« Home « Kết quả tìm kiếm

MỐI QUAN HỆ GIỮA KÍCH CỠ VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (ANABAS TESTUDINEUS)


Tóm tắt Xem thử

- MỐI QUAN HỆ GIỮA KÍCH CỠ VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (ANABAS TESTUDINEUS).
- Cá rô đồng, Anabas testudineus, quan hệ bù trừ giữa sinh trưởng và sinh sản, kích cỡ cá bố mẹ, kích thước trứng.
- Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa kích cỡ và một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô “đầu vuông” (Anabas testudineus).
- Cá rô đầu vuông 8 tháng tuổi từ một ao nuôi thịt được thu ngẫu nhiên, sau đó phân thành 3 nhóm khối lượng (247 ± 60 g.
- Sau 2 tháng, 60 cá thể (thu ngẫu nhiên 10 cá thể/giai) được kiểm tra hệ số thành thục (GSI), sức sinh sản và đường kính trứng.
- Đồng thời 13 cặp cá bố mẹ từ 3 nhóm kích cỡ được cho sinh sản nhân tạo để xác định sức sinh sản thực tế, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở..
- Kết quả ở cá đực, GSI khi tuyến sinh dục ở giai đoạn IV) không thay đổi theo khối lượng (p>0,05) nhưng ở cá cái, GSI giảm 1,7 - 2% (tương ứng với tuyến sinh dục ở giai đoạn IV và III) khi khối lượng cá tăng 100 g (p<0,05).
- Khi cá cái càng lớn thì sức sinh sản tuyệt đối càng tăng nhưng sức sinh sản tương đối càng giảm và đường kính trứng mm) thay đổi không đáng kể.
- Sức sinh sản thực tế (trung bình từ 335 - 398 trứng/g), tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở không khác biệt thống kê (p>0,05) giữa các nhóm cá bố mẹ có kích cỡ khác nhau..
- Với ưu điểm là tăng trưởng nhanh và kích thước lớn, dòng cá rô đầu vuông hiện đang được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và nhiều nơi khác.
- Sự phát triển nhanh của nghề nuôi cá rô một phần còn do người dân có thể kích thích sinh sản nhân tạo cá một cách dễ dàng.
- Qua kết quả điều tra về hiện trạng sản xuất giống và nuôi cá rô đầu vuông ở Hậu Giang (năm 2012, số liệu chưa công bố của nhóm tác giả), nhiều người chọn cá bố mẹ từ chính ao nuôi cá thịt của mình và với những tiêu chí chọn khác nhau..
- Trong đó, đa số các hộ sản xuất không chọn những cá thể to lớn nhất đàn vì cho rằng chúng chậm thành thục và chất lượng sinh sản (bao gồm sức sinh sản thực tế, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở) thấp.
- Nhận định sau đã được chứng minh trong một nghiên cứu gần đây, cá rô đầu vuông bố mẹ có khối lượng lớn ở mức 5% của đường phân phối chuẩn về khối lượng của đàn đã ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng của đàn con từ giai đoạn bột lên giống (Dương Thúy Yên và ctv., 2014).
- Song đến nay, hầu như chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan giữa kích cỡ và các chỉ tiêu sinh sản của cá rô nói riêng và những loài cá đồng nuôi nói chung..
- Hệ số thành thục, sức sinh sản và đường kính trứng là những chỉ tiêu sinh sản quan trọng và thường có mối quan hệ với kích cỡ cơ thể.
- Trên một số loài cá như loài Botia almorhae (Joshi and Pathani, 2009) hay cá hồi Oncorhynchus masou (Tamate and Maekawa, 2000), những cá thể tăng trưởng chậm có hệ số thành thục và sức sinh sản thấp nhưng kích cỡ trứng to hơn so với cá tăng trưởng nhanh.
- Ngược lại, ở loài cá Zacco temmincki ở Nhật, hệ số thành thục ở cá cái tăng theo khối lượng cơ thể nhưng ở con đực không thể hiện mối tương quan (Katano, 1990)..
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và sinh sản đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa của loài.
- Nắm được mối quan hệ này trên đối tượng nuôi còn có ý nghĩa thực tế trong việc chọn cá sinh sản sao cho vừa đảm bảo được tăng trưởng của đàn con vừa đạt hiệu quả sản xuất giống..
- Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa kích cỡ cá cái và đực với một số chỉ tiêu sinh sản của cá rô đồng đầu vuông, từ đó giúp hiểu.
- thêm về đặc điểm sinh học của dòng cá này và cung cấp thông tin cho sản xuất và chọn giống cá rô đầu vuông..
- Cá rô đầu vuông 8 tháng tuổi được thu từ một ao nuôi thịt với số lượng 60 kg (khối lượng trung bình g.
- Số cá này được chia làm 3 nhóm kích cỡ: cỡ lớn (247 ± 60 g), cỡ vừa (157 ± 22 g) và cỡ nhỏ (99 ± 27 g) và thả vào trong 6 giai (2x3x2,5m).
- Mục đích của việc chia nhóm là để dễ ước lượng kích cỡ cá khi kiểm tra mức độ thành thục và chọn cá cho sinh sản với kích cỡ khác nhau.
- tổng khối lượng cá..
- 2.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản sau khi nuôi vỗ.
- Hệ số thành thục (Gonad somatic index, GSI.
- 100 x Khối lượng tuyến sinh dục/Khối lượng cơ thể..
- Sức sinh sản tuyệt đối: đối với những con cái có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV, sức sinh sản tuyệt đối được xác định theo theo phương pháp Lowerre và Barbieri (1993).
- Sức sinh sản tuyệt đối được tính theo công thức:.
- Trong đó: F: sức sinh sản tuyệt đối (absolute fecundity).
- n: số lượng trứng trung bình trong 1 gam mẫu G: khối lượng hỗn hợp trứng và dung dịch bảo quản trứng..
- Sức sinh sản tương đối (trứng/g.
- sức sinh sản tuyệt đối (trứng)/khối lượng cá cái (g)..
- Đường kính trứng: Mẫu đo đường kính được thực hiện trên cùng những mẫu đếm sức sinh sản tuyệt đối.
- 2.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản trong sinh sản nhân tạo.
- Khi cá thành thục tốt (kiểm tra sau 2 tháng, vào tháng 4/2013), chọn 5 cặp cá bố mẹ ở 3 nhóm kích cỡ khác nhau để kích thích sinh sản nhân tạo.
- Cá được tiêm một lần với kích thích tố LH-RHa + DOM, liều lượng sử dụng là 100 µg/kg cá cái.
- Liều lượng hormone dùng cho cá đực bằng 1/2 liều dùng cho cá cái.
- Các chỉ tiêu theo dõi gồm:.
- Sức sinh sản thực tế: xác định dựa trên thể tích trứng và đếm số trứng/ml trứng (3 lần lặp lại).
- Mối quan hệ tuyến tính giữa khối lượng cá cái (và đực) với các chỉ tiêu sinh sản sau 2 tháng nuôi vỗ được kiểm định ở mức ý nghĩa.
- Sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh sản nhân tạo giữa 3 nhóm cá được so sánh bằng phương pháp ANOVA một nhân tố với phép thử DUNCAN.
- trung bình khối lượng cá đực và cá cái được so sánh bằng phương pháp Mann- Whitney và được thực hiện thông qua chương trình SPSS 16.0..
- 3.1 Mối quan hệ giữa khối lượng và hệ số thành thục của cá rô đầu vuông.
- Trong 60 cá thể kiểm tra, khối lượng cá cái g, trung bình n =33) và cá đực g, trung bình n=27) khác biệt nhau có ý nghĩa (kiểm định Mann- Whitney, P =0,012)..
- Tuy có GSI khác nhau nhưng cả hai nhóm cá cái đều thể hiện xu hướng giảm khi khối lượng cá tăng (Hình 1, bên trái).
- Phương trình tuyến tính (Hình 1, bên trái) cho biết cùng giai đoạn tuyến sinh dục, khi khối lượng cá cái tăng 100 g thì GSI giảm tương ứng cho 2 giai đoạn III và IV lần lượt là 2% và 1,7%.
- Ở cá đực, GSI cũng có xu hướng giảm khi khối lượng cá tăng nhưng mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,18) (Hình 1, bên phải).
- Hệ số thành thục của cá đực có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV (100% số cá kiểm tra) dao động từ 0,5-1,5%, nhỏ hơn ~ 10 lần so với cá cái..
- Hình 1: Mối quan hệ giữa khối lượng cá cái (hình trái) và cá đực (hình phải) với hệ số thành thục.
- Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa GSI và khối lượng ở cá rô khác với kết quả của một số nghiên cứu trên các loài cá khác.
- Trên cá Botia almorhae (ở Ấn Độ), Joshi và Pathani (2011) tìm thấy khi cá đực và cá cái thành thục, GSI tăng khi khối lượng cá lớn.
- Tuy nhiên, đối với loài Gobius paganellus (Họ Gobiidae), một loài cá có kích thước tương đối nhỏ (cá thành thục lần đầu có chiều dài từ 7,5 – 8,5 cm), GSI ở cả 2 giới tính không thay đổi theo khối lượng (Louiz et al., 2013).
- Ở cá rô cái, tốc độ gia tăng khối lượng tuyến sinh dục chậm hơn tốc độ gia tăng về khối lượng có thể là do cá rô cái có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thể hiện ở khối lượng cá cái trong cùng một đàn lớn hơn có ý nghĩa so với cá đực (p=0,012)..
- 3.2 Mối quan hệ giữa khối lượng và sức sinh sản của cá rô đầu vuông.
- Sức sinh sản tuyệt đối của cá rô đầu vuông dao.
- động từ trứng/cá thể và tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể (Hình 2) (p<0,01).
- Khi khối lượng cá cái tăng 1 g thì sức sinh sản tăng 224 trứng (F = 224BW + 78452, với BW là khối lượng cơ thể).
- Kết quả này gần giống với nghiên cứu trên cá rô ở Malaysia, mối quan hệ giữa sức sinh sản và khối lượng được thể hiện qua phương trình F=.
- Mức độ tăng của sức sinh sản theo khối lượng của cá rô đầu vuông (Hình 2, bên trái) nhỏ hơn so với cá rô đồng tự nhiên với mức tăng từ 400 – 500 trứng cho mỗi gram tăng về khối lượng (Dương Thúy Yên, 2014)..
- Tương tự như chỉ số GSI, sức sinh sản tương đối của cá rô đầu vuông giảm theo khối lượng (p<0,01).
- Như vậy, tỉ lệ khối lượng tuyến sinh dục và số lượng trứng so với khối lượng thân giảm khi cá cái càng lớn.
- Tuy nhiên, tốc độ giảm của sức sinh sản tương đối nhỏ với hệ số góc là -1,38..
- Nghĩa là, khi khối lượng cá cái tăng lên 100 g thì số lượng trứng giảm 138 trứng.
- Hình 2: Mối quan hệ giữa khối lượng cá cái với sức sinh sản tuyệt đối và tương đối 3.3 Mối quan hệ giữa khối lượng cá cái và.
- đường kính trứng của cá rô đầu vuông.
- Đường kính trứng trung bình của cá rô dao động mm.
- Đường kính trứng có xu hướng tăng rất nhỏ (hệ số góc 5x10 -5 mm/g) theo khối lượng cá cái (Hình 3), tuy nhiên mối quan hệ.
- Kết quả ở cá rô đầu vuông khác với cá rô tự nhiên thu ở Cà Mau, khi cá cái càng lớn, kích thước trứng tăng có ý nghĩa (Dương Thúy Yên, 2014).
- Tương tự, ở cá đốm trắng Salvelinus leucomaenis, đường kính trứng của cá tăng theo khối lượng (Morita and Takashima, 1998)..
- Hình 3: Mối quan hệ giữa khối lượng cá cái với đường kính trứng Đường kính trứng được xem là một trong.
- những chỉ tiêu thể hiện ảnh hưởng của cá mẹ đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng sống của đàn con (Einum and Fleming, 1999.
- Một số tác giả cho rằng đường kính trứng có mối quan hệ bù trừ với sức sinh sản tương đối, nghĩa là số lượng trứng trên một đơn vị khối lượng cá cái càng nhiều thì kích thước trứng càng nhỏ (Parker and Begon, 1986;.
- Tuy nhiên, mối quan hệ này có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường, ở điều kiện môi trường biến động và bất lợi cho cá, mối quan hệ bù trừ thể hiện rõ, trong khi ở môi trường thuận lợi, kích cỡ trứng ít thay đổi (Morrongiello et al., 2012).
- Theo giả thiết này, trứng cá rô đầu vuông không thay đổi theo khối lượng cá cái hay sức sinh.
- 3.4 Một số chỉ tiêu sinh sản nhân tạo của cá rô đầu vuông với kích cỡ khác nhau.
- Kết quả sinh sản nhân tạo từ 13 cặp cá bố mẹ (có 2 cặp không sinh sản và thất thoát trong quá trình sinh sản) được trình bày ở Bảng 1.
- Ba nhóm cá có kích cỡ khác nhau nhưng sức sinh sản thực tế (trung bình từ 335 – 398 trứng/g cá cái), tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Khi xét tương quan giữa các chỉ tiêu này với khối lượng (không kể nhóm cá) đều cho thấy chúng không phụ thuộc vào khối lượng cá (p>0,05 và R 2 rất nhỏ).
- Điều này chứng tỏ, kích cỡ cá không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản thực tế..
- Bảng 1: Khối lượng (W) cá sinh sản, sức sinh sản (SSS) thực tế và tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của cá rô Nhóm cá Số cặp W cá đực W cá cái SSS thực tế (trứng/g) Tỉ lệ thụ tinh.
- Tỉ lệ nở.
- Các số liệu trong cùng một cột khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) So với sức sinh sản tương đối (đối với cá cái có.
- tuyến sinh dục ở giai đoạn IV), sức sinh sản thực tế bằng khoảng 30 – 40%.
- Kết quả này phù hợp với đặc điểm của những loài cá sinh sản nhiều lần trong năm (Zworykin, 2012).
- Sự biến động về sức sinh sản (Hình 2 và Bảng 1) giữa các cá thể được giải thích 52 – 60% là do sự khác biệt về kích cỡ, phần còn lại phụ thuộc vào từng cá thể như mức độ đầu tư cho sinh sản, mức độ thành thục,… Tình trạng thành thục của mỗi cá thể đực và cái cũng là.
- Kết quả này cho thấy những ghi nhận của một số người dân sản xuất giống cá rô rằng cá có kích cỡ lớn trong đàn có khả năng sinh sản (số lượng trứng, tỉ lệ nở, tỉ lệ thụ tinh) kém hơn cá có kích cỡ vừa phải là không có cơ sở.
- Việc chọn lựa cá sinh sản có kích cỡ lớn không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản, ngược lại có thể nâng cao sinh trưởng của đàn con (Dương Thúy Yên và ctv., 2014)..
- Ở cá rô đực thành thục, khối lượng cơ thể không ảnh hưởng đến mức độ thành thục, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của cá con.
- Ở cá rô cái, khi cá có khối lượng càng lớn, sức sinh sản tuyệt đối càng tăng nhưng sức sinh sản tương đối giảm với số lượng không đáng kể (1380 trứng/kg).
- Sức sinh sản thực tế, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở không phụ thuộc vào khối lượng cá cái..
- Trong sản xuất giống, người sản xuất nên chọn cá có kích cỡ lớn và thành thục tốt nhằm đảm bảo chất lượng của đàn con..
- Nghiên cứu này là một nội dung trong đề tài khoa học công nghệ “Bảo tồn nguồn gien cá rô đồng Hậu Giang”, hợp tác giữa Trường Đại Học Cần Thơ và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hậu Giang.
- Ảnh hưởng của nguồn gốc cá bố mẹ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá rô (Anabas testudineus Bloch, 1792) giai đoạn ương từ cá bột lên cá giống.
- Hiện trạng sản xuất và một số vấn đề về chất lượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống ở Đồng Tháp.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số chỉ số đa dạng di truyền của các dòng cá rô đồng (Anabas testudineus) ở Đồng bằng sông Cửu Long..
- So sánh trình tự một số gene mã vạch của cá rô rô đầu vuông và cá rô đồng tự nhiên (Anabas testudineus BLOCH, 1792).
- Ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc đến sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus) giai đoạn từ cá bột lên cá