« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA TẦNG LỚP KẺ SĨ ĐẤT THĂNG LONG


Tóm tắt Xem thử

- MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA TẦNG LỚP KẺ SĨ ĐẤT THĂNG LONG.
- Một công trình nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện về đội ngũ trí thức trên đất Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay vẫn hãy còn là một công việc của tương lai.
- Bài viết này tập trung sự chú ý chỉ vào một “chặng đường lịch sử” của sự ra đời và phát triển của đội ngũ đó.
- Cũng chỉ vì mới tìm hiểu và mô tả “một chặng đường lịch sử”, nên bài viết cũng chỉ mong đem lại cho độc giả một số nhận xét và lưu ý ban đầu về một đối tượng phức tạp, tạm gọi là “kẻ sĩ đất kinh kỳ”.
- Vài lời về đất và người Thăng Long từ “cái thuở ban đầu”.
- Đến năm 824, năm Trường Khánh thứ tư đời Đường Mục tông Lý Nguyên Gia lại “xê dịch vị trí” của Đại La để tránh dòng nước ngược chảy trong thành, nhưng cũng chỉ đắp được tòa thành “khiêm tốn”.
- Tuy nói là “hoành tráng”, La Thành của “Cao Vương” vẫn chỉ mang tính chất một tòa thành quân sự, diện tích tự nhiên quá lắm chỉ bằng diện tích của vài tổng lớn mà chưa tới một huyện nhỏ.
- 656 MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA TẦNG LỚP KẺ SĨ ĐẤT THĂNG LONG.
- Khi đã là Kinh đô, ngoài phạm vi của La Thành cũ, Thăng Long dĩ nhiên được mở rộng địa giới và bổ sung diện tích.
- thị” đầu tiên trong lịch sử quốc gia, bởi các “thuộc huyện” này chỉ gồm các “phường” mà không phải là các xã hay tổng - những đơn vị hành chính dưới huyện ở nông thôn trong cả nước.
- Các “phường” có vai trò như các “nations”, là các “file nén” của các làng nghề chủ yếu từ bốn nội trấn dồn tới, làm nên hệ thống cung ứng dịch vụ đồng bộ cho kinh thành nói riêng và cho mọi hoạt động nhà nước nói chung.
- Cũng nên nói thêm rằng chính với lịch sử hình thành như vậy mà dân ở hai “thuộc huyện” này đích thị là dân “tứ chiếng” (cách “đọc trại” của “tứ trấn.
- Chỉ đội ngũ “công tượng”, tức thợ thủ công, không đông, được triều đình trưng dụng, hưởng “lương nhà nước” và được biên chế vào các cục, sảnh, ty… để thực hiện các công trình mang tính quốc gia hoặc công cộng, là được triều đình bố trí nơi cư trú cho bản thân và gia đình, còn tất cả những “thợ nghề”, nhất là những người sản xuất những sản phẩm nhật dụng khác, về sau cả đội ngũ thương nhân phát sinh theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các “phường nghề” này, tuy đối với sinh tồn xã hội là rất quan trọng, thì chỉ được triều đình “thu xếp chung” cho những khu vực nào đó, vừa để sống, lao động, vừa làm xưởng, vừa làm kho, rồi làm luôn cả cửa hàng, cửa hiệu.
- Một lý do khác của tình trạng lâm thời trên bình diện cư trú kéo dài là bởi tất cả họ đều cảm nhận nơi đây không thật thoải mái tiện nghi, do chỗ nhanh chóng diễn ra tình trạng “đất chật người đông”, “tấc đất tấc vàng”, nhất là “đất mặt tiền”.
- Còn “phủ trực thuộc”, với danh xưng “Phụng Thiên”, hay về sau, có thời còn gọi “Ứng Thiên”, có chức năng chính là “cung phụng” hay “cung ứng” sản phẩm - quan trọng nhất là sản phẩm nông nghiệp - nhằm thỏa mãn nhu cầu sản vật nông nghiệp, kể cả những món “quà quê” cho.
- Với người quan sát khách quan ở mọi thời, Thăng Long - “Tràng An.
- Không phải là đến lúc đó thì ở Thăng Long không còn nông dân, hoặc không còn dân “bản thổ”, nhưng chắc chắn về số lượng họ không còn làm nên “đa số áp đảo” thành phần cư dân mà về đời sống họ cũng bị cuốn theo “đời sống lớn” của chốn kinh kỳ.
- Những “khoảnh” đất ấy sẽ trở thành “thực ấp” của ai đó trong số các thân vương, đại thần.
- Tầng lớp trí thức của đất nước ở các thời kỳ lịch sử khác nhau có diện mạo và thuộc tính không như nhau.
- Nhắc lại rằng, kể từ thời điểm Ngô Vương Quyền vãn hồi lại nền độc lập (938) cho tới nửa sau thế kỷ XIII, nhà sư là hình ảnh nổi bật nhất, chiếm số lượng đông đảo nhất trong đội ngũ ấy.
- Nhưng trí thức Phật giáo, do bản chất giáo lý, là loại hiện tượng cá biệt hoá cao độ, theo cả hai góc nhìn.
- Một, mối quan tâm hàng đầu của những người trí thức tu hành, dù sao mặc lòng, vẫn được định hướng mạnh mẽ về phía tìm kiếm “những chân lý và giải pháp tối hậu”, nghĩa là hướng ra ngoài, hướng lên trên đời sống thường nhật, thế tục.
- Hai, sự “truyền đăng”, hình thức tiêu biểu của di truyền xã hội về nhận thức và tu tập trong Phật giáo, không thể coi là tương đương, không thay thế được cho sự truyền thừa của các thế hệ trí thức theo con đường huyết thống, gia tộc hướng tới sự khu biệt với phần còn lại của cộng đồng.
- Dựa vào Phật giáo, và nói chung dựa vào giáo hội của những tôn giáo xuất thế, quốc gia không hình thành và sở hữu được một đội ngũ trí thức thực thụ theo đúng nghĩa là vì thế..
- Tuỳ vào những thời điểm khác nhau giữa những “khuôn mặt lớn” của các vương triều cũng đã hằn lên hình bóng của các môn đồ cửa Khổng, tỷ như nhóm Nguyễn Bặc - Đinh Điền sống và thác theo nguyên lý trung quân, Thái sư Hồng Hiến thời Lê Đại Hành, Chi nội hậu nhân (sau này lên chức tận Thái sư Á vương) Đào Cam Mộc trong hàng nguyên huân công thần triều Lý, mấy vị hiền thần Tô Hiến Thành, Lý Đạo Thành và cả vị hiền tướng Lý Thường Kiệt nữa, rồi từ năm 1070 đã thiết định Văn Miếu, từ năm 1075 triều đình đã có khoa thi Minh kinh bác học đầu tiên, nhưng nhìn trên tổng thể, ngọn triều Nho học mãi tới tận Vãn Trần mới được dâng lên, cụ thể hơn, mãi tới thời điểm sau vầng hào quang chiến trận ba lần chống xâm lược Nguyên Mông thành công, yên tâm được về cảnh thái bình nhưng chưa chắc chắn có nền thịnh trị, các đấng quốc chủ mới “bật đèn xanh” cho đội quân Thi Thư Lễ Nghĩa tiến triều, tiếp cận ngai vàng.
- Khác với Phật giáo đã hàng thiên niên kỷ “bàng bạc chu lưu” rồi gần như mặc nhiên được coi là quốc giáo suốt năm triều đại đầu của kỷ nguyên độc lập, đã kịp thấm sâu vào não trạng người đời, Nho giáo tới tận nửa sau thế kỷ XIII vẫn chỉ là chuyện của/ giữa triều đình trung ương với các cá thể “thư sinh mặt trắng”.
- Nhưng tầng lớp nhà nho, nhất là để thành hiển nho, ở vào thời Lý - Trần thì cứ phải “loanh quanh đâu đấy” không quá xa kinh đô, mới mong được học thành tài, mới khiến cho vua biết mặt chúa biết tên.
- Cho mãi tới năm 1281, lần đầu tiên triều đình mới đưa quốc học ra ngoài phạm vi kinh thành, mà cũng chỉ mới Thiên Trường, nơi phát tích của Vương triều Trần, trở thành phủ đầu tiên và duy nhất trong một thời gian khá dài ngoài kinh đô được hưởng ân.
- 658 MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA TẦNG LỚP KẺ SĨ ĐẤT THĂNG LONG.
- Giới tu hành nói chung, tăng lữ Phật giáo nói riêng không phải là “tầng lớp trí thức” theo đúng nghĩa thông dụng của khái niệm, mặc dù cả một thời gian lịch sử lâu dài thời cổ - trung đại họ đã đóng vai trò của tầng lớp ấy.
- Do tính chất tôn giáo mờ nhạt, Nho giáo tỏ ra là một học thuyết mang tính nhập thế, cứu thế đậm nét hơn cả trong Tam giáo, và tín đồ của học thuyết này, vì thế, cũng bộc lộ chức năng “cung cấp tri thức cho xã hội, cho đời sống thế tục” một cách đa dạng hơn so với tín đồ của các “giáo” khác.
- Các sử quan nhà nho ghi nhận rằng vào đầu thập niên thứ ba của thế kỷ XIV, đội ngũ nhà nho đã hiện diện đông đảo, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong triều đình: “Bấy giờ, quan trong triều như bọn Trần Thì Kiến, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Thiên Hư, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Dũ, Phạm Mại, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quát, Phạm Sư.
- Nhìn cho kỹ, có thể nhận thấy phần đông trong số những “danh nho” được kể ra ở trên và cả rất nhiều vị “hữu danh” khác nữa vốn là “gia thần”, “tân khách” của các vương hầu quý tộc.
- Cho tới thời điểm cuối thế kỷ XIV, nhà nho vẫn chỉ được coi là thuộc tầng lớp bình dân.
- Xét cung cách và tìm hiểu nguyên nhân việc “tặng thẻ đỏ” của triều đình đối với Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh thì cũng rõ khoảng cách “chưa thể lấp đầy” giữa tầng lớp quý tộc với các tầng lớp cư dân khác còn lại..
- Cho tới cuối triều Trần, hầu như mọi nhà nho - ông quan đều chỉ có “một chặng trong đời” gắn với kinh đô về mặt cư trú, gắn với triều đình về mặt công việc.
- Các sử gia cho hay, đời Trần, “Người đứng đầu bộ máy cai trị Thăng Long là Đại An phủ sứ hay gọi là Kinh sư An phủ sứ do triều đình trực tiếp bổ nhiệm, dưới có các chức thông phán, phán thủ….
- Ngoài ra, Thăng Long còn có cơ quan tòa án xét xử riêng là ti bình bạc5.
- hướng chủ đề tìm hiểu ở đây, điều cần lưu ý là chúng tôi không tìm thấy sử liệu khẳng định rằng trong thời gian là kinh đô, ở Thăng Long có tồn tại một thiết chế chuyên trách việc giáo dục và đào tạo, điều mà qua hàng nghìn năm, dù bộ máy chính quyền các cấp ngày trước khá đơn giản, vẫn luôn luôn tồn tại, nhất là ở cấp phủ, lộ..
- Không phải là bộ phận mang tri thức và văn hoá “phi Nho” không có những hoạt động đề kháng, thậm chí có những thời điểm xảy ra những bi kịch, những xung đột lưu huyết, nhưng trên toàn cảnh, thế kỷ XV ở Việt Nam là thế kỷ “đang lên”, tiến tới chỗ là thế kỷ “đăng cực” của học thuyết này.
- (cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX), nhà nho hoàn toàn thao túng đời sống tinh thần xã hội,.
- Trên thực tế, nhìn vào sử liệu còn lại cho tới nay, từ nửa sau thế kỷ XIV cho tới tận đầu thế kỷ XVII rất hiếm những tên tuổi của các danh tăng hay các đạo sĩ được thừa nhận và ghi chép lại.
- Trong khi đó, ngoài các vùng “văn vật” từ “buổi quốc sơ” theo tiêu chí “Nho phong” đã hình thành và được nối dài, tô đậm, những vùng văn vật mới ở các “ngoại trấn” cũng từng bước xuất hiện và khá nhanh chóng tạo được “thanh danh” của mình..
- Có thể nói cho đến hết thời Lê sơ, trên đất Thăng Long đã hiện hữu một triều đình của một quốc gia hùng mạnh, được xây dựng trên tinh thần chuyên chế tập quyền quan liêu theo lý thuyết Nho giáo.
- Trong triều đình ấy, có đủ đầy tất cả các “mẫu người cơ bản” mà một triều đại bước vào buổi toàn thịnh phải có.
- Từ trên đỉnh cao của quyền lực, của những thành tựu mọi mặt vừa do được kế thừa từ các bậc “tiên đế” cũng là ông cha, vừa do tài năng phi phàm và những cố gắng không mỏi mệt trong suốt mấy thập niên của chính mình tài bồi thêm, vị Hoàng đế thường được coi là đấng minh quân bậc nhất trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam đã tự hào tổng kết, vừa “bá cáo liệt tổ liệt tông” vừa “quảng cáo tuyên truyền cổ động”:.
- 660 MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA TẦNG LỚP KẺ SĨ ĐẤT THĂNG LONG.
- Vậy mà lại có lý do đầy đủ để cho rằng, cho tới hết thời Lê sơ, Thăng Long với tư cách một vùng đất “tự tại” vẫn chưa hình thành nổi đội ngũ trí thức riêng của mình.
- Bởi trước khi được coi là thuộc về tầng lớp “kẻ sĩ Thăng Long”, trước hết phải là “dân kinh kỳ”.
- Triều đình Lê Thánh Tông quả là “chen chúc người tài”.
- Nhưng tất cả họ, từ vua đến quan, từ văn thần đến võ tướng, từ cựu huân thần đến tân tiến sĩ…, là thuộc về triều đình hay thuộc về “địa phương Thăng Long”?.
- Khó trả lời câu hỏi với đáp án rằng đấy là “hai trong một”, “tuy một mà hai”..
- Về thời điểm hình thành đội ngũ trí thức Thăng Long thực thụ.
- Chúng tôi cho rằng, cho tới hết thời nhà Mạc, trên đất Thăng Long chỉ tồn tại tầng lớp trí thức cung đình, “trí thức quốc gia”, mà chưa có tầng lớp trí thức “bản thổ”, dẫu rằng xét dưới góc độ cá thể, những người thuộc tầng lớp trí thức có “quê gốc Thăng Long” thì đương nhiên đã xuất hiện từ khá sớm..
- Qua quan sát sử liệu, có thể nói đến một đội ngũ, hay nếu muốn, một “tầng lớp” kẻ.
- Chế độ quân chủ chuyên chế theo mô hình Nho giáo cũng đồng thời là chế độ quân chủ quan liêu.
- Trong khuôn khổ một bài viết, chúng tôi không có điều kiện trình bày chi tiết những kết quả nghiên cứu của mình về sự khác biệt hiện hữu giữa chế độ quân chủ quý tộc và chế độ quân chủ quan liêu.
- Nhưng để làm cơ sở cho sự trình bày tiếp tục những tìm kiếm của mình về đội ngũ trí thức nho gia ở Thăng Long xưa, chúng tôi buộc phải nêu ra ở đây một vài ý tưởng mang tính khái quát hoá..
- Trong lịch sử Nho giáo, bắt đầu từ Mạnh Tử, đã có một bước chuyển hoá rất sâu sắc trong thái độ của tầng lớp nho sĩ đối với ưu thế tự nhiên của giới quý tộc cùng những đặc quyền của họ trong đời sống xã hội được xác lập nên từ thời cổ đại.
- Nếu như Khổng Tử vẫn còn là người dính líu xa gần đối với nguồn gốc quý tộc, nên khi đối diện với giới quý tộc bề trên so với địa vị xuất thân của mình vẫn còn nhiều mặc cảm không tự dứt bỏ được, thì Mạnh Tử cơ hồ là người quay lưng lại với những đặc quyền của tầng lớp đó.
- Được hỏi về thái độ của mình đối với hành vi “cách mệnh” của Chu Văn Vương dấy binh phạt Trụ, một hôn quân tàn bạo, nhưng cũng là người theo quyền được truyền thừa ngôi vị, tức cũng là kẻ có “mệnh”, có “thân phận đế vương”, Mạnh Tử cho rằng Văn.
- Mạnh Tử coi địa vị, chức quyền, nhất là khi kẻ thủ đắc quyền ấy, lợi ấy, danh phận ấy do đó là kẻ “con ông cháu cha”, chỉ là “nhân tước”.
- Lấy gia đình để hình dung thế giới, coi xã hội chỉ là hình ảnh gia đình mở rộng, mọi phẩm chất xã hội có thể được “suy ra” từ những phẩm hạnh trong quan hệ gia đình, thân tộc…, thánh hiền Nho giáo không đẩy lý luận của mình đến chỗ đối lập hoàn toàn với “quyền được ưu tiên” của giới quý tộc.
- Tính chất quý tộc trong cách hình dung của Nho giáo trước hết dựa trên những phẩm chất, đức hạnh cá nhân.
- Suốt thời nhà Trần, triều đình không phải là nơi chốn duy nhất để nhà nho có “đất sống” và “đất diễn”.
- Như đã biết, điền trang, thái ấp mới là nơi cư trú chính của các vị thân vương và tầng lớp quý tộc cao cấp.
- Một bộ phận rất lớn các nhà nho hữu danh vốn là “gia thần”, môn khách của các thân vương.
- 662 MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA TẦNG LỚP KẺ SĨ ĐẤT THĂNG LONG.
- đỗ Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh năm Thiệu Long thứ 9 (1266) đời Trần Thánh Tông, “thông minh nhớ lâu, đọc sách nhất mục thập hàng”, nhưng chỉ làm môn khách, rồi gia khách của Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, chứ không lĩnh quan tước của triều đình.
- Điền trang, thái ấp của các vị thân vương thường có quy mô khá lớn, được phân bố ở nhiều đạo, lộ khác nhau, vì thế đội ngũ nhà nho “ăn theo” họ cũng “tứ tán” theo về những nơi mà các thân vương ấy cư trú, chứ không tập trung ở kinh đô..
- Sau thời Minh thuộc, tầng lớp quý tộc Trần cơ hồ biến mất “về mặt sinh học”.
- Mô hình nhà nước thời Lê sơ đã có những đổi thay căn bản so với mô hình quân chủ quý tộc Lý - Trần.
- Đội ngũ nhà nho giờ đây “bị/được tự do”, dần dần hình thành một tầng lớp độc lập, không những thế, được định vị là tầng lớp “đứng đầu” của “tứ dân”.
- Họ của vua là “quốc tính”, và người được “ban quốc tính” là người nhận ân sủng đặc biệt.
- Nhưng cả trong lẫn sau những lần “luận công hành thưởng”, thực tế đã cho thấy không phải bất kỳ người đàn ông nào miễn là “có họ” với vua đều có thể có chức vụ, phẩm tước, bổng lộc.
- Kinh nghiệm lịch sử đã dạy cho các vị quân chủ những bài học “xương máu” theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, nếu cứ “hồn nhiên” giao phó chức vụ, ban bố phẩm tước và trao bổng lộc một cách dễ dàng cho hàng loạt những người “ruột thịt” trong Hoàng tộc.
- Đối tượng cần cảnh giác hàng đầu, bởi họ là những người có khả năng làm cho ngôi báu “nghiêng lệch” nhiều nhất, chính là “nội thân, ngoại thích” của nhà vua.
- Yêu cầu lịch sử khách quan là vua, triều đình phải thừa nhận và “cơ chế hoá” quyền và lợi của các công thần, của những “hiền tài” không thể thiếu trong việc trị nước, cho cả bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới.
- Ngoài dòng họ nhà vua là “quốc tính”, các dòng họ của những công thần, thân thần, sủng thần và những người có thế lực, có công tích khác cũng phải quan tâm để ưu đãi, để “uý lạo”, bởi họ là “đống lương.
- Tất cả những dòng họ đó, được gọi chung là hiển tộc, cùng với dòng họ nhà vua, trên thực tế, làm nên bộ phận quan trọng nhất trong tầng lớp thống trị xã hội..
- Đội ngũ trí thức nho gia, của một vùng được gọi tên là vùng “văn vật” cụ thể, quy mô nhỏ nhất là danh hương, chỉ thực sự hình thành khi trong vùng xuất hiện ít nhất là một “danh gia” thuộc một “vọng tộc” nào đó..
- Như đã nói, triều đình Lê Thánh Tông được coi là thái bình thịnh trị, văn hiến rỡ.
- chuyên chế quan liêu trong lịch sử quốc gia.
- Vậy mà đến tận thời điểm đó, dẫu quan lại xuất thân nhà nho đã chiếm số lượng áp đảo giữa chốn miếu đường, ở trên đất Thăng Long vẫn chưa hình thành được một tầng lớp trí thức nho gia đích thực..
- Tuy Lê Thánh Tông, trong bài thơ đã dẫn ở trên, “khoe” rằng trong triều của ngài, đã có những gia tộc hùng mạnh, bằng chứng là “thập Trịnh, nhị Thân”, nhưng nếu nhìn gần, sẽ thấy mọi chuyện xem ra không đơn giản.
- Trước hết, căn cứ vào chính sử, thì suốt cả giai đoạn Lê sơ, kể cả dưới thời Lê Thánh Tông trị vì nữa, loại gia tộc - võ tướng vẫn có số lượng đông hơn và về thế lực là mạnh hơn so với sự xuất hiện rải rác của các gia tộc - văn thần.
- Lần theo danh tính của những người từng giữ chức đến đại thần, tước từ tam phẩm trở lên trong triều đình Lê Thánh Tông, thấy rất hiếm người có phủ đệ ở kinh thành.
- Không thấy sử chép vị trí của các “sở” đất đai ấy là thuộc những đâu, nhưng có điều chắc chắn là không phải ở kinh, thậm chí cũng không phải là ở vùng phụ cận với kinh thành.
- Sự hình thành hệ thống phủ đệ của các thế gia vọng tộc, sự lựa chọn địa điểm cư trú lâu dài cho cả gia đình lớn của các đại thần ngay tại vùng đất thuộc kinh đô, từ đó mà xuất hiện loại hiện tượng “lũy thế đăng khoa”, coi việc làm quan đã thành “gia nghiệp”, đó là những hiện tượng được quan sát thấy thường xuyên hơn nhiều kể từ ngày tập đoàn Lê Trịnh đánh bại tập đoàn “Mạc thị” để trở về trị vì quốc gia từ “đế kinh” xưa.
- Có lẽ cũng nên nhận xét thêm rằng, do chỗ cả vua lẫn chúa đều có gốc gác từ Thanh Hoá, từ các danh tướng danh thần có công lao hàng đầu trong sự nghiệp trung hưng cho tới tận lính ngự lâm, lính tam phủ phần đông có xuất xứ từ miền Thanh - Nghệ, nên kể từ đây, dấu ấn Thanh Nghệ trên đất Thăng Long càng ngày càng trở nên đậm đặc, đến mức gần như “không thể thiếu được”, nói cách khác, dấu ấn Thanh - Nghệ từ đó đã làm nên một phần lịch sử của Thăng Long.
- Từ góc độ lịch sử hình thành và phát triển của đội ngũ trí thức Thăng Long, cũng có thể quan sát thấy những hiện tượng tịnh tồn như thế.
- Hệ thống phủ đệ của các thế gia vọng tộc gốc Thanh - Nghệ chính là một trong những điều kiện môi trường “cơ hữu” gây dựng và phát triển nên “đội ngũ” của tầng lớp “kẻ sĩ kinh kỳ”.
- Từ thời điểm ra đời của vương triều Nguyễn Tây Sơn (1789) Thăng Long mất vị trí là kinh đô đến thời điểm người Pháp chọn Hà Nội làm nơi đặt phủ Toàn quyền Đông Dương (1888), đội ngũ trí thức Thăng Long lại kinh qua những bước thăng trầm, những “cuộc bể dâu” mới.
- lịch sử đội ngũ trí thức Thăng Long thời đoạn này, xin dành vấn đề cho một dịp khác..
- 664 MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA TẦNG LỚP KẺ SĨ ĐẤT THĂNG LONG.
- Thực ra sử liệu chép rằng ở các đời Lý, Trần, Thăng Long đã có 61 phường, về sau chắc chắn đã có một sự quy hoạch lại.
- Con số 36 phố phường của Thăng Long tương đối ổn định và đi vào “vô thức ngôn ngữ cộng đồng” có lẽ bắt đầu từ thời Lê sơ..
- Gắn ghép phố với phường trở nên đặc điểm cấu trúc của loại “đô thị vùng sông nước”, của cảng thị.
- Thăng Long xưa thuộc loại hình đô thị như thế, với hệ thống sông rạch chằng chịt, chứ không như hiện nay..
- Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.210.