« Home « Kết quả tìm kiếm

Môi trường vi mô (Micro -Environmet)


Tóm tắt Xem thử

- Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hoạt động marketing của công ty và ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng.
- Khác với môi trường vĩ mô, doanh nghiệp có thể tác động đến môi trường vi mô thông qua các chính sách, chiến lược kinh doanh của mình..
- Trong thực tế mức độ hoàn thành mục tiêu và chất lượng thỏa mãn khách hàng của doanh nghiệp lại không chỉ phụ thuộc vào sự cố gắng của bộ phận marketing ở mỗi doanh nghiệp mà còn do tác động của toàn bộ các yếu tố thuộc môi trường marketing vi mô..
- Doanh nghiệp.
- Trong việc thiết kế một kế hoạch marketing cho doanh nghiệp, bộ phận marketing phải chịu sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty đồng thời phải hợp tác với những bộ phận khác trong doanh nghiệp như: bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), nhân sự, vật tư, sản xuất, tài chính và kế toán của doanh nghiệp đọ.
- Tất cả các bộ phận liên quan này hình thành nên một môi trường nội tại của doanh nghiệp..
- Ban giám đốc công ty là người thiết lập nên những nhiệm vụ, những mục tiêu chung, chiến lược tổng thể và các chính sách của doanh nghiệp.
- Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ tạo ra sản phẩm đúng số lượng và chất lượng.
- Tất cả các hoạt động của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp cùng tác động đến kế hoạch và hoạt động marketing trong doanh nghiệp đó..
- để thực hiện dự định đó không? Ngoài ra, còn có những cản trở do mâu thuẫn giữa các nhà quản trị các chức năng khác nhau trong công ty.
- Nhà quản trị sản xuất thì muốn duy trì lâu dài các sản phẩm tiêu chuẩn hóa.
- Nhà quản trị marketing thì thấy cần thiết phải đa dạng hóa sản phẩm cho các đoạn thị.
- Hoạt động marketing không phải là một hoạt động riêng rẽ trong doanh nghiệp.
- Ngược lại nó bị chi phối bởi các lực lượng, các yếu tố khác trong doanh nghiệp.
- Do vậy hoạt động marketing chịu sự chi phối, điều hành trực tiếp của Ban giám đốc..
- Các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hoạt động.
- Đó là các nguồn lực (có thể là sản phẩm, dịch vụ, nguyên, nhiên vật liệu và nguồn nhân lực) cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Nếu quá trình cung cấp các đầu vào này bị trục trặc thì ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh.
- Đặc biệt, giá cả và dịch vụ của nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Sự tăng giá hay khan hiếm các nguồn lực này trên thị trường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
- Do vậy doanh nghiệp phải hiểu biết, quan tâm và xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng..
- Các nhà cung ứng bảo đảm nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm.
- Bởi vì điều đó có thể gây tác hại đến khả năng thỏa mãn khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Và chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu vì khách hàng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh..
- Trung gian marketing là các tổ chức kinh doanh độc lập, tham gia hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
- Các trung gian này rất quan trọng, nhất là trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp có xu hướng thuê ngoài một số khâu khác nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
- Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Do vậy, doanh nghiệp phải biết và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các trung gian.
- Bởi vì, các trung gian marketing có trách nhiệm giúp doanh nghiệp truyền thông, bán và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Đó có thể là các trung gian phân phối, công ty cung ứng dịch vụ marketing như quảng cáo, nghiên cứu thị trường, các cơ sở vật chất phục vụ phân phối hay các tổ chức tài chính..
- Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu thông sản phẩm: các tổ chức này giúp các trung gian phân phối dự trữ sản phẩm và vận chuyển chúng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
- Đây là các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong các lĩnh vực như kho bãi, vận tải..
- Tổ chức cung cấp dịch vụ marketing: bao gồm các công ty nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tư vấn.
- Hoạt động của họ giúp cho các doanh nghiệp định hướng chính xác hơn về nhu cầu, mong muốn của khách hàng và định vị tốt sản phẩm của họ trên thị trường..
- Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính - tín dụng: bao gồm các ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm.
- Họ cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất hay lưu thông sản phẩm.
- Việc tăng cường hay thu hẹp khả năng tín dụng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp.
- Vì thế doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ bền vững với các tổ chức tài chính tín dụng quan trọng này..
- Khách hàng.
- Khách hàng là người quyết định thành bại đối với doanh nghiệp, là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp.
- Mỗi sự biến đổi về nhu cầu, về quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xét lại các quyết định marketing..
- Mục tiêu của doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
- Do vậy doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng.
- Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường.
- Do đó doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình.
- Thị trường người tiêu dùng: là những cá nhân, hộ gia đình mua sản phẩm để sử dụng cho mục đích cá nhân và gia đình..
- Thị trường các nhà sản xuất: là các tổ chức mua sản phẩm .
- cho mục đích sản xuất và hoạt động của mình..
- Thị trường nhà buôn bán trung gian phân phối: là các tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm với mục đích bán lại để kiếm lời..
- Thị trường các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận: là những tổ chức mua sản phẩm để sử dụng trong cơ quan công quyền hoặc chuyển giao cho những người cần tới nó với mục đích xã hội..
- Do vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu riêng một cách cẩn thận từng loại thị trường này..
- Đối thủ cạnh tranh.
- Do tính hấp dẫn của mỗi đối thủ cạnh tranh khác nhau nên khách hàng có cách thức khác nhau trong việc lựa chọn các sản phẩm cạnh tranh.
- Vì vậy, trước những áp lực khác nhau do sự thay đổi chiến lược và chiến thuật marketing của mỗi đối thủ cạnh tranh, có thể tạo ra nguy hiểm đe dọa đến các quyết định marketing của công ty.
- Trong bối cảnh đó, các công ty một mặt phải nhận diện chính xác từng đối thủ cạnh tranh.
- mặt khác, phải theo dõi và kịp thời có đối sách với các diễn biến từ phía những đối thủ cạnh tranh..
- Trước hết, cần phân biệt các lực lượng cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh.
- Lực lượng cạnh tranh bao gồm tất cả các lực lượng, các yếu tố có thể gây một áp lực nào đó với công ty.
- Đối thủ cạnh tranh là một trong các lực lượng cạnh tranh.
- Kinh tế học thường coi đối thủ cạnh tranh chỉ là những doanh nghiệp, những công ty sản xuất, kinh doanh những hàng hóa và dịch vụ có tên gọi giống nhau.
- Đây là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.
- Nhân tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.
- Các nhà quản trị marketing luôn luôn quan tâm đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, đến các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến của các đối thủ.
- Mỗi doanh nghiệp tùy hoàn cảnh có những hình thức đối thủ cạnh tranh khác nhau.
- Đối thủ cạnh tranh về ước muốn: là sự cạnh tranh từ tất cả các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau về các ước muốn tức thời mà người tiêu thụ muốn thỏa mãn.
- Bất kỳ công ty nào cũng bị cạnh tranh bởi các công ty khác đang nhằm vào giành lấy túi tiền của khách hàng, trong khi túi tiền của họ thì có hạn.
- Tuy nhiên, bằng các chiến lược marketing linh hoạt, công ty có thể cạnh tranh để giành lấy sự ưu ái chi tiêu của khách hàng cho sản phẩm của mình..
- Đối thủ cạnh tranh về giữa các sản phẩm thay thế: là cạnh tranh về các loại sản phẩm có thể thỏa.
- Công chúng trực tiếp là bất kỳ một nhóm, một tổ chức nào có mối quan tâm, có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Công chúng trực tiếp sẽ ủng hộ hoặc chống lại các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, tức là tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến công ty với thái độ thiện chí (ví dụ những nhà hảo tâm).
- Công chúng tìm kiếm là nhóm mà công ty đang tìm kiếm sự quan tâm của họ, nhưng không phải bao giờ cũng tìm được (ví dụ các phương tiện thông tin đại chúng).
- Công chúng không mong muốn là nhóm mà công ty cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện (Ví dụ nhóm người tiêu dùng tẩy chay.
- Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm: là sự cạnh tranh của những hãng sản xuất về các nhãn hiệu sản phẩm khác nhau.
- Đó là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại với nhãn hiệu khác nhau.
- Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác nhau của các sản phẩm cùng loại.
- Như vậy, các nhà quản trị marketing ở một doanh nghiệp cụ thể khi đưa ra các quyết định marketing đối với hàng hóa, dịch vụ của mình thì trước hết, phải nhận diện đầy đủ cả 4 loại đối thủ cạnh tranh trên.
- Đồng thời phải phân tích kỹ lưỡng những thay đổi trong quyết định mua hàng của khách hàng liên quan đến sự thay đổi trong các quyết định marketing của từng loại đối thủ cạnh tranh..
- Công chúng trực tiếp.
- Công ty có thể xây dựng kế hoạch marketing cho tất cả các công chúng trực tiếp, cơ bản của mình, cũng như cho tất cả thị trường khách hàng.
- Giả sử rằng công ty muốn giành được từ một nhóm công chúng trực tiếp cụ thể nào đó, thái độ phản ứng thiện cảm, những lời khen ngợi hay sự đóng góp thời gian tiền bạc thì cần phải thiết kế hàng hóa hấp dẫn đối với chính nhóm công chúng này..
- Các loại công chúng trực tiếp của công ty thường là:.
- Giới tài chính: Có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Công chúng cơ bản trong giới tài chính là ngân hàng, các công ty tài chính, các công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm, các cổ đông.
- Doanh nghiệp có thể giành được sự ủng hộ của giới này thông qua các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, các giải trình có liên quan đến hoạt động tài chính và những chứng cứ thể hiện tính hiệu quả và ổn định của doanh nghiệp..
- Doanh nghiệp cần phải quan tâm để làm thế nào các phương tiện truyền thông này đưa tin có lợi về hoạt động của doanh nghiệp hơn.
- Các thông tin về doanh nghiệp của giới.
- truyền thông là hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hình ảnh công ty trước người tiêu dùng và các giới công chúng khác.
- Công ty có thể tranh thủ sự thiện cảm của giới truyền thông bằng chính chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình và bằng các hoạt động xã hội như lập các quỹ hỗ trợ, các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các cuộc thi,....
- Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan công quyền: Các hoạt động của công ty đòi hỏi phải tuân thủ các quy định của nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm, quảng cáo trung thực, quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp, quyền của người tiêu dùng, môi trường xã hội.
- ràng buộc hoạt động của họ..
- Mối quan hệ tốt và đáp ứng những yêu cầu của các nhóm này sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp cho sản phẩm và danh tiếng của doanh nghiệp..
- Công chúng trực tiếp địa phương: Mọi công ty đều có quan hệ với công chúng trực tiếp địa phương như những người dân sống ở vùng xung quanh và các tổ chức địa phương.
- Đổ làm việc với nhân viên địa phương các công ty lớn thường cử một người chuyên trách về việc quan hệ với địa phương, tham dự các cuộc họp của hội đồng địa phương, trả lời những câu hỏi, đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề cấp thiết..
- Quần chúng đông đảo: Công ty cần phải theo dõi chặt chẽ thái độ của quần chúng đông đảo đối với hàng hóa và hoạt động của mình.
- Và tuy rằng quần chúng đông đảo không phải là một lực lượng có tổ chức đối với công ty, những hình ảnh của công ty dưới con mắt của quần chúng có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của nó..
- Công chúng trực tiếp nội bộ: Công chúng trực tiếp nội bộ của công ty bao gồm công nhân viên chức, những người tình nguyện giúp đỡ, các nhà quản trị, các ủy viên Hội đồng giám đốc của công ty.
- Với mục đích thông tin và cổ vũ công chúng trực tiếp nội bộ, một số công ty lớn phát hành các tờ tin tức và sử dụng những hình thức thông tin khác.
- Khi công nhân viên chức có thái độ tốt đối với công ty thì thái độ tốt dó của họ sẽ truyền lan ra các nhóm công chúng trực tiếp khác.