« Home « Kết quả tìm kiếm

LUẬT NƯỚC VÀ HƯƠNG ƯỚC, LỆ LÀNG TRONG ĐỜI SỐNG PHÁP LÝ CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Hai mặt của một thể chế pháp lý ở làng xã Việt Nam.
- Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử đều dễ dàng nhận thấy là bên cạnh luật nước, lệ làng luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các làng xã Việt Nam.
- Luật nước và lệ làng (hương ước) dường như luôn là những hành trang pháp lý cho sự tồn tại, phát triển của các thế hệ người Việt Nam trụ vững và phát triển trong mọi thăng trầm của lịch sử.
- Hương ước, lệ làng là môi trường văn hoá pháp lý đặc thù vừa để phát huy hiệu lực của luật nước vừa hạn chế luật nước trong mối quan hệ bảo lưu các nét đặc trưng của lối sống cộng đồng ở một quốc gia nông nghiệp..
- đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi một đơn vị làng xã và của cả quốc gia.
- Như vậy, có thể thấy rằng giữa luật nước và lệ làng luôn tồn tại một mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
- Đành rằng xác định rành mạch, rõ ràng tính thống nhất và mâu thuẫn giữa luật nước và hương ước, lệ làng là một công việc không đơn giản.
- Luật nước phải dựa vào hương ước, lệ làng mà “thẩm thấu” vào đời sống xã hội.
- Tính chất tự trị của các làng xã Việt Nam trong lịch sử về phương diện hình thức tưởng chừng như phong toả quyền lực của Nhà nước trung ương và sự hiện diện của hương ước dường như ngăn chặn khả năng điều chỉnh của luật nước..
- Nhưng trên thực tế, cơ cấu tổ chức bộ máy tự quản của các làng, xã được quy định trong các bản hương ước đều là công cụ “cai trị” của chính quyền nhà nước hoá thân trong các loại cơ cấu như Hội đồng kỳ mục, bộ máy lý dịch.
- Tương tự như vậy, trong một ý nghĩa nào đó, “hương ước” trong sự phù hợp với phong tục, tập quán và lối sống của từng cộng đồng.
- Sở dĩ như vậy bởi vì như lời tựa hương ước làng Tây Mỗ đã viết: “Đối với làng tức là đối với nước, vì góp làng lại thành nước, làng là gốc nước, làng có hay thì nước mới thịnh vậy.
- Như vậy, làng là gốc nước và luật nước ban hành chủ yếu là cho các làng và thực hiện ở các làng.
- Theo lý luận, luật nước là các quy phạm có tính phổ biến và điển hình tạo ra các khuôn khổ pháp lý chung cho sự điều chỉnh.
- Để có thể đi vào đời sống, phát huy khả năng điều chỉnh của mình, các quy phạm của luật nước phải tìm cách hoá thân vào các quy định của hương ước, thông qua hương ước để đưa các mục tiêu điều chỉnh của mình đến từng cộng đồng làng xã.
- Sự thống nhất giữa luật nước và hương ước có thể tìm thấy trong rất nhiều bản hương ước cổ.
- Ví dụ: hương ước làng Thổ Khối, tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm đã viết: “…Làng có luân lý,.
- Hoặc hương ước làng Phú Cốc (Hà Tây) cũng xác định:.
- Như vậy, nhà nước phong kiến đã thông qua hương ước để lồng ý thức hệ chính trị - pháp lý của mình..
- Xem xét các hương ước cổ còn lại đến ngày nay, ta thấy rằng: Về cơ bản, các quy định trong các bản hương ước đều thể hiện tinh thần ý thức hệ Nho giáo.
- Đó là các quy định về “Tam cương, ngũ thường”, về “tôn ty trật tự” trong các quan hệ có tính thứ bậc trong làng xã..
- Chính yếu tố này đã tạo nên sự gắn kết giữa luật nước và lệ làng..
- Các làng xã không nên có hương ước riêng vì đã có pháp luật chung của nhà nước..
- Những người thảo ra hương ước phải là người có trình độ Nho học, có đức hạnh, có chức phận chính thức, có tuổi tác..
- Sự kiểm soát của nhà nước đối với việc soạn thảo và thi hành hương ước cho thấy, mặc dù “nước có luật nước, làng có luật làng” nhưng luật làng không thể vượt ra ngoài khuôn khổ luật nước và về thực chất là hình ảnh cụ thể của luật nước trong các điều kiện đặc thù của mỗi làng..
- Hương ước, lệ làng về phần mình không chỉ là sự biểu hiện cụ thể của luật nước mà còn là sự bổ sung quan trọng cho luật nước.
- Luật nước dù cụ thể đến mấy cũng không thể bao quát được tất cả các đặc thù của quan hệ làng xã.
- Trong ý nghĩa ấy, hương ước là.
- phương tiện, công cụ bổ sung quan trọng cho khả năng điều chỉnh của luật nước..
- Vai trò bổ sung, hỗ trợ của hương ước cho luật nước thể hiện ở những điểm sau:.
- Hương ước biến các quy định chung của pháp luật thành các quy định cụ thể của làng..
- Hương ước đơn giản hoá các quy định của luật nước, không chỉ làm cho ý thức hệ pháp luật của Nhà nước trở nên gần gũi và thâm nhập vào hệ tư tưởng làng xã, vào tâm lý và lối sống của mỗi người thường dân, mà còn làm cho luật nước trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng.
- Với lối hành văn dung dị, có vần, có điệu theo kiểu dân gian, hương ước đi vào đời sống người dân một cách tự nhiên.
- Do vậy mà tinh thần của luật nước thấm sâu vào đời sống cộng đồng mà ít cần đến các phương tiện tuyên truyền, phổ biến ồn ào, tốn kém..
- Hương ước góp phần biến cải khuôn khổ cứng nhắc, các quy tắc có tính nghiêm khắc, lạnh lùng của luật pháp thành cái uyển chuyển, linh động và biến hoá trong lối hành xử của các cộng đồng.
- Hương ước đưa ra nhiều quy định cụ thể, bổ khuyết vào các lỗ hổng của pháp luật, trong các mối quan hệ cụ thể của cuộc sống làng xã.
- Các vấn đề như chia ruộng đất công, lão quyền, nam quyền, phụ quyền, trưởng quyền, an ninh làng xã, đời sống tâm linh của cộng đồng… thường là những vấn đề được quy định chung chung trong luật nước lại rất cụ thể trong các hương ước..
- Tính cưỡng chế của các hương ước dựa vào tính cưỡng chế của luật nước Thật ra, hương ước sở dĩ có hiệu lực điều chỉnh khá cao đối với các công việc và quan hệ trong khuôn khổ các làng không chỉ ở chỗ chúng phù hợp với các đặc điểm về phong tục, lối sống và tâm lý của người dân trong xã mà còn ở chỗ tính cưỡng chế của chúng suy cho cùng luôn được đảm bảo bởi tính cưỡng chế của luật nước.
- Các hình thức chế tài, xử phạt được quy định trong các hương ước về thực chất đều xuất phát từ các chế tài đã được xác định trong các bộ hình luật của các vương triều trước đây.
- Các hình thức phạt quy định trong các hương ước là sự cụ thể hoá về phạm vi, mức độ trong mối quan hệ với luật nước và được chính quyền nhà nước chấp nhận, bảo trợ.
- Do vậy, có thể thấy rằng, đằng sau các chế tài của hương ước là các chế tài của luật nước.
- Nhờ đó hương ước có được sức mạnh điều chỉnh, dù rằng không phải lúc nào nó cũng được người dân tự giác tuân theo và người ta tuân thủ các quy định của hương ước đôi lúc không phải vì nó có lợi cho họ mà do sự sợ hãi bị trừng phạt từ phía bộ máy thực thi luật nước, “khi khoán ước đã cho phép áp dụng, ai không tuân theo quan trên sẽ trị tội” như đã khẳng định trong đạo dụ của Lê Thánh Tông..
- Hương ước không chỉ bị quy định bởi luật nước mà về phần mình, hương ước cũng chi phối mạnh mẽ đến luật nước.
- Sự tác động trở lại của hương ước đối với luật nước có thể được khái quát trên các điểm sau:.
- Hương ước phản ánh lợi ích, ý chí, nguyện vọng của các cộng đồng làng xã, buộc các chính quyền nhà nước phải tính đến trong việc ban hành và thực thi luật nước.
- Điều này có nghĩa là bộ máy nhà nước khi xây dựng và ban hành pháp luật đều phải xử lý mối quan hệ lợi ích của nhà nước và lợi ích của các cộng đồng làng xã.
- Trong bối cảnh các làng xã Việt Nam trước đây là “một tiểu triều đình”.
- thì lợi ích của các cộng đồng làng xã chi phối mạnh mẽ lợi ích của nhà nước.
- Do vậy, luật nước chỉ có thể phát huy hiệu lực và “thẩm thấu” vào đời sống khi chúng tương đồng trên những nội dung cơ bản về quan hệ lợi ích được xác định trong các hương ước..
- Các tư tưởng chính trị - pháp lý và đạo đức được đề xuất và xác định trong các hương ước không hoàn toàn là sản phẩm của tư tưởng pháp lý, đạo đức Nho giáo vốn là cơ sở tư tưởng của luật nước phong kiến trước đây.
- Trong một ý nghĩa nào đấy, từ mạch nguồn văn hoá của các thế hệ người Việt Nam, các tư tưởng chính trị, pháp lý và đạo đức nảy sinh từ thực tiễn đời sống làng xã thể hiện sâu sắc bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vì lẽ đó, các tư tưởng chính trị, pháp lý ở làng xã Việt Nam trở nên một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên diện mạo của đời sống pháp luật Việt Nam, tạo nên bản sắc văn hoá pháp lý Việt Nam.
- Luật nước và hương ước, lệ làng không chỉ thống nhất và tác động lẫn nhau mà còn mâu thuẫn với nhau.
- Tính mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa luật nước và hương ước thể hiện trên các phương diện:.
- Luật nước luôn có thiên hướng khẳng định sự quản lý (cai trị) có tính tập trung, thống nhất, hạn chế quyền tự chủ của làng xã.
- Ngược lại, hương ước có xu hướng xác lập và củng cố quyền tự chủ, tự quản cộng đồng.
- Do vậy, về phương diện hình thức, hương ước luôn được quan niệm là sự biểu hiện quyền “tự trị” của các làng xã cổ truyền Việt Nam.
- Hương ước đa số các làng đều khẳng định:.
- “…nước có luật nước, làng có hương ước riêng.
- Về phần mình, không phải lúc nào chính quyền nhà nước cũng hoan nghênh “hương ước”, mà ngược lại, tìm nhiều cách để hạn chế hương ước, kiểm soát hương ước.
- Trở lại đạo dụ của Lê Thánh Tông, ta thấy: “Các làng xã không nên có khoán ước riêng vì đã có pháp luật chung của nhà nước.
- Luật nước có xu hướng xác lập sự thống nhất của không gian pháp lý trong phạm vi toàn quốc gia.
- Hương ước, lệ làng tạo ra tính khép kín đối với cuộc sống của các làng xã, sự chia cắt không gian pháp lý không chỉ trong mối quan hệ giữa nước và làng mà cả trong các quan hệ giữa các làng xã trong xã hội cổ truyền Việt Nam..
- Mâu thuẫn giữa luật nước và hương ước, lệ làng được biểu hiện tập trung qua câu “Phép vua thua lệ làng”.
- Thật ra, “Phép vua thua lệ làng” phản ánh tính mâu thuẫn không chỉ giữa các quy định của luật nước và các quy tắc của hương ước trên phương diện nội dung mà còn đặc biệt thể hiện trên phương diện thực thi luật nước..
- Dĩ nhiên, các quy định của luật nước phù hợp với lợi ích của cộng đồng làng xã, hoặc được hương ước hoá đều dễ dàng đi vào đời sống cộng đồng và vấn đề.
- Trong những trường hợp này, bộ phận chức dịch trong làng thường lợi dụng hương ước để trốn tránh nghĩa vụ trước nhà nước, đục khoét dân làng..
- Trong thực tiễn đời sống pháp lý ở làng xã cổ truyền Việt Nam, quan niệm.
- “Phép vua thua lệ làng” đã tạo ra các điều kiện cho sự thể hiện các tác động tiêu cực của bản thân các hương ước.
- Bởi lẽ, hương ước về cơ bản là một hiện tượng văn hoá độc đáo với rất nhiều giá trị tích cực đã góp phần giữ gìn kỷ cương, trật tự xã hội, thuần phong, mỹ tục với các quy định mang tính cách địa phương đặc thù nhiều sắc thái.
- Bên cạnh đó, hương ước chứa đựng không ít các quy tắc mang tính tiêu cực, thể hiện tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái trên cơ sở “tâm lý làng” và bởi tư duy, hành động theo kiểu “Ăn cây nào rào cây ấy”, “Ở đình nào chúc đình ấy”, “Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, ít quan tâm đến lợi ích của làng khác và lợi ích của cả nước.
- Mối quan hệ giữa luật nước và hương ước, lệ làng trong lịch sử văn hoá pháp lý Việt Nam cho thấy rằng, vượt lên các hạn chế tiêu cực, về cơ bản, luật nước luôn gắn bó với lệ làng, vừa chi phối lệ làng, vừa chịu sự chi phối của lệ làng.
- Chính sự tương tác qua lại giữa pháp luật và hương ước đã tạo nên bản sắc văn hoá pháp lý Việt Nam.
- Do vậy, sẽ là phiến diện và không công bằng nếu cho rằng, ngày nay với sự biến đổi mạnh mẽ về các mặt của đời sống nông thôn Việt Nam, vấn đề hương ước chỉ còn là câu chuyện lịch sử.
- Ngược lại, bất chấp các biến đổi thăng trầm của thời gian, các giá trị tích cực của hương ước xưa vẫn là những mạch ngầm ẩn dưới tầng sâu của văn hoá dân tộc và không hề dứt, mặc dù có một thời tưởng đã bị lãng quên.
- Chính vì vậy, trong thời gian qua, nhiều địa phương, nhiều làng đã rộ lên phong trào xây dựng hương ước..
- Hương ước xưa đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống làng xã Việt Nam.
- Tổ chức và quản lý các mặt của đời sống làng xã.
- tạo ra môi trường ổn định và an toàn cho cả cộng đồng làng xã;.
- Xây dựng ý thức cộng đồng làng xã, gắn ý thức cộng đồng làng xã với ý thức quốc gia..
- Với ý thức “gạn đục khơi trong”, các giá trị tích cực của hương ước đã được khẳng định cần được tiếp thu, đồng thời cần kiên quyết khắc phục, loại bỏ các hạn chế và tiêu cực của chúng..
- Điều cơ bản trong phong trào xây dựng hương ước mới không chỉ là tiếp tục phát huy các giá trị tích cực của hương ước cổ, mà quan trọng hơn cả là phần đặt mục tiêu và nội dung hương ước mới trong mối liên hệ hữu cơ với nhiệm vụ cải.
- Về phần mình, quá trình cải cách pháp luật, dân chủ hoá nông thôn cũng phải đặt trong mối liên hệ với quá trình xây dựng và thực hiện hương ước mới tại các làng xã Việt Nam.
- Do vậy, một lần nữa, vấn đề về mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước lại đang được đặt ra ở một tầm nhận thức mới, ở cấp độ phát triển mới..
- Trên cơ sở môi trường pháp lý mới ấy xây dựng nông thôn Việt Nam với cơ cấu làng xã vừa thống nhất, vừa đa dạng..
- Xác định lại toàn bộ các đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong các mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong phạm vi làng xã.
- Hay nói cụ thể hơn, pháp luật chỉ nên điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản có tính phổ biến và điển hình đối với toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong tất cả các loại hình làng xã.
- sinh trong cuộc sống cộng đồng làng xã, trong đó thừa nhận hương ước với các giá trị văn hoá truyền thống là một nguồn điều chỉnh quan trọng đối với các quan hệ làng xã, đặc biệt là các làng xã có tính cổ truyền ở nước ta.
- cấp độ thứ hai là điều chỉnh gián tiếp thông qua sự điều chỉnh của hương ước.
- Ở cấp độ này, tinh thần luật pháp phải thông qua các quy phạm hương ước mà “thẩm thấu” vào đời sống của làng xã..
- Thừa nhận hương ước trong tư cách là một nguồn điều chỉnh đối với một số quan hệ xã hội trong đời sống làng xã, pháp luật phải tạo không gian cho sự điều chỉnh này.
- Cơ sở pháp lý của không gian này chính là sự thừa nhận quyền tự quản của cộng đồng làng xã.
- Hương ước xưa sở dĩ có được vai trò to lớn trong việc củng cố, giữ gìn các giá trị văn hoá - xã hội có tính rường cột của các làng là bởi chúng được xây dựng trên cơ sở một chế độ tự quản khá lớn của các làng.
- Thiếu chế độ tự quản, hương ước không có đất tồn tại.
- Do vậy, thừa nhận và quy định chế độ tự quản của làng xã là điều kiện có tính quyết định để “hồi sinh” theo nghĩa tích cực của hương ước.
- Làng xưa trong góc chiếu của hương ước được xem là một cấp đơn vị có tính hành chính độc lập, gắn liền với khái niệm xã.
- “Dân chủ ở cơ sở” đang được triển khai tại các làng xã Việt Nam đã và đang tạo ra những bước phát triển quan trọng trong quá trình dân chủ hoá nông thôn.
- Cần thấy rằng, quy chế dân chủ ở cơ sở trong tư cách là một văn bản pháp luật đang điều chỉnh mối quan hệ giữa công quyền và công chúng trên địa bàn cơ sở, chứ không điều chỉnh mối quan hệ giữa công chúng với công chúng trong tư cách là một biểu hiện của chế độ tự quản như các hương ước.
- Do vậy, quy chế này phải được “hoá thân” vào các quy định của hương ước..
- (2) Bùi Xuân Đính, Hương ước về quản lý làng xã, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr.137- 153.