« Home « Kết quả tìm kiếm

Lý thuyết giá trị và việc hạch toán các nguồn lực tri thức tại các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NGUỒN LỰC TRI THỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
- Tuy nhiên, việc ứng dụng lý thuyết kinh tế này vào việc xác định giá trị các tài sản tri thức của các doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, đặc biệt khi tài sản tri thức được coi như một dạng nguồn lực quan trọng của các doanh nghiệp và được trao đổi trên thị trường.
- Đối với các lý thuyết kế toán hiện đại, việc hạch toán các tài sản tri thức gắn liền với việc vận dụng thước đo giá trị để nhận biết, đo lường và báo cáo về các tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, các thông lệ kế toán hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp.
- Quy mô của các nghiệp vụ kế toán bị giới hạn do thiếu các công cụ xác định giá trị tài sản và các lợi ích liên quan.
- Do đó, trong phần lớn các trường hợp, các khoản chi cho việc hình thành các nguồn lực tri thức được hạch toán vào chi phí chứ không phải hình thành giá trị các tài sản.
- Việc hạch toán các nguồn lực tri thức vào chi phí sản xuất kinh doanh phần nào che dấu tiềm năng khai thác các nguồn lực này, do đó ít có tác dụng trong việc cung cấp các thông tin trung thực và khách quan phục vụ yêu cầu quản lý..
- Bài viết này tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về nguồn lực tri thức trong các doanh nghiệp và hiện trạng công tác kế toán các nguồn lực tri thức nói riêng và tài sản vô hình nói chung được xem xét trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam.
- Trên cơ sở sự so sánh giữa yêu cầu quản lý các nguồn lực tri thức v à nội dung, phương pháp hạch toán chúng, bài viết này đưa ra những nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc xây dựng hoạt động kế toán các tài sản vô hình nhằm khai thác tốt hơn các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp..
- Bài viết này được kết cấu bao gồm: ngoài phần mở đầu, phần thứ nhất tập trung vào các vấn đề lý luận về vai trò của nguồn lực tri thức nói riêng và tài sản vô hình nói chung điều kiện phát triền nền kinh tế thị trường.
- Phần thứ hai tập trung vào các phương pháp hạch toán các tài sản vô hình và sự so sánh giữa hệ thống kế toán tài sản vô hình ở Việt Nam với các thông lệ quốc tế..
- Phần thứ ba nêu lên các vấn đề cần xem xét về hệ thống hạch toán các nguồn lực tri thức trong cơ cấu các tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Khái niệm và vai trò của nguồn lực tri thức trong điều kiện các nền kinh tế chuyển đổi.
- Kinh tế tri thức đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam đang giai đoạn chuyển đổi từ một nền sản xuất tập trung bao cấp sang nền sản xuất thị trường.
- Nguồn lực tri thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế tri thức, nơi mà các hoạt động tri thức được coi là hàng hoá.
- Nguồn lực tri thức là một bộ phận của hệ thống các tài sản vô hình của doanh nghiệp..
- Tuy nhiên, không phải tài sản vô hình nào cũng là nguồn lực tri thức của doanh nghiệp.
- Ví dụ danh tiếng của doanh nghiệp không phải là nguồn lực tri thức.
- Nguồn lực tri thức được định nghĩa là giá trị kinh tế của các tài sản vô hình của doanh nghiệp, bao gồm bộ phận chính:.
- nguồn lực tổ chức [hệ thống tổ chức doanh nghiệp] và nguồn lực con người [bên trong và bên ngoài] (Petty &.
- Quá trình nhận thức các nguồn lực tri thức gắn liền với các “nền kinh tế mới,” nơi mà thông tin và tri thức là hạt nhân của phát triển kinh tế (Guthrie, 2001).
- Nguồn lực tri thức được phát triển trên cơ sở sự gia tăng của cạnh tranh quốc tế và sự thay đổi trong các hoạt động liên lạc giữa con người-con người.
- Các nguồn lực tri thức là nhân tố quan trọng để xác định giá trị tài sản doanh nghiệp và đánh giá tốc độ phát triển nền kinh tế quốc dân (OECD, 1999).
- Các nguồn lực tri thức có vai trò quan trọng trong việc xác định các chiến lược kinh doanh và phát triển các công cụ đo lường kết quả kinh doanh (Roos, 1997).
- Một số nghiên cứu (Ví dụ, Johanson 1999, Brennan và Connell (2000) đã ghi nhận rằng các thông tin về nguồn lực tri thức, đặc biệt là nguồn lực con người, có vai trò rất quan trọng trong sự thành công của các doanh nghiệp.
- Dựa trên sự phân tích nhận thức sự trình bày các nguồn lực tri thức trong cơ cấu các tài sản vô hình trên các báo cáo tài chính, Guthrie và Petty (2000) đã đưa ra mô hình quản lý các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp như sau (Xem hình 1)..
- Các nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng các khoản mục về nguồn lực tri thức được yêu cầu trình bày trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
- Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ rất có lợi nếu trình bày đầy đủ hơn nguồn lực tri thức của mình.
- Ví dụ việc trình bày rõ hơn nguồn lực con người sẽ giúp cho các doanh nghiệp có sự phân bổ nhân sự một cách hợp lý và những hạn chế về khả năng và kĩ năng làm việc của các nhân viên dễ được phát hiện và bổ sung kịp thời..
- Mô hình phân loại các nguồn lực tri thức và thông tin.
- Nguồn: Guthrie và Petty (2000) Một trong những khó khăn cho việc kế toán các nguồn lực tri thức cũng như các tài sản vô hình khác là việc thiếu các khái niệm và nguyên tắc liên quan đến việc ghi nhận và đo lường các nguồn lực này.
- Một điều cần đặc biệt lưu ý là mặc dù các nguồn lực tri thức là một bộ phận của các tài sản vô hình của doanh nghiệp, theo thông lệ hiện hành chỉ một số các tài sản vô hình - nguồn lực tri thức được hạch toán là tài sản vô hình của doanh nghiệp (hình 2)..
- Một khó khăn khác là các nguồn lực tri thức thường được ghi nhận dưới dạng các chi phí mà không phải là các khoản đầu tư.
- Ví dụ việc ghi nhận thông tin về tuyển chọn và đào tạo nhân viên dưới dạng các chi phí sẽ dẫn đến hậu quả là các khoản chi cho việc đầu tư vào nguồn lực con người thường bị coi nhẹ hoặc không hiệu quả.
- NGUỒN LỰC.
- TRI THỨC.
- Nguồn lực tổ chức.
- Tài sản vô hình.
- Các tài sản hạ tầng.
- Mối quan hệ tài sản vô hình-nguồn lực tri thức và việc ghi nhận giá trị tài sản vô hình trên các báo cáo tài chính.
- Hạch toán các nguồn lực tri thức trong hệ thống kế toánViệt Nam và thông lệ quốc tế.
- Một vấn đề đáng chú ý là các nguồn lực tri thức, nếu được ghi nhận như tài sản, thì được phân loại vào các khoản mục tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Do đó, trong hệ thống kế toán Việt Nam nói riêng và thông lệ quốc tế (các chuẩn mực kế toán quốc tế – IAS/IFRS) nói chung, phương pháp ghi nhận, đo lường và báo cáo về các nguồn lực tri thức (nếu được vốn hoá) thực hiện theo quy định về phương pháp kế toán các tài sản vô hình.
- Việc nhận biết tài sản vô hình được thực hiện thông qua khái niệm: Tài sản vô hình là các tài sản có thể nhận biết được, không phải là tiền và không mang hình vật chất cụ thể (IAS 38)..
- Một điều cần lưu ý là trong khi rất nhiều các nguồn lực tri thức mang bản chất của tài sản vô hình, phần lớn trong số chúng lại được hạch toán như những khoản chi phí và chi tiêu của doanh nghiệp, do đó làm sai lệch giá trị và giá trị sử dụng của chúng.
- Điều này đồng nghĩa với việc các khoản chi cho đầu tư vào các nguồn lực tri thức được hiểu là các chi phí phát sinh trong quá khứ hơn là các tài sản có thể đem lại lợi ích trong tương lai.
- Để làm rõ vấn đề này, cần có sự so sánh và đánh giá về việc ghi nhận, đo lường và thông tin về giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu các tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Sự so sánh trong bảng 1 cho thấy có sự khác biệt giữa các thông lệ quốc tế và hệ thống kế toán Việt nam hiện hành về ghi nhận và phương pháp kế toán các tài sản vô hình.
- Phạm vi phản ánh của các tài sản vô hình giới hạn ở quy mô hẹp, tập trung vào các nguồn lực tổ chức hơn là các nguồn lực bên ngoài và nguồn lực con người.
- Đặc điểm này phản ánh sự khó khăn trong quá trình xác định các nguồn lực hay nói cách khác là thiếu các tiêu chuẩn phù hợp với việc xác định khả năng kiểm soát của doanh nghiệp với các nguồn lực và lợi ích kinh tế mà tài sản đó có thể mang lại cho doanh nghiệp..
- Do quy mô phản ánh hẹp, hệ thống kế toán không có khả năng thông tin về các nguồn lực con người.
- Như đã trình bày ở trên, nguồn lực con người là một bộ phận rất quan trọng của nguồn lực tri thức của doanh nghiệp.
- Việc thiếu thông tin về nguồn lực này có ảnh hưởng sâu sắc đến xu hướng phát triển nguồn tri thức ở doanh nghiệp, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam nơi mà nguồn nhân lực giá rẻ đang là một lợi thế quan trọng trong cạnh tranh quốc tế..
- Trong hệ thống kế toán Việt nam, các tài sản vô hình thường được coi là các tài sản cố định.
- Thực tế cho thấy rằng các tài sản vô hình của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là các tài sản cố định và đặc điểm cố định - vô hình và lưu động - cố định là hai tính chất khác nhau của một tài sản..
- Nguồn lực tri thức.
- Tài sản vô hình được ghi nhận trên báo cáo.
- So sánh việc ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 – Tài sản cố định vô hình.
- Các tài sản vô hình.
- Ghi nhận tài sản vô hình.
- Hai điều kiện ghi nhận tài sản.
- Doanh nghiệp thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với tài sản.
- Chi phí cho việc hình thành tài sản được ghi nhận một cách đáng tin cậy..
- Các tài sản được mua riêng biệt (Giá mua – chiết khấu, giảm giá, chi phí đưa vào hoạt động).
- Các tài sản phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp (Giá trị hợp lý).
- Các tài sản xây dựng nội bộ (Chi phí được tính vào chi phí kinh doanh).
- vào tài sản vô hình.
- Phương pháp giá phí và phương pháp đánh giá lại (thị trường hoạt động) Các tài sản có thời gian tồn tài hữu hạn thì phân bổ giá trị hao mòn theo thời gian hữu ích của tài sản.
- Các tài sản có thời gian tồn tại vô hạn hoặc không xác định được thời gian tồn tại thì không tính hao mòn..
- Gia tăng lợi ích kinh tế của tài sản trong tương lai.
- Xây dựng phương pháp kế toán các nguồn lực tri thức trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam.
- Thông tin về các nguồn lực tri thức đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Nhằm giúp cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế tri thức và thông tin, cần phải có một phương pháp tiếp cận mới đối với việc nhận thức và thực hiện kế toán các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp.
- Trên cơ sở những đánh giá và so sánh ở trên, bốn vấn đề cần được đặt ra để đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp:.
- Một là, xây dựng hệ thống xác định giá trị các tài sản tri thức của doanh nghiệp.
- Khả năng nhận biết tài sản (tách rời từ các tài sản vật chất và hình thành từ các hợp đồng hoặc thoả thuận hợp pháp) Đây là điều kiện tiên quyết cho việc xác định một nguồn lực tri thức là tài sản của doanh nghiệp.
- Ví dụ để xác định một sáng kiến của công nhân là tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải chứng minh được quyền sở hữu đối với sáng kiến đó thông qua chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ..
- Cùng với quyền sở hữu tài sản, doanh nghiệp phải đạt được quyền vận hành và khai thác tài sản.
- Yếu tố này cần được giải trình rõ khi xác định tài sản.
- Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là các nguồn lực tri thức thường không mang hình thái vật chất cụ thể, do đó thường gặp khó khăn trong việc xác định giá trị và thời gian hữu dụng của tài sản.
- Giá của tài sản bao gồm các chi phí cho việc hình thành và đưa tài sản vào sử dụng.
- Phương pháp giá hạch toán cũng sẽ không hợp lý khi phần lớn việc ghi nhận giá trị ban đầu của tài sản được tiến hành khi tài sản được vận hành lần đầu tiên và chưa có đầy đủ các định mức liên quan đến việc sử dụng tài sản..
- Đối với việc xác định thời gian hữu ích của tài sản thì có thể giải quyết khá đơn giản..
- Tương tự như phương pháp được quy định trong IAS 38, các tài sản không xác định thời gian hữu ích sẽ không phải tính hao mòn.
- Các tài sản này do đó có thể coi là các tài sản cố định hoặc lưu động tuỳ theo bản chất phục vụ của tài sản..
- Việc kết hợp các chỉ tiêu định tính với các chỉ tiêu định lượng cho phép các doanh nghiệp có sự mềm dẻo trong việc thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp.
- Một điều cần lưu ý là để tránh trường hợp gặp khó khăn cho việc xác định giá trị và thời gian sử dụng của tài sản, có thể trình bày tài sản như các chỉ tiêu ngoài bản cân đối kế toán.
- Điều này vẫn đảm bảo cung cấp thông tin tới tay người sử dụng và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến hạch toán tài sản.
- Điều này giúp cho người sử dụng thông tin kế toán có được sự nhận thức tốt hơn về các nguồn lực là tài sản tri thức của doanh nghiệp..
- Ba là, cần có các nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin thực tế về nhu cầu của người sử dụng thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp.
- Bốn là kế toán các tài sản vô hình phải được đặt trong mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí..
- Điều cần lưu ý là khả năng nhận thức về kế toán của các nhà quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về các tài sản, đặc biệt là các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp..
- Các nguồn lực tri thức có vai trò quyết định trong qua trình chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng thị trường.
- Tuy nhiên, việc tổng hợp hệ thống lý luận về các nguồn lực tri thức và sự so sánh kế toán các nguồn lực tri thức giữa hệ thống kế toán Việt Nam và thông lệ quốc tế cho thấy rằng vận dụng các vấn đề trong lý thuyết giá trị về giá trị và giá trị sử dụng của các tài sản tri thức chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp..
- Quá trình khảo sát hệ thống quy định kế toán hiện hành cho thấy rằng việc ghi nhận và báo cáo các thông tin về nguồn lực tri thức bị giới hạn, chủ yếu tập trung ở các nguồn lực tổ chức hơn là các nguồn lực bên ngoài và nguồn lực con người.
- Việc giới hạn các tài sản vô hình bằng điều kiện xác định được giá trị thời gian hữu ích có ảnh hưởng nhất định đến việc phản ánh các nguồn lực tri thức trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, do đó có ảnh hưởng đến việc xác định năng lực cạnh tranh, che giấu phần nào năng lực sản xuất kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp..
- Từ những vấn đề nêu trên, các tác giả cho rằng cần phải có sự thay đổi trong việc kế toán các tài sản vô hình nhằm mục đích phản ánh trung thực hơn các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp..
- Bốn vấn đề cơ bản được đặt ra, bao gồm việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu xác định giá trị tài sản, việc kết hợp các chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính khi đánh giá tài sản, việc nghiên cứu nhu cầu thông tin về nguồn lực tri thức và việc cân bằng các yếu tố chi phí và lợi ích liên quan đến hoạt động kế toán các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp.
- Tác giả cho rằng cần có các nghiên cứu chi tiết hơn về khả năng lập và cung cấp các thông tin về các nguồn lực tri thức ở các doanh nghiệp từ đó đưa ra các phương pháp hạch toán cụ thể phù hợp với các doanh nghiệp và nhu cầu của người sử dụng thông tin.