« Home « Kết quả tìm kiếm

MẤY VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- Trên thế giới hiện nay, ‘phát triển’ là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên và rộng rãi, không chỉ trong khuôn khổ các nghiên cứu học thuật, mà trong mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội và chính trị, trong sự vận động của con người, cộng đồng và các quốc gia dân tộc.
- Từ giai đoạn khởi đầu gắn với vai trò của Hoa Kỳ và kế hoạch tái thiết châu Âu thời kỳ hậu Thế chiến II, phát triển ngày nay đã trở thành một hiện tượng mang tính chất toàn cầu, và hiện nay, các chính sách, dự án và chương trình phát triển đang được triển khai ở khắp nơi trên thế giới, với những quy mô rất khác nhau, và đang có tác động sâu sắc đến đời sống con người, cộng đồng và dân tộc.
- Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát khái niệm phát triển, lịch sử các học thuyết về phát triển và quá trình thực thi “phát triển” trên quy mô thế giới.
- Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích vai trò của nhân học trong việc đưa phát triển thoát khỏi mô hình áp đặt của tư tưởng sô vanh văn hóa và sùng bái khoa học phương Tây để trở thành một quá trình bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu không chỉ của hiện tại mà còn bảo đảm cho tương lai, đồng thời phục vụ nhu cầu và lợi ích không chỉ của một cộng đồng, một quốc gia, mà của toàn nhân loại..
- Thế nào là phát triển?.
- Theo quan niệm của một số quốc gia phương Tây, phát triển đơn thuần là một sự tăng trưởng về kinh tế, có thể đo lường một cách minh bạch thông qua các số liệu cụ thể như chỉ số GNP, GNP trên đầu người, các thống kê về chất lượng sống, số lượng ô tô, tỉ lệ sử dụng điện thoại di động hay internet, mức độ phát triển của công nghệ và ứng dụng công nghệ trong xã hội.
- Căn cứ theo các tiêu chí này, các dự án phát triển từ những ngày đầu tiên đã tập trung vào phát triển kinh tế, tăng trưởng GNP và ứng dụng các công nghệ tiến tiến của phương Tây, coi đó là những thước đo căn bản để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia dân tộc.
- Bên cạnh đó, một số tư tưởng về phát triển của phương Tây coi phát triển là một quá trình biến đổi kinh tế xã hội được thực hiện ở cấp độ vĩ mô, gắn liền với vai trò của các chính phủ và chính sách, các tổ chức tài chính lớn, thực hiện theo mô hình kiểm soát và ‘từ trên xuống’ (top-down).
- Theo những quan điểm ấy, ‘phát triển’ luôn luôn mang nội hàm tích cực và là một xu hướng tất yếu của toàn bộ xã hội loài người (Harris 1984;.
- Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình vận động của thế giới nửa sau thế kỷ 20 đã cho thấy rằng ‘phát triển’ là một khái niệm phức tạp, không thể đơn thuần đo đếm bằng những số liệu thống kê cụ thể hay đánh giá bằng sự tăng trưởng thuần túy về kinh tế hay công nghệ.
- Các nghiên cứu nhân học cho đến nay đã chỉ ra rằng nhiều dự án, do quá chú trọng mục tiêu phát triển kinh tế theo mô hình châu Âu, trong khi không tính đến những yếu tố khác của đời sống con người và xã hội và không đặt phát triển trong mối liên hệ với các bối cảnh đặc thù và các nhu cầu cụ thể, đã dẫn đến những hệ quả sâu sắc và lâu dài, thậm chí là tiêu cực.
- Điều đó đòi hỏi các quốc gia, dân tộc phải nhận thức lại khái niệm phát triển một cách toàn diện hơn (Mair 1984 .
- Với nhân học hiện nay, phát triển không đơn thuần là sự tăng trưởng tiệm tiến về kinh tế thể hiện qua GNP, mà là một quá trình biến đổi sâu sắc và toàn diện về kinh tế và xã hội, diễn ra ở mọi cấp độ, từ cấp độ toàn cầu, quốc gia, cho đến các cộng đồng và các cá nhân.
- Các quá trình ấy có thể có những tác động sâu sắc đến đời sống con người, bao gồm không chỉ những tác động tích cực mà còn cả những tác động tiêu cực (Gardner &.
- Các quan điểm nhân học hiện nay cũng cho thấy rằng ‘phát triển’ không đơn thuần chỉ là một sự vận động dễ nhận ra và đo lường dựa trên những thống kê về giá trị vật chất, mà là một quá trình giao.
- tiếp, tương tác và thậm chí là xung đột giữa các mục tiêu và các giá trị của các nhóm người và các quốc gia dân tộc, trong đó văn hóa có vai trò cực kỳ quan trọng.
- Trên thực tế, với một số quốc gia phương Tây, ‘phát triển’ đã được sử dụng như một phương tiện để áp đặt văn hóa và mô hình chính trị - kinh tế - xã hội, dẫn đến những xung đột giữa các nền văn hóa, cũng như những tác động văn hóa to lớn và sâu sắc đến đời sống của các cộng đồng bản địa.
- Trong rất nhiều trường hợp, sự thất bại của các dự án phát triển không phải là do thiếu tài chính, nhân lực, công nghệ hay ý tưởng tốt, mà là do thiếu vắng một sự thống nhất và hài hòa giữa lý thuyết phát triển với các đặc trưng văn hóa của các bối cảnh đặc thù, thiếu vắng sự thông hiểu lẫn nhau giữa các nền văn hóa, và quan trọng hơn là thiếu vắng thái độ tôn trọng đối với tính đa dạng văn hóa của con người và các cộng đồng người (Nolan 2002: 21)..
- Chính vì thế, theo các nhà nhân học, phát triển là một quá trình tương tác phức tạp giữa các chủ thể, bao gồm cả người làm phát triển và đối tượng tiếp nhận, và do đó phát triển phải gắn liền với việc hài hòa các tư duy và thế giới quan khác nhau về thế giới, hài hòa sự đa dạng văn hóa và lợi ích con người (Gardner &.
- Xuất phát từ thực tiễn quá trình phát triển trên thế giới, từ những năm 1980s, thế giới bắt đầu có sự tái nhận thức lại quá trình phát triển theo hướng ‘mềm hóa’..
- Năm 1987, Liên hiệp quốc thông qua Báo cáo Brundland, trong đó đề xướng khái niệm “Phát triển bền vững” (sustainable development), một quá trình phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại nhưng không làm phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân họ (UN 1987)..
- Lịch sử các tư tưởng về phát triển.
- Phát triển và tư tưởng về phát triển đã được hình thành từ thế kỷ 18 trong lòng châu Âu trung đại, gắn liền với các thời kỳ Phục hưng và Khai sáng, những tiến bộ về kỹ thuật và sự phát triển của các tư tưởng khoa học thực chứng như học thuyết Darwin, cũng như sự phát triển của giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản (Gardner &.
- Tuy nhiên, phải đến những năm 1940, phát triển mới được coi là một vấn đề mang tính toàn cầu, và cột mốc đánh dấu sự hình thành của phát triển với tư cách là một dự án, một chương trình xã hội trên phạm vi thế giới chính là diễn văn nhậm chức của tổng.
- thống Hoa Kỳ Truman 1948, trong đó ông chính thức nêu lên khái niệm ‘phát triển’.
- Theo quan điểm của Truman, phát triển là trách nhiệm của các nước giàu, các nước tiên tiến như Hoa Kỳ trong việc mang các lợi ích và thành tựu của khoa học và công nghiệp để phục vụ sự tăng trưởng và cải thiện đời sống ở các nước kém phát triển (Gardner &.
- Theo các quan điểm của kinh tế học kinh điển phương Tây, thì tình trạng kém phát triển ở một số quốc gia bắt nguồn từ việc thu nhập thấp, dẫn đến tỉ lệ tiết kiệm thấp, và do đó dẫn đến sự hạn chế vốn đầu tư, khiến quy mô sản xuất nhỏ bé và lại dẫn đến thu nhập thấp như một vòng tuần hoàn.
- Do đó, các nhà kinh tế châu Âu nhân mạnh vai trò của vốn (tư bản) đối với phát triển, và bởi lẽ các nước kém phát triển không có khả năng huy động vốn, nên nguồn vốn này phải xuất phát từ viện trợ nước ngoài, và cụ thể là từ các nước phương Tây.
- Mục tiêu của phát triển theo các lý thuyết trên cũng rất cụ thể: đó là tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và trên quy mô lớn, lấy GNP và các chỉ số về vật chất làm trọng tâm, lấy các lý thuyết kinh tế phương Tây làm kim chỉ nam, và trong mọi trường hợp, mô hình phát triển, các cải tiến công nghệ và nguồn vốn của phương Tây là xương sống..
- Theo quan điểm này, phát triển thuần túy được đánh giá dựa trên giá trị kinh tế.
- và là một quá trình tiến hóa đơn tuyến từ thấp lên cao theo một đường thẳng duy nhất, trong đó các nước nghèo có thể tiếp cận phát triển bằng cách sử dụng công nghệ, mô hình và tư duy quản lý của phương Tây, vận hành theo một mô hình duy nhất, sẵn có, và không quan tâm đến các đặc điểm văn hóa xã hội của mình.
- Cái đích cuối cùng của phát triển sẽ là sự ra đời các xã hội mà mặc dù có sự khác biệt về trang phục, ẩm thực hay ngôn ngữ, nhưng đều sẽ vận hành và tư duy theo mô thức phương Tây (Nolan 2002: 45).
- Trong nhân học, mô hình phát triển này được gọi là cách tiếp cận của chủ nghĩa cơ học hay sùng bái kỹ thuật (technicist approach) và quan điểm phát triển tiến hóa luận hay hiện đại hóa luận (modernisation).
- Theo đó, các nước tiến tiến phương Tây được coi là mẫu mực của sự phát triển và là chuẩn mực cho.
- Đồng thời, tất cả các xã hội còn lại bị xếp chung vào một phạm trù là “kém phát triển” không cần tính đến các yếu tố lịch sử, văn hóa, xã hội đặc thù của họ.
- Quan điểm này thậm chí còn coi sự đa dạng văn hóa là không quan trọng, thậm chí còn là trở ngại cần xóa bỏ trên con đường phát triển (Nolan 2002:.
- Trong những năm 1950s và 1960s, quan điểm tiến hóa luận và hiện đại hóa luận này rất thịnh hành trong các tư tưởng phát triển trên thế giới, theo đó công nghiệp hóa và đô thị hóa là chìa khóa của tăng trưởng.
- và mọi xã hội được xếp chung trên một thang tiến hóa mà đích cuối cùng là một xã hội công nghiệp hóa, đô thị hóa và có tổ chức, với tính duy lý kinh tế, sự phát triển về kỹ thuật.
- Chính vì quan điểm này, các nhà phát triển phương Tây, khi tiến hành các dự án phát triển tại các quốc gia khác, đã mặc nhiên cho rằng mọi xã hội ngoài phương Tây là nghèo nàn, lạc hậu, phi lý tính, và cần phải có sự hỗ trợ về công nghệ, vốn và quản lý của phương Tây để cất cánh đi lên..
- Đánh giá vấn đề này, các nhà nhân học chỉ ra rằng sai lầm lớn nhất của lý thuyết phát triển theo mô hình tiến hóa luận là nó đã không hiểu được nguyên nhân thực sự của sự đói nghèo và chậm phát triển, và với việc coi mọi quốc gia trên cùng một thang bậc tiến hóa, lý thuyết này đã hoàn toàn bỏ qua các nhân tố chính trị và lịch sử có thể khiến quá trình phát triển trên thực tế khác xa so với lý thuyết ban đầu (Gardner &.
- Bắt đầu từ những năm 1970s, trên cơ sở phản bác quan điểm tiến hóa luận của chủ nghĩa hiện đại hóa, trường phái Marxist mới đã đưa ra lý thuyết phụ thuộc (dependency theory), theo đó phát triển không đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà là một vấn đề mang tính chính trị, lịch sử và là nguồn gốc của mối quan hệ bất bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc.
- Lý thuyết này cho rằng sự phát triển theo mô hình chủ nghĩa tư bản là một quá trình không công bằng, theo đó các nước giàu ngày càng giàu hơn và các nước nghèo ngày một nghèo đi.
- Các quan điểm của thuyết phụ thuộc cũng cho rằng phát triển là một quá trình tương tác giữa các nước giàu và các nước nghèo, giữa trung tâm và ngoại vi (Wallerstein 1974), theo đó thế giới ngày.
- càng trở thành một hệ thống toàn cầu, và các nước nghèo ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nước giàu để tiếp cận nguồn vốn và kỹ thuật cho phát triển.
- Từ đó, mối quan hệ giữa hai nhóm trở thành một mối quan hệ bất bình đẳng, và các nước giàu thông qua các nguồn viện trợ phát triển để áp đặt quyền lực lên các nước nghèo, để thiết lập vị thế của mình.
- Theo quan điểm của thuyết phụ thuộc thì phát triển thực chất là một mô hình mới của chủ nghĩa thực dân và đế quốc (Gardner &.
- Về ưu điểm, lý thuyết phụ thuộc đã xem xét phát triển một cách toàn diện hơn so với thuyết hiện đại hóa, và chỉ ra những yếu tố chính trị, lịch sử và quyền lực tác động vào quá trình phát triển.
- Tuy nhiên, giống với thuyết hiện đại hóa, lý thuyết phụ thuộc về bản chất cũng mang tính tiến hóa luận, bởi lẽ nó vẫn thừa nhận rằng các quốc gia đều sẽ phát triển theo một đường thẳng duy nhất, rằng sự thay đổi phải gắn liền với chủ nghĩa tư bản phương Tây và phải thực hiện theo mô hình từ trên xuống.
- Thêm vào đó, lý thuyết này cũng coi các nước mà nó gọi là ngoại vi, phụ thuộc vào các nước giàu, mà bỏ qua sự vận động, năng động và sáng tạo của các quốc gia ấy trong việc thích ứng với sự toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản và sự chi phối của các nước phát triển..
- Trong giai đoạn này, thế giới chứng kiến sự phân tán của các trung tâm quyền lực, sự trỗi dậy của các mô hình phát triển và các thể chế chính trị mới, sự hình thành những trung tâm kinh tế năng động ngoài phạm vi châu Âu và Bắc Mỹ, và về văn hóa là sự ra đời của các tư tưởng dân tộc nhấn mạnh vào bản sắc và truyền thống.
- Về bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời đánh dấu sự kết thúc của các lý thuyết mang tính tiến hóa luận và đơn tuyến về phát triển, đánh dấu sự chấm hết cho thời kỳ thịnh hành của tư tưởng sô vanh văn hóa và sùng bái khoa học lý tính của phương Tây.
- quan điểm, nhận thức, nhu cầu, sự đa dạng của văn hóa (Harvey 1989, Gregory 1997)..
- Phát triển bền vững và vài trò của nhân học trong thời kỳ hậu hiện đại Từ giai đoạn ban đầu cho đến nay, lịch sử phát triển và tư tưởng phát triển đã trải qua một chặng đường dài với tầm ảnh hưởng và phạm vi rộng lớn.
- chương trình phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng ở Lesotho những năm 1970 (Ferguson 1990), dự án cách mạng xanh ở Ấn Độ những năm Gupta 1998).
- Ở Việt Nam, trong thời kỳ hiện đại, một số dự án phát triển cũng đã bộc lộ những bất cập tương tự, tiêu biểu như mô hình chia tách hộ gia đình và tình trạng giải thể nhà dài ở Tây Nguyên những năm 1980 (Lâm Bá Nam 2005), dự án xây dựng nhà sinh hoạt chung cho các dân tộc bản địa trong khuôn khổ dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp vùng Trường Sơn – Tây Nguyên giai đoạn .
- Lý giải cho điều đó, các nhà nhân học đã chỉ ra rằng bên cạnh những nguyên nhân khách quan, thì một trong những vấn đề mấu chốt dẫn đến hạn chế của các dự án phát triển chính là việc nhiều dự án đã không nhìn thấy vai trò của văn hóa con người trong các bối cảnh đặc thù, không nhận ra rằng văn hóa là một nhân tố vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi tộc người, và do đó coi nhẹ yếu tố văn hóa hoặc thậm chí coi văn hóa tộc người là lạc hậu, là trở ngại với sự phát triển.
- Nhiều nghiên cứu nhân học đã cho thấy rằng, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa và giao thoa văn hóa, gắn liền với sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây, chủ nghĩa sô vanh văn hóa (ethnocentrism) đã và đang được áp dụng dưới nhiều hình thức trên thế giới để nhìn nhận và đánh giá các nền văn hóa ngoài phương Tây.
- Bằng cách đối lập giữa các nền văn hóa của các tộc người ngoài phương Tây với mô hình văn hóa dựa trên tính duy lý, khoa học và lý thuyết kinh tế.
- của châu Âu và Bắc Mỹ, quan điểm sô vanh văn hóa đã thiết lập một hệ thống thứ bậc giữa các nền văn hóa, theo đó mọi nền văn hóa ngoài phương Tây bị coi là lạc hậu, mê tín và chậm phát triển (Sillitoe et al 2002: 11).
- Trong bối cảnh ấy, các nghiên cứu nhân học và các nhà nhân học đang đóng vai trò ngày càng quan trong đối với sự phát triển.
- Về đối tượng nghiên cứu, với tư cách là khoa học nghiên cứu so sánh về văn hóa và xã hội, nhân học tiếp cận văn hóa không phải dưới góc độ một vấn đề đơn lập và khu biệt, mà luôn nghiên cứu trong mối quan hệ và tác động qua lại với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
- Nói cách khác, nhân học nghiên cứu văn hóa trong một chỉnh thể phức tạp, trong mối liên hệ mật thiết với chính trị, kinh tế, tôn giáo, y tế hay quan hệ thân tộc.
- Đồng thời, nhân học cũng cung cấp cái nhìn liên văn hóa để so sánh những điểm tương đồng và dị biệt giữa các nền văn hóa khác nhau về điều kiện địa lý, lịch sử và đặc điểm kinh tế - xã hội (Harris 1987, Eriksen 1995).
- Điều đó cho phép các nhà nhân học nhận định, đánh giá và lý giải các vấn đề, hiện tượng cũng như các thiết chế văn hóa một cách toàn diện, đa chiều và khách quan hơn..
- So với các khoa học khác, nhân học được đặc trưng bởi phương pháp nghiên cứu riêng là quan sát tham dự (participant observation).
- Chính nhờ quá trình quan sát tham dự ấy, nhà nhân học có thể phát hiện ra nhiều vấn đề phức tạp mà một nghiên cứu ngắn ngày không phát hiện ra được.
- Quan trọng hơn, quá trình nghiên cứu lâu dài kết hợp với việc sinh sống ngay trong cộng đồng nghiên cứu sẽ giúp nhà nhân học lý giải được các vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội từ góc nhìn, thế giới quan, nhân sinh quan của chính đối tượng nghiên cứu (quan điểm emic), nhờ đó hạn chế việc áp đặt quan điểm chủ quan của cá nhân mình (quan điểm etic) dẫn đến những đánh giá thiếu khách quan và phiến diện về văn hóa của cộng đồng bản địa (Godelier 1972, Hugh-Jones &.
- Với những đặc điểm trên đây, nhà nhân học có một vai trò rất quan trọng trong vấn đề phát triển.
- Là người đứng giữa các nền văn hóa, có hiểu biết sâu sắc không chỉ về văn hóa của các xã hội phương Tây, mà cả nền văn hóa của cộng đồng bản địa, nhà nhân học đóng vai trò người môi giới văn hóa (cultural broker), là cầu nối giữa người làm công tác phát triển với các cộng đồng phát triển, kết nối các quan điểm, thế giới quan và cách nhìn, nhờ đó hạn chế những mâu thuẫn có thể nảy sinh do bất đồng văn hóa (Nolan 2002: 121).
- Bên cạnh đó, nhà nhân học, với sự hiểu biết về văn hóa bản địa và kinh nghiệm nghiên cứu lâu dài tại các cộng đồng, có một vị thế đặc biệt để thẩm định, đánh giá vai trò của văn hóa.
- Phản bác quan điểm sô vanh văn hóa, coi văn hóa của một số dân tộc là cao hơn, tiến tiến hơn văn hóa của các dân tộc khác, nhân học chủ trương nhìn văn hóa của mọi tộc người với thái độ tôn trọng và luôn luôn cố gắng tìm hiểu những giá trị riêng có của mọi nền văn hóa thuộc mọi trình độ phát triển văn minh khác nhau (Harris 1987:9, Hobart et al 1993;.
- Theo đó, mỗi nền văn hóa, không phân biệt khu vực địa lý, lịch sử phát triển, trình độ kinh tế và đặc điểm chính trị, đều có những giá trị cần được tôn trọng, bảo tồn và phát triển, góp phần vào kho tàng văn hóa đa dạng của xã hội loài người..
- Trong quá trình nghiên cứu, nhà nhân học, với kinh nghiệm thực tiễn khi làm việc trong các môi trường văn hóa khác nhau, là người có thể cung cấp cái nhìn so sánh để chỉ ra những mặt tích cực và.
- hạn chế, những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hóa, và đặc biệt là chỉ ra những giá trị văn hóa cần bảo vệ và phát triển..
- Về phương pháp tiếp cận, nhân học cũng có một lợi thế nhất định trong các dự án phát triển.
- Theo mô hình phương Tây truyền thống, các chuyên gia phát triển thường là những nhà kinh tế, nhà kỹ trị, họ tiến hành các dự án phát triển theo một khuôn mẫu chuẩn mực, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.
- Tuy nhiên, hạn chế lớn của các chuyên gia này là họ có ít hoặc gần như không có hiểu biết rõ ràng về các cộng đồng chịu tác động của phát triển.
- Thêm vào đó, do bị chi phối bởi các tư tưởng về hiện đại hóa, sô vanh văn hóa và sùng bái khoa học phương Tây, nên nhiều chuyên gia phát triển có xu hướng coi thường các cộng đồng, phủ nhận giá trị của văn hóa và các tri thức địa phương.
- Thậm chí, họ còn coi văn hóa là lạc hậu, là trở ngại với phát triển (Chambers 1985).
- Khác với mô hình này, các nhà nhân học coi các dự án phát triển không phải là một quá trình được lập trình sẵn, mà là một quá trình khám phá, từng bước, và liên tục có những điều chỉnh cho phù hợp..
- Cách thức tiến hành dự án, theo các nhà nhân học, không phải được vạch ra từ đầu, mà hình thành trong quá trình họ nghiên cứu các cộng đồng và nhu cầu thực tế trên thực địa.
- Đặc biệt, họ coi văn hóa cộng đồng không phải là trở ngại, mà là chìa khóa, thậm chí là lợi thế để thúc đẩy các chương trình phát triển.
- Trong khi các nhà kinh tế có xu hướng coi mình là hiểu biết hơn, duy lý hơn hơn các cộng đồng bản địa, và tiến hành các dự án theo mô hình áp đặt chính kiến chủ quan của họ, thì nhà nhân học coi phát triển là quá trình học tập các kinh nghiệm và tri thức cộng đồng, trong đó các cộng đồng phải được tham gia vào phát triển, phải được trao quyền, và phải phát huy các gia trị văn hóa để làm cuộc sống tốt đẹp hơn..
- Trên cơ sở phân tích định nghĩa về phát triển và khái quát quá trình vận động của tư tưởng phát triển trên thế giới từ những năm 1940 đến nay, bài viết này cố gắng chỉ ra những hạn chế của tư tưởng phát triển mang tính áp đặt, dựa trên sự sùng bái khoa học và lợi nhuận kinh tế mà không tính đến sự đa dạng của các nhu cầu, quan điểm, lối sống của các tộc người, cộng đồng, dân tộc và quốc gia khác nhau trên thế giới.
- quen gọi là hậu hiện đại, các mô hình phát triển trên đã cho thấy nhiều bất cập, đòi hỏi một cách tiếp cận linh hoạt hơn.
- Trong bối cảnh đó, vai trò của văn hóa và bản sắc văn hóa ngày càng trở nên quan trọng với mỗi cộng đồng và dân tộc, và mô hình phát triển mang tính áp đặt của phương Tây ngày càng tỏ ra bất hợp lý khi không nắm bắt và phản ánh được tính đa dạng của văn hóa và vai trò của văn hóa trong phát triển.
- Nhân học, trên cơ sở tôn trong tính đa dạng văn hóa, tôn trọng và đề cao vai trò của tri thức địa phương, của văn hóa tộc người, tôn trọng các nhu cầu, quan điểm và tư tưởng đa dạng của các nhóm xã hội khác nhau, sẽ có vai trò rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển không làm phương hại đến các cộng đồng bản địa, đảm bảo cho phát triển là một quá trình trong đó lợi ích của từng nhóm chủ thể được tôn trọng, văn hóa được đề cao và phát huy, và những bối cảnh đặc thù được xem xét và phân tích với thái độ cầu thị.
- Nói cách khác, nhân học đảm bảo cho phát triển là một quá trình hài hòa và bền vững..
- Về nhiều phương diện, chúng tôi cho rằng khái niệm ‘phát triển bền vững’.
- của Liên hiệp quốc đã tiếp cận phát triển một cách toàn diện hơn và biện chứng hơn..
- Trên thực tế, để có một sự phát triển bền vững thực sự, cần phải chú trọng sự phát triển để đem lại lợi ích cho mọi cộng đồng, mọi nhóm xã hội, chú không chỉ cho một nhóm cụ thể hay một quốc gia nhất định.
- Một khái niệm phát triển bền vững phải là một sự phát triển hài hòa, và với nhân học, hài hòa chính là sự đảm bảo lợi ích cho con người và các cộng đồng người, không phân biệt dân tộc, địa vị, tôn giáo hay giới tính.
- Nói cách khác, tính ‘bền vững’ của phát triển không chỉ là vấn đề ở tương lai, mà là vấn đề của hiện tại, không phải chỉ là lịch đại, mà còn là đồng đại..
- Các nhà nhân học nghiên cứu các bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chỉ ra rằng quá trình toàn cầu hóa hiện nay không phải là một quá trình phổ biến trong đó tất cả đều dần dần bị biến thành những bản sao của mô hình chủ nghĩa tư bản phương Tây.
- Ngược lại, trong quá trình toàn cầu hóa ấy, các đặc trưng văn hóa ngày càng giữ vai trò quan trọng và tác động.
- mạnh mẽ đến tiến trình và định hướng phát triển của từng dân tộc, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ (Ngô Đức Thịnh 1996, Malarney amp.
- Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ vào hệ thống kinh tế và chính trị thế giới, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đang đặt ra một cách bức thiết đối với các nhà khoa học.
- Trong xu hướng ấy, với những lợi thế riêng có của mình, nhân học có ý nghĩa lớn lao trong việc định hướng cho quá trình phát triển, đảm bảo rằng phát triển là một quá trình bền vững, đem lại lợi ích cho tất cả, không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai..
- Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin..
- Ngô Đức Thịnh 2004 Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam