn thực hành cho sinh viên.
- Tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên tiếp cận với thực tiễn.
- Tổ chức kiến tập, bố trí môn học Nhập môn công tác xã hội cho sinh viên vào năm đầu tiên.
- Tổ chức thực hành thành nhiều đợt trong các năm học.
- Thiết lập cơ quan đầu mối của các trường đào tạo CTXH và tăng cường vai trò của Bộ Giáo dục để cùng đánh giá chương trình, chất lượng giảng dạy CTXH ở các trường hiện nay và điều phối những công việc cấp bách như đào tạo sau đại học, biên soạn, biên dịch tài liệu, thúc đẩy công tác thực hành, vận động nâng cao nhận thức và thúc đẩy nghề CTXH ở Việt Nam.