« Home « Kết quả tìm kiếm

Lý thuyết lợi thế so sánh và gợi ý đối với Việt Nam trong bối cảnh phát triển hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN HIỆN NAY.
- nhưng các tư tưởng của Chủ nghĩa Trọng thương, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, đặc biệt là lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo vẫn còn sống mãi, vẫn được những con người của xã hội hiện đại tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào đời sống thực tiễn của mỗi quốc gia.
- Vậy lợi thế so sánh là gì? Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã được phát triển như thế nào? Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này không thể trình bày và phân tích hết sự phát triển của lý thuyết lợi thế so sánh.
- Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh như thế nào?.
- Bài viết này sẽ góp phần làm rõ những câu hỏi nêu ra ở trên và đưa ra một số gợi ý đối với Việt Nam nhằm vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh trong bối cảnh phát triển hiện nay..
- Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.
- Năm1817, Ricardo đã cho ra đời tác phẩm Nguyên lý của Kinh tế chính trị và thuế khoá, trong đó ông đã đề cập tới lợi thế so sánh (Comparative advantage).
- Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá Quy luật lợi thế so sánh.
- Quy luật lợi thế so sánh mà Ricardo rút ra là: mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh..
- Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo đã nhấn mạnh:.
- Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác.
- Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại.
- Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế..
- Ví dụ minh hoạ lợi thế so sánh của 2 quốc gia.
- Trong trường hợp này, nước Anh không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại hàng hoá là lúa mỳ và vải so với Mỹ..
- Do đó, nước Anh có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải.
- Ngược lại, dù nước Mỹ có lợi thế tuyệt đối trong cả hai loại hàng hoá là vải và lúa mì nhưng vì lợi thế tuyệt đối trong sản xuất lúa mì của Mỹ (6:1) lớn hơn lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải (4:2) nên Mỹ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì..
- Tóm lại, nước Mỹ có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong việc sản xuất lúa mì.
- Nước Anh tuy không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm nào, nhưng vẫn có lợi thế so sánh trong việc sản xuất vải.
- Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có lợi từ thương mại quốc tế nếu nước Mỹ chuyên môn hóa sản xuất lúa mì và xuất khẩu một phần để đổi lấy vải được sản xuất tại Anh (cùng lúc đó, nước Anh sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vải)..
- Vừa rồi, chúng ta mới phân tích giản đơn về lợi thế so sánh và chưa chứng minh được quy luật này.
- Để làm được điều này, chúng ta phải xem Anh và Mỹ có lợi như thế nào từ việc sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá chúng có lợi thế so sánh..
- Điều quan trọng là cả hai quốc gia đều có lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế, cho dù một quốc gia (trong trường hợp này là nước Anh) gặp bất lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai loại hàng hoá..
- Và luật sư có lợi thế tuyệt đối về cả việc đánh máy lẫn tư vấn luật pháp so với cô thư ký.
- Tuy nhiên, vì cô thư ký không thể tư vấn luật mà không có bằng luật sư nên vị luật sư có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh ở công việc tư vấn luật pháp và cô thư ký chỉ có lợi thế so sánh trong việc đánh máy.
- Theo quy luật về lợi thế so sánh, vị luật sư nên dành toàn bộ thời gian vào tư vấn pháp luật và để cô thư ký đánh máy..
- Lợi thế so sánh và lý thuyết giá trị của lao động.
- Vì cả hai giả thiết này không hợp lý nên chúng ta không thể giải thích lợi thế so sánh dựa trên lý thuyết giá trị của lao động..
- Do đó, lý thuyết lợi thế so sánh không thể được giải thích dựa trên lý thuyết giá trị của lao động nhưng có thể được giải thích dựa trên lý thuyết về chi phí cơ hội (điều này có thể dễ chấp nhận hơn)..
- Sự phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo.
- Những nhà kinh tế thế hệ sau và theo trường phái Ricardo (còn gọi là Ricardian) tiếp tục nghiên cứu về lợi thế so sánh dựa trên cách tiếp cận khác hơn và mở rộng mô hình nghiên cứu so với Ricardo.
- Haberler đã vận dụng lý thuyết chi phí cơ hội để nghiên cứu giải thích lợi thế so sánh.
- Mô hình nghiên cứu của Ricardo với một yếu tố sản xuất đó là lao động, nhưng đối với Heckscher - Ohlin nghiên cứu lợi thế so sánh với mô hình 2 yếu tố sản xuất, đó là lao động và vốn trong điều kiện chi phí cơ hội tăng.
- Paul R.Krugman xem xét lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều hàng hoá....
- -Thương mại trong thế giới có một yếu tố sản xuất đó là lao động.
- Trước hết xác định lợi thế so sánh của từng quốc gia..
- Lợi thế so sánh của từng quốc gia Chi phí cơ hội.
- Quốc gia A.
- So sánh chi phí cơ hội, cho thấy quốc gia A có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm X, quốc gia B có lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm Y..
- Từ kết quả ở trên có thể rút ra khái niệm: Lợi thế so sánh của một quốc gia về sản xuất một sản phẩm nếu như việc sản xuất ra sản phẩm đó có năng suất lao động tương đối cao hơn hay chi phí cơ hội thấp hơn so với quốc gia khác..
- Để làm cho mức lương tính theo rượu vang và vải có thể so sánh được, chúng ta phải sử dụng giá tương đối của hai hàng hoá trên.
- Vì có mức lương thấp hơn, nước ngoài có lợi thế chi phí trong ngành sản xuất rượu vang mặc dù có năng suất lao động kém hơn.
- Và mặc dù có mức lương cao hơn, nội địa vẫn có lợi thế chi phí trong ngành sản xuất vải, bởi vì mức lương cao được bù lại bằng năng suất lao động cao hơn..
- Hiện nay có một số phương pháp đo lường lợi thế so sánh hoặc cạnh tranh quốc gia..
- Trong số các phương pháp đó là tính toán lợi thế so sánh trông thấy ( Revealed Comparative Advantage – RCA).
- Hệ số này do nhà kinh tế học Balassa đề xuất vào năm 1965 để đo lường lợi thế so sánh theo số liệu xuất khẩu như sau:.
- RCAXik = chỉ số lợi thế so sánh trông thấy trong xuất khẩu của nước i đối với sản phẩm k;.
- 1 thì nước i được coi là có lợi thế so sánh đối với sản phẩm k.
- Hệ số này càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh càng cao.
- 1 thì nước i không có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm k.
- Lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều mặt hàng.
- Sự phân tích này đã được đơn giản hoá, cho phép chúng ta rút ra nhiều luận điểm quan trọng về lợi thế so sánh và thương mại quốc tế..
- Tuy nhiên, để tiến sát dần với thực tế hơn chúng ta cần phải hiểu lợi thế sánh hoạt động như thế nào trong trường hợp một mô hình có nhiều loại hàng hoá.
- Lợi thế năng suất Tương đối của Nội địa ( Y/ X ) Táo.
- Cột thứ ba là tỷ lệ yêu cầu lao động theo đơn vị sản phẩm của nước ngoài so với nội địa về từng loại hàng, hay lợi thế tương đối về năng suất của nội địa so với nước ngoài trong mỗi mặt hàng.
- Chúng ta đã xếp các loại hàng theo thứ tự lợi thế năng suất của Nội địa so với Nước ngoài trong mỗi mặt hàng.
- Theo đó Nội địa có lợi thế nhất về táo và kém lợi thế nhất về bánh mỳ.” 1 Để xác định được nước nào có lợi thế so sánh về sản xuất hàng hoá nào cần phải đặt trong mối quan hệ giữa mức lương nội địa và nước ngoài.
- Krugman đã chỉ rõ điểm then chốt để xác định lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều mặt hàng..
- Nội địa sẽ có lợi thế chi phí ở hàng hoá nào có năng suất lao động tương đối cao hơn mức lương tương đối của nó, và Nước ngoài sẽ có lợi thế ở số hàng hoá khác.
- Theo quy luật lợi thế so sánh, Nội địa sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu táo, chuối và cam ra Nước ngoài và nhập khẩu chà là và bánh mì từ nước ngoài.
- Lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều nước.
- Với hai loại hàng hoá, mô hình thương mại được quyết định bởi lợi thế so sánh dựa trên đại lượng tương đối về lao động..
- Thuỵ Điển có lợi thế so sánh trong sản xuất dao kéo, do (10/20 <.
- Pháp có lợi thế so sánh trong việc sản xuất cá và mô hình thương mại giữa hai nước được quyết định như trong trường hợp mô hình thế giới chỉ có hai nước.
- Thế còn nước Đức thì sao? Đức có thể thực hiện thương mại hay không? Nếu có thì hàng hoá nào của Đức sẽ có lợi thế?.
- Muốn hợp tác hội nhập có kết quả, Việt Nam cần nhận thấy mình có những lợi thế so sánh gì và sẽ bổ sung cơ cấu trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới ở những lĩnh vực nào?.
- Từ việc nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh và sự phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo cho phép chúng ta rút ra nhiều gợi ý quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh mới..
- Lợi thế so sánh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thứ nhất, từ sự phân tích và lập luận ở trên cho thấy: lợi thế so sánh của Việt Nam là các lợi thế tĩnh hay còn gọi các lợi thế cấp thấp, nếu các lợi thế này không có khả năng tái sinh thì nó sẽ mất dần đi.
- Điều này thấy rất rõ ở hai lợi thế mà Việt Nam đang có là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào.
- Trong điều kiện tương đồng về cấu tạo tài nguyên thì lợi thế dựa trên điều kiện sản xuất cấp thấp sẽ nhỏ bé.
- Nếu chỉ dựa vào lợi thế này thì thương mại của Việt Nam trong ASEAN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và được coi là kém phát triển.
- Hiện tại lợi thế so sánh cấp thấp (sản xuất ra sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố lao động, giá trị gia tăng thấp) đang là một nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Nhưng nếu chỉ đơn thuần dựa vào lợi thế này thì Việt Nam khó có khả năng thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở mức độ cao hơn.
- Hơn nữa, điều kiện tự do của AFTA, cùng với sự phát triển nhiều loại hình công nghệ mới, sẽ hướng các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào những nước có các điều kiện và lợi thế sản xuất cấp cao hơn (gọi là lợi thế động bao gồm vốn, công nghệ cao, nhân công lành nghề, cơ sở hạ tầng hiện đại.
- Trên cơ sở các hoạt động sản xuất, các công ty xuyên quốc gia có thể tận dụng triệt để lợi thế và điều kiện sản xuất của các quốc gia đã có, nhằm tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh, các linh kiện và chi tiết… tại các quốc gia trong điều kiện tự do mậu dịch..
- Thứ ba, giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra chủ yếu dựa trên lợi thế về điều kiện sản xuất cấp thấp (nguyên liệu thô, gia công và sơ chế) luôn rẻ hơn so với các mặt hàng chế biến dựa trên lợi thế về các điều kiện sản xuất cấp cao hơn (lao động được đào tạo, công nghệ trung bình thích hợp).
- Tuy nhiên những phân tích trên đây không có nghĩa là Việt Nam phải từ bỏ các lợi thế so sánh cấp thấp, mà cần hiểu lợi thế so sánh cấp thấp chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
- Về lâu dài, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, NIES mau chóng chuyển từ lợi thế so sánh cấp thấp sang lợi thế so sánh cấp cao hơn (sản xuất ra sản phẩm cần nhiều vốn, lao động phải được đào tạo, công nghệ trung bình và cao, năng suất lao động cao và giá trị gia tăng trong sản phẩm lớn).
- Trong mô hình: lợi thế so sánh trong trường hợp nhiều mặt hàng, thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá Việt Nam chỉ có lợi thế so sánh cấp thấp, biểu hiện sản xuất ở một số nhóm hàng, mặt hàng sử dụng nhiều lao động và lợi thế về tài nguyên tự nhiên.
- Nhưng với quá trình phát triển (công nghiệp hoá, hiện đại hoá), Việt Nam sẽ có một bước chuyển rất căn bản: mở rộng lợi thế so sánh ra nhiều mặt hàng, nhóm hàng có giá trị cao..
- Có thể tạm thời chia thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất từ vị trí số 1 đến vị trí số 15 lần lượt theo thứ tự là Đức, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp… đến Mexico - những nền kinh tế có lợi thế so sánh cấp cao.
- những nền kinh tế có lợi thế so sánh trung bình.
- Qua số liệu của WTO có thể dễ dàng nhận thấy tính logic và sự hợp lý về lợi thế so sánh của Việt Nam với kim ngạch đạt được (lợi thế so sánh cấp thấp nên kim ngạch đạt được cũng thấp).
- Các nước có lợi thế so sánh cấp cao kim ngạch xuất khẩu đạt được rất lớn, tiêu biểu là nhóm nước G7 và một số nước lớn khác.
- Qua mô hình thương mại nhiều nước, có thể nhận diện Việt Nam sẽ đẩy mạnh buôn bán với các bạn hàng thương mại ở nhóm thứ nhất, vì khoảng cách về trình độ phát triển, quy mô thương mại và cấp độ lợi thế so sánh là chênh lệch lớn nhất.
- Một nước đang phát triển như Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác buôn bán với nhiều nước đặc biệt là các nước lớn là phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế.
- Việt Nam cũng đã buôn bán với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm phát huy lợi thế so sánh và bổ sung cơ cấu kinh tế.
- Tuy nhiên ở đây cũng cần phải nhấn mạnh thêm là: theo Ricardo có thương mại là do có lợi thế so sánh.
- nhưng nguồn gốc phát sinh ra lợi thế so sánh thì phải đợi đến Heckscher – Ohlin mới giải thích được, đó là sự khác nhau giữa các yếu tố thừa tương đối hay là nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia.
- Kết quả đạt được về kim ngạch xuất khẩu của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cái cơ sở của vấn đề là một quốc gia có lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm nào..
- Bởi vì động lực của thương mại là lợi thế so sánh, chứ không phải là lợi thế tuyệt đối..
- Cùng với quá trình phát triển và chuyển đổi lợi thế so sánh, Việt Nam sẽ chuyển từ nhóm nước thứ ba sang nhóm nước thứ hai (nhóm trung gian), trình độ phát triển cao hơn và quy mô thương mại cũng lớn hơn..
- Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo là lý thuyết cơ sở cơ bản của thương mại quốc tế.
- Tuy vẫn còn một số hạn chế, nhưng lý thuyết lợi thế so sánh có một ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với mọi quốc gia.
- Những nhà kinh tế đi sau và theo Ricardo đã bổ sung và hoàn thiện lý thuyết lợi thế so sánh sát với thực tiễn, làm phong phú lý thuyết lợi thế so sánh..
- Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào tình hình cụ thể của Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần nhận diện lợi thế so sánh của Việt Nam.
- định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát huy và phát triển lợi thế so sánh của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới..
- Lê Quốc Phương, “Sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam: phân tích, nhận định và quyến nghị”, Tạp chí quản lý kinh tế, số CIEM.
- Nguyễn Xuân Thiên, “Hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN: Nhìn từ lợi thế so sánh và bổ sung cơ cấu”, Tạp chí thông tin lý luận, số 3/1998, Học viện chính trị quốc gia HCM