« Home « Kết quả tìm kiếm

Mấy vấn đề giảng dạy môn tôn giáo học trong tiến trình hội nhập


Tóm tắt Xem thử

- MẤY VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN TÔN GIÁO HỌC MẤY VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN TÔN GIÁO HỌC TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP.
- Trong sự hội nhập văn hoá thì tôn giáo luôn đóng vai trò là những “người khách”tiên phong dẫn đường.
- Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đời sống kinh tế văn hoá xã hội luôn bị chi phối bởi nhiều học thuyết tư tưởng, đặc biệt là tôn giáo.
- Ngoài những tín ngưỡng, tôn giáo bản địa, đời sống kinh tế văn hoá xã hội hiện nay của đất nước còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi một số tôn giáo ngoại nhập như: Đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin Lành, Islam, đạo B’hai… Trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá, sự gia nhập “sân chơi”WTO của Việt Nam tháng 11-2006 cho thấy, một trong những hệ quả khả dĩ của vấn đề này là xu thế dòng người sẽ mang theo văn hoá tôn giáo của họ đổ vào Việt Nam, gây ra sự gia tăng về số lượng tín đồ các tôn giáo trong xã hội.
- Với tư cách là một hình thái của kiến trúc thượng tầng, xét đến cùng tôn giáo chịu sự quyết định của kinh tế.
- Tuy nhiên, tôn giáo cũng không thụ động, nó đã, đang và sẽ còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế,… Thậm chí tới cả thể chế chính trị của quốc gia.
- Vì vậy, chính sách tôn giáo của Đảng luôn nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Trong Hội nghị Trung ương (khoá IX) về công tác tôn giáo, Đảng ta đã khẳng định: “Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, là một bộ phận quan trọng trong quan điểm chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
- Đảng ta luôn nhất quán quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo là những hình thức tín ngưỡng sinh hoạt tinh thần độc lập khác nhau của cộng đồng dân tộc, có tầm ảnh hưởng to lớn đối với đời sống của người dân, cho nên vấn đề tôn giáo đã, đang và sẽ là mối quan tâm của Đảng ta nhằm thực hiện mục tiêu đem lại cho nhân dân đời sống tinh thần phong phú, sinh động, nhưng vẫn đảm bảo về an ninh, trật tự.
- Muốn vậy phải có một đội ngũ cán bộ đông đảo, có trình độ chuyên sâu về tôn giáo, nắm chắc quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu để không những truyền bá mà còn bảo vệ và phát triển lý luận macxit về tôn giáo, đưa đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta vào cuộc sống.
- Nhận thức được tầm quan trọng có ý nghĩa đặc biệt đó, năm 2001, khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chính thức có mã ngành giảng dạy môn tôn giáo học, tiền thân là môn học “Chủ nghĩa vô thần khoa học”, đáp ứng yêu cầu thực tế là cần phải có một bộ môn giảng dạy để đào tạo đội ngũ tri thức chuyên ngành tôn giáo phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo – một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp.
- Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội con người 2.
- Hiện trạng giảng dạy, nghiên cứu Tôn giáo học.
- Những vấn đề đặt ra trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu Tôn giáo học.
- Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội con người Tôn giáo là gì? Đây là một vấn đề xưa cũ nhưng cũng là một vấn đề thường xuyên mới.
- Người ta xem xét, nhận thức tôn giáo từ những không gian văn hoá và truyền thống tư tưởng khác nhau mà dẫn đến kết luận và giải đáp cũng rất khác nhau.
- Điều này làm nảy sinh ra vấn đề lý giải tôn giáo như thế nào? Cho dù các nhà Triết học trước Mác, hay đến Mác, Hồ Chí Minh có đưa ra những định nghĩa lý giải tôn giáo là gì đi chăng nữa thì tựu chung lại, tôn giáo không chỉ là sản phẩm của con người nói chung, hơn thế nó là sản phẩm của riêng con người, của mọi thời đại, mọi màu da, mọi vùng đất để tự thăng hoa trong khi đôi chân vẫn gắn chặt với đất mẹ, với số phận không đều nhau, với niềm hạnh phúc và đau khổ xen kẽ, với vinh quang và đắng cay.
- Tôn giáo đòi hỏi người ta không chỉ tin và ngưỡng mộ mà nó còn đòi hỏi lòng tin vào sự tưởng tượng phong phú, dồi dào, nhằm nâng đỡ tự thân các thân phận người.
- “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất mình một lần nữa … Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức bóc lột”.
- Tuy nhiên, khi nói tới vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, nhất thiết không thể quên rằng, với tư cách là tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, tôn giáo luôn có sự tác động trở lại với cơ sở hạ tầng, cái đã sản sinh ra nó.
- Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội thường được biểu hiện qua các chức năng của nó.
- Với góc nhìn đó, tôn giáo đã đóng rất nhiều vai trò trong xã hội.
- Nhưng ở đây tôi chỉ nói đến những vai trò chủ yếu nhất trong đời sống xã hội sau.
- Tôn giáo đóng vai trò là một sự kiện của lịch sử xã hội: Tôn giáo không chỉ quan tâm đến vấn đề thế giới bên kia mà còn giành phần quan trọng cho sự quan tâm đến những vấn đề đời thường của xã hội con người và được thể hiện rõ trong đạo đức của tư tưởng tôn giáo.
- Ở bất cứ điều kiện kinh tế nào, những thiên tai, những bất hạnh trong xã hội như núi lửa, động đất, hoả hoạn, lụt lội, bệnh tật… mà con người đang gánh chịu thì tôn giáo đã góp phần nhất định trong việc gánh vác bớt những nỗi khổ đau đó của con người.
- Tôn giáo đóng vai trò là văn hoá: Như đã biết, văn hoá đã sản sinh ra văn hoá tôn giáo, văn hoá tôn giáo ấy mang tính đặc trưng của tôn giáo sản sinh ra nó, nhưng đồng thời cũng in đậm màu sắc của nó lên văn hoá đời thưởng của cộng đồng đi theo tôn giáo đó.
- Bởi vì, những nơi nào đó coi tôn giáo là Quốc giáo hoặc nơi có số tín đồ đông nhất sẽ đem lại cho nền văn hoá ấy một bản sắc riêng.
- Các công trình văn hoá kiệt xuất của Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc… là sự hội nhập nhuần nhuyễn giữa văn hoá tôn giáo và văn hoá đời thường tới mức khó mà tách bạch.
- Do vậy, tôn giáo phải được coi như một thành tố văn hoá của cộng đồng.
- Cho nên, trong thực tế khi muốn tìm hiểu kỹ văn hoá của một cộng đồng nào thì nhất thiết không thể bỏ qua tôn giáo của dân tộc ấy.
- Và như vậy, một tôn giáo nào đó du nhập vào một quốc gia bình thường sẽ diễn ra một sự giao lưu hoà nhập hoặc tiếp biến văn hoá, làm phong phú thêm đời sống văn hoá của quốc gia ấy.
- Như vậy, tôn giáo Việt Nam và các nước trên thế giới đều là một dạng thức văn hoá, thậm chí là một dạng thức văn hoá đặc biệt.
- Vì vậy, nếu ai phủ nhận sạch trơn các giá trị của tôn giáo được xem như là một người cực đoan.
- Bởi tôn giáo là sản phẩm của chính con người, nó là vật cộng sinh với con người, tương lai của nó thuộc về con người.
- Tôn giáo đóng vai trò trong mối quan hệ với chính trị: Đây là mối quan hệ xuất phát từ bản chất của tôn giáo trong xã hội có giai cấp.
- Trong mối quan hệ này, về bản chất của nó là một tổ chức Giáo hội của tôn giáo nên nó không chỉ thực hiện chức năng tư tưởng và thờ cúng thuần tuý tôn giáo, mà cả chức năng không mang tính tôn giáo như: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục… Vì thế, tôn giáo thường được bộ máy nhà nước bảo trợ và sử dụng như một công cụ thống trị, một bộ phận tích cực thuộc kiến trúc thượng tầng.
- Bởi vây, dấu ấn của tôn giáo còn để lại đó là những “Thập Tự Chinh”, những vụ án của những nhà khoa học vĩ đại như: Galile, Bruno, Copecních… Ngày nay, tình trạng khủng bố quốc tế cũng đậm màu sắc của Islam cực đoan.
- Xuất phát từ góc độ như vậy, tôn giáo mặc dù không tác động trực tiếp đến các ngành kinh tế, kỹ thuật hay sản xuất cụ thể, nhưng đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động thông qua mức độ thoả mãn nhu cầu tâm linh, tín ngướng của con người.
- Với vai trò lớn và sâu rộng của tín ngưỡng tôn giáo đối với đời sống xã hội loài người như vậy đã chứng tỏ đó là một hiện tượng không thể bỏ qua, không thể coi nhẹ, và đã đến lúc khoa học xã hội đặc biệt là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – cái nôi đào tạo những nhà khoa học cơ bản đầu ngành cần phải lĩnh trách nhiệm để có một ngành khoa học cụ thể nghiên cứu tôn giáo một cách nghiêm túc, khách quan và không đối lập tôn giáo với nghiên cứu khoa học.
- Hiện trạng giảng dạy, nghiên cứu Tôn giáo học Vấn đề đặt ra là giảng dạy và nghiên cứu tôn giáo trong trường Đại học như thế nào để sinh viên có thể sử dụng những kiến thức này vào các công tác cụ thể như giảng dạy hoặc nghiên cứu, hoặc vận dụng vào các lĩnh vực hoạt động cụ thể như: Quản lý, du lịch, lễ hội… Việc giảng dạy Tôn giáo học thường thực hiện hai phần cụ thể: Thứ nhất, mảng lý luận chung.
- Thứ hai, mảng tín ngưỡng, tôn giáo cụ thể.
- Vậy, hiện nay theo xu hướng hội nhập, phương châm giảng dạy này còn phù hợp không? Tại sao? Muốn hiểu được vấn đề này, nên xác định rõ mục tiêu của môn tôn giáo học trong chương trình đào tạo ở bậc Đại học.
- Những vấn đề lý luận chung về tôn giáo.
- Sự phát triển lịch sử của hiện tượng tôn giáo.
- Những vấn đề lý luận chung, tôn giáo học giải đáp những câu hỏi sau.
- Tôn giáo là gì? Qua đó chỉ ra đặc trưng của ý thức tôn giáo.
- Tôn giáo ra đời từ những nguồn gốc nào? Qua đó chỉ ra những nguyên nhân và điều kiện tất yếu dẫn tới sự ra đời của tôn giáo.
- Tôn giáo có kết cấu bởi những bộ phận nào? Mối quan hệ giữa các bộ phận ấy.
- Tôn giáo có chức năng hay vai trò gì đối với đời sống xã hội? Thông qua những nội dung này có thể thấy việc giảng dạy lý luận về tôn giáo cho sinh viên không có nghĩa là dạy một cách cứng nhắc quan điểm macxit về tôn giáo mà mục đích chính là dạy cho người học nắm được những kiến thức cơ bản nhất về bản chất của tôn giáo nói chung và vai trò của tôn giáo đối xã hội nói riêng.
- Bản chất của tôn giáo nhằm lý giải tôn giáo là gì? Đặc trưng của ý thức (hay niềm tin) tôn giáo, phân biệt ý thức tôn giáo với một số hình thái ý thức xã hội khác (chính trị, khoa học, nghệ thuật, đạo đức).
- Phân tích định nghĩa của Ph.Ăngghen về tôn giáo qua đó làm rõ thêm cấp độ bản chất của tôn giáo và phân biệt bản chất của tôn giáo và vấn đề lợi dụng tôn giáo.
- Nguồn gốc của tôn giáo: Lý giải những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự xuất hiện tôn giáo, chứng minh sự ra đời tôn giáo là tất yếu, khách quan của lịch sử xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- Đi sâu phân tích nguồn gốc xã hội của tôn giáo, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo.
- Một số khía cạnh của văn hoá tôn giáo và nguồn gốc văn hoá của tôn giáo.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn lý giải sự tồn tại của tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.
- Kết cấu của tôn giáo hiện đại: Tôn giáo với tư cách là tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, lý gải các bộ phận cấu thành tôn giáo (ý thức tôn giáo, thờ cúng tôn giáo, tổ chức tôn giáo) và mối quan hệ giữa ý thức tôn giáo với sự thờ cúng tôn giáo và tổ chức tôn giáo.
- Nhấn mạnh đến vai trò của tôn giáo trong lịch sử cũng như hiện nay.
- Chức năng xã hội của tôn giáo nhằm chỉ ra vai trò hay sự tác động của tôn giáo đối với xã hội, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
- Tôn giáo có nhiều chức năng, nhưng nhấn mạnh năm chức năng phổ biến, cơ bản: chức năng thế giới quan, chức năng đền bù hư ảo, chức năng điều chỉnh, chức năng giao tiếp, chức năng liên kết.
- Đặc biệt phát triển luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
- Qua đó đánh giá vai trò của tôn giáo hiện nay.
- Sự ra đời các tôn giáo trong lịch sử: Lý giải sự ra đời của tôn giáo từ góc nhìn triết học duy vật về lịch sử, các ngành khoa học đã chứng minh như thế nào về sự ra đời của tôn giáo.
- Một vài vấn đề về khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín, hiện tượng tôn giáo mới.
- Vấn đề quan hệ giữa tôn giáo nguyên thuỷ với tín ngưỡng và tôn giáo hiện đại.
- Tổng quan chung về các kiểu, loại tôn giáo hiện nay.
- Khi giải quyết nội dung thứ hai: Các kiểu, các hình thức lịch sử trong tôn giáo trong nội dung này, trước hết phải trả lời câu hỏi tôn giáo ra đời khi nào? Nó đã trải qua những kiểu và những hình thức nào? Mối quan hệ giữa chúng? Hơn nữa, là tôn giáo học nên cũng cần đề cập một số tôn giáo lớn trên thế giới.
- Do được nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam, tôn giáo học cũng cần phải đề cập đến tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ở mức độ cần thiết nhằm góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của tình hình tôn giáo hiện nay ở nước ta.
- Tôn giáo: Dạy các tôn giáo điển hình như: Đạo Phật, đạo Kitô, đạo Hồi và một số tôn giáo dân tộc: Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, đạo Do Thái, đạo Hiđu, đạo Giaina, đạo Xintô.
- Nguồn gốc ra đời của tôn giáo.
- Giáo lý cơ bản của tôn giáo.
- Sự tồn tại và phát triển của tôn giáo qua các thời kỳ lịch sử.
- Trải qua thực tế giảng dạy tôn giáo học trong các trường Đại học đã chứng tỏ được cách dạy trên đây là một định hướng đúng đắn về mặt phương pháp luận, về mặt quan điểm, tư tưởng, chính trị để làm căn cứ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc hơn về các tôn giáo cụ thể.
- Đồng thời có quan điểm vững vàng trong nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo.
- Sau hơn 9 năm giảng dạy chuyên ngành tôn giáo học, đã bộc lộ một số điểm cần lưu ý và khắc phục trong thời gian tới như sau.
- Giảng dạy tôn giáo là một chuyên ngành nhạy cảm, giảng dạy tôn giáo song lại luôn gắn với nhân quyền và tự do tôn giáo, nên ngành đào tạo này khá đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực.
- Bởi vậy, cần phải đổi mới về nhận thức và quan niệm về tôn giáo.
- Cụ thể phải coi tôn giáo như một hiện tượng khách quan và bình đẳng như các hiện tượng xã hội khác, không nên “chính trị hoá”hay đối lập với việc giảng dạy các môn khoa học.
- Nói cách khác, mục đích giảng dạy cho sinh viên để hiểu biết, để cùng tồn tại, không phải để bác bỏ, chống lại hay phủ nhận vai trò thực tế của tôn giáo trong đời sống xã hội.
- Về vấn đề này cần vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn giáo: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng cá nhân.
- Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả.
- Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh không đối lập tôn giáo với Chủ nghĩa Mác và giá trị khác của loài người.
- Do vậy, có thể nói tôn giáo là một bộ phận cấu thành văn hoá Việt Nam – tức là có tôn giáo mang màu sắc Việt Nam trong văn hoá dân tộc.
- Về vấn đề nội dung bài giảng về bản chất của tôn giáo cũng như các tôn giáo cụ thể.
- Mặc dù trong chương trình giảng dạy tôn giáo học đã có phần lý luận, nhưng trong quá trình dạy thường xem nhẹ, hoặc cho là không cần thiết bởi nó cứng nhắc, “lỗi thời”, nên khi giảng phần bản chất tôn giáo thường chỉ trích cho sinh viên vẻn vẹn một câu nói của C.Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”và giải thích theo hướng tích cực “kích thích”hay hướng tiêu cực “chất độc”.
- Tất nhiên, như vậy không sai, nhưng sinh viên sẽ không hiểu bản chất của tôn giáo một cách sâu sắc.
- Bởi vậy, việc giảng dạy lý luận ở đây ta phải xác định: Giảng quan điểm macxit không chỉ là giảng những quan điểm, nội dung khoa học của vấn đề, mà điều cơ bản là ở phương pháp nghiên cứu, giáo dục thông qua các cách so sánh, phân tích kết hợp với những quan điểm lý luận và thực tiễn (thực tiễn Việt Nam) kết hợp với phương pháp logic để rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hiểu và giải quyết vấn đề tôn giáo hiện nay.
- Tuy nhiên, việc giảng dạy phần lý luận cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh và văn kiện Đảng cần tiến hành một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với nội dung mục tiêu giáo dục của bài học tôn giáo được cấu thành trong chương trình.
- Còn về việc giảng dạy những tôn giáo cụ thể trong phần này trước tiên cần phải giải thích cho sinh viên những thuật ngữ sử dụng khi gọi tên các tôn giáo cụ thể.
- Khi giảng cho sinh viên về tôn giáo cụ thể ta cần chỉ ra sự kế thừa trong tôn giáo.
- Vậy, đâu là sự tiếp nối của tôn giáo cũ và đâu là cái mới ở tôn giáo mới hình thành.
- Để hiểu được bản chất của những tôn giáo cụ thể, nhất thiết sinh viên cần phải đọc sách triết học liên quan đến tôn giáo.
- Để dần khắc phục được những tồn đọng trên, tôi thiết nghĩ, cần phải có một đội ngũ các nhà khoa học, giảng viên chuyên về tôn giáo hơn nữa.
- Tôn giáo học ở Việt Nam nói chung, ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng vẫn là một môn học còn khá mới, đội ngũ những người giảng dạy và nghiên cứu còn ít, tính chuyên nghiệp còn một số hạn chế nhất định (thường lồng ghép dưới các môn khoa học khác)