« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số bàn luận về chính sách kích cầu trong thời kỳ suy thoái


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI.
- Từ khi chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã hoàn toàn hội nhập với nền kinh tế thế giới và trở thành nền kinh tế mở.
- Một nền kinh tế mở có những giao dịch tự do hơn với thế giới bên ngoài tất nhiên sẽ không tránh khỏi tác động của những biến động kinh tế thế giới..
- Trong năm vừa qua, suy thoái kinh tế thế giới đã có tác động rõ rệt đối với nền kinh tế Việt Nam thể hiện ở sự sụt giảm trong tăng trưởng GDP hàng năm, trong dòng vốn nước ngoài và kim ngạch xuất nhập khẩu và chúng ta cũng đang phải trải qua thời kỳ suy thoái.
- Để khắc phục suy thoái và giúp bình ổn nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai thực hiện chính sách kích cầu, khởi điểm đầu năm 2009 và tính đến nay tổng gói kích cầu đã thực hiện là 145.600 tỷ đồng 1 tương đương trên 8 tỷ đôla.
- Chính sách kích cầu bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có những hạn chế.
- Nhận thức được những hạn chế này sẽ giúp chính phủ có được những sự lựa chọn thích hợp trong việc thực thi chính sách.
- Mục tiêu của bài viết này tập trung vào phân tích lý thuyết về chính sách kích cầu, tầm quan trọng, biện pháp thực thi và đánh giá những tác động của chính sách này trong việc hỗ trợ nền kinh tế thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái để phục hồi và phát triển..
- Trong thời kỳ suy thoái sản lượng của nền kinh tế sụt giảm, doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và do vậy cắt giảm nhu cầu thuê lao động làm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
- Thu nhập của người dân giảm kéo theo sức tiêu dùng giảm làm doanh nghiệp tiếp tục giảm sản xuất.
- Nền kinh tế ngày càng lún sâu vào suy thoái.
- Suy thoái là hiện tượng không thể tránh được trong nền kinh tế thị trường song mục tiêu của chính phủ là giảm thiểu thời gian và tác hại mà nó gây ra đối với nền kinh tế.
- Chính sách kích cầu có thể được hiểu là chính sách làm tăng tổng nhu cầu xã hội cho hàng hóa và dịch vụ để thúc đẩy sức sản xuất của nền kinh tế, giúp nền kinh tế thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái..
- Trong lý thuyết kinh tế học, tổng cầu được xác định bởi bốn cấu phần cơ bản là tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng:.
- 1 “Kích cầu kịp thời đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội”, http://home.vnn.vn.
- 3 “Gói kích cầu kinh tế thứ hai đã được Chính phủ thông qua”, http://www.tinkinhte.com.
- Cấu phần tiêu dùng C chỉ đến chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình hay tiêu dùng của khu vực tư nhân vào việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ.
- Cấu phần đầu tư I bao quát chủ yếu 3 hạng mục cơ bản gồm mua sắm hàng hóa vốn của các doanh nghiệp như máy móc, trang thiết bị, công cụ tư liệu sản xuất.
- Chính sách kích cầu là chính sách làm tăng một hoặc cả bốn cấu phần của tổng cầu để làm tổng cầu tăng lên.
- Đó là sự kết hợp rất linh hoạt của hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách lương tiền, chính sách ngoại thương, tỷ giá hối đoái.
- Bởi lẽ, những chính sách này là công cụ tác động trực tiếp và gián tiếp đến các cấu phần của tổng cầu..
- Trong điều kiện giả thiết mặt bằng giá không thay đổi thì chính sách kích cầu sẽ đẩy sản lượng tăng theo cấp số nhân, nghĩa là một sự gia tăng ban đầu trong bất kỳ cấu phần nào của tổng cầu sẽ làm sản lượng tăng tới m lần..
- Trong đó độ lớn của số nhân m phụ thuộc chủ yếu vào xu hướng tiêu dùng biên của người dân, xu hướng nhập khẩu biên và chính sách thuế thu nhập của chính phủ.
- Chúng ta sẽ phân tích về chính sách kích cầu thông qua từng cấu phần của tổng cầu..
- Kích cầu tiêu dùng.
- Cấu phần đầu tiên làm kích thích tổng cầu là tiêu dùng.
- Hàm tiêu dùng được xác định bởi hai thành phần chủ yếu là tiêu dùng tự định C và tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập khả dụng MPC  Y D .
- Vậy thành phần tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập cho thấy tiêu dùng sẽ tăng khi thu nhập khả dụng tăng lên..
- 4 MPC là xu hướng tiêu dùng biên và Y D là thu nhập khả dụng.
- Hàm tiêu dùng được xác định theo mô hình Keynes..
- Rõ ràng có thể thấy ở đây tiêu dùng sẽ tăng khi:.
- Tăng khả năng vay nợ như tạo các khoản cho vay cho tiêu dùng..
- Vậy để kích thích tiêu dùng thì chính sách sẽ tập trung vào tăng thu nhập khả dụng và khả năng vay nợ.
- Thu nhập khả dụng có thể tăng khi chính phủ thực hiện chính sách lương như tăng mức lương tối thiểu.
- chính sách thuế như giảm thuế thu nhập, thuế đánh vào thu nhập kiếm được từ đầu tư hay cho thuê nhà.
- Chính sách tăng mức lương tối thiểu mặc dù có tác động làm tăng tiêu dùng song trong thời kỳ suy thoái là khó thực hiện bởi lẽ trong thời kỳ này tỷ lệ thất nghiệp đã cao nên nếu tiếp tục tăng mức lương tối thiểu thì trên thị trường lao động, thất nghiệp còn bị đẩy cao hơn nữa.
- Trong thời kỳ này, chính sách thuế là hữu hiệu hơn như giảm thuế hay hoãn thuế đối với người có thu nhập..
- Chính sách tạo các khoản cho vay cho tiêu dùng có tác động trực diện và tức thời làm tăng tiêu dùng và do vậy làm tăng sức sản xuất.
- Song thực thi chính sách này cần nên thận trọng bởi một số lý do.
- Thứ nhất, nếu chỉ tạo các khoản cho vay tiêu dùng nói chung thì khó có thể đánh giá được tác động của nó đến sức sản xuất của nền kinh tế.
- Bởi lẽ người dân sẽ không chỉ tiêu dùng hàng trong nước mà còn tiêu dùng cả hàng nhập khẩu.
- Như vậy, cần có sự lựa chọn những nhóm hàng hóa nào được ưu tiên cho vay tiêu dùng để kích thích sản xuất và phát triển.
- Vì vậy, chính sách tạo các khoản cho vay cần được thực hiện một cách khôn ngoan, không tràn lan mà phải có trọng điểm..
- Trong ngắn hạn, tiêu dùng cao có tác động tức thời làm tăng tổng cầu và kích thích sản xuất của nền kinh tế cho hàng hóa tiêu dùng.
- Tuy nhiên tiêu dùng nhiều thì cũng đi đôi với tiết kiệm ít đi và do vậy ít nguồn lực hơn được dành cho đầu tư.
- Đầu tư là nguồn gốc của tăng trưởng dài hạn bởi nó làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế.
- Như vậy có sự đánh đổi giữa hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa đầu tư, làm hạn chế tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn.
- Kích cầu tiêu dùng chỉ nên được xem xét như giải pháp cấp bách, tạm thời và không nên duy trì lâu.
- Kích cầu đầu tư.
- Như có thể thấy rõ đầu tư là một cấu phần của tổng cầu nên để có thể kích cầu thì cần tăng đầu tư.
- Đầu tư có thể được hiểu như sự trì hoãn tiêu dùng hiện tại để sản xuất hàng hóa vốn, mở rộng sản xuất và tăng tiêu dùng trong tương lai.
- Trong một nền kinh tế đóng, đầu tư trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tiết kiệm trong nước.
- Tuy nhiên đối với một nền kinh tế mở thì đầu tư nội địa có thể lớn hơn nhiều so với tiết kiệm trong nước do có sự hỗ trợ của nguồn vốn nước ngoài.
- Do vậy, khuyến khích đầu tư nước ngoài là cần thiết..
- Đầu tư có thể được thực hiện trong ba khu vực: đầu tư công (đầu tư của chính phủ), đầu tư tư nhân (đầu tư của các doanh nghiệp trong nước) và đầu tư nước ngoài (đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài).
- Kích cầu đầu tư như vậy có thể hiểu là kích thích đầu tư của ba khu vực trên.
- Nói chung đầu tư công nên được thực hiện đối với những hàng hóa có đặc tính của hàng hóa công cộng, những hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng nhưng khu vực tư nhân khó có thể cung cấp do tính khó khai thác hoặc không có nhiều cơ hội lợi nhuận.
- Đầu tư tư nhân sẽ tập trung vào những hàng hóa có đặc tính của hàng hóa tư nhân.
- Để tăng đầu tư, chính phủ có thể trực tiếp tăng đầu tư của khu vực công và gián tiếp kích thích đầu tư của khu vực tư nhân.
- Tác động của nó đến sức sản xuất của nền kinh tế cũng không phát huy được tối đa.
- hóa sản xuất trực tiếp cho ngành được đầu tư và tiếp đến là các ngành liên quan và cuối cùng tạo ra làn sóng lan tỏa tăng nhu cầu cho hàng hóa và dịch vụ sản xuất của toàn bộ nền kinh tế..
- Về dài hạn đầu tư sẽ làm tăng nguồn vốn làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế và do vậy tổng cung tăng sẽ tạo động lực bền vững cho tăng trưởng dài hạn..
- Kích cầu chi tiêu của chính phủ.
- Như được thấy rất rõ từ lý thuyết dòng luân chuyển thì hàng hóa mà các doanh nghiệp sản xuất ra một phần được tiêu dùng bởi người dân và một phần được đầu tư bởi các doanh nghiệp.
- Điều này dẫn đến nghịch cảnh là hàng hóa mà các doanh nghiệp sản xuất ra không bán được hết và hàng tồn kho không mong muốn sẽ đẩy các doanh cắt giảm sản xuất, sa thải nhân công làm thu nhập của người dân tiếp tục giảm và đẩy nền kinh tế lún sâu hơn nữa vào khủng hoảng.
- Chính phủ khi đó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn nền kinh tế.
- Bằng việc mua sắm phần chênh lệch giữa lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất và lượng hàng hóa được người dân tiêu dùng, chính phủ giúp giữ niềm tin của các doanh nghiệp trong sản xuất và do vậy giữ nền kinh tế được bình ổn hơn.
- Về mặt lý thuyết, kích cầu chi tiêu của chính phủ là gia tăng chi tiêu mua sắm của chính phủ giúp giữ tổng cầu không bị sụt giảm, từ đó giúp nền kinh tế không bị lún sâu vào suy thoái.
- Về thực tiễn, tất nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp đều có lợi từ chính sách kích cầu chi tiêu của chính phủ.
- Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là tác động tổng thể của chính sách này trong việc bình ổn nền kinh tế..
- Kích cầu xuất khẩu.
- Trong một nền kinh tế mở thì hàng hóa lưu thông giữa các nước sẽ có tác động tích cực và tiêu cực đến tổng nhu cầu và do vậy ảnh hưởng đến sức sản xuất của hàng hóa trong nước.
- Chính sách ngoại thương và tỷ giá hối đoái là các chính sách trực tiếp tác động vào xuất khẩu và nhập khẩu.
- Với chính sách ngoại thương, các biện pháp như thuế quan, hạn ngạch và các rào cản kỹ thuật có thể hạn chế nhập khẩu song trong thời kỳ hội nhập khi hàng hóa được lưu thông thông thoáng và tự do hơn thì các biện pháp này trở nên lỗi thời, thậm chí là vô dụng và không khả thi.
- Suy thoái kinh tế thế giới sẽ làm giảm thu nhập của người nước ngoài và do vậy kéo theo sự sụt giảm của xuất khẩu trong nước.
- Trợ cấp xuất khẩu và chính sách tỷ giá hối đoái có thể giúp giảm giá hàng xuất khẩu so với hàng nước ngoài.
- Chính sách tỷ giá hối đoái có thể phát huy tác dụng đối với cả hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập khẩu.
- chính sách kiểm soát tỷ giá hối đoái này, chính phủ phải có được nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, sẵn sàng và có khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối trước những biến động của thị trường này.
- Các hình thức hỗ trợ gián tiếp là thủ tục hành chính thông thoáng, quảng bá tuyên truyền, đa dạng hóa sản phẩm, các chính sách giúp hàng hóa trong nước tiếp cận rộng hơn tới thị trường người tiêu dùng nước ngoài..
- Tài trợ cho chính sách kích cầu.
- Chính sách kích cầu là cần thiết để giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái..
- Tuy nhiên cũng cần thiết không kém khi bàn đến nguồn tài trợ cho chính sách này.
- Nếu chính phủ có thặng dư ngân sách hoặc có nguồn dự trữ dồi dào thì sẽ không gặp vấn đề gì, song trong trường hợp thu không đủ chi thì phải xem xét kỹ đến những tác động đối với nền kinh tế khi tìm nguồn tài trợ cho những khoản chi tiêu này.
- Mỗi chính sách đều có mặt mạnh và hạn chế.
- Đối với chính sách vay công chúng trong nước, với một lượng tiết kiệm nội địa có hạn, vay mượn của chính phủ sẽ làm giảm lượng vốn sẵn có cho khu vực tư nhân vay, từ đó giảm đầu tư của khu vực tư nhân.
- Đối với chính sách vay nước ngoài thì sẽ làm tăng nợ nước ngoài, trong dài hạn sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế trong nước và tăng sự phụ thuộc vào nước ngoài.
- Chính sách này chỉ nên được thực hiện khi nợ nước ngoài còn trong giới hạn cho phép.
- Chính sách tiền tệ mở rộng là việc vay tiền từ ngân hàng trung ương (in tiền) để trang trải cho các khoản gia tăng trong chi tiêu và đầu tư chính phủ hay tăng cung tiền trong lưu thông thông qua các hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, giảm tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm tỷ lệ lãi suất và do vậy tăng đầu tư của khu vực tư nhân.
- Chính sách này có nguy cơ dẫn đến lạm phát nếu sức tăng trong sản xuất của nền kinh tế không bắt kịp với sức tăng trong tổng cầu, song nó cũng không phải là chính sách tồi nếu nguồn tiền được tài trợ cho đầu tư có hiệu quả giúp tăng sức sản xuất trong dài hạn không những bắt kịp mà thậm chí còn vượt cả sức tăng trong tổng cầu..
- Cuối cùng điều đáng lưu ý là thời điểm thực thi chính sách kích cầu vì hiệu lực của chính sách này có độ trễ.
- Đó là khoảng thời gian khi mà chính sách kích cầu được thực thi và phát huy hết hiệu lực đối với nền kinh tế.
- Độ trễ này xảy ra do nền kinh tế phải có thời gian trải qua quá trình số nhân khi mà chính sách ban đầu có tác động lan tỏa đến sự vận hành tổng thể của nền kinh tế.
- Mục tiêu của chính sách kích cầu là “đi ngược chiều gió” kích thích nền kinh tế đang bị suy thoái.
- Vì vậy, việc tính toán, lựa chọn thời điểm thực thi là rất quan trọng bởi lẽ nếu lựa chọn không đúng thì khi chính sách kích cầu phát huy tác dụng mà nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn phục hồi và phát triển, chính sách kích cầu thậm chí còn phản tác dụng..
- Đó là kích thích nền kinh tế khi nó đang nóng.
- Chính sách kích cầu trong thời kỳ suy thoái là một công cụ hữu hiệu trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và bình ổn.
- Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu thì việc nhận thức đầy đủ tầm quan trọng cũng như những tác động của nó sẽ giúp chúng ta có được những sự lựa chọn khôn ngoan hơn để đạt được những mục tiêu đặt ra..
- David Romer, Kinh tế vĩ mô nâng cao.
- Kinh tế vĩ mô.
- Scarth, William, Kinh tế vĩ mô: một tiếp cận tới phương pháp nâng cao