« Home « Kết quả tìm kiếm

Luật pháp, những pháp lệnh của Ephiantet và Piriclet, sự ra đời và phát triển của đạo Kitô ở La Mã cổ đại


Tóm tắt Xem thử

- Luật pháp, những pháp lệnh của Ephiantet và Piriclet, sự ra đời và phát triển của đạo Kitô ở La Mã cổ đại.
- Theo hiến pháp này, bộ máy nhà nước của Aten gồm có ba bộ phận chủ yếu là Hội đồng quý tộc, Quan chấp chính và Đại hội công dân..
- Trong bộ máy nhà nước, Hội đồng quý tộc có quyền về tư pháp, giám sát và quyết định mọi việc quan trọng.
- thường được dùng để chỉ những bộ luật hoặc các pháp lệnh hà khắc).
- Những pháp lệnh của Xôlông (Solon).
- Thực hiện trọng trách của mình, ngay sau khi lên cầm quyền, Xôlông đã ban hành các pháp lệnh sau đây:.
- Pháp lệnh về ruộng đất: Trả lại cho nông dân những thửa ruộng trước đây đã làm vật thế chấp vì không trả được nợ cho quý tộc.
- Pháp lệnh về nô lệ vì nợ: Trả lại tự do cho nô lệ vĩ nợ.
- Pháp lệnh về việc phân chia đẳng cấp và quyền lợi nghĩa vụ của mỗi đẳng cấp:.
- Căn cứ theo tài sản, công dân Aten được chia thành bốn đẳng cấp:.
- Về mặt quyền lợi và nghĩa vụ, đẳng cấp thứ nhất được giữ các chức vụ cao nhất như quan chấp chính, tham gia Hội đồng trưởng lão, được tham gia kị binh, đồng thời có nghĩa vụ phải cung cấp tiền để xây dựng hạm đội và tế lễ..
- Đẳng cấp thứ tư được tham gia Đại hội nhân dân, có quyền bầu cử những người giữ các chức vụ công cộng nhưng không được ứng cử.
- Pháp lệnh về việc thành lập "Hội đồng 400 người".
- Hội đồng 400 người tồn tại song song với Hội đồng trưởng lão nhưng chức năng của nó là giải quyết những công việc hàng ngày giữa các kì Đại hội nhân dân, còn Hội đồng trưởng lão thì quản lí chung mọi công việc và là Tòa án tối cao.
- Ngoài ra còn có Pháp lệnh về việc thừa nhận quyền chuyển nhượng tài sản, về việc cấm xuất khẩu nông phẩm nhưng khuyến khích xuất khẩu rượu nho và dầu ôliu..
- Như vậy những pháp lệnh của Xôlông đã hạn chế một phần quyền lợi của tầng lớp quý tộc, đem lại nhiều quyền lợi cho nông dân, chấm dứt vĩnh viễn việc biến nông dân thành nô lệ, thúc đẩy sự phát triển của công thương nghiệp và làm cho tính chất dân chủ của nhà nước Aten được hoàn thiện thêm một bước..
- Những pháp lệnh của Clixten (Clisthènes).
- Clixten lên làm quan chấp chính số 1, năm 508 TCN, ông ban hành một số pháp lệnh để hoàn thiện hơn nữa chế độ dân chủ của Aten..
- Pháp lệnh chia lại khu vực hành chính: xóa bỏ 4 bộ lạc cũ, lập thành 10 bộ lạc mới.
- Mục đích của pháp lệnh này nhằm triệt để xóa bỏ mọi tàn tích của chế độ thị tộc..
- Pháp lệnh thành lập Hội đồng 500 người và Hội đồng 10 tướng lĩnh:.
- o Hội đồng 500 người gồm đại biểu của 10 bộ lạc.
- Tất cả công dân từ 20 tuổi trở lên đều có thể được bầu làm thành viên của Hội đồng..
- o Hội đồng 500 người là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước.
- Nhiệm kì của bộ phận thường trực là 36 ngày mỗi năm, tức là mỗi năm cả mười bộ lạc thay phiên nhau trực công việc của hội đồng..
- o Hội đồng 10 tướng lĩnh gồm 10 viên tướng do 10 bộ lạc cử ra.
- Hội đồng này lúc đầu chỉ nắm quyền chỉ huy quân sự.
- Người chỉ huy tối cao do 10 tướng lĩnh luân lưu đảm nhiệm, về sau Hội đồng này nắm cả quyển hành chính cao nhất của nhà nước..
- Pháp lệnh trục xuất qua việc bỏ phiếu bằng vỏ sò (ostracisme): Để ngăn ngừa mọi âm mưu đảo chính, hàng năm vào mùa xuân, một cuộc Đại hội công dân bất thường được triệu tập đế trưng cầu ý kiến xem trong công dân Atên có ai là kẻ nguy hiểm đối với nền tự do của công dân không..
- Nếu Đại hội này có nêu tên người nào thì phải triệu tập đại hội thứ hai và tiến hành bỏ phiếu kín bằng vỏ sò.
- Mãn hạn, người đó lại được trở về Aten và lại được khôi phục quyền công dân..
- Pháp lệnh về việc mở rộng sô công dân và dân tự do: cho một số kiều dân có công trong quá trình đấu tranh chống chế độ chuyên quyền được trở thành công dân Aten và giải phóng một số nô lệ thành kiều dân..
- Những pháp lệnh của Ephiantet (Ephialtès) và Piriclet (Périclès).
- Thủ lĩnh của phái dân chủ là Ephiantet đã ban bố pháp lệnh thu hẹp quyền lực của Hội đồng trưởng lão.
- Từ quyền xét xử những vụ án tôn giáo, toàn bộ quyền hành của Hội đồng trưởng lão trước kia đều trao lại cho các cơ quan dân cử..
- Quyền lập pháp thuộc về Đại hội nhân dân..
- Quyền hành pháp thuộc về Hội đồng nhân dân..
- Những nhà lập pháp phải chịu trách nhiệm về hậu quả những dư luận mà họ đưa ra thông qua trước Đại hội nhân dân để đề phòng những chính sách phiêu lưu mạo hiểm của những kẻ đầu cơ chính trị mà trong một lúc quần chúng chưa có điều kiện suy nghĩ đã tán thành..
- Tiếp tục đường lối của Ephiantet, Périclès đã ban hành nhiều pháp lệnh để triệt để dân chủ hóa nền chính trị của đất nước:.
- Pháp lệnh bổ nhiệm các chức vụ bằng cách bốc thăm: trừ chức Tướng quân, các chức vụ lớn nhỏ kế cả quan chấp chính đều được bổ nhiệm bằng cách bốc thăm.
- Như vậy tất cả mọi công dân không phân biệt thuộc tầng lớp nào đều có thể đảm nhiệm các chức vụ trong bộ máy nhà nước..
- Pháp lệnh quy định chức năng của các cơ quan nhà nước và quyền dân chủ của công dân.
- Cũng như trước kia bộ máy nhà nước của Aten gồm 4 cơ quan chủ yếu: Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 người, Tòa án nhân dân và Hội đồng 10 tướng lĩnh..
- Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất trong nước, mỗi tháng họp từ 2 đến 4 lần.
- Trong các phiên họp ấy, đại hội thảo luận và quyết nghị những vấn đề lớn của nhà nước như chiến tranh và giảng hòa, bầu cử những người sung vào các cơ quan nhà nước, ban hành luật lệ, xét duyệt công việc của Tòa án, công nhận hoặc tước đoạt quyền công dân, cung cấp lương thực cho thành phố v.v.
- Trong đại hội, mọi công dân đều có quyền đề nghị thông qua bất kì dự án nào hoặc bãi bỏ một pháp lệnh hiện hành nào đó.
- Nếu đề nghị được Đại hội nhân dân thông qua nhưng sau xét thấy trái với hiến pháp cơ bản của Aten thì người đề nghị bị truy cứu trách nhiệm, có thể bị phạt tiền, thậm chí bị xử tử..
- Hội đồng 500 người gồm những người từ 30 tuổi trở lên do 10 "bộ lạc".
- Trong thời gian trực (khoảng 36 ngày), các nhóm này đảm nhiệm các công việc ngoại giao, thi hành quyết định của Đại hội nhân dân, dự thảo đề án công việc để đưa ra Đại hội nhân dân thảo luận, truy tố trước tòa án hoặc tống giam những người phạm tội, giám sát công việc của các nhân viên nhà nước..
- Hội đồng thẩm phán.
- Hội đồng 10 tướng lĩnh được đại hội công dân bầu hàng năm bằng cách giơ tay, sau đó cũng bằng cách cử công khai để phân công trách nhiệm cho các vị tướng lĩnh: Tư lệnh bộ binh, Tư lệnh hải quân, Tư lệnh bảo vệ Aten, Tư lệnh quân cảng Pirê.
- Chính sách lương bổng và phúc lợi: Để cho những công dân thuộc tầng lớp dưới có thể thoát li sản xuất, đảm nhiệm các chức vụ và các nghĩa vụ đối với nhà nước, lần đầu tiên trong lịch sử, Pêriclet ban hành chế độ trả lương cho các đối tượng như sau:.
- o Thành viên của Hội đồng 500 người, mỗi ngày 5 ô bôn..
- Còn phụ nữ, những người tự do, nhưng mẹ của họ không phải là người Aten, kiều dân và nô lệ đều không được hưởng quyền công dân..
- Luật pháp của La Mã cổ đại Luật 12 bảng.
- Khoảng năm 514 TCN, nhà nước cộng hòa của La Mã đã được thành lập, lúc đầu bộ máy nhà nước ở La Mã gồm có Viện Nguyên lão, Đại hội nhân dân và quan chấp chính (2 người).
- Những thắng lợi đầu tiên của bình dân là giai cấp quý tộc phải đồng ý cho bình dân được cử quan Bảo dân để bênh vực quyền lợi cho bình dân, được chia ruộng đất, được tổ chức Đại hội bình dân.
- Năm 454 TCN, La Mã đã cử 3 người sang Hi Lạp để tìm hiểu luật pháp của Hi Lạp, nhất là của Xôlông.
- Năm 452 TCN, khi 3 người này trở về, La Mã thành lập ủy ban 10 người để soạn luật..
- Sau một năm làm việc, ủy ban này soạn được một bộ luật, khắc trên 10 bảng đồng đặt ở quảng trường để mọi người đều biết sau đó mối giao cho hội nghị Bách Ấn Đội, tổ chức quan trọng nhất trong Đại hội nhân dân phê chuẩn..
- Do nội dung của 10 bảng chưa tập hợp hết mọi luật lệ trước đó của La Mã nên năm 450 TCN lại cử một ủy ban 10 người mới trong đó có 3 ủy viên là bình dân.
- Văn bản bộ luật này tuy đã thất truyền, nhưng có thể khôi phục được nhờ những đoạn trích dẫn của các học giả La Mã ở thời kì sau đó..
- Đó là "Luật 12 bảng ra lệnh xử tử hình kẻ nào xúi giục quân thù của nhân dân La Mã tấn công nhà nước La Mã hay kẻ nào nộp một công dân La Mã cho kẻ thù”.
- Tóm lại, nội dung của luật 12 bảng chỉ mới đề cập đến một số mặt trong đời sống xã hội, nhiều mức hình phạt quy định quá khắc nghiệt, nhưng nó có tác dụng hạn chế sự xét xử độc đoán của quý tộc, đồng thời đặt cơ sở cho sự phát triển của luật pháp ở La Mã cổ đại..
- Những pháp lệnh khác.
- Vì vậy từ giữa thế kỉ V TCN về sau, nhà nước La Mã phải ban hành nhiều pháp lệnh bổ sung..
- Năm 367 TCN, lại thông qua 3 pháp lệnh quan trọng:.
- Năm 326 TCN, thông qua pháp lệnh thủ tiêu chế độ nô lệ đối với công dân La Mã..
- Năm 287 TCN, ban hành pháp lệnh quy định quyết nghị của Đại hội bình dân, có hiệu lực như pháp luật đối với mọi công dân La Mã..
- Thời cộng hòa, cơ quan lập pháp là Đại hội nhân dân, đồng thời Viện Nguyên lão cũng có vai trò rất quan trọng.
- Đến thời kì quân chủ, Đại hội nhân dân ngừng hoạt động nên quyết định của Viện Nguyên Lão và mệnh lệnh của nguyên thủ là luật pháp chủ yếu của La Mã.
- Người đầu tiên được nhắc đến là Flaviút, một quan chức của La Mã.
- Trong các thế kỉ tiếp theo, ở La Mã có khá nhiều nhà luật học, trong số đó, Giulianút và Gaiút sống vào thế kỉ II là những người tương đối tiêu biểu.
- Luật La Mã đến thời trung đại và cận đại có ảnh hường rất lớn ở châu Âu..
- Sự ra đời và phát triển của đạo Kitô ở La Mã cổ đại.
- Cho đến đầu Công nguyên, người La Mã vẫn tin đa thần.
- Tuy nhiên, từ năm 63 TCN, La Mã thôn tính vùng Palextin, nơi mà từ thế kỉ VI TCN, cư dân đã theo một tôn giáo nhất thần gọi là đạo Do thái.
- Kinh thánh của đạo Do thái gồm có 3 phần là Luật pháp, Tiên tri và ghi chép Thánh tích, về sau, đạo Kitô kế thừa kinh thánh của đạo Do thái và gọi ba bộ phận ấy là kinh Cựu ước..
- Sau khi bị La Mã thống trị, đời sống của nhân dân ở vùng phía Đông Địa Trung Hải càng cực khổ, trong khi đó tư tưởng của phái triết học khắc kỉ (Stoicism) với các nội dung như thần thống trị thế giới, sống nhẫn nhục chịu đựng là đức tính tốt đẹp, mọi người đều bình đẳng, đang được lưu hành ở La Mã..
- Chính giáo lí của đạo Do thái, tư tưởng của phái khắc kỉ và đời sống cực khổ không có lối thoát của nhân dân bị áp bức là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của đạo Kitô..
- Sau 3 năm truyền đạo, các giáo trưởng đạo Do thái cho chúa Giêsu là kẻ chống lại tôn giáo truyền thống của mình, chính quyền La Mã thì cho ông là kẻ tuyên truyền tư tưởng chống lại La Mã..
- Chúa Giêsu bị đưa đến trước Đại giáo trưởng Do thái Caiphơ rồi đưa đến tòa án La Mã ở Do thái do Pôngxơ Pilát (Ponce Pilate) làm đại diện.
- Tòa án La Mã xử tử chúa Giêsu bằng cách đóng đinh lên thập giá ở núi Canve (Calvaire) ở gần Giêrudalem.
- Sau đó các tông đồ của chúa tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã..
- Kế thừa nhiều quan niệm của đạo Do thái, đạo Kitô cho rằng Chúa Trời sáng tạo ra tất cả, kế cả loài người.
- Kinh thánh của đạo Kitô gồm 2 phần là Cựu ước và Tân ước.
- Cựu ước là kinh thánh của đạo Do thái mà đạo Kitô tiếp nhận, còn Tân ước là kinh thánh thực sự của đạo Kitô.
- Đạo Kitô có 7 nghi lễ quan trọng thường gọi là 7 bí tích.
- Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ của đạo Kitô bao gồm nô lệ, nô lệ được giải phóng, dân nghèo thành thị.
- Do thái độ chống lại chính quyền La Mã, sau khi ra đời, đạo Kitô bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp mà vụ tàn sát tín đồ Kitô giáo khốc liệt đầu tiên diễn ra năm 64 dưới thời hoàng đế Nêrôn..
- Tuy bị đàn áp nhưng đạo Kitô vẫn tiếp tục phát triển.
- Đồng thời, đạo Kitô còn nêu ra nguyên tắc.
- Do những thay đổi ấy, đến năm 311, các hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngừng sát hại tín đồ đạo Kitô..
- Năm 313, hai hoàng đế Cônxtantinút và Lixiniút ban hành sắc lệnh Milanô, chính thức công nhận địa vị hợp pháp của đạo Kitô.
- Năm 325, Cônxtantinút triệu tập cuộc đại hội các giáo chủ đạo Kitô ở Nixê (Tiểu Á) để xác định giáo lí, chấn chỉnh tổ chức giáo hội.
- Như vậy, ông là hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo.
- Đến cuối thế kỉ IV, đạo Kitô chính thức được thừa nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã..
- Tác phẩm này được coi là bộ kinh thánh chính thức của đạo Kitô..
- Tóm lại, nền văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại vô cùng xán lạn.
- Vì vậy Ăngghen nói: "Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại được".