« Home « Kết quả tìm kiếm

LÀNG ĐỒNG BỤT VÀ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH


Tóm tắt Xem thử

- LÀNG ĐỒNG BỤT VÀ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH.
- Đỗ Danh Huấn * Cùng với Thiền sư Minh Không (thế hệ thứ 9 dòng Vô Ngôn Thông) 1 và sư Giác Hải (thế hệ thứ 10 dòng Vô Ngôn thông), Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
- 1117) 2 là một trong những vị cao tăng thế hệ thứ 12 của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, là thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo dưới triều Lý.
- Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã được nhiều sách chép là một vị cao tăng có nhiều phép thuật.
- Các tư liệu hiện còn chép tương đối đầy đủ về thân thế và hành trạng của ngài, từ thuở thiếu thời đến quê quán, gia đình, quá trình tìm đường đến với chân tu, những mâu thuẫn với sư Đại Điên, hay truyện Từ Đạo Hạnh thác sinh làm con trai Sùng Hiền Hầu.
- “Xưa, Đạo Hạnh họ Từ, tên là Lộ, cha tên là Vinh theo học đạo Phật, làm chức Đô sát ngạch tăng quan đời Lý, thường đến chơi làng An Lãng, lấy người con gái họ Tăng tên là Loan, dựng nhà ở xóm Nam làng ấy.
- Nhà ở được kiểu đất quý sinh ra được Từ Đạo Hạnh có khí cốt tiên phật, lúc còn trẻ hay chơi bời phóng túng, nhưng có chí lớn, cách cử động ít người lường biết.
- Đạo Hạnh thường hay kết bạn với một nhà nho tên là Phi Sinh, một đạo sĩ tên là Lê Toàn Nghĩa và một người đàn hát tên là Phan Ất, đêm thì chăm đọc sách, ngày thì đánh cầu, thổi sáo, đánh bạc làm vui, thường bị cha mắng là đồ rông rài.
- Một đêm, cha lẻn vào dòm trong buồng, thấy bên ngọn đèn, sách vở la liệt, Đạo Hạnh ngồi dựa án ngủ gật, tay vẫn cầm quyển sách.
- Sau Đạo Hạnh thi khoa Bạch Liên, đỗ thứ nhất, nhưng không chịu ra làm quan” 3 .
- đều ghi chép về hành trạng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh..
- Tư liệu chính sử là vậy, song có một điều mà sử sách xưa và những công trình nghiên cứu đã xuất bản chưa đề cập tới, đó là nơi Thiền sư được sinh ra cụ thể ở đâu!.
- Trong khi đó ở thôn Đồng Bụt hiện đang lưu giữ truyền thuyết và tư liệu khá chi tiết về việc Thiền sư được sinh ra như thế nào, cũng như hệ thống di tích và tâm thức của nhân dân về thờ phụng ngài ở đây, đó là chùa thôn Đồng Bụt (Thiền sư tự.
- dân làng quen gọi là chùa Thiền sư..
- Trong bài viết này, dựa trên những tư liệu chính sử, kết hợp với các nguồn tư liệu khảo sát thực địa, đặc biệt là những tư liệu ở làng Đồng Bụt và khu vực phụ cận, chúng tôi muốn góp thêm tư liệu về cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh..
- một không gian sinh hoạt văn hoá Phật giáo với hệ thống chùa, các sinh hoạt lễ hội và những truyền thuyết lịch sử gắn với cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn khi so sánh Thiền sư Từ Đạo Hạnh với Đức thánh Bối thờ ở chùa Bối Khê (Đại Bi tự), huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây đã viết: “thời Lý đã có một nhân vật rất quen thuộc là Từ Đạo Hạnh, người được liệt vào hàng các vị thiền sư thuộc phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, song cũng có thể liệt ông vào hàng ngũ các nhà Mật giáo.
- nhưng thay vì Đức thánh Bối là kết hợp Phật - Đạo, thì ở ông là kết hợp Thiền - Mật - Đạo” 7.
- Câu ca trên càng khẳng định thêm mối liên hệ và nhấn mạnh đến đường thẳng - không gian sinh hoạt văn hoá Phật giáo gắn với Thiền sư Từ Đạo Hạnh như chúng tôi vừa nêu..
- Làng Đồng Bụt xưa thuộc xã Phục Lạp, tổng Lạp Thượng, huyện An (Yên) Sơn, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây 8 , ngày nay làng thuộc xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (từ ngày thuộc Hà Nội).
- Đồng Bụt (Nôm), theo chúng tôi nó mang đậm dấu ấn Phật giáo, ý nghĩa này tìm trong tên làng Việt cổ truyền thường rất ít gặp.
- Trường hợp tên làng Đồng Bụt, sự biến âm - đọc chệch từ Phật sang Bụt hay ngược lại là sự biến âm hoàn toàn nhưng nghĩa không đổi, bằng cách giữ nguyên từ tố đầu (Đồng) và thay đổi từ tố thứ hai (Phật-Bụt) có sự bảo lưu nghĩa của từ.
- Như vậy, dân làng nơi đây đã rất khéo léo khi đặt tên cho làng, có lẽ trong tâm thức người dân thôn Đồng Bụt, Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử khai hương lập làng.
- Đạo Hạnh cũng là một vị sư tu hành đắc đạo 9 , nên họ đã lấy tên làng mình là Đồng Bụt (hay Đồng Phật) để tưởng nhớ đến Thiền sư..
- Ngày nay, tại làng Đồng Bụt nhân dân vẫn còn lưu truyền câu truyện về nơi Thiền sư đã sinh ra.
- Cách làng Đồng Bụt không xa, khoảng 500m về phía Tây - Nam, có một khu đất cao gọi là vườn Nở 10 , tương truyền đây là nơi Đức thánh Từ Đạo Hạnh được sinh ra, truyện kể rằng: Vào một đêm nằm ngủ, bà Tăng Thị Loan mộng thấy một chùm hoa sen đỏ mọc ở bên tay trái, rồi từ đó thụ thai, Tăng thị mộng thấy sự lạ thường bèn đi tìm nơi linh địa để sinh, Tăng thị đi tới khu vườn Nở thuộc thôn Ngọc Phúc, trông thấy chỗ đất hay, sơn thuỷ hữu tình, long tàng quy ẩn, nên liền sinh Đức thánh Từ Đạo Hạnh ở đó 11 .
- Xưa kia, tại Vườn Nở có một ngôi miếu nhỏ phụng thờ Từ Đạo Hạnh, miếu được xây theo hình chuôi vồ, nhưng vào cuối những năm 80 (thế kỷ XX) chính quyền địa phương xây trạm xá xã, ngôi miếu đã bị phá.
- Miếu thờ nơi Đức thánh sinh ra không còn nữa, nhưng một nơi còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về Thiền sư là chùa làng Đồng Bụt - tên chữ là Thiền Sư tự - 禪師寺..
- Dựa trên lối kiến trúc và phong cách nghệ thuật của các cấu kiện, cho phép chúng tôi đoán định chùa được xây dựng dưới triều hậu Lê, cùng với quá trình xây dựng chùa còn có bia Pháp sư tự bi, niên đại tạo dựng là Cảnh Trị thất niên - dưới triều vua Lê Huyền Tông năm thứ 7 (1669), văn bia khắc ghi tên của một số vị hưng công tiền và ruộng vào chùa trong quá trình xây dựng và tu sửa..
- Mặc dù dấu tích kiến trúc và di vật không còn, nhưng một ý kiến khác có thể đáng tin rằng, chùa được xây dựng từ thời Trần, căn cứ vào nội dung minh chuông khắc dưới triều vua Gia Long năm thứ đây là quả chuông đúc lại) viết: sự tích ở làng Đồng Bụt, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai cho hay Từ thánh phụ (tức Từ Vinh, cha của Từ Đạo Hạnh - TG), sinh Từ Đại Thánh (tức Từ Đạo Hạnh - TG) vu bản thôn (ở trong thôn), có điền thổ lưu dữ, chia đều cho bốn giáp làm ruộng hương hỏa giỗ chạp, việc thờ tự này có từ thời Trần Đại Trị năm thứ 12 (1369) và đã được khắc vào hồng chung..
- Cùng với chùa Thày, chùa Thiền sư thôn Đồng Bụt là một trong số ít những ngôi chùa có mô hình thờ tiền Phật hậu Thánh ở huyện Quốc Oai nói riêng và xứ Đoài - Hà Tây nói chung, cùng với việc thờ phật ở bên ngoài, trong hậu cung vị thánh được thờ là Đức thánh Từ Đạo Hạnh..
- Với bức đại tự này, theo chúng tôi ý muốn nói Đức thánh Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con phu nhân Sùng Hiền Hầu 13 , vì trong con người thánh có một phần của vua và ngược lại.
- cơ sở để liên hệ tới những dòng sử chép như sau: “Đó là ngày mồng 7 tháng 3 năm Hội Tường Đại Khánh năm thứ 3 (1112), Đạo Hạnh từ cõi nát bàn về cõi đời thác sinh làm con trai Sùng Hiền Hầu, không cần nuôi mà chóng lớn, không cần học mà thông suốt, người đẹp và có tài.
- Xuất phát từ việc Đức thánh Từ Đạo Hạnh được sinh ra tại nơi đây và gắn liền với quá trình hình thành làng Đồng Bụt, nên bức đại tự này ý muốn nói về Người.
- Trong tâm thức dân làng Đồng Bụt còn lưu truyền rằng, Đức thánh Từ Đạo Hạnh còn dạy dân làng làm ăn, khai canh mở ruộng.
- Trong sách Lịch sử Việt Nam (tập I), khi viết về ruộng đất dưới triều Lý có chép: “Văn bia Phật Tích sơn Từ Đạo Hạnh pháp sư điền địa kệ chí (Kệ chí ghi ruộng đất của Pháp sư Từ Đạo Hạnh núi Phật Tích) đặt ở chùa Thầy (tức chùa Phật Tích, Quốc Oai, Hà Tây) ghi rõ số ruộng đất của Từ có hai bộ phận là: 30 diện 64 sào để lưu truyền cúng phật và 63 diện 83 sào ở động Đa Mai, hương Ba Lập (Ba Lạp - Phục Lạp và có thể là khu Đa Mai của thôn Đồng Bụt - TG) là của riêng Từ Đạo Hạnh.
- Quá trình khảo sát mặc dù không tìm thấy gia phả, nhưng có thể họ Từ ở đây có mối quan hệ với thánh phụ của người là Tăng quan Đô sát Từ Vinh và sự hiện diện của Đức thánh Từ Đạo Hạnh hiện được thờ ở chùa làng Đồng Bụt chăng?.
- Hàng năm, đến ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch, nhân dân làng Đồng Bụt lại mở h ội, tế lễ, các phe giáp được cắt cử nhiệm vụ ra trông coi đình chùa cho dân làng và lo các công việc trong những ngày lễ hội.
- Quán Thánh là một di tích có liên quan tới Từ Đạo Hạnh.
- Từ làng Đồng Bụt, nhìn theo hướng Tây - Bắc về phía chùa Thầy, Quán Thánh cách làng Đồng Bụt không xa, khoảng 1km đường chim bay.
- Truyền rằng, Quán Thánh là nơi nghỉ chân của Đức thánh Từ Đạo Hạnh trên đường đi từ làng Đồng Bụt ra chùa Thày.
- Từ một nguồn tư liệu trong nhân dân, chúng tôi đã phát hiện được một cuốn sách 18 , trong đó có ghi nội dung của các đôi câu đối viết trên cột đồng trụ ở Quán Thánh.
- Nhưng trên mặt tiền của cột đồng trụ, có đôi câu đối nội d ung nói về việc thờ và hành tích của Thiền sư đã tu ở chùa Sài Sơn (chùa Thày), câu đối viết: Sài Sơn thánh hoá thiên thu tại .
- Tại Quán Thánh, kiệu được rước từ chùa Thiền Sư lên, tại đây dân làng dâng tế vật phẩm, sau khi cúng tế xong lại rước kiệu từ Quán Thánh về chùa, đi theo sau là xe chiêng xe trống, cờ xí.
- Đến sáng ngày mùng 10 Âm lịch, bài vị của Thánh được rước vào cung, sau đó dân làng bắt đầu tổ chức tế yên vị, trong văn tế có nhắc tới việc Đức thánh sinh ra tại nơi đây, văn viết: Đức thánh Từ Đạo Hạnh căn sinh Đồng Bụt thôn.
- Cùng với văn tế, hiện nay tại chùa làng còn lưu giữ một cuốn Sự tích chùa Thiền Sư, trong đó có đoạn vi ết: thần tu luyện ư Sài Sơn động [thật] đản sinh Đồng Bụt chi hương.
- Hơn thế nữa, trong tâm thức người dân làng Đồng Bụt và quanh vùng đều cho rằng Đồng Bụt là nơi căn sinh và thờ Đức thánh Từ Đạo Hạnh..
- Từ lâu, nhân dân hai làng Đồng Bụt và Sài Sơn đã có tục kết giao với nhau, khi lễ hội ở Đồng Bụt tổ chức, các cụ ngoài Sài Sơn đều có một cái lễ nhỏ mang vào để dâng lên Đức thánh.
- Do đó, trong dân gian vẫn truyền lại câu ca: Mùng 7 hội Thày, mùng 10 hội Sếp nhớ ngày mà đi, hội Sếp ý nói hội chùa Thiền Sư 20.
- Hiện nay, trong cung chùa Thiền Sư vẫn còn tượng thờ Đức thánh Từ Đạo Hạnh đặt trong khám ở bên trái hậu cung, đó là một bức tượng nhỏ, ngồi khoanh chân, tay đặt lên gối.
- Có ý kiến cho rằng, vì Đồng Bụt là nơi căn sinh, nên tượng thờ là tượng thời niên thiếu, so với Sài Sơn là nơi Đức thánh tu luyện thành chính quả, do đó mà tượng thờ là dáng vóc của người đã tu đắc đạo trưởng thành 21.
- Cũng tại hậu cung chùa Thiền Sư, phía bên phải có ban thờ thân phụ Tăng quan Đô sát Từ Vinh và thân mẫu Tăng Thị Loan của Đức thánh Từ, trong đó có đôi câu đối: Linh tích vĩnh thuỳ cựu chỉ .
- Với đôi câu đối này, phần nào cho thấy dấu tích của thân phụ và thân mẫu đã sinh thành ra Đức thánh Từ Đạo Hạnh trên.
- mảnh đất làng Đồng Bụt, và hơn nữa những truyện xưa đó đã được lưu truyền và nhân dân mãi nhắc tới về sau.
- Trong văn bia có đoạn viết: Thánh văn Tăng quan Đô sát Từ tính Đại Thiền sư, trụ trì thượng phụng 22 - Có nghĩa là: dấu tích của thánh Tăng quan Đô sát Đại Thiền sư họ Từ đã trụ trì chùa này vẫn được phụng thờ ở trên.
- Thân thế của thân phụ Đức thánh Từ cũng được sử chép: “Xưa, Đạo Hạnh họ Từ, tên là Lộ, cha tên là Vinh theo học đạo Phật, làm chức Đô sát ngạch Tăng quan đời Lý” 23.
- Như đã nói ở trên, Từ Đạo Hạnh là.
- bảo của chùa, cũng là nói về Từ Đạo Hạnh đã kiên định tâm theo Phật mà thành chính quả.
- Chùa Thiền sư 10 - 3 Quán Thánh.
- Không gian sinh hoạt văn hóa Phật giáo gắn với Thiền sư Từ Đạo Hạnh 1.
- Chùa Thiền sư là một ngôi chùa cổ kính.
- Tới nay, chúng tôi vẫn chưa thấy một công trình nào khảo cứu về ngôi chùa này.
- Đặc biệt hơn, đây là một ngôi chùa có mô hình thờ tự kiểu tiền Phật hậu thánh - Đức thánh Từ Đạo Hạnh được thờ trong chùa này.
- Tìm hiểu trong chính sử và một số công trình đã xuất bản, chúng tôi thấy hành trạng của Từ Đạo Hạnh vẫn cần được bổ khuyết.
- Do vậy, dựa vào những nguồn tư liệu chính sử và tư liệu thực địa nêu trên, chúng tôi muốn góp thêm ý kiến về nơi sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh và nhấn mạnh rằng làng Đồng Bụt đã bảo lưu một trữ lượng tư liệu khá tin cậy về sự sinh thành của Người 24 .
- Qua đây, chúng tôi mong nhận được sự quan tâm và góp thêm ý kiến từ phía các nhà nghiên cứu..
- 1 V ề Thiền sư Minh Không, vẫn còn nhiều sách chép chưa thống nhất.
- Tu vi ện chơn không xuất bản, Sài Gòn, 1972, chép Thiền sư Minh Không thuộc thế hệ thứ 9 dòng Vô Ngôn Thông (tr.
- Trong bài viết này, chúng tôi theo sách Thi ền sư Việt Nam, sđd..
- 2 V ề năm sinh Đức thánh Từ Đạo Hạnh chưa được biết từ khi nào, nhưng năm mất thì có nhiều sách chép khác nhau, trong Nguy ễn Lang.
- Vi ệt điện u linh .
- 4 Chúng ta có th ể tìm hiểu thêm về hành trạng của Thiền sư Từ Đạo Hạnh qua các sách: Đại Việt sử ký toàn thư , t ập 1.
- 632 - 639, phần nói về Từ Đạo Hạnh, sách có dẫn tư liệu Văn chầu Đức thánh , hi ện lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu: AE a10/13, viết bằng chữ Nôm theo th ể song thất lục bát, với 182 câu nhưng không nói tới việc Đức thánh sinh ra ở nơi đâu và như thế nào..
- 5 Vi ệt điện u linh chép: “Đạo Hạnh lại dùng phép rút đất, tiến về phía trước, ẩn vào bụi rậm ở xã Ngãi Cầu, thuộc huy ện Từ Liêm, hoá mình làm con hổ gầm thét xông ra coi rất ghê sợ” xem Lý Tế Xuyên.
- Đây là một chi tiết khi Vi ệt điện u linh nói v ề chuyện Từ Đạo Hạnh cùng sư Giác H ải và sư Minh Không trên đường đi học phép thuật từ Tây Thiên trở về, có lẽ chính vì Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã ghi lại dấu ấn ở vùng Ngãi Cầu (nay thuộc Hoài Đức - Hà Tây) nên nhân dân đã lập chùa thờ ngài..
- 6 Các chùa: Chùa T ổng, chùa Cả, chùa Thiên Vũ, chùa Ngãi Cầu như vừa nêu trên, ngoài thờ Thiền sư Từ Đạo H ạnh còn thờ cả Thiền sư Giác Hải và Nguyễn Minh Không.
- 191, trong khi thống kê một số kiểu chùa ti ền Phật hậu Thánh, không thấy tác giả nêu tên chùa Đồng Bụt, trong khi đó chùa này cũng là một nơi thờ Thi ền sư Từ Đạo Hạnh theo mô hình tiền Phật hậu Thánh và có mối quan hệ đặc biệt với chùa Thầy..
- 9 Các sách chính s ử đều chép chuyện Thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng sư Giác Hải, sư Minh Không đi sang đất Tây Thiên h ọc đạo, trên đường có đi qua nước Kim Xỉ (Kim Xỉ Man - nước mọi răng vàng) thuộc vùng Vân Nam - Trung Qu ốc ngày nay, khi trở về Từ Đạo Hạnh đã tu đắc đạo và hoá ở chùa Thiên Phúc núi Sài Sơn.
- 10 Ngày nay, khu Vườn Nở thuộc thôn Ngọc Phúc cùng xã với thôn Đồng Bụt..
- 11 Bên c ạnh truyền thuyết dân gian truyền lại như vậy, chúng tôi còn sưu tầm được một cuốn tư liệu sao chép vào năm 1973 từ nguồn tư liệu chữ Hán, nội dung cuốn sách khá đầy đủ, có nhiều chi tiết trùng hợp với sách Vi ệt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái mà chúng tôi đã dẫn trong bài.
- Tư liệu do ông Đỗ Danh Hoàng, đội 5 thôn Đồng Bụt cung cấp..
- 13 Sách Vi ệt điện u linh chép: “B ấy giờ, vua Lý Nhân Tông không có con trai, cầu tự mãi cũng không được, em Nhân Tông là Sùng Hi ền Hầu bèn mời Đạo Hạnh đến nhà cầu tự cho mình, để sau con mình được lập làm thái t ử.
- Đạo Hạnh xin đầu thai để tạ ơn.
- Đạo Hạnh khi từ bi ệt ra về có dặn rằng: Đến ngày phu nhân sinh đẻ, xin báo cho biết ngay.
- Đạo Hạnh được tin, họp các đồ đệ bảo rằng: Ta chưa hết nhân duyên v ới đời, lại phải thác sinh làm vua ở nhân gian, khi nào chết lại về làm chủ tam thập tam thiên”, xem Lý T ế Xuyên.
- 15 T ại chùa Láng, có hai quả chuông, nhưng quả chuông được treo ở trong điện phật có tên: 鍾基誕聖 - Chung cơ đản thánh - t ạm dịch: chuông ghi v ề việc thánh đã sinh ra .
- M ặc dù là chuông có tên là đản thánh, nhưng nội dung trong chuôn không ghi rõ Đức thánh Từ Đạo Hạnh được sinh ra như thế nào.
- Cùng với nội dung minh chuông ghi tên nh ững vị chịu hậu, có một chi tiết khiến chúng tôi chú ý đó là đoạn minh chuông:.
- Đất này giáp thành cổ Thăng Long, chuông Kim Ngưu (chuông chùa Kim Ngưu?) tụ khí lành ghi tích thánh sinh ra và lưu phúc tại đất này .
- T ừ nội dung trên, chúng tôi cho r ằng minh chuông ghi về việc đản thánh song đó chỉ là kiếp sinh đầu thai làm vua Lý Thần Tông con vua Lý Nhân Tông như chính sử đã chép..
- 18 Tư liệu hiện do ông Đỗ Danh Bằng ở đội 4, thôn Đồng Bụt lưu giữ.
- Sách vốn do ông cụ thân sinh ra ông Bằng chép, vì ông là người được học chữ Nho, ngoài những tư liệu chép về Quán Thánh, ông còn lưu trong sách của mình n ội dung các đôi câu đối tại nhiều nơi thờ tự của làng Đồng Bụt cũng như các làng phụ cận..
- 19 Quá trình kh ảo sát tư liệu tại chùa Láng, chúng tôi có sưu tầm được một đôi câu đối, nội dung như sau: Tô giang cô (phái) d ẫn thuỷ thiên trường .
- C ả hai đôi câu đối ý muốn so sánh về hai nơi thờ tự Đức thánh Từ Đạo Hạnh còn được tôn kính muôn đời với những huyền tích linh thiêng đã có..
- 20 Không bi ết vì lý do nào, hội chùa Thiền Sư làng Đồng Bụt đã được nhân dân quanh vùng gọi là hội Sếp.
- Ngày nay, nhi ều làng xã quanh làng Đồng Bụt cũng được gọi với tên Sếp..
- Ý kiến này, chúng tôi cũng được lĩnh hội trong quá trình khảo sát tại địa phương, nhờ các cụ đã từng tham gia l ễ mộc dục mô tả lại: tượng Đức thánh Từ Đạo Hạnh được đặt trong khám, hình hài còn nhỏ, thế ngồi khoanh chân.
- Trong khi đó, tại chùa Thầy, ngoài tượng thờ Đức thánh đã đắc đạo, còn phối thờ cả vua Lý Thần Tông..
- 24 Cùng chia s ẻ quan điểm này với chúng tôi, trong Thi ền uyển tập anh c ủa Lê Mạnh Thát cũng dẫn ra ý kiến r ằng: “Một thuyết nói rằng Đạo Hạnh là người thôn Đồng Bụt, huyện Yên Sơn, cha là Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Loan.
- Nay tương truyền ở Đồng Bụt có nền cũ nhà họ Từ, trước chùa có 70 mẫu ruộng là ruộng họ Từ, nay đem làm t ự điền cho thôn ấy”, xem Lê Mạnh Thát, tư liệu đã dẫn, tr