« Home « Kết quả tìm kiếm

Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài số 33/2009/QH12


Tóm tắt Xem thử

- CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 5.
- Quốc hội ban hành Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
- Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện) và quản lý nhà nước đối với cơ quan đại diện.
- Cơ quan đại diện.
- Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định tại Điều 12 của Luật này.
- Cơ quan đại diện bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế.
- Cơ quan đại diện được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ phù hợp với pháp luật quốc tế.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện.
- Hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia nơi đặt trụ sở của cơ quan đại diện.
- Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.
- Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.
- Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.
- Khu vực lãnh sự là bộ phận lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận thỏa thuận để cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng lãnh sự.
- Thành viên cơ quan đại diện bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và nhân viên cơ quan đại diện.
- Nhân viên cơ quan đại diện là người đảm nhận công việc hành chính, kỹ thuật hoặc phục vụ.
- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN.
- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận có tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp và tổ chức thực hiện nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện.
- Thực hiện biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ an ninh, an toàn đối với thành viên và trụ sở cơ quan đại diện.
- Phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đại diện.
- Cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ cụ thể theo quyết định thành lập của Chính phủ, phù hợp với thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, phù hợp với pháp luật quốc tế.
- Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận.
- Cơ quan đại diện ngoại giao có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức quốc tế và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm.
- Cơ quan đại diện ngoại giao có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận và có quyền kiểm tra hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện lãnh sự tại quốc gia tiếp nhận.
- Cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại khu vực lãnh sự và có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ này ngoài khu vực lãnh sự theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
- Cơ quan đại diện lãnh sự có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự tại một hay nhiều quốc gia hoặc chức năng, nhiệm vụ lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm tại quốc gia tiếp nhận và chức năng, nhiệm vụ ngoại giao tại quốc gia tiếp nhận theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
- Cơ quan đại diện lãnh sự có trách nhiệm thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận trong trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao tại quốc gia đó.
- Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại diện tại một hay nhiều tổ chức quốc tế và có thể thực hiện một số nhiệm vụ lãnh sự tại quốc gia nơi đặt trụ sở của tổ chức quốc tế theo thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia đó.
- TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, KINH PHÍ VÀ TRỤ SỞ CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN.
- Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan hữu quan xây dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện.
- Nhà nước bảo đảm kinh phí cần thiết để cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Việc phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của cơ quan đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan đại diện có trụ sở tại quốc gia tiếp nhận hoặc tại quốc gia nơi đặt trụ sở của tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Trụ sở cơ quan đại diện phải treo quốc kỳ, quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có biển đề tên cơ quan đại diện.
- Cơ quan đại diện được trang bị và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc riêng để duy trì liên lạc thường xuyên và bảo mật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- THÀNH VIÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN.
- Tiêu chuẩn thành viên cơ quan đại diện.
- Thành viên cơ quan đại diện phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và đáp ứng quy định của Bộ Ngoại giao.
- Thành viên cơ quan đại diện phải có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công tác.
- Người đứng đầu cơ quan đại diện.
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
- Người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Đại diện thường trực, Quan sát viên thường trực hoặc Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế.
- Cử, bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
- Người đứng đầu cơ quan đại diện tại một quốc gia, tổ chức quốc tế có thể được cử hoặc bổ nhiệm kiêm nhiệm làm người đứng đầu cơ quan đại diện tại quốc gia, tổ chức quốc tế khác.
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó.
- chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện.
- Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện phù hợp với quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và yêu cầu công tác của cơ quan đại diện.
- phối hợp với cơ quan hữu quan chỉ đạo công tác đối với cán bộ biệt phái.
- tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan đại diện.
- quản lý kỷ luật lao động và đánh giá thành viên cơ quan đại diện.
- Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm kinh phí và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ quan đại diện.
- kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao biện pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế và chế độ, chính sách đối với cơ quan đại diện.
- Người tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể chỉ định một người khác tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện.
- Trong từng trường hợp cụ thể, người đứng đầu cơ quan đại diện hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giới thiệu với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận người được chỉ định tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện.
- Bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện.
- Thủ tục bổ nhiệm, triệu hồi thành viên khác của cơ quan đại diện do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định.
- Trách nhiệm của thành viên cơ quan đại diện.
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam, thực hiện các quy định của Bộ Ngoại giao và của cơ quan đại diện.
- Chấp hành sự chỉ đạo và điều hành của người đứng đầu cơ quan đại diện.
- báo cáo và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan đại diện về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Không được lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ vì lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan đại diện.
- Chế độ dành cho thành viên cơ quan đại diện và vợ hoặc chồng thành viên cơ quan đại diện.
- Thời gian nghỉ sinh con của nữ thành viên cơ quan đại diện được tính vào nhiệm kỳ công tác.
- Nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện là 36 tháng và có thể được kéo dài trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 7 Điều 32 của Luật này.
- Cơ quan đại diện có thể tuyển dụng người cư trú tại quốc gia nơi cơ quan đại diện có trụ sở làm nhân viên hợp đồng.
- CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN.
- Chỉ đạo và quản lý cơ quan đại diện.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ quan đại diện.
- Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoạt động của cơ quan đại diện.
- Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cơ quan đại diện.
- trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành về tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện.
- Giám sát cơ quan đại diện.
- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ quan đại diện.
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ chủ trương đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về cơ quan đại diện.
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện.
- Thống nhất chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về cơ quan đại diện.
- Bổ nhiệm, kéo dài nhiệm kỳ, triệu hồi thành viên của cơ quan đại diện, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều này.
- Tổ chức và chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức có liên quan ở trong nước và nước ngoài.
- Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện.
- Phối hợp công tác giữa cơ quan, tổ chức Việt Nam và cơ quan đại diện.
- Cơ quan, tổ chức Việt Nam có trách nhiệm: a) Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động đối ngoại của cơ quan đại diện.
- b) Thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- c) Phối hợp với cơ quan đại diện tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại của cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- d) Phối hợp với cơ quan đại diện chỉ đạo hoạt động đối ngoại của đại diện cơ quan, tổ chức Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Phối hợp công tác giữa đoàn được cử đi công tác nước ngoài và cơ quan đại diện.
- Phối hợp công tác giữa cơ quan có cán bộ biệt phái và cơ quan đại diện.
- Pháp lệnh lãnh sự ngày 13 tháng 11 năm 1990 và Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 15 tháng 12 năm 1993 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực