« Home « Kết quả tìm kiếm

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes và vài suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA KEYNES VÀ VÀI SUY NGHĨ VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
- John Maynard Keynes là nhà kinh tế học Anh, được coi là nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất đối với kinh tế học phương Tây hiện đại và chính sách kinh tế của các chính phủ nhằm duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Do vậy, việc nghiên cứu lý thuyết tăng trưởng của John Maynard Keynes, một trong số 100 người được Tạp chí Time bầu chọn là những người làm nên thế kỷ 20 để có thêm những tri thức nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng là việc làm có ý nghĩa trong bối cảnh suy giảm kinh tế ở Việt Nam hiện nay..
- Khái lược lý thuyết của Keynes về tăng trưởng kinh tế.
- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes được biết đến trong cuốn sách Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Glassgow ấn hành năm 1936.
- Tác phẩm này là nền tảng cho sự phát triển của cả một ngành kinh tế học và là công trình được nhắc đến và gây tranh cãi nhiều nhất đối với kinh tế học thế kỷ XX.
- Công trình này có tính chất phê phán những quan điểm kinh tế trước đó, đặc biệt là quan điểm cho rằng "bản thân cung sẽ tạo ra cầu của chính nó.".
- Tuy rằng cuốn sách này của Keynes đề cập không nhiều về chính sách kinh tế, nhưng nó đã góp phần cung cấp một nền tảng lý thuyết cho các động thái mang tính chính sách của chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia trong những năm 30 của thế kỷ trước..
- Sự cân bằng của nền kinh tế.
- Mô hình mô tả sự cân bằng của nền kinh tế.
- Keynes cho rằng, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển.
- Mà nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người..
- Khi mô tả nền kinh tế, cũng giống như mô hình cổ điển, ông cho rằng có hai đường tổng cung: AS - LR phản ánh mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, và AS - SR phản ánh khả năng thực tế.
- Và, cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng, nơi mà dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người..
- Nền kinh tế có thể cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng (Yo <Y*).
- Vai trò của tổng cầu trong việc tăng sản lượng của nền kinh tế.
- Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập.
- Nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng.
- Đặc biệt khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn.
- Theo J.M.Keynes, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng.
- Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập..
- Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế..
- Mặt khác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp, ông cho rằng đầu tư đóng một vai trò quyết định đến quy mô việc làm và theo đó là tăng trưởng kinh tế.
- Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất.
- Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên.
- Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới.
- Đây là quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu nhập.
- tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới.
- tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới - nền kinh tế tăng trưởng.
- Trong đó: dR là gia tăng thu nhập dI là gia tăng đầu tư K là số nhân.
- Theo Keynes, cùng với việc tăng lên của vốn đầu tư, thì hiệu quả giới hạn của tư bản, tương quan giữa thu hoạch tương lai của đầu tư và phí tổn đầu tư, sẽ giảm sút.
- Thứ nhất, đầu tư tăng sẽ làm tăng thêm khối lượng hàng hoá cung ra thị trường.
- Điều đó làm giảm giá hàng hoá và kéo theo làm giảm thu nhập tương lai.
- Từ đó, làm cho thu nhập tương lai giảm xuống..
- Hơn nữa, giữa đầu tư và lãi suất lại có quan hệ với nhau.
- Sự khuyến khích đầu tư tuỳ thuộc một phần vào lãi suất.
- Như vậy, đầu tư mới tăng lên, việc làm gia tăng sẽ làm gia tăng thu nhập, và từ đó, sẽ làm tăng tiêu dùng.
- Điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối.
- Việc giảm tiêu dùng tương đối sẽ làm giảm cầu có hiệu quả, còn cầu lại ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và đến tăng trưởng kinh tế.
- Song khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào ý muốn đầu tư cho tới khi nào hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống bằng mức lãi suất.
- Nhưng trong nền kinh tế, hiệu suất tư bản có xu hướng giảm sút, còn lãi suất cho vay có xu hướng ổn định, điều đó tác động đến đầu tư mới, và khủng hoảng xuất hiện, nền kinh tế trở nên trì trệ..
- Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế.
- Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập.
- Theo ông, chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động: đầu tư nhà nước.
- các hình thức khuyến khích tiêu dùng..
- Về đầu tư nhà nước, Keynes cho rằng, ngân sách nhà nước là một công cụ hữu hiệu trong việc kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng của nhà nước.
- Ông chủ trương thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước, trợ cấp về tài chính, tín dụng sẽ tạo ra sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền..
- Về hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ, theo Keynes, hệ thống tài chính, tín dụng có vai trò quan trọng trong việc kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của các nhà kinh doanh.
- Theo ông, Nhà nước có thể đưa thêm tiền vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở rộng quy mô đầu tư.
- Có thể nói, đây là một trong các động lực trực tiếp của các nhà sản xuất kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế..
- Về các hình thức tạo việc làm, ông cho rằng để nâng cao tổng cầu và việc làm cần mở rộng nhiều hình thức đầu tư.
- Bởi lẽ, đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, khi có đầu tư thì sẽ có nhiều việc làm và mang lại thu nhập.
- Như vậy, thông qua đầu tư có thể tránh được khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp..
- Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thành trường phái Keynes hay còn gọi là những người Keynes mới.
- Thứ nhất, những người Keynes phái hữu ủng hộ các nhóm độc quyền xâm lược, chạy đua vũ trang, quân phiệt hoá nền kinh tế.
- chính sách tài chính.
- Nhưng vị trí trung tâm trong lý thuyết của trường phái “sau Keynes” là vấn đề tăng trưởng và phân phối, họ khẳng định nhịp độ tăng trưởng sản xuất phụ thuộc vào việc phân phối thu nhập quốc dân, lượng thu nhập và lượng tiết kiệm, còn tổng lượng tiết kiệm là tổng số tiết kiệm từ lương và lợi nhuận.Những người “sau Keynes” luận giải rằng vì khuynh hướng tiết kiệm giữa những người nhận tiền lương và những người nhận lợi nhuận có sự khác nhau, cho nên sự thay đổi trong phân phối sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng tiết kiệm.
- Đến lượt mình, phân phối thu nhập quốc dân lại là hàm số của tích luỹ tư bản.
- Mà tích luỹ tư bản xác định tỷ suất lợi nhuận và phần lợi nhuận trong thu nhập quốc dân.
- Phái sau Keynes chủ trương muốn tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều chỉnh nền kinh tế TBCN.
- Các đại biểu của phái này cho rằng, muốn nâng cao nhịp độ tăng trưởng thì cần phải phân phối lại thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho lợi nhuận.
- Bởi lẽ, nếu nâng cao tiền lương phù hợp với việc tăng năng suất lao động sẽ khắc phục được những khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá và là sự kích thích quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế..
- Ngoài ra, những người “sau Keynes” ủng hộ chính sách thu nhập.
- Họ muốn kết hợp chính sách thu nhập với chính sách tăng trưởng kinh tế, kể cả việc xác định nhịp điệu và cơ cấu đầu tư.
- Đa số các nhà kinh tế theo phái này ủng hộ sự cần thiết tăng cường điều chỉnh kinh tế của nhà nước, thực hiện tập trung hoá và xác định các mục tiêu chiến lược lâu dài..
- Vài suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
- Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế được đánh giá là nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua.
- Để hạn chế những ảnh hưởng tồi tệ từ cuộc khủng hoảng, hàng loạt các gói giải cứu lên tới hàng nghìn tỷ USD từ khắp các nước trên thế giới được đưa ra khiến các nhà kinh tế học và những người hoạch định chính sách vĩ mô đều hướng về lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes.
- Nước Mỹ, nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng lần này quyết định chi ra hàng ngàn tỉ USD để cứu lấy các hệ thống ngân hàng cũng như tăng cường chi đầu tư vào xây dựng và phát triển hạ tầng như hệ thống đường cao tốc liên bang, trường học, Internet, công nghệ trong lĩnh vực năng lượng.
- Nhật Bản và các nước châu Âu dù lo lắng về nguy cơ thâm hụt ngân sách trên diện rộng kéo dài sau khủng hoảng nhưng lãnh đạo các nước này cũng đã chi ra hàng trăm tỉ USD để kích cầu nền kinh tế..
- Cho đến nay, chúng ta có thể thấy rằng, các gói kích cầu đó đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt cho các nền kinh tế.
- Các nền kinh tế chủ chốt đang bước đầu ngăn chặn được suy giảm tăng trưởng.
- Đầu tư của nhà nước và nhu cầu nội địa tăng đã giúp kinh tế Trung Quốc ra khỏi giai đoạn giảm tăng trưởng kéo dài từ nửa đầu năm 2007, bất chấp động lực xuất khẩu bị thiệt hại nặng nề do sức cầu từ các thị trường bên ngoài sụt giảm mạnh với mức tăng trưởng trong quý II/2009 là 7,9%.
- Trong khi đó, các chỉ số kinh tế chính của các nền kinh tế Mỹ, EU và Nhật.
- Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày tính chung, kinh tế của Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những nước không sử dụng đồng Euro như Anh và Thụy Điển, đã thoát suy thoái trong quý 3 năm 2009, với mức tăng trưởng 0,2%.
- Những thành quả trên đây cho thấy, các nguyên lý của Keynes vẫn có vai trò to lớn trong việc chặn đà suy giảm tăng trưởng kinh tế..
- Cuộc khủng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến Việt Nam, làm nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng.
- Tăng trưởng kinh tế của Việt nam chỉ đạt 6,23% năm 2008, trong khi từ năm 2000 đến năm 2007, nền kinh tế liên tục tăng trưởng .
- Với việc cam kết thực hiện gói kích cầu lên đến 8 tỉ USD của Chính phủ Việt Nam, đà suy giảm tăng trưởng kinh tế đã dừng lại, các hoạt động kinh tế bước đầu phục hồi.
- Kinh tế Việt Nam trong quý III đã tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức tăng 4,5% của quý II năm 2009.
- Tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2009 đạt 4,56%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,6%.
- Về thực chất, chúng ta đã vận dụng các nguyên lý tăng trưởng của Keynes thông qua việc kích cầu nội địa để bù đắp sự giảm mạnh của thị trường xuất khẩu, thực hiện hỗ trợ lãi suất và giảm thuế để giải phóng hàng tồn kho, kích thích đầu tư vào các khu vực có đóng góp lớn cho tăng trưởng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, hỗ trợ tiêu dùng cho các đối tượng thu nhập thấp ở vùng sâu, vùng xa, thực hiện chính sách an sinh xã hội và bảo đảm các ổn định cho sự phát triển....
- Mặc dù việc vận dụng lý thuyết tăng trưởng của Keynes được thể hiện trong các chính sách của Chính phủ Việt Nam đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên, những chính sách này đang gây ra một số hệ quả tiêu cực đòi hỏi các nhà hoạch định cần lưu tâm: thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng cao, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nếu Việt Nam thực hiện kích cầu theo đúng kế hoạch đã đề ra, mức thâm hụt ngân sách có thể lên tới 8- 12%, gây mất cân đối nghiêm trọng cho nên kinh tế.
- Các nhà kinh tế trên thế giới cho rằng thâm hụt ngân sách có thể dẫn tới việc lãi suất tăng, đầu tư vào các khu vực tư nhân giảm..
- thị trường bất động sản lại có biểu hiện tăng trưởng bong bóng, thị trường vàng và ngoại tệ mất cân đối cung cầu, đặc biệt là thị trường vàng trong nước những tháng cuối năm 2009 khi giá trong nước cao hơn nhiều mức giá thế giới..
- Đến nay, chúng ta có thể khẳng định rằng, lý thuyết tăng trưởng của Keynes có vai trò quan trọng trong việc khắc phục khủng hoảng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm tới, theo chúng tôi, cần vận dụng lý thuyết J.M.
- Đối với nông dân, nông thôn và kinh tế nông nghiệp.
- Một là, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho nông thôn bao gồm: hệ thống giao thông, điện, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống thông tin, trường học, cơ sở y tế, văn hoá… nhất là việc phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
- Chỉ có sự trợ giúp của Nhà nước trong phát triển công nghiệp dịch vụ nông thôn thì mới có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên diện rộng ở khu vực nông thôn.
- đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững..
- Hai là, tăng cường sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân:.
- Về chính sách tiền tệ và tín dụng, cần có chính sách mở rộng các hình thức tín dụng và tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân để họ có đủ lượng tiền đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm..
- *Đối với khu vực thành thị và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Một là, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư và kinh doanh để khuyến khích doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm bằng các chính sách thuế, tín dụng.
- Ba là, nâng cao thu nhập cho những người làm việc trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, dịch vụ công, công chức nhà nước… nhằm tăng cầu..
- Nxb Giáo dục - Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
- Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế (2003), Nxb Thống kê Hà nội, 3.
- PGS.TS Võ Văn Đức (Học viện CTQG Hồ Chí Minh 2005): Mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow và khả năng áp dụng vào đánh giá tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam..
- Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11/2009.