« Home « Kết quả tìm kiếm

Lỗi văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát: vnexpress.net, dantri.com, ngoisao.net từ năm 2010 đến tháng 6/2011)


Tóm tắt Xem thử

- LỖI VĂN HÓA TRONG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ.
- HÀ NỘI – 2014.
- Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01..
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác..
- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc..
- Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn.
- Trước tiên, tôi xin cảm ơn tập thể giáo viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV đã hết lòng giúp đỡ tôi về mặt kiến thức cũng như tinh thần trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này..
- Đỗ Quyên, người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi thực hiện luận văn..
- Tôi xin gửi lời cảm ơn tới hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, các thầy cô đã cho tôi những ý kiến đóng góp xác đáng, khoa học và cần thiết cho quá trình hoàn thiện luận văn của tôi..
- Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này!.
- Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn.
- 3 Chƣơng 1: KHÁI NIỆM BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ LỖI VĂN HÓA.
- Nhận thức chung về báo mạng điện tử .
- Các loại hình báo chí.
- Khái niệm báo mạng điện tử.
- Đặc điểm của báo mạng điện tử.
- Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam trong thời kì hội nhập.
- Nhận thức chung về văn hóa và lỗi văn hóaError! Bookmark not defined..
- Khái niệm về văn hóa.
- Lỗi văn hóa.
- Lỗi văn hóa trong đặc thù ngôn ngữ báo mạng điện tử.
- Đặc thù ngôn ngữ của báo mạng điện tửError! Bookmark not defined..
- Lỗi văn hóa trong những đặc thù ngôn ngữ của báo mạng điện tử.
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG LỖI VĂN HÓA TRONG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN VNEXPRESS.NET.
- 2.1.Vài nét về hai tờ báo mạng điện tử: Vnexpress.net.
- Báo mạng điện tử Vnexpress.net.
- Báo mạng điện tử Dantri.com.
- Khảo sát các lỗi văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ thƣờng gặp trên VnExpress.net.
- Lỗi văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ dưới dạng chữ viết.
- Lỗi trong sử dụng ngôn ngữ dưới dạng ảnhError! Bookmark not defined..
- Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI VĂN HÓA TRONG NGÔN NGỮ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬError! Bookmark not defined..
- Kinh nghiệm xử lý các lỗi văn hóa trên báo mạng điện tử.
- Kiến nghị các giải pháp tránh mắc lỗi văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử.
- Năm 1992, phiên bản điện tử của tờ Chicago “ra mắt” ở Mỹ đánh dấu sự ra đời của loại hình báo chí hoàn toàn mới trên thế giới: loại hình báo mạng điện tử hay còn gọi là báo trực tuyến, báo internet..
- Đây cũng là loại hình báo chí du nhập vào nước ta trong khoảng thời gian ngắn nhất.
- Tháng 12/1997, tạp chí Quê hương công bố trang báo mạng điện tử của mình, đánh dấu mốc cho sự hình thành và phát triển loại hình báo chí này tại Việt Nam.
- Làng báo Việt Nam có thêm một thành viên mới: Báo mạng điện tử..
- So với nhiều loại hình báo chí trước đó, báo mạng điện tử có rất nhiều lợi thế vượt trội.
- Báo mạng với dung lượng gần như vô tận phá vỡ sự gò bó về mặt diện tích của báo in hay thời lượng phát sóng của truyền hình, phát thanh.
- Điều này làm cho thông tin vừa đảm bảo tính thời sự, vừa phong phú hơn… Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp.
- Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video)..
- Nội dung thông tin phong phú, số lượng tin bài nhiều nên vấn đề sử dụng tốt các thành tố ngôn ngữ để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả rất quan trọng đối với báo mạng điện tử.
- Ngôn ngữ báo mạng điện tử hiểu theo nghĩa rộng bao gồm chữ viết, âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh….
- Chính sự phong phú trong việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng điện tử đã khiến cho loại hình truyền thông này trở nên hấp dẫn và được ưa chuộng..
- Song, chính sự phong phú trong ngôn ngữ, kết hợp với một đặc tính nổi bật của báo mạng điện tử là thông tin được đăng tải nhanh chóng đã khiến loại hình báo chí này mắc không ít lỗi văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ..
- Việc nhận diện lỗi văn hóa trong ngôn ngữ báo mạng, từ đó rút kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục và đưa ra mô hình chuẩn mực cho việc sử dụng ngôn ngữ báo mạng là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để góp phần trả lại sự trong sáng cho ngôn ngữ của một loại hình báo chí đang rất được giới trẻ ưa chuộng: báo mạng điện tử..
- Lịch sử nghiên cứu đề tài.
- Là một loại hình báo chí mới trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, những công trình nghiên cứu về báo mạng điện tử chưa nhiều.
- Công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo mạng điện tử càng ít hơn..
- Với cuốn “Writing for the web” (Viết bài cho web) in năm 1999, tác giả Kilian Crawford gần như là người đầu tiên (theo các tài liệu liên quan mà chúng tôi thu thập được) đề cập khá chi tiết việc sử dụng ngôn ngữ trong các bài viết được đăng tải trên mạng.
- Tác giả chỉ dẫn việc dùng từ, đặt câu đến trình bày đoạn văn như dùng dạng câu chủ động thay cho bị động, đặt câu hỏi đơn giản, đoạn văn không quá 70 chữ, dài nhất là 4 dòng, các đoạn cách nhau một dòng…Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách chỉ đề cập tới cách sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử tồn tại dưới dạng viết..
- Cuốn sách chỉ ra những điểm nổi bật mà các nhà báo cần quan tâm khi sử dụng các loại hình ngôn ngữ trên báo mạng điện tử bao gồm chữ viết, ảnh tĩnh, ảnh động, âm thanh….
- Có thể nói, các tác giả đã nghiên cứu khá chi tiết về cách viết cho báo mạng điện tử.
- Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu mang tính tổng thể về việc viết như thế nào, sử dụng âm thanh, hình ảnh ra sao để phù hợp với việc thông tin trên báo mạng điện tử như một cuốn cẩm nang nghề nghiệp chứ không chỉ ra kỹ năng tránh các lỗi trong sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử ở góc nhìn văn hóa..
- Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo điện tử tương đối ít.
- Hiện có một số cuốn sách chuyên sâu về ngôn ngữ báo chí là “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Nguyễn Trí Niên (năm 2006.
- Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí” (năm 2003) và “ Những kĩ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng” (năm 2008) của PGS.
- TS Hoàng Anh, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Ngôn ngữ báo chi” của PGS..
- Tuy nhiên, các cuốn sách này đều không bàn về ngôn ngữ báo mạng điện tử và chỉ nói tới ngôn ngữ báo chí nói chung..
- Bên cạnh đó, có thể kể đến một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp của học viên, sinh viên chuyên ngành báo chí.
- “Ngôn ngữ báo chí Internet” (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành báo chí, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN) có nghiên cứu về ngôn ngữ báo mạng điện tử nhưng theo hướng chỉ ra các đặc điểm chung về ngôn ngữ của loại hình báo chí này và cũng không đề cập tới lỗi trong sử dụng ngôn ngữ ở góc nhìn văn hóa..
- Nhiều luận văn, khóa luận khác có bàn về báo điện tử nhưng chỉ xoay quanh các vấn đề: Quảng cáo (Nguyễn Thị Thanh Hoa, “Hiện trạng và xu hướng quảng cáo trên báo trực tuyến”, khóa luận tốt nghiệp K45, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN), về tính tương tác của báo trực tuyến (Vũ Thị Huệ,.
- “Sự tương tác giữa báo chí trực tuyến và công chúng”, khóa luận tốt nghiệp K45, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN), về vấn đề sử dụng tít (Khương Thị Ngọc Thương, “Thực trạng sử dụng tít trên báo điện tử Việt Nam hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp K49, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN)….
- Một số luận văn, khóa luận có nghiên cứu chuyên sâu về từng thể loại như tin (Phạm Thị Mai, “Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học năm 2010, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN), phóng sự (Lê Minh Thanh, “Phóng sự báo chí trực tuyến”, khóa luận tốt nghiệp K47, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN) hay giao lưu trực tuyến (Tô Mai Trang, “Giao lưu trực tuyến”, khóa luận tốt nghiệp K47, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN)..
- Một số luận văn, khóa luận nghiên cứu về vấn đề văn hóa báo chí như Lê Thị Hoàng Yến, “Ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao Việt Nam trong tác nghiệp ở nước ngoài”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN, hay Trần Trung Hòa, “Văn hóa truyền thống và báo mạng điện tử”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN..
- Chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề lỗi trong sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử ở góc nhìn văn hóa..
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- văn hóa trong ngôn ngữ báo mạng điện tử..
- Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội..
- Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb ĐH QGHN, Hà Nội..
- Phan Anh , Báo điện tử: vừa chạy vừa xếp hàng, tạp chí Người làm báo, số 11/2007..
- Đức Dũng (2004), Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Trường Giang (2005), Tài liệu môn học Nhập môn báo mạng điện tử..
- Nguyễn Thu Giang, Công chúng Hà Nội bới việc đọc báo in và báo điện tử, Luận văn thạc sĩ, Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN..
- Nguyễn Thị Trường Giang, Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam, http://songtre.vn ngày 4/8/2010..
- Hà Thu Hương (2002), Đặc điểm công chúng độc giả báo internet Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền..
- Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb ĐH QGHN, Hà Nội..
- Trần Dzĩ Hạ (2005), Thuật làm báo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội..
- Nguyễn Hưng, Báo mạng là “sở hữu tập thể”, Tạp chí Tia sáng, số 11/2007..
- Nguyễn Sỹ Hoàng (2001), Báo chí phát hành trên mạng, suy nghĩ về một cái tên, Tạp chí Người làm báo, số 3/2001..
- Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN (2005), Thể loại báo chí, Nxb Đại học Quốc gia TP.
- Lê Nghiêm (2007), Báo điện tử - thời cơ và thách thức, Tạp chí Người làm báo, số tháng 11/2007..
- Nguyễn Tri Niên (2006), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thanh Niên, Hà Nội..
- Trần Thị Thu Nga (2007), Đầu đề tác phẩm báo chí trên báo in Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền..
- Trần Thị Thu Nga (2001), Đầu đề tác phẩm báo chí, Luận văn thạc sĩ, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền..
- Trần Quang (2004, tái bản năm 2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb ĐH QGHN, Hà Nội..
- Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (tái bản năm 2007), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb ĐH QGHN, Hà Nội..
- Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hải (1995), Tác phẩm báo chí tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Phan Văn Tú (2006), Báo chí trực tuyến ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ báo chí học, ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN..
- Trần Ngọc Thêm (2003), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Thoa (2007), Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Báo chí và tuyên truyền..
- Hoàng Mạc Thủy (2007), Báo chí điện tử và những giải pháp phát triển, Tạp chí Người làm báo, số tháng 11/2007..
- Các thủ thuật làm báo điện tử (2006), Nxb Thông Tấn, Hà Nội..
- Nguyễn Uyển, Văn hóa truyền thông báo chí thời hội nhập, http://www.suckhoedoisong.vn, ngày 1/3/2012..
- Trần Quốc Vượng (tái bản 2004), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội..
- Edward Bernett Tylor, Huyền Giang dịch, Văn hóa nguyên thủy, tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội, số 12/2001..
- http://www.ngoisao.net