« Home « Kết quả tìm kiếm

Mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân


Tóm tắt Xem thử

- Mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức hội đồng nhân dân.
- Abstract: Chương 1: Mô hình tổ chức chính quyền huyện ở nước ta trước khi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.
- Chương 2: Thí điểm mô hình tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân và việc xây dựng mô hình tổ chức chính quyền huyện.
- Chương 3: Một số ý kiến hoàn chỉnh mô hình tổ chức chính quyền huyện trong khi thực hiện thí điểm và triển khai ra diện rộng sau này mô hình tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân..
- Keywords: Hội đồng Nhân dân.
- Tổ chức chính quyền huyện Content.
- Đề tài tập trung phân tích, tìm hiểu và rút ra một số ý kiến hoàn chỉnh mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân.
- Nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền huyện ở nước ta trước khi bỏ Hội đồng nhân dân..
- Phân tích, đánh giá cơ sở lý luận và thực tiễn về thí điểm mô hình tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân và việc xây dựng mô hình tổ chức chính quyền huyện..
- Đưa ra một số ý kiến hoàn chỉnh mô hình tổ chức chính quyền huyện trong khi thực hiện thí điểm và triển khai ra diện rộng sau này mô hình tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân..
- Chương 1: Mô hình tổ chức chính quyền huyện ở nước ta trước khi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân..
- Chương 2: Thí điểm mô hình tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân và việc xây dựng mô hình tổ chức chính quyền huyện..
- hành chính, không có Hội đồng nhân dân..
- Do vậy, thời kỳ này ở huyện không tổ chức ra Hội đồng nhân dân..
- Mô hình tổ chức chính quyền huyện ở nước ta gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính.
- Ủy ban hành chính huyện do Hội đồng nhân dân huyện bầu ra.
- Sau khi có Hiến pháp 1959, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp năm 1962, đánh dấu một giai đoạn mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.
- Mãi đến Hiến pháp năm 1959 Hội đồng nhân dân mới được tổ chức ở cấp huyện..
- Ở địa phương, cơ quan quản lý nhà nước được đổi tên là Ủy ban nhân dân..
- Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994, mô hình tổ chức chính quyền huyện về cơ bản không có gì thay đổi so với Hiến pháp năm 1980.
- Việc thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính do luật định.
- Tuy nhiên, mô hình tổ chức chính quyền huyện ở nước ta giai đoạn này vẫn thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân..
- Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 và năm 2003 hiện hành, chính quyền huyện là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, có tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân..
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân.
- Cơ sở lý luận về tổ chức chính quyền không có Hội đồng nhân dân.
- Cơ sở thực tiễn về tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân Bên cạnh những cơ sở lý luận nói trên, mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân ở nước ta hiện nay còn xuất phát từ những cơ sở thực tiễn sau:.
- Hai là, do tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện còn hạn chế..
- Giai đoạn năm 1945-1959 Nhà nước ta không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện.
- Việc không tổ chức Hội đồng nhân dân ở những cấp hành chính lúc đó đã có sự cân nhắc đến vị trí của các cấp hành chính và tính chất quản lý khác nhau giữa đô thị và nông thôn của các cấp chính quyền địa phương.
- Việc tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, không phân biệt chính quyền nông thôn và thành thị chỉ được thực hiện từ Hiến pháp năm 1980 đến nay.
- Mô hình thí điểm tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân Cả nước thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có 07 tỉnh (là các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Nam Định, Quảng Trị, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang) và 03 thành phố trực thuộc trung ương (là thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh)..
- Ủy ban nhân dân huyện nơi không có Hội đồng nhân dân.
- Khi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, mô hình tổ chức chính quyền huyện sẽ không có Hội đồng nhân dân mà chỉ có Ủy ban nhân dân.
- Như vậy, Ủy ban nhân dân huyện nơi không có Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào so với trước khi chưa bỏ Hội đồng nhân dân..
- Một là, quy định lại những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện nơi không có Hội đồng nhân dân..
- Hai là, về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện nơi không có Hội đồng nhân dân:.
- Xác định lại vị trí, tính chất pháp lý của Ủy ban nhân dân huyện nơi không có Hội đồng nhân dân huyện đã được xác định chỉ còn là “cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Ủy.
- ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”..
- Về cơ cấu Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân vẫn gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên nhưng “do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”..
- Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân có từ bảy đến chín thành viên.
- Cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân do Chính phủ quy định..
- Về hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện khi không có Hội đồng nhân dân huyện là thảo luận tập thể và quyết định theo đa số..
- Về vị trí, vai trò và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện..
- Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện nơi không có Hội đồng nhân dân.
- chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân huyện, quận và cơ quan chuyên môn cấp trên..
- Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định của Chính phủ..
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng (sau đây gọi chung là phòng).
- Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở huyện nơi không có Hội đồng nhân dân.
- Xuất phát từ vị trí, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, Điều 14 Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 đã chỉ rõ:.
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân được mời dự các phiên họp của Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan..
- Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp tổ chức, động viên.
- nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân.
- Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp..
- Ủy ban nhân dân và các thành viên của Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp..
- Đánh giá bước đầu về mô hình tổ chức chính huyện không có Hội đồng nhân dân.
- Những ưu điểm của mô hình tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân.
- Trong giai đoạn hiện nay, việc không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện vì những ưu điểm sau đây:.
- Tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân huyện.
- Bốn là, không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện góp phần tiết kiệm một phần kinh phí chi cho quản lý nhà nước do không phải chi trả cho các hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp..
- Sáu là, không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện góp phần làm cho chính quyền địa phương ở nước ta gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân tốt hơn..
- Bảy là, không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện là chủ trương lớn, được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát sao, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân đồng thuận cao..
- Những hạn chế của mô hình tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân.
- Bên cạnh những ưu điểm kể trên, mô hình tổ chức chính quyền không có Hội đồng nhân dân còn có những mặt hạn chế sau đây:.
- Một là, mô hình tổ chức chính quyền huyện không có Hội đồng nhân dân đang trong giai đoạn thí điểm ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước.
- Hai là, cơ cấu Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân vẫn gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên nhưng “do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”.
- Ba là, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện nơi không có Hội đồng nhân dân so với trước đây không giảm bớt mà còn bổ sung mới.
- Bên cạnh đó, vướng mắc nhất là chế độ cho số cán bộ đang công tác chuyên trách tại những Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ không tổ chức lại..
- Thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
- Hiện tại, mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm chuyển đổi chưa phù hợp, chưa logic với tổ chức mới.
- Giai đoạn Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, Ủy ban nhân dân (hiện hành) được gọi là Ủy ban hành chính.
- Mãi đến Hiến pháp 1980, ở địa phương, cơ quan quản lý nhà nước mới được đổi tên là Ủy ban nhân dân.
- Xét một cách chung nhất, Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân không phải là một cơ quan thành lập mới, nhưng cách thức thành lập Ủy ban nhân dân đã có thay đổi rõ rệt..
- Trong việc thành lập Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cần phải nghiên cứu theo hướng tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trong từng lĩnh vực cụ thể.
- Theo tinh thần của sự đổi mới, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện nơi không có Hội đồng nhân dân không giảm bớt mà được tăng cường và mở rộng hơn so với trước đây..
- Mối quan hệ với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Mối quan hệ với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã.
- chuẩn bị sẵn phương án, kế hoạch, nội dung cho sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện..
- Thực hiện công khai, dân chủ việc sắp xếp, bố trí cán bộ hiện đang giữ các chức vụ tại Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện nơi thực hiện thí điểm.
- (ii) đối với chính quyền đô thị: ở huyện, quận, phường không tổ chức Hội đồng nhân dân..
- Do đó, việc tổ chức thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện trong giai đoạn này là rất cần thiết..
- Việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện có thành công hay không còn tùy thuộc vào những yếu tố khách quan và chủ quan trong quá trình triển khai thực hiện.
- Qua giai đoạn thí điểm, nếu đạt kết quả tốt thì sẽ triển khai rộng rãi mô hình tổ chức chính quyền huyện không tổ chức Hội đồng nhân dân..
- Có thể thấy, không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện là chính sách đổi mới của Đảng trong giai đoạn cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu mô hình tổ chức chính quyền huyện trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân mới ở bước đầu trên cơ sở kế thừa, học hỏi những kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở trong nước.
- Bộ Nội vụ (2009), Thông tư số 01/2009/TT-BNV ngày 19/3 hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân, Hà Nội..
- Bộ Nội vụ (2009), Thông tư số 02/2009/TT-BNV ngày 19/3 hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Hà Nội..
- Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 63/SL ngày 23/11của Chủ tịch Chính phủ lâm thời về tổ chức các Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính, Hà Nội..
- Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12 Chủ tịch Chính phủ lâm thời về tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính thành phố, khu phố, Hà Nội..
- Chính phủ (2008), Đề án Thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, ngày 30/10, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 12/3 của Bộ Chính trị về lãnh đạo thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Hà Nội..
- Bùi Xuân Đức Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc không tổ chức Hội đồng nhân dân ở huyện, quận và phường", Nghiên cứu Lập pháp tr.15-21..
- Trương Đắc Linh Thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận và phường: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Khoa học pháp lý, (2), tr.3- 12..
- Quốc hội (1962), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, Hà Nội..
- Quốc hội (1983), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội..
- Quốc hội (1994), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội..
- Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
- Quốc hội (2008), Nghị quyết số 25/2008/QH12 ngày 14/11 về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, Hà Nội..
- Quốc hội (2008), Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11 khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở mỗi cấp, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2009), Nghị quyết số 274/2009/UBTVQH12 ngày 16/01 về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Hà Nội.