« Home « Kết quả tìm kiếm

Lượng giá rủi ro sức khỏe do sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: Phương pháp thực nghiệm lựa chọn


Tóm tắt Xem thử

- LƯỢNG GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE DO SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG:.
- PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM LỰA CHỌN Nguyễn Phương Duy, Tống Yên Đan * và Vũ Thùy Dương Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ.
- Mô hình hóa lựa chọn, sẵn lòng chi trả, sử dụng thuốc trừ sâu, thực nghiệm lựa chọn Keywords:.
- Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thực nghiệm lựa chọn để lượng giá những thay đổi trong việc tự đánh giá của người nông dân đối với rủi ro sức khỏe liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả những thuộc tính đưa vào đều là những yếu tố quan trọng để xác định việc đánh giá của người nông dân liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa.
- Những thuộc tính này bao gồm: thông tin về hậu quả sức khỏe, mức rủi ro ban đầu, quy mô giảm rủi ro cũng như chi phí sản xuất tăng thêm hằng năm..
- Lượng giá rủi ro sức khỏe do sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: Phương pháp thực nghiệm lựa chọn.
- Mỗi năm có hơn 2,36 tỷ kg thuốc BVTV được sử dụng trên toàn thế giới và hơn 85% trong số đó là dùng trong nông nghiệp (Grube et al., 2011)..
- Mặc dù việc sử dụng thuốc trừ sâu đã góp phần làm tăng đáng kể sản lượng nông sản thông qua.
- Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trừ sâu tăng lên rất đáng kể đã đặt ra những mối đe doa nghiêm trọng và những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khoẻ con người, đặc biệt là nông dân (Damalas, 2009).
- Năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng một triệu trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu xảy ra hàng năm trên thế giới.
- đặc biệt 99% số trường hợp tử vong liên quan đến thuốc trừ sâu là tại các nước.
- việc sử dụng thuốc trừ sâu trên toàn thế giới (Wesseling et al., 1997)..
- Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về vấn đề lạm dụng và dư lượng thuốc trừ sâu trong nền sản xuất nông nghiệp.
- Việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách của nông dân địa phương như: sử dụng liều lượng cao, pha trộn sai hướng dẫn và khoảng thời gian phun trước khi thu hoạch.
- Theo Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD, 2017), giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong tháng 12/2017 đạt 111 triệu USD, nâng giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong cả năm 2017 lên 989 triệu USD, tăng 36,40%.
- Những con số đáng báo động trên cũng phần nào cho thấy việc sử dụng và lạm dụng thuốc trừ sâu ở Việt Nam đang trở thành mối đe dọa rất lớn đến môi trường và sức khoẻ của người nông dân.
- Bên cạnh những chi phí trực tiếp từ việc nhập khẩu thuốc trừ sâu từ nước ngoài khá lớn, thì chi phí gián tiếp lại lớn hơn rất nhiều (những chi phí xã hội – môi trường liên quan đến sử dụng thuốc trừ sâu, mất đi những cơ hội xuất khẩu nông sản vì dư lượng thuốc trừ sâu, năng suất canh tác không ổn định và những tổn thương của cả hệ sinh thái nông nghiệp)..
- Mặc dù biết chi phí xã hội của thuốc trừ sâu là khá lớn, Wilson and Tisdell (2001) lập luận rằng nông dân ở các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng thuốc trừ sâu với số lượng ngày càng tăng do một số nguyên nhân như sau: (i) sự thiếu hiểu biết về tính bền vững trong việc sử dụng thuốc trừ sâu.
- (ii) thiếu những lựa chọn thay thế cho thuốc trừ sâu.
- (iii) đánh giá quá thấp các chi phí sử dụng thuốc trừ sâu cả trong ngắn hạn và dài hạn.
- Do đó, việc bảo vệ sức khoẻ con người do tiếp xúc với thuốc trừ sâu thông qua các chính sách bắt buộc vẫn là mục tiêu then chốt..
- Tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), việc sử dụng và quản lý thuốc BVTV đã bắt đầu là một mối quan tâm lớn trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Tong (2016) đã chỉ ra một minh chứng rõ ràng cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV tại khu vực ĐBSCL là rất cao.
- Theo đó, tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu trung bình tại khu vực này là 2,44 kg/ha, gấp 1,9 lần so với nước láng.
- Xuất phát từ những thực tiễn trên, việc đánh giá rủi ro sức khỏe liên quan đến sử dụng thuốc trừ sâu của người nông dân là rất cần thiết.
- Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu được tiến hành thông qua việc kiểm tra sự ảnh hưởng của các thông tin rủi ro về sức khỏe lên việc tự đánh giá của người nông dân địa phương bằng phương pháp thực nghiệm lựa chọn..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp mô hình lựa chọn.
- Phương pháp mô hình lựa chọn (choice modelling - CM) hay thí nghiệm lựa chọn (choice experiment – CE) là một phương pháp định giá thuộc nhóm phát biểu sự ưa thích (stated preference).
- Cụ thể, các lĩnh vực thường sử dụng phương pháp CM bao gồm: du lịch (Dellaert et al., 1995.
- Lý thuyết của thiết kế thí nghiệm lựa chọn được áp dụng để xây dựng một phương án lựa chọn (option/profile) về thuộc tính và mức độ của thuộc tính.
- Hai hoặc ba các phương án lựa chọn đó được lắp ráp trong bộ lựa chọn (choice set) và giới thiệu cho đáp viên.
- Những người này sẽ được yêu cầu phát biểu sự ưa thích trong mỗi bộ lựa chọn..
- Không giống như phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method – CVM), nhằm đánh giá việc cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất (trade-off), kỹ thuật CM đòi hỏi người trả lời chỉ chọn duy nhất một lựa chọn sử dụng tài nguyên từ một loạt các bộ nhiều tùy chọn sử dụng tài nguyên khác nhau..
- 2.2 Thiết kế nghiên cứu.
- Các lựa chọn thay thế giả định trong thí nghiệm lựa chọn của nghiên cứu được mô tả thông qua bốn thuộc tính: (1) Thông tin về hậu quả của việc sử.
- (3) Quy mô giảm của rủi ro.
- Thuộc tính đầu tiên là thông tin về hậu quả của việc sử dụng thuốc trừ sâu.
- Những nghiên cứu về thuốc trừ sâu đã cũng cấp bằng chứng cho thấy việc phơi nhiễm thuốc có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến gan theo nghiên cứu của WHO (1990) và Ecobichon (1996).
- Thuộc tính này tập trung vào hai cấp độ liên quan đến bệnh gan (đó là ung thư gan và viêm gan) vì gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nội sinh của cơ thể và các phản ứng chuyển hoá các chất độc hại từ thuốc trừ sâu xảy ra chủ yếu ở các vi lạp thể của gan (Hernandez et al., 2013).
- Thuộc tính thứ hai là thông tin về rủi ro ban đầu.
- Thuộc tính này sẽ đánh giá xem liệu mọi người có đánh giá khác nhau khi cùng hậu quả, cùng quy mô giảm rủi ro nếu thông tin về mức độ rủi ro ban đầu là khác nhau.
- Các mức rủi ro ban đầu được lựa chọn bao gồm hai mức độ: 9/1000 (mức thấp mức cao.
- Vì những lập luận về tâm lý học hành vi trước đây, các nhà kinh tế học đã phân tích cách đánh giá rủi ro của các cá nhân với việc lựa chọn các mức độ rủi ro (nguy cơ) ban đầu hoặc đánh giá khách quan hoặc nhận thức (Travisi et al., 2006)..
- Thuộc tính thứ ba là quy mô giảm của rủi ro..
- Thông tin bao gồm các mức độ giảm rủi ro sức khỏe của việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong 10 năm trên 1000 người, bao gồm ba mức: giảm 2/1000, giảm 5/1000 và giảm 8/1000..
- Ở thuộc tính thứ hai và ba các cấp độ được xem xét lựa chọn dựa theo nghiên cứu của Jin et al..
- Nghiên cứu này chỉ ra các mức độ rủi ro ban đầu và quy mô thay đổi phù hợp với những đánh giá khách quan về nhận thức trước đó, dựa trên nghiên cứu tập hợp có hệ thống những đánh giá về nhận thức hành vi của Travisi et al.
- Thuộc tính thư tư là chi phí sản xuất tăng thêm.
- Đáp viên được đưa vào một ngữ cảnh giả định và được thông tin rằng việc giảm bớt rủi ro về thuốc trừ sâu có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các chính sách quản lý thuốc trừ sâu và chính phủ sẽ làm việc này.
- Các lựa chọn chính sách bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng..
- Bảng 1: Thuộc tính và các cấp độ sử dụng trong phương pháp CE.
- Thuộc tính Các cấp độ.
- Rủi ro ban đầu Quy mô giảm rủi ro Chi phí sản xuất gia tăng.
- Nghiên cứu này sử dụng phần mềm JMP 10.0 để thiết kế trực giao và tạo ra 20 bộ lựa chọn, các bộ lựa chọn này được chia đều cho 4 phiên bản bảng câu hỏi, mỗi phiên bản gồm 5 bộ lựa chọn.
- Một ví dụ được đưa ra được trình bày trong Bảng 2, trong mỗi bộ lựa chọn, đáp viên đã được hướng dẫn chọn lựa một phương án yêu thích của họ trong số hai lựa chọn giả định hoặc lựa chọn “không chọn cả hai”..
- Bảng 2: Ví dụ về một bộ lựa chọn trong phương pháp CE.
- Rủi ro ban đầu .
- Quy mô giảm rủi ro .
- Lựa chọn của ông/bà là.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và thuận tiện thông qua phỏng vấn trực tiếp người nông dân tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long bằng bảng câu hỏi soạn sẵn với tiêu chí:.
- 3.1 Hành vi sử dụng thuốc trừ sâu và áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động.
- Nội dung nghiên cứu về hành vi sử dụng thuốc trừ sâu và áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động nông nghiệp được thể hiện qua các tiêu chí: nguồn thông tin chính tiếp cận việc áp dụng thuốc trừ sâu, chi tiêu trung bình cho việc sử dụng thuốc trong một vụ, hành vi lạm dụng thuốc trừ sâu cũng như việc áp dụng các biện pháp bảo vệ khi phun xịt và pha trộn thuốc,… Các kết quả khảo sát thể hiện chi tiết dưới đây:.
- Tần suất sử dụng và chi tiêu cho thuốc trừ sâu: Những người nông dân trong nghiên cứu trả lời rằng họ chi tiêu trung bình khoảng 1,52 triệu đồng cho thuốc trừ sâu trong một mùa vụ, với tần suất phun xịt thuốc trung bình là 6,96 lần/vụ..
- Nguồn thông tin chính tiếp cận việc áp dụng thuốc trừ sâu: nguồn thông tin từ các tổ chức khuyến nông địa phương và cửa hàng vật tư nông nghiệp là hai nguồn thông tin phổ biến được người nông dân rất quan tâm.
- Từ kết quả khảo sát, người nông dân chủ yếu tiếp cận thông tin về phòng trừ, kiểm soát sâu bệnh hại và áp dụng thuốc trừ sâu từ.
- Bảng 3: Nguồn thông tin chính về kiểm soát, phòng trừ sâu bệnh hại và áp dụng thuốc trừ sâu của nông dân.
- Các phương pháp cất giữ thuốc trừ sâu: kết quả nghiên cứu cho thấy 64,44% những người nông dân cho rằng họ cất giữ thuốc trừ sâu ở kho riêng bên ngoài nhà ở.
- 14,44% cho rằng họ để thuốc trừ sâu trong chính ngôi nhà của mình và trường hợp 21,12% cho rằng họ đã bỏ thuốc trừ sâu đã mua bên ngoài trời như gần những gốc cây..
- Xử lý bao bì, hộp chứa thuốc trừ sâu sau khi sử dụng: việc xử lý bao bì, hộp chứa thuốc trừ sâu.
- Hình 2: Các phương thức xử lý bao bì, hộp chứa thuốc trừ sâu sau khi pha chế.
- Biện pháp bảo vệ khi sử dụng thuốc trừ sâu:.
- những đáp viên này được khảo sát cung cấp 13 biện pháp bảo vệ trong sử dụng thuốc trừ sâu (Bảng 4).
- Các biện pháp thường xuyên được áp dụng ở đây là tránh ăn uống hoặc sử dụng chất kích thích như rượu và thuốc lá trong lúc phun xịt thuốc trừ sâu, rửa ngay sau khi tiến hành phun xịt thuốc, và thay quần áo sau khi phun.
- Bảng 4: Các biện pháp bảo vệ trong sử dụng thuốc trừ sâu.
- 3.2 Đánh giá của bản thân nông dân trong rủi ro liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu từ sự thay đổi về sức khỏe.
- Để xác định mối quan hệ giữa dữ liệu lựa chọn thực nghiệm, mô hình conditional logit (Clogit) được ước lượng bằng cách sử dụng phần mềm Nlogit 5.0.
- Trong mô hình này, hữu dụng được xác định bởi các mức độ của bốn thuốc tính (hậu quả, rủi ro ban đầu, quy mô thay đổi của rủi ro và chi phí sản xuất tăng thêm) trong các bộ lựa chọn.
- Do đó mô hình cung cấp một ước lượng của những tác động từ sự thay đổi trong bất kì thuộc tính nào, dựa trên xác suất rằng một trong những lựa chọn này sẽ được chọn..
- Hàm hữu dụng (utility function) tương ứng của ba phương án lựa chọn như sau:.
- Bảng 5: Các biến được sử dụng trong mô hình lựa chọn.
- Thông tin mức độ rủi ro ban đầu 90/1000, biến phân loại;.
- Nói cách khác, khi tăng tỷ lệ các thuộc tính hậu quả sức khỏe, mức độ rủi ro ban đầu và quy mô giảm rủi ro lên thì mức hữu dụng của đáp viên cũng tăng lên, mức độ sẵn lòng trả sẽ tăng lên..
- Hệ số của biến ASC có dấu dương và có ý nghĩa thống kê, nghĩa là những người nông dân có sự ưa thích mạnh mẽ trong việc thay đổi chính sách quản lý nhằm làm giảm rủi ro sức khỏe trong sản xuất nông nghiệp hơn là giữ nguyên hiện trạng..
- 3.3 Ước lượng mức sẵn lòng trả biên Sử dụng hệ số kết quả của mô hình Clogit ở Bảng 6 không trực tiếp giải thích được những tác động của biến độc lập tương ứng trên xác suất chọn từng thuộc tính của rủi ro sức khỏe.
- Giá ẩn, được ước tính bằng cách sử dụng tỷ lệ của hệ số một thuộc tính và hệ số giá (Cost)..
- Giá ẩn của thuộc tính.
- Bảng thể hiện mức giá ẩn cho mỗi thuộc tính của việc đánh giá rủi ro sức khỏe của người nông dân với khoảng tin cậy 95%.
- Cụ thể, đáp viên được hỏi sẽ sẵn lòng chi trả 2.852,11 nghìn đồng vào chi phí sản xuất trong một năm của gia đình mình, nếu thông tin hậu quả của rủi ro là bệnh ung thư..
- Tương tự, đáp viên sẽ sẵn lòng chi trả 3.130,28 nghìn đồng nếu thông tin mức độ rủi ro ban đầu là 90/1000 người bị nhiễm bệnh (mức cao).
- Thuộc tính quy mô giảm của rủi ro sức khỏe có mức sẵn lòng trả thấp hơn so với hai thuộc tính thông tin hậu quả và mức rủi ro ban đầu.
- Giá trị MWTP của các rủi ro sức khỏe liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu được đánh giá bởi nông dân là khá cao.
- Điều này cho thấy, người nông dân địa phương thực sự quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe của bản thân do sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác và sẵn sàng trả một mức giá khá cao vào chi phí sản xuất hàng năm của gia đình cho việc giảm rủi ro..
- Bài viết sử dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn để kiểm tra những ảnh hưởng của thông tin đến việc đánh giá của người nông dân.
- Các thuộc tính trong nghiên cứu bao gồm: (i) thông tin về hậu quả về sức khỏe, (ii) mức rủi ro ban đầu, (iii) quy mô giảm rủi ro và (iv) chi phí sản xuất tăng thêm hàng năm.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với việc giảm rủi ro sức khỏe do việc sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác.
- Kết quả chỉ ra rằng, tất cả các thuộc tính được đưa vào xem xét trong nghiên cứu này đều có ý nghĩa trong việc đánh giá rủi ro liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân địa phương.
- của gia đình ở mức cao hơn để có thể giảm đi những rủi ro về sức khỏe của bản thân..
- Từ kết quả ước lượng của mô hình Clogit cho thấy được người nông dân địa phương có một mối quan tâm lớn hơn khi thông tin hậu quả là bệnh ung thư và thông tin mức độ rủi ro ban đầu cao (tức là nguy cơ họ bị nhiễm bệnh cao hơn) sẽ khiến họ quan tâm nhiều hơn đến việc chi trả để làm giảm nguy cơ rủi ro sức khỏe.
- Do đó, nghiên cứu đề xuất cho những hoạt động tuyên truyền của các tổ chức nên gắn với thực tiễn tại địa phương, chủ yếu lấy hai yếu tố là hậu quả liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu và mức độ rủi ro ban đầu ở mức cao để làm trọng tâm của hoạt động tuyền truyền