« Home « Kết quả tìm kiếm

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức - thực tiễn vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy pháp luật và môn đạo đức ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn


Tóm tắt Xem thử

- Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức - thực tiễn vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy pháp.
- luật và môn đạo đức ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn.
- ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01.
- Tổng quan cơ sở lý luận về pháp luật và đạo đức, cũng như mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức để làm cơ sở vận dụng vào thực tiễn nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật và môn đạo đức ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn.
- Phân tích thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn pháp luật học và môn đạo đức học tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn.
- Đưa ra khuynh hướng vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn theo chương trình đổi mới .
- Kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật học, môn đạo đức học ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn..
- Pháp luật.
- Đạo đức.
- Giảng dạy pháp luật.
- Lý do chọn đề tài:.
- Hiện nay chưa có bài viết chuyên sâu về việc vận dụng mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy tại các trường cao đẳng cộng đồng, đặc biệt là trường Cao đẳng Cộng đồng miền núi đào tạo đa ngành nghề, chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo mã ngành Sư phạm sau khi sinh viên, giáo sinh ra trường là những thầy giáo, cô giáo tiểu học, trung học cơ sơ tiếp xúc nhiều với môn Đạo đức học, môn Giáo dục công dân và đào tạo một số mã ngành khác nhằm hoàn thiện đội ngũ cán bộ thiết yếu một số ngành trong tỉnh đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh..
- Trong chương trình giảng dạy môn Đạo đức và môn pháp luật học tại các trường cao đẳng có sự đan xen kiến thức đạo đức và pháp luật, đặc biệt là môn đạo đức học và môn Phương pháp dạy đạo đức, các sinh viên, giáo sinh chuyên ngành Sư phạm cần nắm rõ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức để sau khi ra trường có kiến thức cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy môn Đạo đức ở tiểu học và môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở..
- Đối với các chuyên ngành ngoài Sư phạm, đề tài này có là tư liệu tham hữu ích trong học tập và trong quản lý chuyên môn nghiệp vụ..
- Thực hiện đề tài này còn là tư tham khảo liệu hữu ích giúp cho giảng viên, giáo viên, các nhà nghiên cứu quan tâm có thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu thêm mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức và vận dụng vào công việc thực tiễn có liên quan đế lĩnh vực này..
- Với những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài "Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức - thực tiễn vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật và môn đạo đức ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn", hy vọng đề tài sẽ hữu ích, thiết thực cho công tác nghiên cứu, nhiệm vụ giảng dạy và học tập tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn..
- Mục đích, tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:.
- Mục tiêu chính của đề tài là:.
- Phân tích để làm rõ thêm các khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật và đạo đức và so sánh một số chức năng, nhiệm vụ của pháp luật và đạo đức trong đời sống xã hội để làm nổi bật tầm quan trọng của pháp luật và đạo đức trong đời sống xã hội và làm cơ sở cho việc vận dụng vào giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn theo chương trình đổi mới..
- Giúp sinh viên, giáo sinh, học sinh và các độc giả quan tâm đến chuyên đề này hiểu sâu thêm mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, trang bị thêm cho họ một phần kiến thức quan trọng liên quan tới lĩnh vực này tạo hành trang cần thiết đi vào cuộc sống, góp phần đào tạo họ trở thành những cán bộ, giáo viên, người lao động có kiến thức, có tài, có đức, để xây dựng quê hương, đất nước..
- Đề tài là một trong những tư liệu tham khảo quan trọng cho các giảng viên, giáo viên các nhà nghiên cứu tại các trường Cao đẳng nói chung, các trường cao đẳng Cộng đồng nói riêng nghiên cứu, tham khảo vận dụng trong thực tế công tác xây dựng cơ chế, chính sách quản lý giáo dục, và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn học có liên quan tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn..
- Nhiệm vụ chính của đề tài:.
- Phân tích làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về pháp luật và đạo đức và mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức để làm cơ sở vận dụng vào thực tiễn nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật và môn đạo đức ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn..
- Phân tích thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn pháp luật học và môn đạo đức học tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn..
- Từ những luận cứ trên, đề tài vạch ra khuynh hướng vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học tại trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn theo chương trình đổi mới đồng thời đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật học, môn đạo đức học ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn..
- Ý nghĩa của đề tài:.
- Đề tài là tư liệu thiết thực phục vụ việc thực hiện nhiệm giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học tại các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp miền núi nói chung và Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn nói riêng..
- Đề tài phân tích toàn diện, sâu sắc về toàn bộ mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, giúp chúng ta hiểu thêm khoa học về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức và cũng là cơ sở lý luận để triển khai nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật, môn đạo đức, môn Phương pháp dạy đạo đức tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn, giúp cho giảng viên, giáo viên làm tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy một số môn học thuộc nhóm chính trị trong các trường cao đẳng cộng đồng, trung học chuyên nghiệp và cả ở các trung học phổ thông..
- Ngoài ra đề tài còn có tác dụng cho các cấp quản lý tham khảo định hướng xây dựng cơ chế quản lý giảng dạy có hiệu quả hơn..
- Tình hình nghiên cứu của đề tài..
- Trong những năm gần đây, thực trạng tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức đã được một số nhà nghiên cứu chú ý đến và đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết đề cập tới mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, nội dung những công trình, bài viết này đề cập tới rất nhiều khía cạnh khác nhau của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, cụ thể có một số công trình nghiên cứu, bài viết có nội dung liên quan đến vấn đề này sau đây:.
- Cuốn sách chuyên khảo pháp luật và đạo đức của GS.TS.
- Cuốn sách cơ chế chuẩn mực đạo đức xã hội và hành vi đạo đức của cá nhân của Đỗ Huy Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003..
- Cuốn Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, của Hà Nhật Thăng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 1988..
- Giáo trình Đạo đức học mác Lê Nin, dùng cho các trường Đại học cao đẳng, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1983..
- Một số giáo trình và công trình nghiên cứu khác..
- Bài "Hội nhập khu vực châu Á nhìn từ góc độ sự tương tác của nền văn hóa pháp luật", Tạp chí Nhà nước pháp luật, số 7 - 1999..
- Bài "Tác động của các nhân tố phi kinh tế trong đời sống pháp luật", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số .
- Đề tài "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", của thầy Đào Chí Úc, Đề tài khoa học KX-07.17, Hà Nội, 1995..
- Cuốn "Đạo đức Tư pháp và việc vận dụng các phạm trù đạo đức trong xét sử các vụ án hình sự", của Nguyễn Tất Viễn, Tạp chí Bộ Tư pháp.
- Tất cả các giáo trình, bài viết liệt kê trên đã đề cập, phân tích tương đối đầy đủ, chi tiết ở nhiều khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề mối quan hệ qua lại và tác động của mối quan hệ này trong việc xây dựng, áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật hoặc quản lý xã hội trong một lĩnh vực nào đó, chưa có bài viết chuyên sâu về việc vận dụng mối quan hệ này vào công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng cộng đồng có nhiều môn học có liên quan đến kiến thức đạo đức và kiến thức pháp luật hoặc công trình nghiên cứu với nội dung tương tự..
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:.
- Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích một số khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật và đạo đức, so sánh chúng để xác định được giá trị các quan niệm pháp luật và đạo đức làm nổi bật vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của nó trong đời sống xã hội để làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, sự tác động lẫn nhau giữa pháp luật và đạo đức để làm cơ sở lý luận để vận dụng mối quan hệ vào nhiệm vụ giảng dạy môn pháp luật, môn đạo đức, môn Phương pháp dạy đạo đức.
- ở trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn.
- Đưa ra một số kiến nghị về việc xây dựng cơ chế, chính sách, vận dụng mối quan hệ này vào đổi mới giảng dạy môn Pháp luật học, môn Đạo đức học, môn Phương pháp dạy đạo đức nhằm nâng cao chất lượng học tập..
- Phương pháp nghiên cứu đề tài:.
- Để hoàn thành đề tài của mình tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:.
- Kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp xã hội học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp luật học lịch sử, phương pháp luật học so sánh, phương pháp trừu tượng hóa.
- khoa học, các phương pháp cụ thể trên được thực hiện trên nền tảng phương pháp biện chứng để rút ra các luận điểm tổng kết ý nghĩa lý luận và thực tiễn để khẳng định giá trị của đề tài..
- Ví dụ trong chương 1 đề tài sử dụng nhiều phương pháp phân tích, so sánh kết hợp với thống kê các quan điểm đã được thừa nhận để rút ra những luận điểm cần thiết được sử dụng để hỗ trợ đắc lực cho các luận điểm đề tài đưa ra.
- Đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp khác như nghiên cứu, so sánh các vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học để làm tăng khả năng thuyết phục khi đưa ra những giải pháp kiến nghị kết luận tại chương 2 khẳng định được giá trị lý luận cũng như thực tiễn của đề tài..
- Những đóng góp của đề tài:.
- Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trên cơ sở kế thừa một số quan điểm trước đó đồng thời nhấn mạnh phâm tích làm sâu thêm một số quan điểm có tính thực tiễn cao, có thể vận dụng được vào thực tiễn quản lý, giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc kạn..
- Nội dung chính của đề tài đề cập đến lĩnh vực vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn.
- Đề tài nhận định những nguyên nhân dẫn tới hạn chế và tìm ra giải pháp khắc phục và có kiến nghị để ngày càng nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, giảng dạy tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn..
- Kết cấu đề tài:.
- Kết cấu của đề tài bao gồm 2 chương chính:.
- xác định lý do chọn đề tài, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, mục đích, phạm vi và thực trạng nghiên cứu đề tài, sự cần thiết thực hiện đề tài, những điểm mới của để tài và một số phương pháp nghiên cứu đề tài, đề tài khai thác làm rõ các nội dung chính sau đây:.
- Đề tài tìm hiểu một số quan niệm về pháp luật, Bản chất, chức năng, nhiệm vụ của pháp luật và đạo đức, tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội.
- So sánh một số điểm giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức..
- Đề tài xác định thực trạng và một số giải pháp về việc vận dụng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức vào nhiệm vụ giảng dạy môn Pháp luật học và môn Đạo đức học tại trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Kạn theo chương trình đổi mới và có đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục môn Pháp luật học và môn Đạo đức học Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn..
- Cuối cùng rút ra kết luận các nội dung chính để thấy được tính thực tế, hữu ích của đề tài..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Pháp luật Đại cương, Nxb giáo dục, Hà Nội..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phương pháp dạy học môn Đạo Đức.
- Sách dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, Nxb giáo dục (Không ghi rõ năm xuất bản)..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo Tài liệu tập huấn thay sách môn đạo đức, Hà Nội..
- Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu tập huấn giáo viên pháp luật TCCN, Hà nội..
- Bộ giáo dục và Đào tạo (2000), Giáo trình Giáo dục pháp luật trong các trường chuyên nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên Trung học cơ sở theo chương trình CĐSP mới, Hà Nội..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình đào tạo Giáo viên tiểu học hệ Cao đẳng Sư phạm học phần đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức, Hà Nội..
- Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (2001), Đạo đức học, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp (1998), Phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Đinh Xuân Lý (2003), Một số chuyên đề về Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003..
- Hoàng Thị Kim Quế (2007), Pháp luật và đạo đức, sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội..
- Lưu Thu Thủy, Nguyễn Hữu Hợp (2001), Hỏi đáp về dạy học môn đạo đức ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.