« Home « Kết quả tìm kiếm

Lý thuyết nhóm lợi ích và định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- LÝ THUYẾT NHÓM LỢI ÍCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM.
- Vai trò của những nhóm quyền lực vì lợi ích cục bộ hoặc vai trò của số đông dân chúng theo cảm tính tâm lý có thể chi phối định hướng mô hình phát triển trong từng giai đoạn của mỗi nước.
- Tuy nhiên, không có gì đảm bảo là sự điều chỉnh ấy không rơi vào chiều hướng cực đoan có hại cho lợi ích lâu dài của dân tộc.
- Một câu hỏi lớn đặt ra cho mọi quốc gia là mô hình nào có thể đảm bảo sự phát triển bền vững trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
- Nhiều học giả đồng ý rằng lợi ích chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội, nhưng cũng chính những lợi ích cực đoan đã dẫn đến tổn hại nghiêm trọng cho các cá nhân khác hoặc cho cả nhân loại.
- Điều kiện gì cho phép một cá nhân hoặc một nhóm có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và làm thế nào để hạn chế mặt tiêu cực và khuyến khích mặt tích cực của mỗi cá nhân hoặc nhóm? Năng lực đóng góp và khả năng gây hại của mỗi cá nhân hoặc nhóm cá nhân có liên hệ mật thiết với điều kiện môi trường thể chế và đây chính là mục tiêu nghiên cứu của lý thuyết Nhóm lợi ích..
- Lý thuyết Nhóm lợi ích đang được một số nhà kinh tế thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng và bước đầu áp dụng vào việc phân tích, giải thích xu thế biến động về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số quốc gia trên thế giới trong thời gian gần đây.
- Bài viết này phân tính những điều chỉnh về mô hình kinh tế trong vài thập kỷ qua tại một số nước trên thế giới với những nhân tố tác động theo quan điểm “lý thuyết nhóm lợi ích” và rút ra một số kết luận ngụ ý chính sách cho định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam..
- Một số công trình nghiên cứu cho biết xu thế điều chỉnh mô hình kinh tế tại các nước TBCN phát triển cũng như tại nhiều nước đang phát triển khác bắt đầu diễn ra từ những năm 1980..
- Tuy nhiên một hệ quả tiêu cực của Reaganomics là làm trầm trọng hơn một số vấn đề xã hội, trong đó có việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo và giảm sự quan tâm đến các nhóm dân dễ tổn thương trong xã hội.
- Chính xu thế cào bằng thu nhập và không khuyến khích được những nhóm động lực xã hội tại những nước này từ sau Chiến tranh Thế giới II đã dẫn đến sự điều chỉnh này.
- Nhóm giàu giàu lên một cách nhanh chóng và những chính sách xã hội bị buông lỏng, ngân sách xã hội bị cắt giảm đã đẩy các nhóm dân nghèo, những người dễ bị tổn thương trong xã hội vào điều kiện khó khăn.
- Tình trạng thất nghiệp gia tăng và phân hóa xã hội thêm trầm trọng.
- Hình 1: Biến động về thu nhập của nhóm giàu tại một số nước công nghiệp phát triển.
- Những vấn đề xã hội và môi trường đã chi phối một chu trình điều chỉnh mô hình kinh tế lần nữa tại các nước TBCN.
- Những đặc trưng của điều chỉnh định hướng chính trị trong nhóm nước công nghiệp phát triển:.
- Mỹ: Thành công của chiến dịch tranh cử của Obama có lý do từ những thay đổi định hướng chính sách cơ bản về bảo đảm lợi ích số đông những người nghèo, người có thu nhập thấp và các vấn đề an sinh xã hội.
- Về các vấn đề kinh tế, Obama bênh vực chính sách phúc lợi xã hội, chỉ trích tình trạng để cho khoảng cách giàu nghèo gia tăng và kêu gọi phục hồi mạng lưới an toàn xã hội cho người nghèo.
- Để có được nguồn tài chính cho các chương trình này, ông Hatoyama khẳng định sẽ lấy từ việc cắt giảm các dự án thiếu hiệu quả, các hoạt động chi tiêu lãng phí của chính phủ và những ưu đãi phi lý trong xã hội.
- Có ý kiến cho rằng những điều chỉnh tái phân bổ thu nhập có thể gây phương hại đến động lực thúc đẩy sáng tạo và phát triển tại Nhật Bản..
- Năm 1974, định hướng chính trị ở Nhật Bản là xây dựng một xã hội trung lưu rộng khắp, tức là nâng cao tỷ lệ dân số có mức thu nhập trung lưu và giảm thiểu tỷ lệ dân số nhóm giàu.
- nhất và nhóm nghèo nhất trong xã hội.
- LPD đã đưa Nhật Bản ra khỏi thời kỳ trì trệ nhưng để lại một gánh nặng vấn đề xã hội cho Chính phủ mới của ông Hatoyama..
- Theo kế hoạch này, nước Đức sẽ cắt giảm thuế ồ ạt lên đến 24 tỉ Euro (35,5 tỉ USD), và cùng với chính sách cắt giảm thuế, chính phủ mới của bà sẽ tăng chi tiêu cho y tế cộng đồng cùng nhiều chương trình xã hội khác..
- Bản Hiến pháp này, với một số điều vừa được sửa đổi và đầu năm 2009, bảo đảm các quyền lợi về văn hóa, kinh tế và xã hội cho đa số quần chúng..
- Hầu hết các chương trình tranh cử thắng lợi và các chính phủ mới thành lập mới đây đều có khuynh hướng tăng cường hỗ trợ người nghèo, giảm bất bình đẳng và chống đặc quyền của nhóm ưu thế trong xã hội..
- Nhìn chung, các bước điều chỉnh nêu trên đều ở các nước đều có những mặt phát triển tích cực.
- Ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đến việc gia tăng quy mô chi tiêu công cộng và đầu tư phát triển vùng là những ví dụ nổi bật của tình trạng ý nguyện của đa số có thể đem lại tác động tiêu cực cho quốc gia và cho chính họ trong dài hạn.
- Nhằm giải thích vai trò của các nhóm lợi ích trong xã hội cùng các điều kiện chi phối vai trò này, xin điểm qua một số nét cơ bản của lý thuyết Nhóm lợi ích..
- Lý thuyết Nhóm lợi ích và một số ứng dụng phân tích.
- Lý thuyết Nhóm lợi ích.
- Lợi ích: Lợi ích được nhiều học giả thừa nhận là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội..
- Tuy nhiên lợi ích ảnh hưởng như thế nào đến xã hội còn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi.
- Có nhiều cách phân loại lợi ích.
- Lý thuyết Nhóm lợi ích chủ trương phân lợi ích thành ba (03) loại là: Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích tổng thể.
- Lợi ích cá nhân tương đối dễ xác định và lợi ích này bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần đối với mỗi cá nhân.
- Lợi ích tổng thể có thể là lợi ích vùng, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích toàn cầu.
- Lợi ích nhóm sẽ được nêu rõ hơn trong các phần sau.
- Đây chính là đối tượng nghiên cứu chính của lý thuyết Nhóm lợi ích vì trong ba hình thức lợi ích nêu trên, lợi ích nhóm là nhân tố chủ đạo có ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân và lợi ích tổng thể..
- Khái niệm Nhóm lợi ích: Đối với nhóm lợi ích, các tài liệu chuyên môn và phương tiện thông tin đại chúng thường đề cập đến nhóm lợi ích (NLI) dưới giác độ là lợi ích của một nhóm người, có mối liên kết hoạt động trong một dạng tổ chức nhất định, có mục tiêu cụ thể và có ý thức liên kết để đạt được mục tiêu ấy.
- Những nhóm có vị thế yếu trong xã hội hoặc nhóm chịu mất mát lớn cũng có thể tạo ra những tác động đến nội dung chính sách.
- Như vậy, đặc điểm chính để nhận diện nhóm lợi ích chính là mức lợi ích nhóm.
- Mức lợi ích ấy có thể cao hơn hoặc thấp hơn với mặt bằng xã hội trong từng giai đoạn hoặc trong thời điểm nhất định.
- Căn cứ vào thực tiễn này có thể xác định nhóm lợi ích là nhóm người có chung mức lợi ích khác biệt so với xã hội trong một giai đoạn do các điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội đem lại..
- Mức lợi ích nhóm: Sự chênh lệch này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và cũng dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau.
- Mức lợi ích của nhóm trong một thời điểm hoặc một giai đoạn cụ thể có thể được xem như là kết quả của nhiều yếu tố.
- Ba yếu tố trên có ảnh hưởng khác nhau đến mức lợi ích của nhóm, đồng thời có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau..
- Chính sách phân bổ nguồn lực và phân phối thu nhập có ảnh hưởng đáng kể đến mức lợi ích cá nhân nói riêng và mức lợi ích nhóm nói chung.
- Với năng lực sản xuất lớn mà bị hạn chế nguồn lực hoặc bị cắt giảm mức thu nhập thì mức lợi ích thực tế cũng bị giảm sút đáng kể.
- Với sự vận động của nhóm và các ảnh hưởng chính trị, xã hội, chính sách phân bổ có thể bị điều chỉnh làm thay đổi mức lợi ích của các nhóm liên quan..
- Mặt khác, mức cải thiện lợi ích nhóm xét về dài hạn không chỉ là hệ quả của chính sách phân bổ thu nhập một cách đơn thuần mà còn là chỉ số thể hiện khả năng tác động của nhóm lợi ích tới hoạt động phân bổ ngân sách..
- Với tác động chung của các yếu tố nêu trên, mức lợi ích của nhóm có thể được xem như là chỉ số tổng hợp phản ánh vị thế và khả năng tác động của nhóm đến các chính sách nhà nước..
- Phân loại nhóm lợi ích: Tuỳ đặc điểm và khả năng ảnh hưởng của mỗi nhóm mà người ta sử dụng một số tên gọi khác nhau đối với các loại hình nhóm lợi ích.
- Hoạt động phát triển của nhóm lợi ích ở mức tự giác có vai trò bảo vệ và vận động cho quyền lợi của nhóm.
- Người ta còn gọi tên các nhóm lơi ích theo mục tiêu chính của nhóm, ví dụ: nhóm lợi ích công, nhóm lợi ích tư, nhóm lý tưởng.
- Người ta cũng có thể được nhận diện, gọi tên nhóm lợi ích theo nhiều yếu tố khác nhau tuỳ thuộc mục đích phân tích.
- Ví dụ, nhóm lợi ích có đặc trưng phân loại theo điều kiện tự nhiên, ranh giới địa lý hành chính, hoặc các yếu tố khác về đặc điểm nhân thân như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc….
- Lý thuyết Nhóm lợi ích phân loại nhóm theo mức lợi ích.
- Theo nội dung trong này, các nhóm lợi ích có thể được phân làm hai loại cơ bản là nhóm được lợi và nhóm chịu thiệt dưới giác độ.
- “công bằng phát triển.” Khía cạnh thiệt hại và lợi ích ở đây mang ý nghĩa dài hạn, trong đó nổi bật nhất là lợi ích và thiệt hại trong việc phân phối thành quả lao động và phân phối nguồn lực phát triển, hoặc vị thế lợi ích nhóm liên quan tới sự cố môi trường.
- Trong ngắn hạn, sự phát sinh các nhóm lợi ích đối lập giữa được lợi và chịu thiệt có thể không luôn luôn tồn tại nhưng trong dài hạn lợi ích đối lập này tồn tại khá phổ biến..
- Công bằng phát triển: Để xã hội phát triển bền vững ở mức độ tối ưu cần khuyến khích mỗi cá nhân đóng góp tối đa khả năng của họ cho xã hội bằng cách phân bổ lợi ích thỏa đáng với công lao đóng góp của họ đồng thời ngăn ngừa thích hợp để hạn chế đến mức tối thiểu khả năng gây hại cho xã hội bằng cách loại trừ các mâu thuẫn, bức xúc và biện pháp trừng phạt nghiêm minh.
- Phân phối thành quả lao động không công bằng nghĩa là một số người nào đó được nhiều hơn so với công lao đóng góp cho xã hội.
- Phần lợi ích vượt trội đó có thể xem như là phần thiệt hại của một số người khác hoặc là thiệt hại chung của tất cả những người còn lại trong xã hội.
- Tình trạng bất hợp lý về thu nhập cá nhân có thể làm giảm sự sáng tạo và nhiệt tình đóng góp của nhóm chịu thiệt, chưa kể đến nguy cơ xung đột, nội chiến trong một số trường hợp nhất định, đồng thời làm giảm hiệu quả xã hội đối với nhóm được lợi..
- Việc phân phối phương tiện sản xuất công cộng cũng có những nét tương đồng nhưng có tác động qua lại phức tạp hơn so với thu nhập cá nhân về lợi ích và thiệt hại.
- Khái niệm công bằng phát triển dành nhiều quan tâm đến việc phân phối phương tiện và nguồn lực sản xuất..
- Nhóm được lợi có thể là bất cứ ở vị thế nào trong xã hội, nếu vì điều kiện nào đó mà được phân bổ dư thừa so với khả năng đóng góp của họ cho xã hội..
- Nhóm lợi ích và môi trường thể chế.
- Sự tồn tại của các nhóm lợi ích và động cơ tranh giành lợi ích giữa các nhóm trong xã hội là một thực tại khách quan không thể loại trừ.
- Tuy nhiên, bảo đảm xã hội phát triển bền vững, tránh những dao động cực đoan, cần tìm hiểu các đều kiện có thể khuyến khích ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm lợi ích.
- Thực tiễn cho thấy nhóm lợi ích có vai trò trung tâm trong các yếu tố cơ bản chi phối định hướng chính sách và mô hình phát triển ở mỗi quốc gia.
- Nhóm lợi ích vừa có thể có ảnh hưởng tích cực vừa có thể ảnh hưởng tiêu cực xét trong dài hạn.
- Tiêu cực diễn ra khi các nhóm lợi ích có thể tác động tới hoạt động hoạch định chính sách dẫn đến việc phân bổ bất công giữa các nhóm.
- Sự bất công trong phân bổ ngân sách diễn ra khi sự đóng góp cho xã hội không được đền bù thỏa đáng và nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội không được phòng ngừa thích hợp.
- Tiêu cực cũng diễn ra khi các nhóm lợi ích có thể tác động tới hoạt động chi tiêu ngân sách gây ra áp lực tăng thêm quy mô chi tiêu ngân sách vượt qua quy mô tối ưu.
- Điều kiện và cũng là động cơ để các nhóm lợi ích làm tăng quy mô ngân sách chính là tỷ trọng của các hàng hóa và dịch vụ công không thuần túy mà chính phủ tham gia sản xuất và cung cấp..
- Hàng hóa công (HHC) không thuần túy: Trong tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ do chính phủ cung cấp, tỷ trọng hàng hóa công không thuần tuý càng lớn thì càng làm tăng cơ hội và động lực để các nhóm lợi ích gây sức ép đối với chính phủ trong việc duy trì các hoạt động cung cấp các hàng hóa này và cũng là thách thức lớn của chính phủ trong nỗ lực kiện toàn chức năng của mình.
- Hàng hóa công địa phương: So sánh về động cơ của nhóm lợi ích thì HHC địa phương chứa đựng nhiều lý do kinh tế thúc đẩy các nhóm lợi ích hành động hơn HHC mang tính toàn quốc.
- Hành vi phổ biến này của mọi địa phương làm méo mó và phóng đại nhu cầu thực về HHC, đồng thời là áp lực chính trị-xã hội buộc chính phủ phải không ngừng tăng thêm quy.
- Quy trình ngân sách: Quy trình ngân sách là một điều kiện quan trọng để các nhóm lợi ích có thể gây ảnh hưởng đến việc hoạch định và chi tiêu ngân sách.
- Trong trường hợp này, lý thuyết sự lựa chọn công cộng không phù hợp để đánh giá nhu cầu thực của xã hội.
- Quy mô chi lớn không phải là mong muốn của đa số nhân dân mà đó lại là hậu quả của quá trình lâu dài trong đó mỗi nhóm lợi ích đều tìm mọi cách theo đuổi lợi ích cục bộ của mình để cuối cùng dẫn tới những thiệt hại chung cho toàn xã hội..
- Chính sách phát triển vùng: Vấn đề phát triển vùng là một ví dụ điển hình về tác động của sự câu kết giữa nhóm lợi ích - người đại diện với chính sách phân bổ nguồn lực.
- Đây là vấn đề nổi cộm ở cả những nước phát triển và đang phát triển.
- Thực tế phát triển của nhiều nước cho thấy thành công trong chính sách phát triển vùng thì ít mà thất bại thì nhiều.
- Vấn đề phát triển vùng là một ví dụ nổi bật về việc cơ chế chính trị gây tổn hại tới hiệu quả phân bổ nguồn lực quốc gia.
- Cơ chế dân chủ đại diện và mô hình cân bằng quyền lực chính phủ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả chính sách phát triển vùng..
- Khả năng gây ảnh hưởng, tác động của nhóm lợi ích đến hiệu quả chi tiêu ngân sách phụ thuộc vào nhiều điều kiện thể chế, trong đó nổi bật là quy trình ngân sách, mức phân cấp và tỷ trọng HHC trong rổ hàng hóa do chính phủ cung cấp.
- Các yếu tố này khuyến khích sự câu kết giữa các nhóm lợi ích với một số quan chức chính trị hoặc công chức cao cấp trong giới lập chính sách dẫn tới những quyết định thiên vị, giúp duy trì và bảo vệ những cách làm cổ hủ, lạc hậu.
- Để tránh những trở ngại như vậy, một số cuộc cải cách thành công đã bắt đầu thay đổi từ tận gốc, mà mục tiêu là loại trừ động cơ lợi ích nhóm và các điều kiện dung dưỡng các đặc quyền, đặc lợi..
- Nhóm lợi ích và định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam.
- (ii) Bền vững về xã hội, trong đó quan trọng nhất là việc điều chỉnh định hướng thu nhập giữa các nhóm xã hội theo “công bằng phát triển” để một mặt hạn chế làm giàu phi pháp và mặt khác khuyến khích nhóm nghèo phát huy hết tiềm năng của mình.
- Với thực trạng của nền kinh tế-xã hội hiện nay và định hướng chính trị của Đảng ta trong việc cải cách, đổi mới, Việt Nam có thể mạnh dạn thực hiện những bước cải cách mạnh mẽ để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong từng bước phát triển, chủ động và vững vàng trên con đường hội nhập mà một vấn đề cốt yếu là cải cách thể chế:.
- khuyến khích trách nhiệm bảo vệ các nhóm chịu thiệt đồng thời hạn chế và đề phòng sự câu kết tiêu cực, vụ lợi giữa nhóm lợi ích và người đại diện..
- Nhóm lợi ích là một trong các động lực cơ bản thúc đẩy phát triển xã hội.
- Ảnh hưởng của nhóm lợi ích có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
- Mức độ và khả năng ảnh hưởng của nhóm tới định hướng phát triển của quốc gia phụ thuộc vào chất lượng thể chế của mỗi quốc gia.
- Ý chí của nhóm lợi ích, thậm chí có thời điểm là ý chí của số đông cũng có thể gây tổn hại tới sự phát triển bền vững của xã hội..
- Để loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực và khuyến khích ảnh hưởng tích cực của nhóm lợi ích, cần định hướng xây dựng thể chế lành mạnh, hiện đại có khả năng khuyến khích tối đa sự đóng góp cho xã hội và ngăn ngừa đến mức tối thiểu khả năng gây hại cho xã hội đối với mọi cá nhân.