« Home « Kết quả tìm kiếm

LÝ THÁI TỔ (974 - 1028): TẦM NHÌN VÀ SỰ NGHIỆP THIÊN NIÊN KỶ


Tóm tắt Xem thử

- Ngày 1 tháng 8 năm 2010, vừa tròn 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, vì nó “phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm” và vì trên thế giới thật hiếm tìm thấy một di sản nào khác “thể hiện được tính liên tục lâu dài như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá”.
- Tất cả đều bắt đầu từ sự nghiệp sáng lập, tổ chức Vương triều Lý và định đô Thăng Long của Lý Thái Tổ..
- Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng không phủ nhận Lý Công Uẩn: “từ đấy cũng lấy thế tự phụ mới nẩy ra lòng nhòm ngó ngôi vua, mà người ta cũng quy phụ” 5.
- Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Có lần Ngoạ Triều ăn quả khế lại thấy hạt mận, mới tin lời sấm ngữ, ngầm tìm người họ Lý giết đi, thế mà Công Uẩn ở bên cạnh rốt cục vẫn không biết” 6 .
- Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho hay Đào Cam Mộc biết Lý Công Uẩn có ý muốn nhận việc truyền ngôi, mới nói với Lý Công Uẩn: “Gần đây chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán ghét nên không cho hết thọ, con nối thơ ấu, không kham nổi nhiều khó khăn.
- Sách Việt sử lược chỉ ghi Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế tại Kinh đô Hoa Lư vào tháng 11 năm Kỷ Dậu.
- Đại Việt sử ký toàn thư bổ sung thêm “ngày Quý Sửu” 11 .
- Công việc đầu tiên của Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi Hoàng đế là đại xá cho thiên hạ..
- Theo sách Việt sử lược, ngay sau khi quần thần dâng tôn hiệu, Lý Công Uẩn truy tôn cha, mẹ, lập Hoàng hậu, phong tước cho con cái, anh, em ruột.
- Đào Cam Mộc, người có công đầu phò giúp thành lập Vương triều được phong là Nghĩa Tín Hầu và được Lý Thái Tổ gả con gái cả là Công chúa An Quốc.
- Trong triều đình, Lý Thái Tổ đặt các chức quan đứng đầu là Tể tướng và Á tướng.
- Tại địa phương, Lý Thái Tổ cho chia lại các khu vực hành chính trong nước.
- Đến cuối tháng 12 năm 1010, Lý Thái Tổ cho đổi 10 đạo làm 24 lộ 16 , vùng núi thì gọi là châu hay trại… Quan lại đứng đầu phủ, lộ là Tri phủ, Phán phủ 17 , đứng đầu châu là Tri châu, những châu ở xa thì đặt chức Quan mục, thường do những tù trưởng địa phương đảm trách 18.
- Lý Thái Tổ là người tôn sùng đạo Phật, xây dựng một chính quyền sùng Phật và thân dân, đề cao tư tưởng từ bi, bác ái.
- Năm 1013, Lý Thái Tổ cho định lại các lệ thuế trong nước từ thuế ruộng đất, ao hồ đến thuế bãi dâu, các thuế sản vật ở núi nguồn các phiên trấn, cửa ải 19 .
- Tiếp sau đại xá thiên hạ, vào tháng 12 năm 1010, Lý Thái Tổ lại “đại xá các thuế khoá cho thiên hạ trong 3 năm, những người mồ côi, goá chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều tha cho cả”.
- Trong bối cảnh đó, Lý Thái Tổ một mặt phải tìm mọi cách lôi kéo các tù trưởng miền biên viễn, mặt khác kiên quyết trừng trị các thế lực ngoan cố cát cứ chống lại triều đình.
- Trong quan hệ với các nước láng giềng, bao giờ Lý Thái Tổ cũng đặc biệt quan tâm đến quan hệ với nhà Tống.
- Vì mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn của đất nước, Lý Thái Tổ không thể không quy định một số địa điểm cho thương nhân nước ngoài đến buôn bán và phải chịu sự kiểm soát của nhà nước.
- Vừa mới lên ngôi, đầu năm 1010, Lý Thái Tổ đã sai người “sang nước Tống để kết hoà hảo” 21 .
- Cũng trong năm 1010, nhà Tống đã phong cho Lý Thái Tổ làm Giao Chỉ Quận Vương 22 và 6 năm sau, năm 1016, ông được phong là Nam Bình Vương 23.
- Ở phía tây nam, Chân Lạp tuy là một vương quốc mạnh, nhưng vẫn giữ quan hệ phụ thuộc và triều cống Đại Việt, trong đó thường xuyên và đều đặn nhất là dưới thời trị vì của Lý Thái Tổ 24.
- Nhìn lại tổ chức Vương triều dưới thời Lý Thái Tổ, có thể thấy được bước tiến dài của Vương triều trong sứ mệnh củng cố, xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị, hành chính theo khuynh hướng quân chủ tập quyền thân dân.
- Đây là đóng góp rất quan trọng của Lý Thái Tổ không chỉ trong thời kỳ trị vì của ông mà cho toàn bộ Vương triều Lý và lịch sử phát triển của quốc gia Đại Việt..
- Lý Thái Tổ đã “xem khắp nước Việt” và nhận thấy chỉ có khu vực thành Đại La mới.
- Như thế, hơn bất cứ một khu vực nào trong nước, khu vực thành Đại La theo quan niệm của Lý Thái Tổ, vốn là một Kinh đô, đã hội đủ được tất cả các điều kiện, các lợi thế để xây dựng một đế đô, kinh sư lâu dài, vĩnh viễn cho Vương triều và cho đất nước..
- Lý Thái Tổ không chỉ nhận thức sâu sắc tất cả những tiền đề đó, mà điều quan trọng hơn là ông hoàn toàn ký thác niềm tin của mình ở sức mạnh của đất nước, ở tương lai phát triển của dân tộc.
- Quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La của Lý Thái Tổ là kết quả của cả một quá trình chuẩn bị, trù tính, tìm chọn của cả dân tộc hàng nghìn năm, nên trở thành tuyệt đối đúng, đáp ứng được trọn vẹn không chỉ nhu cầu phát triển của đất nước, ý chí của Hoàng đế và Vương triều mà còn là nguyện vọng tha thiết của toàn dân..
- Không giống với thông lệ, các văn bản chính thức của Vương triều thường do triều thần hoặc các cơ quan chuyên môn soạn thảo dâng lên cho Hoàng đế phê duyệt, Chiếu dời đô, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư là do Lý Thái Tổ “tự tay viết”, không chỉ phản ánh một tư duy chiến lược bao quát, một tầm nhìn thiên niên kỷ, mà còn thể hiện trọn vẹn tấm lòng.
- Chiếu dời đô sau khi trình bày rõ ràng, mạch lạc mục đích, lý do, địa điểm dời đô, Lý Thái Tổ đặt ra một câu hỏi: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” 30 .
- Ở đây, Lý Thái Tổ tự đáy lòng mình muốn tham khảo ý kiến của quan lại trong triều và dân chúng.
- Và điều mà Lý Thái Tổ mong đợi đã được dân chúng đáp ứng một cách trọn vẹn: “Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo” 31.
- Các nguồn tư liệu về cơ bản thống nhất cho rằng Lý Thái Tổ đã chọn đường thuỷ để tiến hành dời chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
- Theo Ngọc phả ở chùa Triều Linh, thôn Vũ Bị, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam thì Đào Cam Mộc đã được Lý Thái Tổ giao cho trọng trách tổ chức công việc dời đô 32.
- Di tích và truyền thuyết dân gian vùng Đọi Sơn bên bờ sông Châu cũng xác nhận đoàn thuyền dời đô của Lý Thái Tổ đi qua đây 33 .
- Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 7 (khoảng từ 13 tháng 8 đến 10 tháng 9 năm 1010), vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long” 34 .
- Tuy sử không chép cụ thể, nhưng có thể biết đoàn thuyền dời đô của Lý Thái Tổ từ Hoa Lư ra cập bến Đông Bộ Đầu..
- Ngay từ những ngày đầu tiên mới đặt chân đến Thăng Long, Lý Thái Tổ đã khẩn trương tổ chức xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của triều đình và hoàng gia.
- Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết về hình ảnh Thăng Long thời kỳ Lý Thái Tổ mới định đô: “Lại xây dựng các cung điện trong Kinh thành Thăng Long, phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ.
- Năm sau, năm 1011, Lý Thái Tổ lại cho xây dựng một loạt các cung, điện, chùa kho ở Kinh thành Thăng Long như cung Đại Thanh ở bên tả, chùa Vạn Tuế, kho Trấn Phúc ở bên hữu trong thành.
- Đặc biệt bên bờ sông Hồng, nơi đoàn thuyền dời đô ra cập bến, Lý Thái Tổ cho xây dựng thành một cảng chính của Kinh thành Thăng Long.
- Năm 1012, cùng với việc sửa lại hai điện Long An, Long Thụy, Lý Thái Tổ sắc phong Hoàng Thái tử Phật Mã làm Khai Thiên Vương và cho “làm cung Long Đức ở ngoài thành cho ở, ý muốn cho Thái tử hiểu biết mọi việc của dân” 38.
- Trong hơn một chục năm cuối đời, Lý Thái Tổ cho xây dựng trong Kinh thành Thăng Long nhiều kiến trúc Phật giáo như chùa Thiên Quang, Thiên Đức (năm 1016), nhà Bát giác chứa kinh (1021), kho Đại Hưng chứa kinh Tam tạng (1023) chùa Chân Giáo (1024)….
- Có thể nói diện mạo Kinh đô Thăng Long thời Lý đã được thiết kế và thi công trên căn bản dưới thời Lý Thái Tổ 39 .
- Các triều con cháu của ông về sau xây dựng mới nhiều kiến trúc quan trọng khác ở cả trong và ngoài Cấm thành 40 , nhưng trong thực tế những kiến trúc này chỉ bổ sung và hoàn thiện thêm quy mô, cấu trúc Kinh thành đã khá hoàn chỉnh dưới thời Lý Thái Tổ..
- Đồng thời với việc xây cất các cung điện, chùa gác là việc Lý Thái Tổ cho xây dựng hệ thống thành quách bao quanh, chia tách các khu Triều đình, Hoàng gia với các khu vực hành chính, quân sự, văn hóa....
- Các sách Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều chép khá thống nhất, dưới thời Lý công việc đắp thành chủ yếu được tổ chức vào hai thập kỷ đầu:.
- Năm 1010, sau khi hoàn tất việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, vừa tiến hành xây dựng 8 điện, 3 cung, Lý Thái Tổ vừa cho đắp thành, đào hào, mở 4 cửa Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía tây, Đại Hưng ở phía nam, Diệu Đức ở phía bắc.
- Năm 1029, khi Lý Thái Tổ vừa mới qua đời, Lý Thái Tông lên ngôi hoàng đế đã ngay lập tức cho xây dựng lại toà chính điện cùng một số cung điện ở trung tâm và “bên ngoài đắp một lần thành bao quanh gọi là Long Thành” 44 .
- Tuy nhiên dưới thời Lý Thái Tổ cũng đã có Long Thành và khi đó cũng đã.
- Như thế, Thăng Long ba vòng thành mà chúng ta biết hiện nay, trên căn bản đã được xây dựng và hoàn chỉnh dưới thời trị vì của Lý Thái Tổ..
- Như vậy, trong gần 20 năm trị vì của mình, Lý Thái Tổ đã bước đầu hoàn chỉnh quy mô, cấu trúc thành Thăng Long theo mô hình “tam trùng thành quách”.
- Mục đích nhất quán của Lý Thái Tổ, Vương triều Lý và các vương triều tiếp theo là tạo dựng kinh thành tầm thế, thoáng rộng ở trung tâm làm thủ đô lâu dài, vĩnh viễn của đất nước.
- Lê Văn Hưu đời Trần cho hay Lý Thái Tổ “xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung vua” và phê phán ông đã tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể.
- Điều này, trái lại, góp phần khẳng định một thực tế là Lý Thái Tổ đã hết.
- Quyết định dời đô và tạo dựng kinh đô mới ở Thăng Long là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Vương triều Lý và quốc gia Đại Việt.
- Nhà sử học Ngô Thì Sỹ (thế kỷ XVIII) ca ngợi: “Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp.
- Vương triều Lý do Lý Thái Tổ sáng lập đã mở ra một thời kỳ phục hưng toàn diện của đất nước..
- Lý Thái Tổ sáng lập Vương triều Lý, định đô Thăng Long, thi hành các chính chính sách đối nội, đối ngoại vừa phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trước mắt, vừa “làm kế cho con cháu muôn vạn đời”.
- Lý Thái Tổ “ứng mệnh trời, thuận lòng người, nhân thời mở vận” 50 , trở thành vị Hoàng đế đầu tiên vĩ đại bậc nhất của lịch sử Việt Nam, có tầm nhìn và sự nghiệp thiên niên kỷ..
- 1 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993, tr.240..
- 2 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.237-238..
- 3 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.237 chép: “Ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh, người hương ấy xem kỹ dấu sét đánh thấy có chữ: “Thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh, hoà đao mộc lạc, thập bát tử thành.
- 4 Việt sử lược, NXB Thuận Hóa, Huế, 2005, tr.71..
- 5 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.238..
- 6 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.238.
- 9 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.238..
- 10 Việt sử lược, sđd, tr 73-74..
- 11 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.237..
- 13 Tham khảo thêm Lê Thành Lân: Về ngày đăng quang của Lý Thái Tổ và Phan Đại Doãn: Về ngày tháng Lý Thái Tổ làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, trong Làng Dương Lôi với Vương triều Lý, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2000, tr.244-251..
- 14 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.239..
- 15 Việt sử lược, sđd, tr.74..
- 16 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.243..
- 19 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.243..
- 21 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 22 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.242..
- 23 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.245..
- 24 Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết ít nhất là vào các năm nước Chân Lạp cho người sang cống nhà Lý..
- 25 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 26 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 27 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 28 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 29 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 30 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 31 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 34 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 35 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.241..
- 36 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.242..
- 37 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.243..
- 38 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.243..
- 39 Sau khi Lý Thái Tổ qua đời, năm 1029, ở khu vực Cấm thành, bên cạnh điện Thiên An được xây dựng quy mô hơn thay cho điện Càn Nguyên, Lý Thái Tông còn cho dựng thêm một số điện, gác, lầu, lầu chuông, hành lang ở sân Long Trì.
- Tất cả những công trình kiến trúc mới được xây dựng hay tu sửa trong các năm đều nằm trong thiết kế Kinh đô của Lý Thái Tổ..
- 42 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.244..
- 43 Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, sđd, tr.292..
- 44 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.254..
- 45 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.248.
- Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tông cho cải tạo lại toàn bộ vùng Cấm thành và xây dựng lại Long Thành có lẽ là vì chuyện này..
- 48 Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép vào mùa xuân, tháng 3 năm 1230, Trần Thái Tông cho hiệu chỉnh lại các cơ quan quản lý kinh đô và tiến hành “định các phường về hai bên tả hữu của kinh thành, bắt chước đời trước chia làm 61 phường”.
- 49 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.242..
- 50 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.240.