« Home « Kết quả tìm kiếm

Mối quan hệ văn hóa giai đoạn hậu kỳ đá mới giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc


Tóm tắt Xem thử

- Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, giai đoạn hậu kỳ đá mới Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc là một phức hợp thống nhất trong đa dạng văn hoá.
- Đây cũng là giai đoạn mở đầu cho sự hình thành khối tộc người Bách Việt ở vùng Bắc Việt Nam và vùng Lĩnh Nam Trung Quốc trên cơ sở nền văn hoá chung cổ đại mang đặc tính phương Nam, khác biệt với vùng Hoa Bắc Trung Quốc..
- Cho đến nay đã có thể khẳng định mối giao lưu, tiếp xúc văn hoá nhiều chiều giữa khu vực Việt Nam với khu vực Nam Trung Quốc trong bối cảnh thời gian mà ta đang đề cập đến..
- Tài liệu khảo cổ học cho thấy, có nhiều văn hoá hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí được xác lập ở Bắc Việt Nam.
- Đó là văn hoá Hà Giang, văn hoá Mai Pha phân bố ở khu vực vùng núi phía Bắc, văn hoá Phùng Nguyên ở miền trung du Việt Nam, văn hoá Hạ Long, văn hoá Bàu Tró phân bố ở đồng bằng ven biển và các đảo ven bờ ở khu vực duyên hải đông bắc và bắc Trung Bộ Việt Nam..
- Khi tìm hiểu mối giao lưu giữa các nền văn hoá cùng thời ở khu vực Nam Trung Quốc, chúng ta đã bước đầu nhận thấy mối quan hệ giao lưu giữa hai vùng..
- Chúng ta biết rằng, di vật văn hoá đặc trưng của giai đoạn hậu kỳ đá mới vùng ven biển đông nam Trung Quốc là gốm văn in, với những chiếc rìu, bôn đá có vai có nấc và bôn đá có nấc 1 .
- Viện Khảo cổ học..
- nam Trung Quốc có quan hệ rất chặt chẽ với văn hoá Hạ Long phân bố vùng đồng bằng ven biển và đảo ven bờ vùng vịnh Bái Tử Long và Hạ Long 2.
- Tại khu vực tỉnh Quảng Tây, giai đoạn hậu kỳ đá mới được đặc trưng bởi nền văn hoá xẻng đá lớn phân bố chủ yếu ở vùng Quế Nam 3 .
- Trong một số công trình nghiên cứu trước đây, dựa vào sự có mặt của những chiếc rìu 1 vai và những chiếc xẻng đá ở một số địa phương vùng núi phía Bắc, chúng tôi cho rằng có nhiều đợt tiếp xúc nhiều chiều giữa cư dân đá mới vùng Quế Nam với cư dân văn hoá Hạ Long thông qua đường biển, với cư dân Mai Pha thông qua sông Kỳ Cùng, với cư dân văn hoá Hà Giang qua đường sông Bằng, sông Gâm 4.
- Với ý tưởng như vậy, tôi muốn khuôn phạm vi nghiên cứu vào nền văn hoá Hà Giang, văn hoá Phùng Nguyên và các di tích đá mới vùng tây bắc Việt Nam.
- Văn hoá Hà Giang có địa bàn phân bố rộng từ Cao Bằng, Hà Giang, xuống Tuyên Quang, Bắc Thái.
- Bằng phương pháp so sánh những đặc trưng cơ bản của văn hoá Hà Giang với 11 loại hình văn hoá đá mới Vân Nam, chúng tôi muốn làm rõ mối tương quan giữa các văn hoá nói trên.
- Theo các tài liệu hiện biết, trong số 11 loại hình văn hoá Vân Nam có 6 loại hình là Hạp Tâm Trường, Hải Đăng Thôn, Thạch Trại Sơn, Man Rạng, Nập Mang Hoài, Tiểu Hà Động có chứa rìu có vai, rìu bôn có vai có nấc.
- Dấu ấn văn hoá Hà Giang còn tìm thấy ở di chỉ Cảm Đà Nham, thuộc huyện Nà Pha, Quảng Tây.
- Có thể có khả năng tồn tại một hệ thống văn hoá chung rộng nào đó gồm thâu cả văn hoá Hà Giang, văn hoá Tiểu Hà Động và Cảm Đà Nham..
- Huổi Ca, Nậm Mạ, Nậm Cha, Nậm Hăn (tỉnh Lai Châu)… Số lượng hiện vật đồ đá thu được khá phong phú, cho phép chúng ta nhìn nhận một cách đầy đủ về văn hoá đá mới ở khu vực này..
- Khi so sánh những đặc trưng văn hoá tiền sử Tây Bắc với khu vực Vân Nam, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng với khu vực Mãnh Lạp thuộc loại hình Man Bạng Nám ở cực tây Vân Nam Trung Quốc.
- Tại khu vực này các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện được nhiều rìu tứ giác thân dài mặt cắt ngang hình chữ nhật hoặc hình thang giống với công cụ cùng loại ở Tây Bắc 6 .
- Văn hoá Phùng Nguyên phân bố chủ yếu ở đồng bằng trung du Phú Thọ và một phần đồng bằng Bắc Bộ.
- Niên đại của văn hoá Phùng Nguyên được xếp vào sơ kỳ kim khí.
- Với sức sống mãnh liệt, văn hoá Phùng Nguyên ngoài mối quan hệ với văn hoá cùng thời ở Bắc Việt Nam còn có mối quan hệ với Hoa Nam, nhất là miền đất Điền cổ đại..
- Ở di chỉ Đại Hoa Thạch, huyện Long Lăng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc rìu hình thang có kích thước rất nhỏ, gần gũi với công cụ cùng loại ở Phùng Nguyên.
- Di vật văn hoá đặc trưng ở đây là những chiếc rìu hình chữ nhật hoặc hình thang có mặt cắt ngang hình chữ nhật.
- Dầu sao, sự có mặt của những chiếc rìu bôn hình thang loại nhỏ ở Đại Hoa Thạch và đồ gốm có hoa văn khắc vạch chìm kết hợp chấm dải điểm kiểu Phùng Nguyên ở Đại Đôn Tử cũng cho ta thấy giữa văn hoá Phùng Nguyên và miền đất Vân Nam có mối quan hệ nào đó..
- Văn hoá Mai Pha là một văn hoá hậu kỳ thời đại đá mới, địa bàn phân bố chủ yếu ở phía đông và đông nam sơn khối đá vôi Bắc Sơn, phần nào trùng với địa bàn phân bố của văn hoá Bắc Sơn.
- Cho đến nay, số di chỉ có cùng tính chất văn hoá với di chỉ Mai Pha phát hiện được chưa nhiều..
- Đặc trưng nổi bật của văn hoá Mai Pha là tổ hợp rìu bôn tứ giác mài nhẵn toàn thân, chủ yếu là kích thước vừa và nhỏ kết hợp với tập hợp gốm văn thừng tô màu, chất liệu pha vỏ nhuyễn thể, sạn sỏi và bã thực vật nghiền nhỏ.
- Chính đồ gốm tạo ra bản sắc độc đáo nhất của văn hoá Mai Pha.
- Trước đây, tại khu vực đảo Lamma Hồng Kông, Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số di chỉ khảo cổ mà ở đó chứa đựng một số yếu tố văn hoá vật chất gần gũi với Mai Pha như: bôn tứ giác, gốm có quai ở mép miệng, văn khắc vạch, văn thừng mịn, chân đế thấp có lỗ, gốm tô màu hồng… Khi so sánh gốm Mai Pha với các văn hoá ở ven biển Quảng Đông và Hồng Kông, Finn.
- Qua nghiên cứu của chúng tôi thì khác với văn hoá Phùng Nguyên và văn hoá Mai Pha ở miền Bắc nước ta, ở Quảng Đông và Hồng Kông không có di chỉ nào mà rìu bôn tứ giác chiếm đa số.
- Rìu bôn tứ giác là một đặc trưng nổi trội của văn hoá hậu kỳ đá mới Bắc Việt Nam.
- Chúng tôi cho rằng, rìu bôn tứ giác có nguồn gốc từ rìu mài văn hoá Bắc Sơn, có ảnh hưởng trực tiếp đến văn hoá Mai Pha, và đến khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc..
- Vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, ở vùng phía nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hình thành một khu vực phân bố hàng loạt di tích khảo cổ mà đặc trưng văn hoá nổi bật là những chiếc xẻng đá lớn.
- Các nhà khảo cổ học Trung Quốc định danh cho chúng là những di chỉ xẻng đá lớn hoặc “văn hoá xẻng đá lớn”.
- Về nội dung của nền văn hoá này, chúng tôi đã trình bày ở phần trên..
- Cho đến nay, tài liệu khảo cổ học Việt Nam đã ghi nhận được 37 trường hợp tìm thấy loại di vật xẻng đá tìm thấy ở 7 tỉnh vùng núi phía bắc và khu vực duyên hải đông bắc Việt Nam:.
- Điều đáng chú ý là địa bàn phát hiện những chiếc xẻng đá này nằm trong khu vực phân bố của văn hoá Hạ Long, văn hoá Mai Pha, văn hoá Hà Giang và cũng là địa bàn sinh tồn chủ yếu của các nhóm cư dân Tày - Nùng cổ.
- Không có xẻng đá nào được tìm thấy trong quá trình khảo sát hay khai quật khảo cổ học do các nhà chuyên môn tiến hành.
- Cho đến nay, tại vùng ven biển đông bắc đã có gần 20 di tích tiền sử thuộc văn hoá Hạ Long và Tiền Đông Sơn đã được khai quật hoặc đào thám sát, nhưng cũng không tìm thấy di vật xẻng đá nào dù chỉ là mảnh vỡ.
- Trong thời gian gần đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật 2 di chỉ xưởng thuộc văn hoá.
- Do vậy các nhà khảo cổ học Việt Nam đều thống nhất ý kiến khi cho rằng, những chiếc xẻng đá tìm thấy ở vùng núi và ven biển phía bắc Việt Nam là sản phẩm của sự giao lưu trao đổi giữa các nhóm cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí Bắc Việt Nam với cư dân đương thời ở Quảng Tây.
- Văn hoá xẻng đá lớn Quảng Tây có ảnh hưởng nhất định đến các cư dân cổ vùng lân cận, trong đó có Bắc Việt Nam..
- Do vị trí địa lý tự nhiên, có thể có nhiều đợt tiếp xúc nhiều chiều giữa chủ nhân văn hoá xẻng đá Quế Nam với cư dân văn hoá Hạ Long chủ yếu thông qua đường biển, với cư dân văn hoá Mai Pha (Lạng Sơn) qua đường sông Kỳ Cùng, với cư dân văn hoá Hà Giang qua đường sông Bằng, sông Gâm..
- Xuất phát từ cách nhìn nhận khu vực nam Trung Quốc và vùng phía bắc Việt Nam là một khu vực lịch sử văn hoá có nhiều quan hệ tương đồng, rõ ràng mối quan hệ văn hoá giữa cư dân tiền sử Bắc Việt Nam và các cư dân khác ở vùng Nam Trung Quốc là không thể phủ nhận được.
- Bên cạnh những yếu tố văn hoá như các loại rìu bôn có vai có nấc, rìu một vai, thì với sự hiện diện của những chiếc xẻng đá ở đây càng khẳng định trong thời tiền sử, có sự giao lưu trao đổi trong nội bộ giữa các nhóm cư dân Lạc Việt Bắc Việt Nam với cư dân Lạc Việt cổ vùng nam Quảng Tây..
- Vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, tại vùng ven biển đông nam Trung Quốc tồn tại một hệ thống văn hoá mà đặc trưng là gốm văn in, với những chiếc rìu, bôn đá có vai và bôn đá có nấc 12 .
- Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì những văn hoá ở vùng biển đông nam Trung Quốc có quan hệ rất chặt chẽ với văn hoá Hạ Long ở vùng duyên hải đông bắc Việt Nam..
- Cho đến nay, đã có khoảng 37 địa điểm văn hoá Hạ Long được phát hiện ở vùng đồng bằng ven biển và đảo ven bờ của tỉnh Quảng Ninh và một phần Hải Phòng (vùng vịnh Bái Tử Long và Hạ Long)..
- Có thể nói, những chiếc rìu bôn có vai có nấc là tài sản văn hoá chung của cả cư dân vùng ven biển Quảng Đông - vịnh Bắc Bộ..
- Trong văn hoá Hạ Long còn có một số lượng nhất định loại bôn có nấc, không vai thân dày (stepped adze).
- Ở đây cũng cần nói thêm là khi đề cập đến khảo cổ học giai đoạn đá mới vùng đông nam Trung Quốc và Đài Loan, các nhà khảo cổ thường gắn với vấn đề nguồn gốc của người Nam Đảo (Austronesian)..
- Von cho rằng chủ nhân văn hoá bôn tứ giác ở nam Trung Quốc là người Nam Đảo gốc.
- Nhà khảo cổ Trương Quang Trực cho rằng Đài Loan là quê hương đầu tiên của những tộc người nói tiếng Nam Đảo, mà chứng tích vật chất của họ được thể hiện rõ nét qua văn hoá Đại Phần Khanh.
- Từ Đài Loan, văn hoá của người Nam Đảo di chuyển về phía tây vào lục địa đông nam Trung Quốc và xuôi phía nam qua Philippine đến quần đảo Đông Nam Á và các đảo nhỏ khác thuộc châu Đại Dương 17.
- Đã có ý kiến cho chủ nhân văn hoá Hạ Long thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.
- Theo ý kiến của chúng tôi, Hạ Long là một văn hoá đa hợp, có yếu tố Nam Á (Austroasiatic) và yếu tố Nam Đảo (Austronesian), nhưng yếu tố Nam Đảo rất đậm nét..
- Bên cạnh các loại rìu bôn có vai có nấc và đồ gốm còn có một số yếu tố văn hoá khác thể hiện rõ hơn mối quan hệ văn hoá giữa cư dân Hạ Long và cư dân nam Trung Quốc..
- Trong di sản văn hoá của người Hạ Long cổ, có loại hình di vật “dấu Hạ Long” rất phổ biến và đặc trưng.
- “Dấu Hạ Long” là loại di vật đặc trưng tạo thành dấu ấn văn hoá Hạ Long.
- Dựa vào việc phân tích, so sánh các di vật ở đây với các địa điểm khác, các nhà khảo cổ học Trung Quốc xếp lớp 7 di chỉ Phật Tử Miếu vào khung niên đại có giới hạn sớm nhất thuộc giai đoạn sớm của hậu kỳ đá mới, giới.
- Ở địa điểm Cái Bèo, trong lớp văn hoá Hạ Long đã phát hiện được loại rìu một vai khá phổ biến trong các di tích đá mới muộn ở Quảng Tây.
- Sự có mặt loại rìu một vai trong lớp văn hoá Hạ Long ở di chỉ Cái Bèo đã xác nhận mối quan hệ trao đổi giữa cư dân Hạ Long với cư dân vùng Nam Ninh, Quảng Tây..
- Cho đến nay, tài liệu khảo cổ học Việt Nam đã ghi nhận 12 xẻng đá tìm thấy ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng.
- Đáng chú ý là những địa điểm phát hiện thấy di vật xẻng đá đều nằm trong phạm vi phân bố của văn hoá Hạ Long xung quanh đường biển Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long..
- Do vậy, chúng tôi cho rằng, những chiếc xẻng đá tìm thấy ở vùng văn hoá Hạ Long là sản phẩm của sự giao lưu trao đổi..
- Do vị trí địa lý tự nhiên, có thể có nhiều đợt tiếp xúc nhiều chiều giữa chủ nhân văn hoá xẻng đá Quế Nam với cư dân văn hoá Hạ Long chủ yếu thông qua đường biển, thứ đến là thông qua con đường trên đất liền từ vùng Lạng Sơn sang..
- Chúng ta còn có thể thấy rõ những yếu tố văn hoá của cư dân Hạ Long hiện diện ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc.
- Và ngược lại chúng ta cũng nhận thấy nhiều yếu tố văn hoá nam Trung Quốc được tiếp nhận trong văn hoá Hạ Long.
- Từ những dữ kiện khảo cổ học như đã trình bày ở trên, chúng tôi muốn làm rõ một điều rất hiển nhiên là, trong suốt thời tiền sử, những cộng đồng cư dân khối Bách Việt cổ Việt Nam và nam Trung Quốc đã có mối quan hệ văn hoá rất chặt chẽ, tuy có sự đậm nhạt khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử.
- Điều này tạo tiền đề tốt cho mối quan hệ văn hoá ngày càng được đẩy mạnh ở những giai đoạn sau..
- Dương Thức Đĩnh, 1986, “Thảo luận sâu hơn về văn hoá thời đại đá mới Quảng Đông và vấn đề liên quan”.
- 4 Trình Năng Chung, Rìu một vai ở di chỉ Cái Bèo (đông bắc Việt Nam) và khu vực Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc), Những phát hiện mới về khảo cổ học 1994, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994, tr.58 – 59.
- “Văn hoá xẻng đá lớn ở Quảng Tây Trung Quốc và mối quan hệ với Bắc Việt Nam”, Khảo cổ học, số 2, 1997, tr.85 - 92.
- “Mối quan hệ văn hoá tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc”, trong Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam, tập 1, NXB Khoa.
- 5 Hà Văn Tấn – Bùi Vinh và Võ Quý, “Dấu hiệu của một văn hoá khảo cổ mới ở Hà Tuyên”..
- Khảo cổ học, số tr.34 - 37..
- 7 Hoàng Xuân Chinh – Nguyễn Ngọc Bích, Di chỉ Khảo cổ học Phùng Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978..
- 9 Nguyễn Cường, Văn hoá Mai Pha, Sở Văn hoá Thông tin Lạng Sơn, 2002..
- 11 Trình Năng Chung, “Văn hoá xẻng đá lớn ở Quảng Tây Trung Quốc và mối quan hệ với Bắc Việt Nam”.
- Khảo cổ học, số 2, 1997, tr.85-92.
- “Những xẻng đá lớn vùng ven biển đông bắc Việt Nam - Tư liệu và nhận thức”, Khảo cổ học, số 3, 2005, tr.66 - 73..
- 12 Dương Thức Đĩnh, “Thảo luận sâu hơn về văn hoá thời đại đá mới Quảng Đông và vấn đề liên quan”, Nghiên cứu tiền sử (1 - 2).
- Sở nghiên cứu khảo cổ văn vật Quảng Đông, Năm mươi năm khảo cổ Quảng Đông, Văn vật xuất bản xã, 1999.
- 13 Dương Thức Đĩnh, “Thảo luận sâu hơn về văn hoá thời đại đá mới Quảng Đông và vấn đề liên quan”, Nghiên cứu tiền sử (1 - 2).
- 15 Sở nghiên cứu khảo cổ văn vật Quảng Đông, Năm mươi năm khảo cổ Quảng Đông, Văn vật xuất bản xã, 1999.
- 20 Sở nghiên cứu khảo cổ văn vật Quảng Đông, Năm mươi năm khảo cổ Quảng Đông, Văn vật xuất bản xã, 1999.
- 21 Sở nghiên cứu khảo cổ văn vật Quảng Đông, Khai quật di chỉ Hậu Sa Loan ở đảo Kỳ Áo, Phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học Châu Hải, Quảng Đông nhân dân xuất bản xã, 1991, tr.3 - 21..
- Dương Thức Đĩnh, “Thảo luận sâu hơn về văn hoá thời đại đá mới Quảng Đông và vấn đề liên quan”, Nghiên cứu tiền sử chữ Trung Quốc).
- Hà Văn Tấn – Bùi Vinh và Võ Quý: “Dấu hiệu của một văn hoá khảo cổ mới ở Hà Tuyên”, tạp chí Khảo cổ học, 1990, số 1- 2, tr.34 - 37..
- Hoàng Xuân Chinh – Nguyễn Ngọc Bích, Di chỉ Khảo cổ học Phùng Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1978..
- Nguyễn Cường, Văn hoá Mai Pha, Sở Văn hoá – Thông tin Lạng Sơn, 2002..
- Sở nghiên cứu khảo cổ văn vật Quảng Đông, Khai quật di chỉ Hậu Sa Loan ở đảo Kỳ Áo, Phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học Châu Hải, Quảng Đông nhân dân xuất bản xã .
- Sở nghiên cứu khảo cổ văn vật Quảng Đông, Năm mươi năm khảo cổ Quảng Đông..
- Sở nghiên cứu khảo cổ văn vật Quảng Đông, "Nhìn lại một thế kỷ khảo cổ học Quảng Đông", Khảo cổ, kỳ .
- Trình Năng Chung, Rìu một vai ở di chỉ Cái Bèo (đông bắc Việt Nam) và khu vực Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc), Những phát hiện mới về khảo cổ học, NXB Khoa học Xã hội, 1994, tr.58 – 59..
- Trình Năng Chung, "Văn hoá xẻng đá lớn ở Quảng Tây Trung Quốc và mối quan hệ với Bắc Việt Nam", Khảo cổ học, số 2, 1997, tr.85 - 92..
- Trình Năng Chung, "Mối quan hệ văn hoá tiền sử giữa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc", trong Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, 2004, tr.83 - 103..
- Trình Năng Chung, "Những xẻng đá lớn vùng ven biển đông bắc Việt Nam - Tư liệu và nhận thức", Khảo cổ học, số 3, 2005, tr.66 - 73.