« Home « Kết quả tìm kiếm

MỐI QUAN HỆ NGHỆ AN VỚI THĂNG LONG - HÀ NỘI XƯA VÀ NAY


Tóm tắt Xem thử

- Khi nhà Lý dời đô về Thăng Long - Hà Nội năm 1010 thì sau 20 năm cái tên Nghệ An - cũng ra đời.
- Về tên gọi Nghệ An, sách Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng: “Năm Thông Thụy thứ 3 (1036) đời vua Lý Thái Tông, mùa hạ tháng tư đặt hành chính ở châu Hoan đổi tên châu ấy là Nghệ An.
- Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết: “Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan, sau đổi thành quận Nhật Nam gọi là Châu Hoan, thời Đinh và thời Lê là Trại, thời Lý gọi là Nghệ An.
- Có thể nói, từ đó đến nay vùng đất này luôn gắn bó máu thịt với Thăng Long – Hà Nội.
- Nghệ An là vùng đất hiếu học và giàu truyền thống yêu nước.
- Trải qua bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử, vùng đất và con người Nghệ An đã đóng góp nhiều công sức góp phần làm rạng danh cho đất nước và Thủ đô nghìn năm văn hiến..
- Thời Lý - Trần, Nghệ An là vùng đất phên dậu của triều đình.
- Để bảo vệ vùng phên dậu quan trọng này, vua Lý không ngừng cắt cử hoàng thân và quan lại cao cấp, những người tài giỏi đi trấn trị Nghệ An.
- Ví như cử Uy Minh hầu Lý Nhật Quang làm tri châu Nghệ An.
- Sử chép: “Tháng 11/1041 xuống chiếu cho Uy Minh hầu Nhật Quang làm tri châu Nghệ An”..
- Đại Nam nhất thống chí chép: “Uy Minh vương coi phủ Nghệ An, nhân dân và man di đều tin phục.
- Lịch sử Nghệ Tĩnh ghi lại công đức của ông như sau: “Lý Nhật Quang trong thời gian làm Tri châu Nghệ An đã tổ chức khai mở được 5 châu, 22 trại, 56 sách.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nghệ An..
- vực dân cư, mở rộng địa bàn cư trú, phát triển nông nghiệp, thương nghiệp và giao thông… Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “Khi nhận chức ở Nghệ An ngài chủ trương “làm chính sự có ân huệ với dân”.
- Sách Việt điện u linh ghi: “Coi việc châu ấy (Nghệ An), tiếng lành ngày càng vang xa, nhân dân tin yêu.
- Ngài còn trực tiếp đảm đương phòng thủ vùng đất chiến lược này nhằm bảo vệ Kinh thành Thăng Long từ xa.
- Sau khi Lý Nhật Quang qua đời, năm 1073, Lý Đạo Thành giữ chức Thái sư phụ chính bị giáng xuống làm Gián nghị đại phu vào làm Tri châu Nghệ An..
- Gọi là Viện Địa tạng vì ông đưa bộ kinh này từ Thăng Long về để cho các tín đồ tụng niệm.
- Ông ở Nghệ An không lâu, năm sau (1074) ông đã được phục chức làm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự.
- Hai vị được cử vào trông coi Nghệ An này được nhân dân kính trọng..
- Sau đó Lý Thường Kiệt được Lý Nhân Tông sai vào kinh lý đất Champa, dẹp loạn Lý Giác, nhân dân Nghệ An đã giúp ngài.
- Dưới triều Lý, miền Nghệ An khi thì bị Chân Lạp, khi thì cả Chân Lạp và Champa, khi thì Ai Lao, Bồn Ma đều đem quân đánh phá, triều đình nhà Lý phải cử các danh tướng như Lý Công Bình, Tô Hiến Thành, Đỗ An Di, Lý Bất Nhiễm đem đại quân vào đối chọi.
- Nhân dân Nghệ An đã tích cực ủng hộ triều đình, trước sau bọn chúng đều thất bại.
- Nghệ An thực sự là “thành đồng ao nóng” phên dậu của đất nước trong suốt Vương triều nhà Lý..
- Năm 1223, nhà Trần cử Phùng Tá Chu đi duyệt binh các mục ở Nghệ An.
- Năm 1242, nhà Trần chia nước làm 12 lộ, đặt chức An phủ hoặc Trấn phủ, có hai viên chánh phó để cai trị, Nghệ An là một lộ.
- Năm 1266, nhà vua đã cho Thượng tướng Trần Quang Khải vào làm quản châu Nghệ An.
- Đúng vậy, trong 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông, nhiều lương thực tiền bạc của nhân dân Nghệ An đã được huy động.
- nhiều trai tráng Nghệ An tham gia binh lính, không ít người đã hy sinh xương máu để đóng góp cho sự toàn thắng.
- Trong ba lần ấy Nghệ An đã “chia lửa” với Thăng Long để một ngày quân dân thời Trần trở lại trong niềm khải hoàn, chiến thắng..
- Sau quân Nguyên Mông, Nghệ An đã giúp Trần Minh Tông đánh quân Ai Lao (1334) giữ yên bờ cõi phía tây (huyện Tương Dương ngày nay).
- Quân dân Nghệ An ồ ạt tấn công thành Long Môn.
- Thời Hậu Trần, nhân dân Nghệ An đã tạo cho Trần Ngỗi cơ hội và thế lực để thắng giặc Minh, nhưng do nghe theo lời dèm pha Trần Ngỗi đã giết hai phù tá quan trọng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân nên cuộc khởi nghĩa bị suy yếu.
- Sau đó dân Nghệ An đã giúp Trần Trùng Quang làm cho Trương Phụ khốn đốn.
- Như vậy, người dân Nghệ An đã 2 lần giúp vua tôi nhà Hậu Trần dựng lại nghiệp lớn nhưng thời đã hết vận không còn, sự rối ren nhà Hậu Trần và triều đại Hồ Quý Ly đã tạo cơ hội cho quân Minh xâm lược nước ta..
- Lê Lợi phải theo kế Nguyễn Chích: “Nghệ An là đất hiểm yếu, đất rộng người đông lấy Nghệ An làm chỗ đứng chân, dựa vào đấy mà lấy nhân lực, tài lực sau sẽ quay cơ trẩy ra Đông Đô có thể tính xong được việc dẹp yên thiên hạ”.
- Từ năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn đã mở đường tiến vào Nghệ An thắng liên tiếp các trận: Bồ Đằng, Trà Long.
- Nghĩa quân Lê Lợi đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đi đến đâu cũng được nhân dân cấp lương thực, khí giới và bổ sung quân số.
- Như vậy chỉ sau 10 tháng, khi về Nghệ An làm căn cứ địa dừng chân, nghĩa quân đã có hậu phương rộng lớn từ Thanh Hoá đến Thuận Hóa, tạo đà kéo quân ra Bắc, quét sạch bóng quân thù..
- Thiên hạ đại định, Lê Lợi gọi Nghệ An là thắng địa và binh lính Nghệ An là thắng binh.
- và bao người con ưu tú của Nghệ An đã đứng dưới cờ nghĩa ra sức chiến đấu lập được nhiều kỳ tích như đã kể trên.
- Nguyễn Chích đã có cái nhìn xa trông rộng đề ra một đường lối chuyển hướng chiến lược, tạo ra được một bước ngoặt nhảy vọt bảo đảm thắng lợi cho Nghĩa quân Lam Sơn - thành một triều đại cường thịnh, gắn với Kinh thành Thăng Long với nhiều kỳ tích, cho đến ngày nay.
- Triều đại nhà Lê để lại nhiều kỳ tích và nhiều công trình tráng lệ ở Kinh thành Thăng Long, việc giúp đỡ cho nghĩa quân Lam Sơn toàn thắng trong buổi đầu dựng nên một triều đại mới cũng là một đóng góp đáng ghi nhận của vùng Nghệ An địa linh nhân kiệt..
- Trong thời kỳ Lê - Mạc phân tranh, Nghệ An cũng là nơi chiến địa và đóng góp cho nhà Lê dưới ngọn cờ “Phù Lê diệt Mạc” mà tiêu biểu là Nguyễn Cảnh Hoan và Phan Công Tích.
- Trong 60 năm phân tranh hai bên phát động liên miên các chiến dịch lớn nhỏ, tướng Mạc đã kéo quân vào Nghệ An 7 lần.
- Trong 7 lần đó nhân dân Nghệ An đã góp sức đánh đuổi quân Mạc, để năm 1592 sau trận đánh của tiết chế quang Trịnh Tùng, quân Mạc thua to, quân Lê có điều kiện tiến vào thành Thăng Long..
- Trong 45 năm hai bên đánh nhau 7 lần và nhiều lần Nghệ An thành chiến địa và hậu phương trực tiếp.
- Nhân dân Nghệ An đã ủng hộ Ninh quận công Trịnh Toàn và sau đó là Trịnh Cán đắp lũy kháng chiến, đẩy quân Nguyễn vào sông Gianh, lập giới tuyến.
- Qua hai cuộc nội chiến Lê Mạc - Trịnh Nguyễn, nhân dân Nghệ An đều chịu bao vất vả, đau khổ trong cảnh binh đao..
- Thừa thắng, vương quân kéo ra lấy Quảng Trị, Quảng Bình rồi vượt sông Gianh ra lấy Nghệ An.
- Về Phú Xuân được một thời gian ngắn thì ngoài Bắc lại rối loạn, tháng 4/1788, Nguyễn Huệ tức tốc hành quân ra thành Thăng Long.
- Sau khi giết Vũ Văn Nhậm (con rể Nguyễn Nhạc, người trước đây giết Nguyễn Hữu Chỉnh, nay lại nhị tâm), Nguyễn Huệ dùng Ngô Văn Sở làm Đại tư mã và về Nghệ An mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tới đại doanh Nghệ An để bàn chuyện giúp nước.
- Sự kiện Nguyễn Huệ ra Thăng Long dẹp loạn.
- bảo đảm kinh thành không bị tàn phá đã góp phần yên lòng sỹ phu Bắc Hà, và nhân dân trong thành chuyển từ trạng thái tâm lý dửng dưng sang ủng hộ..
- Khi Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lại kéo quân ra Bắc, và dừng lại ở Nghệ An 10 ngày để tuyển thêm 5 vạn quân sung vào đạo quân cứu nước.
- Trước khi xuất quân ra Kinh thành Thăng Long, 10 vạn quân Tây Sơn đã duyệt binh ở chân thành cổ Nghệ An và kêu gọi nhân dân Nghệ An hết lòng hết sức động viên con cháu tòng quân và ủng hộ lương thực khí giới cho đại quân thần tốc ra Thăng Long - 30 Tết qua sông Gián Khuất và chỉ 5 ngày sau giải phóng Thăng Long - quân Thanh đại bại, xô đạp nhau qua cầu sông Cái rồi chạy thục mạng về Trung Quốc..
- Ngoài 5 vạn nghĩa quân đã nói trên, nhân dân còn đem rất nhiều tiền bạc, của cải ủng hộ nghĩa quân.
- Kinh thành Thăng Long cũng như xứ Nghệ đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng.
- Sau phong trào Cần vương đến Duy tân, người Nghệ An đã có nhiều sỹ phu oanh liệt: Nghi Lộc có Đinh Văn Chất.
- Cuối năm 1929 ở Hà Nội đã có chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên, và ở Nghệ An có tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn - một bộ phận của Tân Việt.
- Hai tổ chức này đã lãnh đạo phong trào công nhân Hà Nội và Vinh - Bến Thuỷ phát triển, nhất là khi thành một chính Đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trong và sau cao trào Xôviết Nghệ Tĩnh, Hà Nội cũng như cả nước có nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách khủng bố trắng của địch, ủng hộ Xôviết công nông ở nông thôn hai tỉnh Nghệ Tĩnh..
- Từ đó Trung ương Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trải qua các thời kỳ lịch sử oanh liệt.
- Trong các giai đoạn lịch sử này quê hương Nghệ An đã có nhiều cán bộ Đảng xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp chung.
- Các phong trào đấu tranh của nhân dân ở Hà Nội và Nghệ An diễn ra liên tục góp phần quan trọng - tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân..
- Ngày cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thành công đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh thành phố khác trên toàn quốc.
- Sau Hà Nội 2 ngày,.
- ngày 21/8/1945 quần chúng nhân dân Nghệ An cũng đã tuyên bố xoá bỏ bộ máy chính quyền cũ, thiết lập chính quyền cách mạng..
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chủ tịch - người con thân yêu của quê hương Nghệ An đã long trọng tuyên bố với thế giới rằng: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời..
- Từ đó, cùng với nhân dân cả nước, Nghệ An đã tích cực xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng, tiến hành 9 năm kháng chiến thắng lợi và cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công.
- Trong chín năm kháng chiến Thủ đô Hà Nội và thành phố Vinh đã phải tiêu thổ kháng chiến.
- Trong chiến tranh chống Mỹ, Hà Nội bị máy bay B52 Mỹ rải bom huỷ diệt suốt 12 ngày đêm trong trận Điện Biên Phủ trên không thì thành phố Vinh cũng bị huỷ diệt chỉ còn đống gạch vụn.
- Hà Nội - Vinh vẫn hiên ngang, tiêu biểu cho tinh thần quyết thắng của dân tộc..
- Từ khi hoà bình thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế 5 thành phần, Nghệ An có mối quan hệ đặc biệt về phát triển kinh tế, hợp tác với Hà Nội..
- Về kinh tế : Đã có sự hợp tác, giúp đỡ của Hà Nội đối với quê hương Bác Hồ như tạo điều kiện sát nhập nhà máy dệt kim mang tên thân mẫu Bác Hồ (Nhà máy Dệt kim Hoàng Thị Loan) vào Tổng Công ty Dệt may Hà Nội theo mô hình “công ty mẹ công ty con”.
- Tại địa bàn Nghệ An, Handico và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 30 (đơn vị thành viên của Handico) hiện đang đóng trên địa bàn Nghệ An được Uỷ ban Nhân dân tỉnh tạo điều kiện kinh doanh.
- Đáp lại, Hanidico cũng đã giúp nhân dân Nghệ An cải thiện nhà ở (đến nay đã đưa 1000 căn hộ, 90 ngàn m 2 sàn xây dựng vào sử dụng)..
- Dự án khu chung cư và biệt thự ven hồ Vinh Tân, cũng có quy mô lớn nhất Nghệ An (diện tích 80ha, 2000 tỷ đồng).
- Dự án Nhà máy bia Hà Nội Habeco hợp tác với Công ty Hợp tác Kinh tế Việt Lào (Nghệ An) có tổng mức đầu tư lên đến 600 tỷ đồng… Để chào mừng nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, tỉnh Nghệ An đã đầu tư xây dựng công trình Thư viện - Trung tâm lưu trữ, giá trị hàng trăm tỷ đồng..
- Trên lĩnh vực văn hoá xã hội, những năm gần đây quan hệ Nghệ An với Hà Nội ngày càng gắn bó.
- Dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, các cơ quan thông tấn báo chí như báo Nghệ An, tạp chí Sông Lam, tạp chí Văn hoá đều có chuyên mục hướng về đại lễ ngàn năm Thăng Long.
- Hội Doanh nghiệp Trẻ Nghệ An ở Hà Nội, ra mắt bạn đọc cuốn.
- “Hoa Nghệ đất Thăng Long” để chào mừng sự kiện trọng đại này và ghi nhận sự giúp đỡ của Đảng bộ và nhân dân Hà Nội..
- Có thể nói quan hệ Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, với Thăng Long - Hà Nội là quan hệ máu thịt.
- Một nghìn năm trước vua Lý Thái Tổ mở đầu trang sử Thăng Long hùng tráng thì trong nghìn năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con của xứ Nghệ, đã làm rạng rỡ huy hoàng thêm cho Thăng Long, cho non sông đất nước ta.