« Home « Kết quả tìm kiếm

LƯỢNG GIÁ TỔN THẤT DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Trong khi Việt Nam là một quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu thì Hà Nội và đồng bằng sông Hồng là một trong những khu vực được đánh giá sẽ chịu tác động nghiêm trọng nhất trong cả nước.
- Nguy cơ này là hiện hữu và khó có thể đảo ngược trong thế kỷ tới.
- Nguy cơ này đối với Hà Nội, là Thủ đô đồng thời là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước còn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lan toả nghiêm trọng hơn so với các địa phương khác..
- Nhìn lại những biến đổi của Thăng Long - Hà Nội một nghìn năm qua, và để có thể chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trong giai đoạn tới, tham luận này nêu vấn đề: “Lượng giá tổn thất do biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Hà Nội” dưới giác độ đề xuất xây dựng một công cụ quản lý nhà nước liên ngành nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay..
- Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Biến đổi khí hậu toàn cầu là nguy cơ không thể đảo ngược cho nên vấn đề là tìm ra giải pháp ứng phó và thích nghi như thế nào để giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất mà nó có thể gây ra..
- Sơ lược về địa hình, khí hậu và nguy cơ tai biến thiên nhiên tại Hà Nội.
- Hà Nội nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.
- Ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, phần còn lại là đồi núi thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức....
- Sông Hồng là con sông lớn nhất chảy qua Hà Nội với chiều dài 163km (chiếm khoảng một phần ba chiều dài của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam).
- Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ....
- Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ.
- Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Hà Nội có bốn mùa nhưng có sự khác biệt nổi bật giữa hai mùa nóng, lạnh.
- Vài thập kỷ gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu có những ảnh hưởng khá rõ đến khí hậu Hà Nội với những tai biến thiên nhiên bất thường, nổi bật là: bão lũ, xói lở bờ sông và bồi tụ lòng dẫn, sụt lún mặt đất..
- Trong vòng 100 năm qua, đồng bằng sông Hồng đã có 26 trận lũ lớn đi kèm những tổn thất nặng nề về kinh tế và sinh mạng.
- Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm ở miền Bắc Việt Nam và số tổn thất nhân mạng vượt quá sức tưởng tượng..
- Năm 2008: Hà Nội ngập trên diện rộng, rất sâu do mưa liên tục với cường độ lớn đêm 30/10/2008.
- Đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 24 năm, đặc biệt lại rơi vào trung tâm Thủ đô Hà Nội.
- Ước tính ban đầu, tổng giá trị thiệt hại vào khoảng 3.000 tỷ đồng..
- Năm 2010: Cơn mưa lớn sáng ngày 13/7/2010 làm Hà Nội chìm trong biển nước.
- Tuy thượng nguồn đã có hệ thống đập thuỷ điện cắt lũ nhưng những khi nước sông Hồng dâng cao, nguy cơ sạt lở vẫn diễn ra, gây tổn thất cho các hộ dân ven sông.
- Ví dụ với đợt lũ lớn năm 1971, đập Hoà Bình ước tính có thể giảm đỉnh lũ tại Hà Nội chừng 1,5m.
- Nếu có chấn động mạnh làm vỡ đập, có thể gây ra thảm họa cho Hà Nội và các trung tâm dân cư vùng đồng bằng sông Hồng..
- Hà Nội có điều kiện địa chất nền đất rất phức tạp, nhiều nơi tồn tại những tầng đất yếu với chiều dày lớn, có thể gây ra các tai biến về môi trường địa chất như sụt lún nền đất, ô nhiễm nước ngầm v.v.
- Tốc độ sụt lún thềm địa chất Hà Nội là khá lớn do phần lớn khu vực nội thành nằm ở trung tâm đới sụt kiến tạo trẻ đồng bằng sông Hồng.
- Ngoài hiện tượng sụt lún do tầng trầm tích, hiện tượng sụt lún do tụt áp khu vực hang động Karst (hang động đá vôi) cũng là một nguy cơ lớn đối với nền móng khu vực Hà Nội.
- Nguy cơ tổn thất và sự cần thiết của thông tin lượng giá.
- Hà Nội là Thủ đô của đất nước đồng thời là trung tâm kinh tế quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam sau TP.
- Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có 29 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 577 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn..
- Năm 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 915 USD, gấp 2,07 lần so với trung bình của Việt Nam.
- Theo số liệu năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng đồng bằng sông Hồng..
- Với vị trí huyết mạch trên các tuyến đường sắt, đường bộ, đường không và đường thuỷ chủ chốt trong nước và là một đầu mối liên hệ ra quốc tế, vị trí trọng yếu của Hà Nội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế các tỉnh miền Bắc nói riêng và toàn quốc nói chung.
- So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch.
- Với kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng biệt mang tính lịch sử, Hà Nội có các công trình kiến trúc cổ và những dấu tích lịch sử mới đặc biệt quý báu.
- Năm 2008, Hà Nội đón trên 9 triệu lượt khách, trong đó có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài..
- Hà Nội còn là niềm tự hào và điểm tựa tinh thần thiêng liêng của mỗi người Việt Nam, với hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng của sự khải hoàn chiến thắng và hoà bình, 5 cửa ô và 36 phố phường, làng đào Nhật Tân, làng giấy Yên Thái bên làn sương Tây Hồ..
- Nét đẹp văn hoá Hà Nội cũng là cốt cách tinh thần văn hoá Việt để nhiều thế hệ người Việt đi xa mở nước vẫn “trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”.
- Hà Nội là trái tim của đất.
- Những giá trị hữu hình và các giá trị vô hình là thành tố không thể tách rời của tổng thể giá trị đích thực của một Thủ đô văn hiến của một dân tộc văn hiến..
- Như vậy, những sự cố thiên nhiên phát sinh từ biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tác động đến Hà Nội gây ra tổn thất cho nhiều loại hình đối tượng, kể từ hệ thống kết cấu hạ tầng, nhà cửa, phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch… cho đến các giá trị văn hoá, lịch sử khác.
- Để đánh giá được ảnh hưởng của BĐKHTC và đề ra giải pháp hạn chế tổn thất của các sự cố thiên nhiên, rất cần thiết phải biết được khả năng tần xuất và mức độ mà sự cố có thể xảy ra.
- Đơn cử là khi mực nước biển dâng cao thì khả năng tiêu lũ của thành phố Hà Nội sẽ thay đổi.
- Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm trước mă ́ t của Hà Nội là phải đánh giá diễn biến khí hậu, xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực, các ngành trên địa bàn thành phố, trong đó có việc đánh giá tổn thất..
- Lượng giá tổn thất: một hoạt động liên ngành mới và đặc thù.
- Lượng giá tổn thất kinh tế do tai biến thiên nhiên gây ra là hoạt động liên ngành, phức tạp và dài hạn.
- Theo phương pháp luận về lượng giá tổn thất của ICG (Trung tâm Quốc tế về Địa tai biến, Viện Địa Kỹ thuật Na Uy) khả tăng tổn thất do một hoặc một loạt các tai biến thiên nhiên có thể tính toán bằng công thức khái quát như sau:.
- R (Risk - rủi ro) là khả năng tổn thất do tai biến gây ra..
- E (Value of vulnerable Elements – giá trị của các yếu tố có thể bị tổn thất): Các yếu tố có thể bị tổn thất bao gồm con người, tài sản (nhà cửa, công trình giao thông, xe cộ, cây trồng, vật nuôi.
- các hoạt động sinh kế, môi trường và các giá trị vô hình khác..
- Tính liên ngành và đa ngành thể hiện rõ trong phương pháp luận của hoạt động lượng giá tổn thất.
- Chuyên gia tư vấn về kinh tế, xã hội sẽ chịu trách nhiệm xác định mức độ nhạy cảm của các yếu tố có thể bị tổn thương và giá trị của các yếu tố có thể bị tổn thương E..
- Đơn cử việc xác định V cần thiết phải có mặt các chuyên gia về nhiều lĩnh vực khác nhau vì đối tượng chịu tổn thất là rất đa dạng..
- Trong khuôn khổ tham luận này, tai biến đối với khu vực Hà Nội được xác định theo 3 loại tai biến cụ thể là: bão lụt, xói lở bờ sông và sụt lún mặt đất.
- Do đó, việc tính toán khả năng tai biến có thể dẫn đến sai sót nếu chỉ có ý kiến chuyên gia đơn ngành..
- Một số phương pháp lượng giá tổn thất.
- Phân loại các yếu tố chịu tổn thất.
- Như trên đã trình bày, giá trị kinh tế của các nhân tố chịu tổn thất gồm cả những giá trị hữu hình và vô hình.
- Với một thành phố như Hà Nội trong bối cảnh dự kiến một tai biến thiên nhiên xảy đến, có thể phân loại các nhóm giá trị chịu tổn hại như sau:.
- Tổn thất giá trị vật chất: Tổn thất đối với cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, liên lạc, năng lượng, tài sản hữu hình, cơ sở sản xuất, hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu….
- Tổn thất giá trị hoạt động: Tổn thất đối với các hoạt động bị ngưng trệ do tai biến gây ra, ví dụ như: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, hành chính, y tế, giáo dục....
- Tổn thất giá trị môi sinh: Tổn thất đối với môi trường sinh thái như hấp thụ CO 2 , điều hoà khí hậu, phòng chống bão lũ, cư trú của động vật hoang dã, đa dạng sinh học….
- Tổn thất giá trị lưu truyền và giá trị tồn tại: Tổn thất những giá trị tiềm năng chưa sử dụng ở hiện tại.
- những giá trị có ý nghĩa như văn hoá, thẩm mỹ, di sản.
- Một số phương pháp lượng giá tổn thất tiêu biểu.
- có thể được lượng giá tương đối thuận lợi nhưng việc lượng giá thiệt hại về môi trường, môi sinh và các giá trị lưu truyền là không dễ dàng.
- Căn cứ vào sự khác biệt về chất lượng môi trường trước và sau sự cố, người ta tìm cách đánh giá những tổn thất bộc lộ qua thay đổi về năng suất, chất lượng sản phẩm, hoặc thay đổi hành vi của con người như là hệ quả của việc biến đổi môi trường, môi sinh đó gây ra.
- Có rất nhiều phương pháp lượng giá môi trường đã được nghiên cứu và sử dụng.
- Xin điểm qua những phương pháp lượng giá tiêu biểu như sau:.
- Phương pháp giá thị trường là phương pháp xác định giá trị của HST thông qua các sản phẩm, dịch vụ của HST được trao đổi, mua bán trên thị trường.
- Tổn thất do sự cố môi trường có thể được xác định bằng sự thay đổi về số lượng và chất lượng của hàng hoá, dịch vụ với tư cách là hệ quả của sự cố..
- (ii) Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM).
- Phương pháp chi phí du lịch sử dụng các chi phí của khách du lịch làm cơ sở để tính giá trị của điểm tham quan.
- có thể ước lượng tổng lượng tiền mà các khách du lịch sẵn lòng trả cho những cảnh quan môi trường cụ thể..
- Chi phí này được coi như giá trị thiệt hại mà tai biến thiên nhiên đã gây ra đối với nguồn lực vốn con người.
- Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị dịch vụ của HST thông qua việc xác định các chi phí để tạo ra hàng hoá và dịch vụ có tính năng tương tự.
- Phương pháp chi phí thay thế giả thiết rằng các chi phí để thay thế các tài sản môi trường đã mất cân bằng với giá trị của hàng hoá và dịch vụ nhận được từ tài sản môi trường đó.
- Chức năng bảo vệ này có giá trị tương đương với những gì có thể mất đi nếu không được nó bảo vệ.
- Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được sử dụng các giá trị của tài sản được bảo vệ hoặc những chi phí cho các hoạt động nhằm tránh những thiệt hại đó, để đo lường lợi ích của HST..
- Khi đó, giá trị của HST đã mất được tính là tương đương với các chi phí để phục hồi lại HST đó.
- Phương pháp này đòi hỏi các dự án khôi phục đền bù đều phải mang lại các dịch vụ thay thế sao cho tổng giá trị kinh tế ít nhất cũng bằng tổng giá trị kinh tế của các dịch vụ bị mất đi..
- Phương pháp giá theo hưởng thụ được sử dụng để đo lường giá trị kinh tế của dịch vụ sinh thái hoặc môi trường.
- Sau khi một tai biến thiên nhiên xảy ra, môi trường cảnh quan của khu vực có thể bị ảnh hưởng và làm cho giá nhà đất thay đổi (thường là giảm giá) do người dân không còn ưa thích sống trong khu vực bị tổn hại và có nguy cơ chịu tổn hại.
- Có thể đo lường sự thay đổi này để lượng giá tổn thất do ảnh hưởng của sự cố đến giá trị môi trường khu vực..
- CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của khu vực, bảo tồn các loài động vật hoang dã….
- Phương pháp chuyển giao lợi ích là phương pháp được dùng để ước tính các giá trị kinh tế cho những dịch vụ của HST bằng cách áp dụng kết quả nghiên cứu đã hoàn thành ở một vị trí khác hay hoàn cảnh khác (có thể là từ nơi nghiên cứu sang nơi cần hoạch định chính sách).
- Phương pháp luận của dự báo tổn thất/ lượng giá nhanh.
- Như trên đã đề cập, tổn thất do mỗi tai biến thiên nhiên môi trường sống và hệ sinh thái trong một khu vực có thể được xác định một cách khoa học với độ tin cậy và mức chính xác khá cao bằng việc khảo sát, đo đạc bằng một hoặc một số phương pháp nêu trên.
- Tuy nhiên, đối với những sự cố đang xảy ra và có thể xảy ra, cần ước tính nhanh khả năng gây tổn thất để đưa ra giải pháp xử lý thì các phương pháp trên không đáp ứng được.
- Các tương quan này ở mức độ tin cậy, có thể xây dựng thành bộ hệ số tác động (gắn với nhân tố tác động) và hệ số tổn thất (gắn với giá trị và tính dễ tổn thương của đối tượng chịu tác động) để có thể ước tính nhanh tổng tổn thất của sự cố với một số thông tin căn bản ban đầu.
- Ví dụ, với số liệu đầy đủ về điều kiện địa hình tại Hà Nội và năng lực của hệ thống thoát nước hiện có, người ta có thể xác định được hệ số giữa phạm vi ngập úng, thời gian ngập úng với lượng mưa.
- Nếu có thêm số liệu về giá trị kinh tế bị tổn hại tại từng khu phố do ngập úng theo thời gian và độ sâu ngập úng, có thể dự kiến được tổng mức thiệt hại kinh tế theo dự báo về quy mô và cường độ của mỗi trận mưa trước hoặc ngay khi đang xảy ra..
- Bộ hệ số tương quan giữa các nhân tố mang tính nhân - quả có thể được xây dựng sau khi khảo sát, đo đạc một loạt tai biến thiên nhiên để có thông số ở mức độ tin cậy nhất định.
- Thứ hai, giá trị kinh tế của từng vùng địa lý, từng đối tượng tổn hại đều biến động không ngừng.
- giá trị sử dụng của các đối tượng trong tự nhiên cũng ngày càng mở rộng.
- Lượng giá tổn thất kinh tế do tai biến thiên nhiên nói riêng và lượng giá tổn thất do biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung là hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Tuy nhiên, các hoạt động lượng giá tổn thất do tai biến thiên nhiên đối với HST.
- Để xây dựng hệ thống số liệu quan trọng mang tính đồng bộ, thống nhất về kinh tế môi trường, Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan cần sớm triển khai những hoạt động cần thiết, trong đó có việc nghiên cứu, thành lập hệ thống tổ chức cơ quan chuyên ngành có chức năng đo đạc, xây dựng hệ thống số liệu nền về thực trạng tài nguyên, năng lực và giá trị sản xuất của các địa phương trên phạm vi toàn quốc.
- Đối với thành phố Hà Nội, cần xây dựng chương trình trung, dài hạn với mục tiêu lượng giá có hệ thống những tổn thất kinh tế, môi trường, xã hội gây ra bởi tai biến thiên nhiên và sự cố ô nhiễm môi trường trong phạm vi thành phố theo định hướng tiến tới xây dựng bộ hệ số tính toán tổn thất theo nhân tố tác động và đối tượng chịu tác động..
- Việc lượng hoá các nguy cơ tổn thất do biến đổi khí hậu toàn cầu trong dài hạn sẽ đóng góp chủ yếu vào hệ thống thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cảnh quan đô thị có định hướng phát triển thành phố về lâu dài, đồng thời hoạt động lượng giá cũng giúp làm nảy sinh những vấn đề chuyên sâu cho các ngành tự nhiên, xã hội để nghiên cứu và đi tới những giải pháp đồng bộ, nhất quán cho sự phát triển bền vững của thành phố trong thế kỷ tới.