« Home « Kết quả tìm kiếm

Liên quan giữa nồng độ Pepsin trong nước bọt với kết quả nội soi và mô bệnh học ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản


Tóm tắt Xem thử

- LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ PEPSIN TRONG NƯỚC BỌT VỚI KẾT QUẢ NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN CÓ.
- TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN.
- Từ khóa: Peptest, nội soi đường tiêu hóa trên, mô bệnh học, trào ngược dạ dày thực quản..
- Nghiên cứu mô tả trên 30 bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản được thực hiện các kĩ thuật định tính và định lượng pepsin trong nước bọt (Peptest), nội soi đường tiêu hoá trên và sinh thiết niêm mạc thực quản trong quá trình nội soi.
- Tỉ lệ bệnh nhân có Peptest dương tính ở ít nhất một mẫu và dương tính ở cả hai mẫu nước bọt lần lượt là 100% và 83,3%.
- Tỉ lệ bệnh nhân có viêm niêm mạc thực quản trên nội soi và mô bệnh học lần lượt là 70% và 36,7%.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ Peptest dương tính giữa nhóm có và không có tổn thương viêm niêm mạc thực quản trên kết quả nội soi và mô bệnh học (p >.
- Nồng độ pepsin ở mẫu sau ăn tối và trước ăn sáng có trung vị lần lượt là 124,1 và 104,5 ng/ml và đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không có tổn thương viêm niêm mạc thực quản trên nội soi và mô bệnh học (p >.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được định nghĩa là tình trạng khi có dịch dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên các triệu chứng khó chịu kèm hoặc không kèm biến chứng.
- Theo đồng thuận Lyon, nội soi đường tiêu hóa trên với tổn thương viêm thực quản trào ngược nặng (Los Angeles.
- từ C trở lên hoặc có biến chứng hẹp, loét) hoặc thời gian niêm mạc thực quản tiếp xúc acid (AET).
- Nội soi đường tiêu hóa trên là một kĩ thuật thăm dò phổ biến, thường áp dụng trên lâm sàng để đánh giá các rối loạn và tổn thương tại thực quản.
- 4 Sinh thiết niêm mạc thực quản đánh giá tình trạng viêm ít được sử dụng trên lâm sàng do cần nhà giải phẫu bệnh có chuyên môn và kinh nghiệm, sử dụng các thang điểm đánh giá chuẩn hóa, tuy nhiên có giá trị trong chẩn đoán sớm những trường hợp chưa có tổn thương đại thể quan sát được trên nội soi.
- 7-9 Một phân tích gộp về giá trị chẩn đoán GERD của các phương pháp thăm dò cho thấy tỉ lệ GERD chẩn đoán bới phương pháp xác định pepsin trong nước bọt khoảng 0,42-0,47 với tiêu chuẩn xác định dựa trên đo pH-trở kháng thực quản 24 giờ có hoặc không có nội soi.
- Hiện nay kĩ thuật PepTest chưa được áp dụng tại Việt Nam, do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bước đầu trên cỡ mẫu nhỏ để xác định nồng độ pepsin và khảo sát mối liên quan giữa kết quả định tính, nồng độ pepsin trong nước bọt với đặc điểm trên nội soi và mô bệnh học niêm mạc thực quản của các bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản..
- Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân đến khám tại phòng khám đa khoa Hoàng Long, có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản và có đầy đủ kết quả Peptest cả định tính và định lượng tại 2 thời điểm, nội soi đường tiêu hoá trên và sinh thiết niêm mạc thực quản tại vị trí trên đường Z 5cm.
- Bệnh nhân được xác định có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khi có triệu chứng điển hình gồm nóng rát sau xương ức và trào ngược.
- hoặc các triệu chứng ngoài thực quản nghi ngờ do trào ngược gây ra như viêm họng mạn tính, ho kéo dài, khó thở, cảm giác có khối ở cổ..
- Thu thập số liệu: Các số liệu thu thập theo bệnh án nghiên cứu được thiết kế sẵn bao gồm thông tin về nhân khẩu học, kết quả nội soi, kết quả Peptest bao gồm kết quả định tính và định lượng nồng độ pepsin trong nước bọt, kết quả mô bệnh học của niêm mạc thực quản từ mẫu sinh thiết qua nội soi..
- 11 Mỗi mẫu nước bọt sẽ được tiến hành phát hiện pepsin bằng thiết bị Peptest (RD Biomed Ltd, UK), các mẫu có kết quả định tính dương tính sẽ được tiến hành định lượng nồng độ pepsin..
- Nồng độ pepsin tối thiểu cho kết quả dương tính là 16ng/mL..
- Đánh giá tổn thương viêm thực quản trào ngược (VTQTN) bằng nội soi đường tiêu hoá trên: mức độ tổn thương được đánh giá từ độ A đến D theo phân loại Los Angeles.
- Mô bệnh học: Các bệnh nhân được nội soi và sinh thiết 2 mảnh niêm mạc thực quản tại vị trí 5cm trên đường Z, tiêu bản được nhuộm hematoxyline – eosin.
- Mức độ viêm thực quản.
- giá trên thang điểm từ 0 đến 2, điểm mức độ viêm thực quản được tính bằng tổng điểm của các yếu tố chia cho tổng số yếu tố đánh giá..
- Trong đó, điểm 0-0,25 là bình thường là viêm thực quản nhẹ.
- 1 là viêm thực quản nặng.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm niêm mạc thực quản trên mô bệnh học theo Esohisto 13.
- Đạo đức nghiên cứu.
- KẾT QUẢ.
- Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.
- Từ ngày đến ngày nhóm nghiên cứu thu tuyển được 30 bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn.
- Đặc điểm chung và triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân được thể hiện tại bảng 2.
- Hầu hết các bệnh nhân đều có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản (96,7.
- 5/30 bệnh nhân (16,7%) không có biểu hiện các triệu chứng điển hình của GERD (nóng rát sau xương ức và trào ngược).
- Phần lớn các bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược trên nội soi (70.
- 11/30 bệnh nhân được chẩn đoán có hình ảnh viêm niêm mạc thực quản trên mô bệnh học và đều là viêm mức độ nhẹ..
- Đặc điểm chung bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (n = 30).
- Đặc điểm Kết quả.
- Triệu chứng GERD ngoài thực quản.
- Đặc điểm Kết quả Quá sản lớp đáy.
- Có kết luận niêm mạc thực quản 11 (36,7).
- VTQTN: Viêm thực quản trào ngược 2.
- Kết quả Peptest định tính.
- Tất cả các bệnh nhân đều có kết quả dương tính ít nhất một trong hai mẫu nước bọt.
- Trong 29/30 bệnh nhân có đầy đủ kết quả Peptest tại cả 2 thời điểm.
- 25 bệnh nhân (83,3%) có kết quả dương tính ở cả hai mẫu.
- Bảng 3 so sánh kết quả định tính của Peptest so với kết quả có VTQTN trên nội soi và mô bệnh học.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ cả hai mẫu nước bọt dương tính ở hai nhóm bệnh nhân có và không có VTQTN trên cả kết quả nội soi và mô bệnh học (p >.
- Kết quả Peptest định tính so với kết quả nội soi và mô bệnh học.
- Đặc điểm n Kết quả PepTest.
- Kết quả nội soi.
- Kết quả mô bệnh học.
- Viêm niêm mạc thực quản .
- Không viêm niêm mạc thực quản .
- VTQTN: Viêm thực quản trào ngược 3.
- Kết quả định lượng của Peptest.
- Không có sự khác biệt giữa trung vị giá trị định lượng của các bệnh nhân tại hai thời điểm (p = 0,69).
- Khi so sánh sự khác biệt về nồng độ pepsin giữa hai thời điểm trên 25 bệnh nhân có kết quả dương tính cả 2 mẫu, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự chênh lệch nồng độ pepsin giữa hai thời điểm (p = 0,77).
- Kết quả cho thấy, phần lớn bệnh nhân (29/30) có nồng độ pepsin >.
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC.
- Phân bố nồng độ pepsin ở 2 mẫu nước bọt của 30 bệnh nhân.
- Bảng 4 trình bày mối liên quan giữa kết quả Peptest định lượng với kết quả nội soi và mô bệnh học.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trung vị nồng độ pepsin giữa nhóm bệnh nhân có và không có VTNTQ trên nội soi và mô bệnh học (p >.
- Mối liên quan giữa nồng độ pepsin với kết quả nội soi và mô bệnh học.
- VTQTN: Viêm thực quản trào ngược, TQ: Thực quản.
- Tỷ lệ dương tính (cả hai mẫu) p Kết quả nội soi.
- Viêm niêm mạc thực quản 1.
- Không viêm niêm mạc thực quản 1.
- VTQTN: Viêm thực quản trào ngược.
- Nghiên cứu chúng tôi bước đầu so sánh kết quả định tính và định lượng nồng độ pepsin trong nước bọt của kĩ thuật Peptest với tổn thương viêm thực quản trên hình ảnh nội soi đường tiêu hóa trên và mô bênh học ở các bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- điển hình của GERD (trào ngược, nóng rát sau xương ức) chiếm tỉ lệ cao, các triệu chứng ngoài thực quản có tỉ lệ dao động từ 10 đến gần 40%.
- Tỉ lệ nhỏ các bệnh nhân GERD trong nghiên cứu của chúng tôi không có các triệu chứng điển hình của GERD.
- Tỷ lệ bệnh nhân có điểm GERDQ ≥ 8 là 36,7%, FSSG ≥ 8 là 63,3%..
- Peptest là kĩ thuật không xâm lấn nhằm phát hiện pepsin trong nước bọt để chẩn đoán GERD, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng ngoài thực quản hoặc khi không thăm dò bằng nội soi hoặc đo pH trở kháng 24 giờ được (bệnh nhân nhi, phụ nữ có thai, viêm phổi do hít).
- 14,15 Một phân tích gộp cho thấy giá trị của kĩ thuật xác định pepsin trong nước bọt có độ đặc hiệu tương đương so với đo pH-trở kháng thực quản 24 giờ có hoặc không kết hợp với nội soi đường tiêu hóa trên, với độ đặc hiệu dao động 62.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ kết quả định tính Peptest dương tính tại ít nhất một mẫu nước bọt, và trên cả hai mẫu nước bọt đều rất cao.
- Kết quả này cao hơn các nghiên cứu đã báo cáo trước đây.
- Nghiên cứu của Xing Du và cộng sự trên 3 nhóm đối tượng GERD (xác định bằng đo pH trở kháng 24 giờ) có tổn thương, không có tổn thương viêm thực quản trên nội soi và nhóm chứng khỏe mạnh, mẫu nước bọt được lấy tại 3 thời điểm (khi đi bộ buổi sáng, sau ăn trưa, và buổi sáng sớm) cho kết quả dương tính trên ít nhất 1 mẫu với tỷ lệ lần lượt là và 42,9%.
- 8 Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một tỷ lệ tương đối cao những bệnh nhân không có viêm trên nội soi (88,9%) và mô bệnh học (77,8%) nhưng có kết quả Peptest dương tính..
- Về kết quả định lượng, nồng độ pepsin trong nước bọt ghi nhận tại nghiên cứu này có trung vị tại hai thời điểm là 124,1 và 104,5 ng/ml..
- Kết quả này còn khác biệt với một số nghiên cứu trước đây của các tác giả Hayat (Anh) và Xing Du (Trung Quốc).
- 16,17 Nghiên cứu trên các bệnh nhân chẩn đoán GERD dựa trên đo pH-.
- 16,17 Sự khác biệt này có thể do thời điểm lấy mẫu nước bọt của các nghiên cứu không đồng nhất cũng như tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân có sự khác biệt.
- Nghiên cứu ghi nhận không có sự khác biệt về nồng độ pepsin ở các nhóm có và không có viêm thực quản trên nội soi.
- Kết quả này khác so với một số nghiên cứu trước đây cho thấy nồng độ pepsin trong nước bọt ở bệnh nhân GERD có tổn thương viêm thực quản cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có tổn thương trên nội soi và nhóm chứng khỏe mạnh, cao hơn theo mức độ nặng của viêm thực quản trên nội soi.
- 8,16-18 Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ, đồng thời chưa sử dụng kĩ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán GERD như đo pH-trở kháng thực quản 24 giờ để đối chiếu.
- Nghiên cứu cũng ghi nhận không có sự khác biệt về nồng độ pepsin ở các nhóm có và không có viêm thực quản trên mẫu sinh thiết niêm mạc thực quản.
- Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của Yu-Wen Li và cộng sự (2015) sử dụng tiêu chuẩn giãn khoảng gian bào để chẩn đoán GERD trên mô bệnh học cho thấy nồng độ pepsin trong nước bọt của bệnh nhân GERD có mối tương quan yếu với độ giãn khoảng gian bào.
- Nghiên cứu của Ismail-Beigi chỉ ra quá sản lớp đáy và dài nhú niêm mạc biểu mô là hai thay đổi mô bệnh học chính ở các bệnh nhân GERD, tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán của hai yếu tố trên còn thấp.
- Đây có thể là một trong những nguyên nhân giải thích tỉ lệ phát hiện viêm niêm mạc thực quản trên mô bệnh học trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây..
- Sự khác nhau khi đối chiếu kết quả Peptest định tính, định lượng với tổn thương trên nội soi và mô bệnh học trong chẩn đoán GERD có thể giải thích bởi một số yếu tố.
- nhiều so với nhóm bệnh nhân GERD (trung vị và khoảng phân vị thứ nhất và thứ ba lần lượt là 0, 0, 25 ng/ml).
- 16 Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây cũng đã ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân GERD có viêm thực quản trên nội soi chỉ dao động từ có viêm niêm mạc thực quản trên mô bệnh học khoảng 53-86%.
- 10 Đánh giá tổn thương viêm niêm mạc thực quản đại thể hay vi thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian niêm mạc tiếp xúc với cơn trào ngược, cơ chế thanh thải sinh lý của thực quản đối với cơn trào ngược, vị trí, số mảnh sinh thiết và tiêu chuẩn lựa chọn đánh giá..
- Điểm hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi đó là cỡ mẫu còn nhỏ, chưa đối chiếu được với tiêu chuẩn vàng là đo pH-trở kháng thực quản 24 giờ cũng như không thu tuyển được nhóm bệnh nhân viêm thực quản trên nội soi mức độ nặng Los Angeles từ độ C trở lên để so sánh.
- Đồng thời cũng chưa có nhóm chứng đa dạng như nhóm chứng người khỏe mạnh không triệu chứng, nhóm bệnh nhân nóng rát chức năng hoặc thực quản tăng nhạy cảm.
- Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kĩ thuật Peptest có thể là một xét nghiệm thuận tiện do dễ tiến hành, thời gian có kết quả nhanh và có tiềm năng để chẩn đoán GERD, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân không có VTNTQ trên nội soi hoặc trên mô bệnh học..
- Tỉ lệ cao bệnh nhân có triệu chứng trào ngược trong nghiên cứu có kết quả Peptest định tính dương tính.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ dương tính và trung vị nồng độ pepsin giữa nhóm bệnh nhân có và không có viêm trào ngược dạ dày thực quản trên nội soi và mô bệnh học.