« Home « Kết quả tìm kiếm

Môi trường văn hóa và môi trường văn hóa ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Ý nghĩa của việc đặt vấn đề về môi trường văn hoá.
- trong một xã hội không ngừng phát triển theo hướng đa chiều, đa dạng với cái “logic áp đặt” của nó? Với môi trường văn hoá, phải chăng phần mà con người không có quyền lựa chọn (buộc phải thích nghi) sẽ ngày càng.
- Trong những trường hợp như vậy, khái niệm môi trường xã hội và môi trường văn hoá xuất hiện.
- So với môi trường xã hội 6 , khái niệm môi trường văn hoá thường được dùng với nghĩa kém xác định hơn, với ngoại diên là toàn bộ đời sống con người và nội hàm là mặt văn hoá, hay khía cạnh văn hoá.
- nghĩa là gần như trùng với khái niệm môi trường xã hội về mặt phạm vi, chỉ khác ở khía cạnh xem xét là văn hoá.
- Rất ít khi môi trường văn hoá chỉ được hiểu gồm các hoạt.
- động thuần tuý văn hoá.
- Đây là điểm cần lưu ý khi sử dụng khái niệm môi trường văn hoá.
- cho thấy, môi trường văn hoá là công cụ lý thuyết khá hữu hiệu để xem xét điều kiện bên ngoài làm nên sự hình thành hay tha hoá nhân cách, sự phát triển hay thụt lùi của cá nhân, sự tiến bộ hay lạc hậu của nhóm xã hội hoặc cộng đồng..
- Có nghĩa là, những nội dung cần phải quan tâm khi đặt vấn đề về môi trường văn hoá, hầu hết đều là những nội dung quen thuộc với các lý thuyết xã hội - nhân văn.
- Tuy vậy, việc đặt vấn đề về môi trường văn hoá như một công cụ lý thuyết có ý nghĩa của nó.
- Những câu hỏi này là “đất múa võ” của lý thuyết môi trường văn hoá..
- Đặt vấn đề về môi trường văn hoá còn một chiều khác nữa: nếu như môi trường văn hoá có ảnh hưởng lớn đến mỗi người và cộng đồng, thì ngược lại, mỗi.
- Và, ý nghĩa của việc đặt vấn đề về môi trường văn hoá chính là ở đây..
- Về môi trường văn hoá ở Việt Nam.
- Cho đến nay, trong khoa học xã hội Việt Nam, gần như chưa có một nghiên cứu nào thật toàn diện và đủ sâu sắc để xác định và đánh giá thực trạng toàn bộ môi trường văn hoá Việt Nam giai đoạn hiện nay.
- Trên cơ sở nghiên cứu và chứng kiến sự phát triển khá nhanh của đời sống xã hội Việt Nam vài thập niên gần đây, bài viết này xin cố gắng gợi mở một cái nhìn tổng thể về môi trường văn hoá Việt Nam - một đất nước còn nghèo nhưng có chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục khá cao này 7.
- Ở bình diện chung nhất, chúng tôi cho rằng, với quá trình hơn 20 năm chủ động chấp nhận toàn cầu hoá, tích cực gia nhập các thể chế kinh tế thị trường và sẵn sàng hội nhập vào đời sống quốc tế, chưa bao giờ môi trường văn hoá ở Việt Nam phong phú, phức tạp và có nhiều tiềm ẩn như hiện nay.
- Friedman về thế giới phẳng và toàn cầu hoá… đều là những quan điểm, những luận thuyết không hề xa lạ đối với giới nghiên cứu nói riêng và trí thức Việt Nam nói chung.
- Những hiện tượng mới trong lý luận thế giới như quan điểm về kinh tế tri thức, về xã hội thông tin, các quan niệm về toàn cầu hoá, quan điểm về phát triển con người và bộ công cụ HDI, về môi trường và phát triển bền vững, về vốn con người và vốn xã hội… đã nhanh chóng được phổ biến, tiếp thu và được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam.
- Một số tác phẩm được coi là “hiện tượng” đối với thế giới như cuốn Hồi ký Nhìn lại quá khứ: tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam của Robert McNamara (1995), Thế giới phẳng của Thomas Friedman (2006), hay một số ấn phẩm có giá trị của Ngân hàng Thế giới, của UNDP, của UNESCO… được xuất bản tiếng Việt gần như đồng thời (trong cùng một năm) với bản gốc.
- Đây là điều còn non yếu, bất cập của khu vực lý luận, làm ảnh hưởng đến trình độ của đời sống tinh thần xã hội và trình độ của môi trường văn hoá nói chung..
- Về phương diện kinh tế - xã hội: Nền kinh tế Việt Nam ngày nay tuy đang vận hành theo cơ chế thị trường với những đòi hỏi khắt khe của toàn cầu hoá, buộc phải đáp ứng yêu cầu của những định chế xuyên quốc gia, và đã gia nhập WTO, nhưng vẫn bị coi là chưa kết thúc giai đoạn chuyển đổi.
- Điều này là môi trường.
- vừa tích cực vừa tiêu cực về phương diện văn hoá đối với các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Thị trường thực sự văn minh thì đang rất thiếu, nhưng những hiện tượng không lành mạnh, tiêu cực, thậm chí mafia tồn tại đây đó trong các nền kinh tế bên ngoài thì đã thấy có mặt ở Việt Nam.
- Trong khi có những doanh nhân ngày đêm bị thôi thúc bởi trách nhiệm cá nhân trước thực trạng yếu kém của kinh tế Việt Nam trên thương trường quốc tế, thì vẫn có những người, thậm chí những người có trách nhiệm cao trong khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân chỉ biết vụ lợi và bất chấp lợi ích quốc gia 9 .
- “Trong lúc người Việt Nam ở nước ngoài chắt chiu một cách khó nhọc từng đồng gửi về Tổ quốc thì có công chức lại cá độ hàng triệu USD gửi ra nước ngoài” 10 .
- Cơ chế kinh tế như vừa nói là đầu mối của một môi trường văn hoá đa dạng và phức tạp mà các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đang dày công mổ xẻ..
- Với nội hàm quy ước như thế, tâm quyển ở xã hội Việt Nam hiện nay có thể nói là một dạng tâm quyển hoàn toàn mới, được hình thành và xuất hiện từ cuối những năm 90 (thế kỷ XX), khi đất nước đã lùi xa khỏi chiến tranh, đã ra khỏi giai đoạn khủng hoảng, đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội “to lớn và có ý nghĩa” sau hơn 20 năm Đổi mới, đang đứng trước những vận hội mới, mà nhiều người thường gọi là “thời cơ vàng” 11 của sự phát triển, khiến mỗi.
- Theo chúng tôi, tâm quyển ở xã hội Việt Nam hiện nay chủ yếu là tích cực, lạc quan, nhưng trong xã hội vẫn có luồng ý kiến trái ngược với nó, tức là vẫn có những tâm trạng hoài nghi, lo lắng và đôi khi là bi quan về sự phát triển.
- Dù không chiếm đa số, nhưng vẫn có một cái nhìn hoài nghi, bi quan ở một số người, đáng chú ý là trong đó có những chuyên gia, những nhà hoạt động xã hội lo ngại Việt Nam sẽ tụt hậu xa hơn so với thế giới và các nước trong khu vực..
- Ở mức độ nhẹ nhàng hơn, một vài tác giả nghi ngờ lập luận của những người khẳng định Việt Nam đang đứng trước “thời cơ vàng” của sự phát triển 12.
- Chẳng hạn, theo tính toán của một số chuyên gia IMF, GDP/đầu người của Việt Nam năm 2005 là 552 USD.
- Nếu đặt giả thiết, các nước thu nhập cao hơn ở ASEAN ngừng phát triển và Việt Nam vẫn cứ tăng trưởng như hiện nay, thì cũng phải mất 5 năm Việt Nam mới đuổi kịp Indonesia và Philippines, 20 năm để đuổi kịp Thái Lan, 24 năm để đuổi kịp Malaysia, 38 năm để đuổi kịp Brunei và 40 năm để đuổi kịp Singapore.
- Còn nếu các nước ASEAN chỉ cần vẫn cứ tăng trưởng với tỷ lệ như 10 năm qua, Việt Nam sẽ mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm để đuổi kịp Thái Lan và 197 năm để đuổi kịp Singapore 13 .
- Có ý kiến khác lại cho rằng, với khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như hiện nay, đáng ra nền kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng cao hơn 7 - 8%/năm.
- Tại phiên họp ngày kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XI, ông Nguyễn Bá Thanh, bằng con số cụ thể, đã chỉ ra bức tranh đáng ngại của nền kinh tế Việt Nam: Năm 2006, tổng sản phẩm trong nước ước đạt 8,2%, tương đương 60 tỷ USD.
- Ông Nguyễn Bá Thanh hài hước bình luận: "Một bức tranh kinh tế như thế mà nói rằng đến năm 2025 Việt Nam sẽ đứng thứ 16 trên thế giới thì tôi rất nghi ngờ, gắng sống thêm 19 năm nữa coi ta đứng thứ bao nhiêu?"..
- Mặc dù thành tựu giáo dục của Việt Nam được không ít chuyên gia nước ngoài đánh giá khá cao.
- Song với trí thức trong nước, đặc biệt các trí thức đầu ngành, thực trạng giáo dục Việt Nam lại là một bức tranh quá tệ: cơ chế thi cử bất cập, tình trạng dạy thêm, học thêm vô nguyên tắc, nạn tiêu cực tràn lan từ cấp tiểu học đến sau đại học.
- Không bằng lòng với những lời khen ngợi của WHO về thành tích chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, về việc nâng cao được tuổi thọ toàn dân, về các giải pháp kiểm soát có hiệu quả dịch cúm gà, về khả năng khống chế được căn bệnh SARS…, rất nhiều người vẫn lo lắng cho môi trường văn hoá trong hệ thống y tế ở Việt Nam: cơ sở hạ tầng y tế yếu kém, giá thuốc chữa bệnh không kiểm soát được, tình trạng xuống cấp đạo đức đã phá vỡ quan hệ bình thường giữa bác sỹ và người bệnh.
- Một số chuyên gia WHO gọi đây là đại dịch quốc gia của Việt Nam 16.
- Không thể nói thái độ bi quan hoặc lo lắng cho môi trường văn hoá như vừa nêu là thiếu cơ sở.
- Và đây là môi trường văn hoá đặc biệt quan trọng.
- Năm 2006, với những thành tựu phát triển ấn tượng, cùng một loạt sự kiện quốc gia có ý nghĩa, vị thế của Việt Nam đã được hầu hết các nước, các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực.
- Xin được trích vài nhận xét của những người nước ngoài đã từng sống và làm việc tại Việt Nam..
- Chẳng hạn, Klaus Rohland, đại diện WB tại Việt Nam cho rằng: “Việt Nam là câu chuyện về một thành công lớn.
- Có thể khẳng định, ngoài Trung Quốc, Việt Nam là nền kinh tế phát triển thành công nhất thế giới.
- Đáng chú ý hơn là Việt Nam đạt được kết quả này khi chưa trở thành thành viên WTO” 20.
- Joanathan Wagh, chủ tịch một công ty của Đức, người đã sống ở Việt Nam hơn 10 năm nhận xét: “Nhìn chung, người Việt Nam rất cởi mở và muốn hiểu biết nhiều hơn về các nền văn hoá khác.
- Nhưng nhiều người Việt Nam có khả năng nhanh chóng khắc phục được nhược điểm này, nếu họ được hướng dẫn.
- Mac Lachlan, Phó Đại sứ Anh, sau nhiều năm làm việc tại Hà Nội đã coi điều mà ông ấn tượng nhất là: “Người Việt Nam có tinh thần học hỏi ghê gớm”.
- Theo ông, nhiều nước châu Âu và châu Á muốn hợp tác với Việt Nam là vì điểm này 22.
- “Việt Nam trở thành cường quốc ở Đông Nam Á chỉ còn là vấn đề thời gian”..
- Nguyên nhân, theo Địch Côn, Việt Nam hiện nay có ba ưu thế.
- Thứ ba, dân tộc Việt Nam có chí tiến thủ mạnh mẽ với 82 triệu dân mà kết cấu dân số lại có đến 2/3 là những.
- Do vậy, ông nhận xét: “Có thể thăng, có thể trầm, nhưng với lòng tự tôn mạnh, Việt Nam sẽ không chịu thấp kém” 23.
- Bush cũng đã sử dụng hình ảnh Con hổ châu Á để nói về Việt Nam.
- Bush nhận định, Việt Nam “là một con hổ trẻ” (young tiger) và tôi rất ấn tượng về sự phát triển này” 24 .
- Điều chúng tôi muốn lưu ý là, ngay cả sau sự kiện tiêu cực ở PMU 18, cái nhìn thiện cảm đối với sự phát triển của Việt Nam cũng không hề vì thế mà.
- Hilary Benn, Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh – người có quan điểm cứng rắn trong việc gắn viện trợ với chống tham nhũng – cũng phải thừa nhận, Việt Nam đã làm được nhiều việc đáng ngạc nhiên, nhất là xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho người dân..
- Chính điều đó đã khiến ông quyết định ký một Viện trợ hợp tác với Việt Nam vào trung tuần tháng 9/2006 25 .
- Thêm một chỉ báo nữa có thể được chọn làm căn cứ đánh giá môi trường văn hoá ở Việt Nam: giữa năm 2006, NEF (New Economics Foundation), một tổ chức nghiên cứu xã hội có uy tín ở Anh đã đánh giá chỉ số hạnh phúc (HPI) của 178 nước trên thế giới tính đến thời điểm đó.
- Điều thú vị là, NEF đã đo đạc và xếp Việt Nam đứng thứ 12 trong số 178 nước với chỉ số hạnh phúc tổng hợp là 61,2, trên cả Trung Quốc (31/178), Thái Lan (33/178), Italia (66/178), Nhật Bản (95/178), Mỹ (108/178) và hơn 160 nước khác.
- Dường như có vẻ thiếu thuyết phục khi Việt Nam lại được coi là hạnh phúc hơn cả Mỹ và Nhật Bản, điều này có thể phải bàn luận thêm.
- Nhưng ở đây, trên bình diện môi trường văn hoá, chúng tôi muốn khai thác kết quả nghiên cứu của NEF về mức độ hài lòng của người Việt Nam với cuộc sống hiện tại của mình..
- 61,2% cư dân Việt Nam thừa nhận là hạnh phúc, nghĩa là hài lòng với cuộc sống hiện tại, theo chúng tôi, là con số có thể tin được.
- Và cuối cùng, một chỉ báo khác, tuy phạm vi và thời gian khái quát có hẹp hơn so với quy trình nghiên cứu chỉ số hạnh phúc của NEF, nhưng cũng hoàn toàn xứng đáng được chọn làm căn cứ đánh giá môi trường văn hoá ở Việt Nam..
- Kết quả là người Việt Nam hoá ra dẫn đầu thế giới về mức độ tin tưởng vào tương lai.
- Trong gần 49.000 người tại 53 nước được hỏi, chỉ có 43% tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn, trong đó, Việt Nam: 94% tin tưởng vào tương lai, Hồng Kông:.
- Khi nghe người bên ngoài ca ngợi Việt Nam hạnh phúc hay lạc quan nhất thế giới, thì cũng không ai quên Việt Nam vẫn mới chỉ là nước có GDP rất thấp và nhiều mặt còn cách các nước trong khu vực khá xa.
- Nhưng, chính điều đó lại càng làm cho việc đánh giá tâm thế phát triển ở Việt Nam trở nên có ý nghĩa hơn..
- Chưa bao giờ môi trường văn hoá ở Việt Nam lại phong phú và đa dạng, lại năng động và tích cực, lại khích lệ và cám dỗ, lại có nhiều cơ hội và thách thức….
- Mức độ phong phú và đa dạng, nhịp điệu năng động và tích cực của môi trường văn hoá Việt Nam hiện đã đủ để nuôi dưỡng mọi ý tưởng tốt đẹp, khích lệ mọi lợi thế trong phát kiến, sáng tạo.
- Nếu nhìn xã hội Việt Nam qua ấn tượng của những hiện tượng tiêu cực và bất cập trong đời sống kinh tế - xã hội, qua dự báo lạnh lùng của quan điểm bi quan về sự phát triển tiếp theo ở Việt Nam, hay qua so sánh với các nước đi trước về một số hiện tượng cụ thể trong hoạt động khoa học, giáo dục và công nghệ….
- thì có thể có cảm giác là môi trường văn hoá ở Việt Nam đang tích tụ những điều đáng phải lo ngại.
- Bởi vậy, sẽ là cực kỳ nguy hiểm nếu chỉ nhìn sự phát triển của xã hội Việt Nam ngày nay với con mắt lạc quan đến mức mất cảnh giác cho rằng, không nhân tố tiêu cực nào có thể cản trở hoặc làm hỏng sự phát triển xã hội.
- Nhưng, cũng sẽ là thiển cận hoặc không sáng suốt nếu chỉ nhìn sự phát triển của xã hội Việt Nam ngày nay với con mắt thuần tuý bi quan.
- Môi trường văn hoá ở Việt Nam hiện có không ít nhân tố tiêu cực và không bình thường, thậm chí rất không bình thường.
- Khi nhìn môi trường văn hoá Việt Nam qua lăng kính tâm thế phát triển của đại đa số cư dân, qua đánh giá tích cực và có thiện cảm của những chuyên gia nước ngoài, qua số liệu về mức độ lạc quan, hay qua chỉ số hạnh phúc của Việt Nam mà thế giới đã đo đạc và công bố, thì phải thừa nhận, nét chủ đạo của môi trường văn hoá ở Việt Nam hiện nay là tốt đẹp và lành mạnh..
- Xem: Nguyễn Xuân, ODA: chuyện thế giới, chuyện Việt Nam và PMU 18, www.mofa.gov.vn 6/5/2006..
- 13 Il Houng Lee, Việt Nam đuổi kịp Singapore:cần 197 năm.
- 16 Xem: WHO: Tai nạn giao thông ở Việt Nam đã trở thành đại dịch.
- Lần đầu tiên trong hai thế kỷ nay Việt Nam không có kẻ thù chiến lược, được công nhận đầy đủ và có quan hệ, là đối tác chính thức với tất cả các cường quốc, trở thành một quốc gia xuất khẩu và có quan hệ kinh tế, thương mại với hầu hết các quốc gia..
- Thanyathip Seriphama, Việt Nam sớm bắt kịp Thái Lan.
- Klaus Rohland, Việt Nam - câu chuyện lớn về thành công, Vietnamnet 30/12/2005.
- Richard Quest, Việt Nam có thể trở thành con rồng châu Á, VietNamNet 23/8/2005..
- 24 Xem: Bush chứng kiến sự “phấn khởi ở Việt Nam”.
- 25 Hilary Benn đã ký thỏa thuận, theo đó Anh viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 450 triệu USD trong 5 năm: “Thời gian qua Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều, với những kết quả đáng kinh ngạc trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo trong vòng 20 năm trở lại đây.
- Hiện Chính phủ Việt Nam đã công khai với vấn đề tham nhũng.
- HPI của Việt Nam năm 2006 là 61,2 với chỉ số hài lòng với cuộc sống là 6,1, chỉ số tuổi thọ là 70,5 và chỉ số môi sinh là 0,8.
- 27 Minh Huy, Người Việt Nam lạc quan nhất thế giới, Xem: www.tuoitre.com.vn 2/01/2007..
- Bush chứng kiến “sự phấn khởi ở Việt Nam”..
- Lee, il Houng, Việt Nam đuổi kịp Singapore: cần 197 năm, http://www.dantri.com.vn 16/3/2006..
- Minh Huy, Người Việt Nam lạc quan nhất th ế giới, http://www.tuoitre.com.vn .
- Nguyễn Xuân, ODA: Chuyện thế giới chuyện Việt Nam và PMU 18, www.mofa.gov.vn 6/5/2006..
- Quest – Richard, Việt Nam có thể trở thành con rồng châu Á, http://www.Vietnamnet 23/8/2005..
- Seriphama – Thanyathip, Việt Nam sớm bắt kịp Thái Lan, http://www.VietNamNet .
- WHO: Tai nạn giao thông ở Việt Nam đã trở thành đại dịch.