« Home « Kết quả tìm kiếm

LƯợC KHảO TàI LIệU KHảO SáT Từ GóC Độ KHOA HọC LUậN Và PHƯƠNG PHáP LUậN NGHIÊN CứU KHOA HọC


Tóm tắt Xem thử

- LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU KHẢO SÁT TỪ GÓC ĐỘ KHOA HỌC LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
- Lược khảo tài liệu, kiến thức khoa học, khoa học luận, vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu khoa học.
- Lược khảo tài liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhưng chưa được giới thiệu đầy đủ và có hệ thống trong các giáo trình, khiến sinh viên gặp nhiều khó khăn khi nghiên cứu..
- Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày các cơ chế sản sinh ra kiến thức mới, ý nghĩa khoa học luận của lược khảo tài liệu và các ứng dụng vào việc tìm kiếm và đọc tài liệu, cũng như biên soạn phần lược khảo của một công trình..
- Lược khảo tài liệu, mà một số người còn gọi là Lịch sử vấn đề, Hiện trạng vấn đề, Tổng quan tài liệu, Nghiên cứu lý thuyết, Cơ sở lý thuyết, Cơ sở lý luận(1.
- là một phần quan trọng và không thể thiếu trong một công trình nghiên cứu.
- Đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội – nhân văn và khoa học giáo dục, lược khảo tài liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì đối tượng nghiên cứu của nó là những khái niệm trừu tượng và phức tạp, cần phải có sự đầu tư trí tuệ thỏa đáng để lĩnh hội.
- Nếu được thực hiện đúng phương pháp và đầy đủ, lược khảo tài liệu có thể được xem là một đóng góp khoa học, vì đó là kết quả của một quá trình phân tích và tổng hợp các kiến thức đã được sản sinh ra trong cộng đồng khoa học.
- Thế mà nội dung này chưa được giới thiệu đầy đủ và có hệ thống trong các giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học, khiến sinh viên và các học viên sau đại học không.
- Hệ quả là nhiều công trình không đưa ra được cái mới thực sự mang tính khái quát, mà chỉ dừng lại ở cái mới chủ quan (mới đối với mình nhưng lại là cũ đối với giới khoa học), hoặc chỉ là cái mới về sự việc (không có tính khái quát), thậm chí trùng lặp với các nghiên cứu khác.
- Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày các nguyên lý cơ bản nhất về lược khảo tài liệu để độc giả có một cái nhìn rõ ràng hơn, để có thể thực hiện tốt công đoạn này trong nghiên cứu xã hội nhân văn và khoa học giáo dục..
- 1 QUAN ĐIỂM KHOA HỌC LUẬN VỀ KIẾN THỨC KHOA HỌC.
- Khoa học hiện đại được xây dựng trên quan niệm cho rằng kiến thức khoa học chỉ là tạm thời,.
- Sự phát triển đó chủ yếu là thông qua con đường nghiên cứu khoa học, vì mục tiêu của nghiên cứu khoa học là sản sinh ra kiến thức mới về thế giới khách quan để mở rộng kiến thức và điều chỉnh kiến thức cũ cho phù hợp hơn, như K.
- Kiến thức mới được hình thành như thế nào ? Ngoài những phát hiện tình cờ hiếm hoi, khiến thức khoa học là thành quả của những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà khoa học.
- Vậy cơ chế sản sinh ra kiến thức mới như thế nào? Các nhà khoa học luận có nhiều cách lý giải khác nhau.
- Bachelard cho rằng kiến thức nào cũng đều là câu trả lời cho một câu hỏi, vì thế, không có câu hỏi thì không có kiến thức khoa học (Bachelard, 1970).
- Popper, lúc xuất hiện xung đột giữa cái đã biết và cái chưa biết là lúc manh nha một vấn đề khoa học có thể dẫn đến một kiến thức mới.
- Nói cách khác, vấn đề nghiên cứu nằm ở vùng ranh giới giữa cái đã biết và cái chưa biết, và các nỗ lực nhằm mở rộng vùng đã biết (tức là hoạt động nghiên cứu) tạo nên xung đột: kiến thức mới hình thành từ sự xung đột đó..
- Nói cụ thể hơn, kiến thức mới ra đời từ quá trình đi tìm lời giải thích mới về hiện tượng hay sự vật mà nhà khoa học luôn trăn trở, thắc mắc.
- Cái chưa biết chủ quan không nhất thiết là cái chưa biết khách quan: những gì mỗi cá nhân biết được chỉ là một phần rất nhỏ của những cái đã biết của cộng đồng khoa học.
- Việc xác định cái chưa biết chủ quan là tiền đề cho việc tự học để mở mang kiến thức khoa học của mỗi cá nhân.
- Vì thế, trước khi bắt tay vào nghiên cứu, nhà khoa học cần phải lấp đầy khoảng trống giữa cái chưa biết chủ quan của nhà khoa học và cái đã biết của cộng đồng về vấn đề có liên quan.
- Như thế, lược khảo tài liệu trước tiên giúp nhà nghiên cứu mở rộng và đào sâu kiến thức..
- Nếu việc xác định cái chưa biết chủ quan là tiền đề cho việc tự học, thì việc xác định cái chưa biết khách quan lại là tiền đề cho mọi nghiên cứu khoa học.
- Do đó, nếu đồng hóa cái chưa biết chủ quan của mình với cái chưa biết khách quan, gần như chắc chắn là nhà nghiên cứu sẽ lặp lại những nghiên cứu đã được thực hiện: đó là trường hợp ta xây dựng vấn đề nghiên cứu bên trong vùng cái đã biết khách quan, và nghiên cứu sẽ chỉ là công cốc.
- Ngược lại, nếu xác định vấn đề nghiên cứu quá xa vời, nhà nghiên cứu sẽ rơi vào cõi vô vọng..
- 2 VAI TRÒ CỦA LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU.
- Lược khảo tài liệu như là một thao tác tư duy được thực hiện trước khi đi đến quyết định tiến hành nghiên cứu một đề tài..
- Lược khảo tài liệu như là một chương / phần của công trình nghiên cứu các loại (luận văn, luận án.
- hoặc bài viết khoa học..
- Như tên gọi của nó, lược khảo tài liệu là khảo sát những tài liệu khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu để điểm lại những kiến thức mà khoa học đã sản sinh ra, để xác định những điều đã biết khách quan.
- Nhưng vì kiến thức khoa học mang tính tạm thời, nên lược khảo tài liệu cần phải xác định kiến thức nào là vững chắc vào thời điểm đó, và đâu là những điểm yếu cần khắc phục, củng cố..
- Để thực hiện một nghiên cứu, nhà khoa học phải lược khảo tài liệu, nghĩa là phải nhắm đến các mục tiêu cụ thể sau đây:.
- 2.1 Xác định “cái đã biết” khách quan Như ta đã biết, sứ mệnh của nghiên cứu khoa học là sản sinh ra kiến thức mới, là mở rộng kiến thức khoa học đã có, hoặc điều chỉnh và bổ sung cho kiến thức đó ngày càng phù hợp hơn với thực tế.
- Để sản sinh ra kiến thức mới, sáng tạo cái mới, nhà nghiên cứu phải cập nhật đầy đủ các thông tin khoa học có liên quan đến mảng vấn đề mình quan tâm, phải biết cộng đồng khoa học đã nghiên cứu được gì (cái đã biết), đang làm gì (cái muốn biết) và còn vướng mắc những gì.
- Nói cách khác, nhà nghiên cứu phải xác định cho bằng được tình trạng kiến thức hiện tại về vấn đề mà mình quan tâm, vì nếu không biết được “cái đã biết” thì sẽ không thể nào xác định chính xác được cái nào là cái chưa.
- biết chủ quan, cái nào là cái chưa biết khách quan, và hệ quả đương nhiên là không thể xác định một cách đúng đắn vấn đề nghiên cứu mà mình đang theo đuổi.
- Nhà nghiên cứu sẽ có nguy cơ lặp lại những gì mà các nhà nghiên cứu khác đã làm, hoặc sẽ xác định vấn đề nghiên cứu quá xa rời thực tế, vượt quá năng lực của con người.
- Trường hợp thứ nhất được ví như là đấm vào cánh cửa đã mở (phí công vô ích), trường hợp thứ hai là hoang tưởng khoa học, nghiên cứu sẽ trở nên phi thực tế, không có tính khả thi.
- Vì thế cần phải tiến hành kỹ càng, để không bỏ sót một kết quả nghiên cứu nào, nhất là những nghiên cứu của các “cây đại thụ”...
- Xét từ góc độ của độc giả, lược khảo tài liệu giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với các công trình nghiên cứu bằng cách chọn lọc những tài liệu khoa học liên quan và tóm lược lại với nhãn quan phê phán.
- Lược khảo tài liệu tốt là một lược khảo mà khi đọc, người đọc có thể nắm bắt ngay ý đồ nghiên cứu của nhà nghiên cứu..
- 2.2 Để hình dung “cái chưa biết” khách quan Từ những điều đã biết, nhà nghiên cứu tìm cách phát họa ra những điều mà nhân loại chưa biết..
- Đây chính là điểm mấu chốt khiến hoạt động nghiên cứu khoa học có vẻ như mơ hồ và nghịch lý: nghiên cứu là đi tìm kiếm những gì mà khoa học chưa biết, chứ không phải là nhặt nhạnh những gì loài người đã biết.
- Trong nghiên cứu mô tả, nghiên cứu là tìm kiếm, phát hiện những đặc điểm, thuộc tính mới mẻ của đối tượng nghiên cứu..
- Trong nghiên cứu giải thích, nghiên cứu là tìm những cách giải thích mới mẻ về nguyên nhân, nguồn gốc của sự vật và hiện tượng..
- Để thực hiện được việc đó, nhà nghiên cứu cần phải có trí tưởng tượng.
- Nhà khoa học dựa trên những kiến thức khoa học đã được chứng minh và kiểm nghiệm, để từ đó phóng tầm mắt đến tương lai và hình dung ra cái chưa biết.
- Khi xác định được cái đã biết và hình dung cái chưa biết, nhà nghiên cứu đã tạo ra những điều kiện khách quan để định vị “cái muốn biết.
- tức vấn đề nghiên cứu – trên bản đồ tri thức khoa học..
- Nhà khoa học sẽ đối chiếu những kiến thức có được từ nghiên cứu trước đây với vấn đề nghiên cứu, và chỉ ra điểm chưa ai nghiên cứu.
- Đó chính là khởi điểm của cái mới trong khoa học.
- Định vị cái muốn biết không chỉ là vấn đề khoa học, mà còn là một nghệ thuật: xây dựng đề tài sao cho không lặp lại nghiên cứu của những người đi trước,.
- Để định vị cái muốn biết, nhà nghiên cứu phải xác định các biến (variables) quan trọng liên quan đến đề tài.
- Nghĩa là phải phát họa vấn đề nghiên cứu, để hướng đến việc xác định các mục tiêu nghiên cứu (đối với cách tiếp cận mô tả) hoặc xây dựng giả thuyết nghiên cứu (đối với cách tiếp cận giải thích).
- Hình 1: Các tình huống xác định vấn đề nghiên cứu Ghi chú.
- X1: vấn đề nghiên cứu được xác định sai, vì nó nằm trong vùng đã biết - X2, X3.
- vấn để nghiên cứu quá xa vời, ngoài khả năng của thời đại - Xn: vấn đề khả thi nhất vì gần với những điều đã biết.
- Đó chính là phần đóng góp của người lùn – nhà nghiên cứu..
- Thật vậy, không có một nghiên cứu nào mà không kế thừa kiến thức cũ: mọi kiến thức mới đều được xây dựng trên một số kiến thức cũ nào đó..
- Kiến thức cũ chính là cái bệ đỡ cho nghiên cứu khoa học.
- Lược khảo tài liệu tốt là lược khảo có thể thông báo cho người đọc những thông tin cơ bản của đề tài bằng cách điểm lại những nghiên cứu trước đây..
- Theo cách nói ẩn dụ của Wittgenstein, chúng ta chỉ biết là việc nghiên cứu tư liệu khoa học đã đạt được mức chuyên sâu quan trọng khi chúng ta cảm thấy như bị một vố cộp vào đầu: lúc ấy, chúng ta cảm thấy không còn gì để ta nghiên cứu nữa.
- Đó là lúc chúng ta chạm phải ranh giới của cái đã biết, và chỉ cần thêm một chút nỗ lực nữa là chúng ta sẽ xây dựng được đề tài nghiên cứu..
- 2.5 Để chứng tỏ năng lực của nhà nghiên cứu Lược khảo tài liệu hiểu theo nghĩa thứ hai (một chương / phần của công trình nghiên cứu) là sản phẩm của việc khảo sát tài liệu trước khi nghiên cứu (lược khảo tài liệu theo nghĩa thứ nhất), còn là nơi thể hiện năng lực của nhà nghiên cứu, đặc biệt là đối với các học viên sau đại học.
- Chẳng những họ phải chứng tỏ rằng mình đã nắm vững các kiến thức khoa học liên quan đến đề tài, mà họ còn phải cho thấy năng lực tư duy cao cấp của họ trong việc phân tích và đánh giá tài liệu, tổng hợp những đặc điểm của các khuynh hướng nghiên cứu khác nhau, phát hiện những dị biệt, mâu thuẫn, giới hạn của các kiến thức.
- để xây dựng mục tiêu nghiên cứu..
- Tuy nhiên, theo ghi nhận qua nhiều luận văn / luận án, các nhà nghiên cứu trẻ thường sử dụng không xác đáng các kiến thức lý thuyết, do không hiểu được vai trò của lược khảo tài liệu trong công trình nghiên cứu của mình.
- Như vừa trình bày, lược khảo tài liệu là một công việc vô cùng quan trọng trong mọi nghiên cứu khoa học.
- Vì thế, nếu phần việc này được tiến hành không tốt, nghiên cứu sẽ kém giá trị, thậm chí có thể không được công nhận.
- Vì lược khảo tài liệu nhằm điểm lại kiến thức khoa học đã có về một vấn đề nào đó, nên nhà nghiên cứu phải khảo sát các tài liệu khoa học.
- Không thể sử dụng các tài liệu phổ thông để làm lược khảo tài liệu, vì các tài liệu đó không có nhiều kiến thức chuyên sâu, mà chủ yếu gồm những kiến thức phổ thông, hoặc những kiến thức chưa được kiểm chứng một cách khoa học..
- Để lược khảo tài liệu tốt, chẳng những cần phải đọc các công trình nghiên cứu đương thời để nắm bắt sự phát triển của khoa học, mà đôi khi còn cần.
- Chẳng những phải đọc các tài liệu bằng tiếng mẹ đẻ, mà còn cần phải tham khảo các tài liệu bằng tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp để bảo đảm vét hết thông tin khoa học, vì đó là nguồn tư liệu vô cùng phong phú liên quan đến nhiều chủ đề nghiên cứu..
- Để tìm được những công trình quan trọng có liên quan đến đề tài nghiên cứu của ta, trong giai đoạn đầu, tốt nhất là tham khảo các bài báo hoặc các tài liệu giới thiệu tình hình nghiên cứu hiện tại (“state of the art”, “état de la recherche’, “méta- analyse.
- Cũng cần phải đọc các luận án hoặc công trình nghiên cứu có liên quan xa hay gần với đề tài của ta.
- Một kinh nghiệm rất phổ biến trong giới giảng viên làm công tác hướng dẫn luận văn là học viên, ngay cả ở các đại học phương Tây, thường phàn nàn là không có tài liệu về đề tài họ đang nghiên cứu (Trochim, 2006).
- Sở dĩ như vậy là vì học viên thường chỉ tìm kiếm những tài liệu đúng với đề tài nghiên cứu của họ.
- Họ phải tìm đọc các tài liệu về nhiều vấn đề, nhiều khái niệm xuất hiện trong vấn đề nghiên cứu của họ: đó chính là vật liệu mà họ có thể dùng để xây dựng nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình..
- Sau đó, cần phải tìm đọc các tài liệu được liệt kê trong mục Tài liệu tham khảo, vì trong đó thường có các tác giả và các tạp chí quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu mà ta cần phải đọc..
- Sau đây là các thông tin mà dù cho bạn áp dụng loại hình nghiên cứu nào cũng cần phải quan tâm khi đọc tài liệu:.
- Cách xây dựng vấn đề nghiên cứu của tác giả: Nó được xác định như thế nào? Có thỏa đáng không? Vấn đề nghiên cứu có thực sự là “vấn đề”.
- Cách tiếp cận nghiên cứu của tác giả: đó là nghiên cứu mô tả hay giải thích? Sự chọn lựa đó có xác đáng không?.
- Cách lược khảo tài liệu: tác giả có đánh giá các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình không? Tác giả có đề cập đến các tư liệu có.
- Cách xây dựng khung lý thuyết / khái niệm của tài liệu: tác giả dựa trên cơ sở kiến thức nào để tiến hành nghiên cứu?.
- Mối quan hệ giữa lý thuyết và vấn đề nghiên cứu: giữa lý thuyết và vấn đề nghiên cứu có liên quan với nhau không? Mối liên quan đó có phù hợp và rõ ràng không?.
- Đóng góp của tài liệu vào kiến thức khoa học.
- Tài liệu này liên quan đến vấn đề nghiên cứu của bạn ở chỗ nào?.
- Lược khảo tài liệu giúp ta xác định những mâu thuẫn, những lỗ hổng và những nghịch lý trong tài liệu khoa học về vấn đề có liên quan.
- Vì thế, nội dung lược khảo tùy thuộc cách tiếp cận của công trình nghiên cứu..
- Đối với các nghiên cứu mô tả, vì mục đích của nó là mô tả và phát hiện những đặc điểm, tính chất, thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, nên lược khảo phải tập trung điểm lại những đặc điểm, tính chất, thuộc tính đã biết về đối tượng nghiên cứu, để tìm kiếm và phát hiện ra những đặc tính, tính chất mới..
- Đây là cách tiếp cận quen thuộc trong những lĩnh vực chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, và nghiên cứu mô tả nhằm bổ sung thêm nhiều đặc điểm mới về vấn đề nghiên cứu..
- Đối với nghiên cứu giải thích, lược khảo nhằm điểm lại những cách lý giải khác nhau về nguyên nhân, nguồn gốc của các hiện tượng và sự việc mà mình quan tâm, để phát hiện ra những nguyên nhân mới chưa ai đề cập đến và chứng minh các nguyên nhân đó một cách khoa học.
- Đây là cách tiếp cận thường dùng trong những lĩnh vực đã có nhiều nghiên cứu mô tả, nhất là trong nhiều ngành xã hội và trong khoa học giáo dục.
- Vì nghiên cứu mô tả và nghiên cứu giải thích nhằm xây dựng kiến thức tuyên bố, nên lược khảo tài liệu cũng tập trung vào việc điểm lại các kiến thức tuyên bố đã có..
- Đối với nghiên cứu ứng dụng, lược khảo chú ý đến những kiến thức quy trình, những tính năng và ứng dụng mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện và.
- Một mặt nó giúp nhà khoa học, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm, bổ sung kiến thức chuyên sâu về vấn đề mà họ quan tâm, mặt khác, và đây là chức năng chủ yếu, nó dẫn dắt nhà khoa học xác định một cách thỏa đáng vấn đề nghiên cứu.
- Chính vì thế, để không lặp lại những gì người đi trước đã làm và để tìm ra cái mới, nhà nghiên cứu cần phải có đầu tư kỹ càng cho khâu lược khảo tài liệu.
- Có như thế mới mong có thể cải thiện chất lượng nghiên cứu của chúng ta hiện nay.