« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHỦ THỂ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHỦ THỂ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ.
- Quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tác phẩm, tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
- Trước năm 2005, khi chưa có Luật sở hữu trí tuệ ra đời, các quy định liên quan đến quyền tác giả được đề cập đến chủ yếu bởi các văn bản dưới luật.
- Kể từ năm 2005, khi Luật sở hữu trí tuệ được ban hành, các quy định về quyền tác giả đã được thống nhất trong một quy định chung.
- So với các quy định cũ, thì các pháp luật hiện hành có một vài khác biệt mang tính chất cơ bản, rõ ràng nhất là việc bỏ khái niệm “chủ sở hữu tác phẩm” và thay thế bằng khái niệm “chủ sở hữu quyền tác giả”.
- Tuy nhiên, trong luật mới lại tồn tại một số điểm bất cập khi sử dụng lại các khái niệm cũ, bỏ sót quyền công bố tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả, gây khó khăn cho việc đăng kí quyền tác giả tại cơ quan quản lí nhà nước.
- Luật sở hữu trí tuệ được ban hành vào năm 2005, sau đó được sửa đổi bổ sung năm 2009 là một quy định mang tính chất bước ngoặt trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.
- 2.1 Chủ thể quyền tác giả theo quy định trong thời kì Bộ luật dân sự 1995.
- Trước năm 2005, khi Luật sở hữu trí tuệ chưa ban hành, thì các quy định có liên quan đến quyền tác giả được đề cập chủ yếu trong Bộ luật dân sự 1995 và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả 1994..
- Theo các quy định này, thì chủ thể của quyền tác giả bao gồm 2 loại chính: tác giả và chủ sở hữu tác phẩm..
- Tác giả.
- Chủ sở hữu tác phẩm.
- Chủ sở hữu tác phẩm được quy định gồm nhiều trường hợp: (a) Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo.
- (b) Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng.
- (c) Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao.
- (d) Cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng;.
- (đ) Người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó.
- Như vậy, chủ thể của quyền tác giả theo quy định của luật cũ được xây dựng dựa trên việc sáng tạo và sở hữu tác phẩm.
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, sẽ nắm giữ các quyền nhân thân liên quan đến tác phẩm, trừ quyền công bố tác phẩm;.
- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, sẽ nắm giữ toàn bộ các quyền nhân thân và quyền tài sản liên quan đến tác phẩm;.
- Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả, sẽ nắm giữ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm, không có các quyền nhân thân khác (Điều Bộ luật dân sự 1995)..
- 2.2 Chủ thể của quyền tác giả theo quy định trong thời kì Bộ luật dân sự 2005.
- Quy định về quyền tác giả hiện nay được tập trung trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật sở hữu trí tuệ 2005.
- Theo đó, thì chủ thể của quyền tác giả bao gồm 2 loại chính: tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả..
- Chủ sở hữu quyền tác giả.
- Chủ sở hữu quyền tác giả không được quy định rõ ràng trong Bộ luật dân sự hiện hành, mà được giải thích trong Luật sở hữu trí tuệ, theo đó chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản của quyền tác giả (điều 36 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
- Theo cách quy định trên, thì luật hiện hành xây dựng khái niệm về tác giả giống như luật cũ, nghĩa là dựa trên yếu tố sáng tạo, còn khái niệm về chủ sở hữu tác phẩm đã được thay thế bằng khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả, được xây dựng dựa trên nội dung các quyền thành phần của quyền tác giả..
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, sẽ nắm giữ các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm theo quy định tại điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ;.
- Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, sẽ nắm giữ toàn bộ các quyền nhân thân và một, một số hoặc tất cả các quyền tài sản theo quy định tại điều 19 và 20 của Luật sở hữu trí tuệ;.
- Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả, sẽ nắm giữ một, một số hoặc tất cả quyền tài sản, mà không có các quyền nhân thân, theo quy định tại điều của 20 Luật sở hữu trí tuệ..
- 2.3 So sánh các chủ thể của quyền tác giả theo quy định của luật cũ và luật hiện hành.
- Có sự phân chia về nội dung quyền khá giống giữa chủ thể chủ sở hữu tác phẩm theo luật cũ và chủ sở hữu quyền tác giả theo luật hiện hành.
- Theo quy định trước đây, tác giả độc quyền nắm giữ các quyền nhân thân, chủ sở hữu tác phẩm giữ các quyền tài sản.
- Theo quy định hiện hành, tác giả sáng tạo cũng nắm giữ các quyền nhân thân, trong khi chủ sở hữu quyền tác giả nắm độc quyền khai thác các quyền tài sản của quyền tác giả..
- Những điểm khác nhau giữa quy định cũ và hiện hành liên quan đến chủ thể quyền tác giả chủ yếu xuất phát từ việc bỏ khái niệm chủ sở hữu tác phẩm và thay thế bằng khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả..
- Về chủ sở hữu tác phẩm: theo quy định của luật cũ, thì chủ sở hữu tác phẩm nắm giữ quyền công bố tác phẩm và toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm đó, trừ quyền được nhận giải thưởng liên quan đến tác phẩm đó.
- Nếu chủ sở hữu tác phẩm đồng thời là tác giả của tác phẩm đó thì được hưởng toàn bộ các quyền nhân thân và tài sản liên quan đến tác phẩm.
- Điều này dẫn đến hệ quả chủ sở hữu tác phẩm chỉ có thể là một tổ chức, cá nhân nào đó, trừ trường hợp đồng sở hữu..
- Về chủ sở hữu quyền tác giả: theo quy định của luật hiện hành, chủ sở hữu quyền tác giả là người nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản của quyền tác giả liên quan đến tác phẩm.
- Chủ sở hữu quyền tác giả không cần thiết phải nắm giữ quyền công bố tác phẩm, hoặc nắm giữ toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm đó.
- Do đó, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau, trong đó mỗi tổ chức, cá nhân có thể chỉ nắm giữ một, hoặc một số quyền tài sản của quyền tác giả liên quan đến tác phẩm..
- Qua so sánh trên cho thấy, trong quy định hiện hành, khác biệt lớn nhất là luật đã không còn sử dụng thuật ngữ “chủ sở hữu tác phẩm” mà thay vào đó là thuật ngữ “chủ sở hữu quyền tác giả”.
- quan đến tác phẩm được sáng tạo ra, chứ không phải quyền sở hữu đối với chính tác phẩm đó, thể hiện rõ nét tính vô hình của quyền sở hữu trí tuệ..
- Ví dụ: một nhà điêu khắc tạc ra một bức tượng, thì quyền tác giả thể hiện qua các quyền nhân thân và tài sản liên quan đến bức tượng, chứ không phải là việc sở hữu bức tượng.
- Thứ nhất, chưa có sự thống nhất về trong quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về khái niệm chủ sở hữu tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả..
- Như đã phân tích ở trên, thì từ khi Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực, khái niệm chủ sở hữu tác phẩm đã không còn được sử dụng, mà thay vào đó là khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả.
- Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cũng xây dựng khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả rất chi tiết, tập trung trong các quy định từ Điều 36 đến Điều 42, các quy định này tương thích với Điều 740 của Bộ luật dân sự..
- Tại phần Giải thích từ ngữ trong Luật Sở hữu trí tuệ, xác định:.
- “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
- “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc [tác phẩm do mình] sở hữu”.
- Quy định này tạo ra sự thiếu nhất quán với các quy định khác của Bộ luật dân sự 2005 và chính Luật sở hữu trí tuệ, vốn không còn sử dụng khái niệm chủ sở hữu tác phẩm nữa..
- Thứ hai, quy định hiện hành về chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ thiếu chủ thể là tác giả sáng tạo.
- Tại khoản 1 Điều 4 nêu rõ “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”, và khái niệm về quyền tác giả được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ có đề cập đến chủ thể là tác giả sáng tạo..
- Tuy nhiên, khi giải thích về khái niệm chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thì tại khoản 6 Điều 4 lại quy.
- định“Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ”.
- Thuật ngữ chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể hiểu là bao gồm chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền đối với giống cây trồng.
- Chỉ có chủ sở hữu các quyền trên mới có khả năng chuyển giao các quyền của mình cho người khác, còn tác giả sáng tạo không đồng thời là chủ sở hữu thì chỉ có các quyền nhân thân, không thể chuyển giao được.
- Cách quy định này bỏ sót chủ thể sáng tạo là tác giả trong trường hợp không đồng thời là chủ sở hữu, tác giả không được xem là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, trừ khi đồng thời là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đó..
- Thứ ba, tồn tại bất cập trong nội dung quyền của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của luật hiện hành.
- Theo quy định tại Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ thì điều luật xác định “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này”.Tiếp đó, tại Điều 20 liệt kê các quyền tài sản của quyền tác giả mà không bao gồm quyền công bố tác phẩm, vốn được quy định trong khoản 3 Điều 19.
- Như vậy, chủ sở hữu quyền tác giả theo luật hiện hành không nhất thiết nắm giữ quyền công bố tác phẩm.
- Trong trường hợp một người chỉ nắm giữ quyền công bố tác phẩm, ví dụ như khi được chuyển giao quyền, thì không trở thành chủ sở hữu quyền tác giả, nhưng có quyền ngăn cản những người khác là chủ sở hữu khai thác các quyền tài sản, vì những người đó không có quyền công bố.
- Điều đáng nói là trong văn bản hướng dẫn lại khẳng định “tác phẩm đã công bố là tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả để phổ biến đến công chúng với một.
- số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lí của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả” (Khoản 3 điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
- Như vậy, văn bản hướng dẫn luật lại thừa nhận quyền công bố tác phẩm là quyền gắn liền với người chủ sở hữu quyền tác giả..
- Từ những lập luận trên, ta thấy quy định của luật về chủ sở hữu quyền tác giả về mặt lí luận và thực tiễn đều không phù hợp.
- “chủ sở hữu tác phẩm” như là người nắm giữ toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm..
- Quy định như vậy thì việc khai thác quyền của chủ sở hữu trở nên thuận lợi hơn, bởi sau khi công bố tác phẩm, thì người công bố sẽ có cơ sở thực hiện các quyền tài sản khác..
- Thứ tư, quy định về chủ sở hữu quyền tác giả gây khó khăn cho việc cấp Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì đăng kí quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả (khoản 1 điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005).
- Xuất phát từ quy định chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản, dẫn đến hệ quả có nhiều chủ sở hữu quyền tác giả khác nhau liên quan đến một tác phẩm, ví dụ: một chủ sở hữu nắm giữ quyền sao chép tác phẩm, một chủ sở hữu khác nắm giữ quyền làm tác phẩm phái sinh đối với tác phẩm đó..
- Như vậy, sẽ có trường hợp nhiều người đều có tư cách chủ sở hữu quyền tác giả độc lập với nhau mà cùng liên quan đến một tác phẩm, và các chủ thể khác nhau đó đều có quyền nộp đơn đăng kí.
- Nếu tất cả những chủ sở hữu quyền tác giả đều có quyền đi nộp đơn thì nhiều Giấy chứng nhận quyền tác giả sẽ được cấp cho cùng một tác phẩm.
- Theo các quy định hiện hành, không có hướng dẫn nào cho trường hợp vừa nêu, mà dường như trừ tác giả, thì chỉ có một trường hợp duy nhất của chủ sở hữu quyền tác giả là người nắm giữ toàn bộ các quyền tài sản mới có quyền đi nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận..
- Trong Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả, thì hàng đầu tiên ghi “Tác phẩm”, hàng thứ hai ghi “Tác giả”, hàng thứ ba ghi “Chủ sở hữu”.
- Như vậy, theo kiểu suy luận thông thường, chúng ta sẽ xác định cụm từ “Chủ sở hữu” ở hàng thứ ba liên quan đến.
- “tác phẩm” ở hàng thứ nhất, hay nói khác hơn là trên văn bằng sẽ ghi nhận quyền của “Chủ sở hữu tác phẩm” chứ không phải “Chủ sở hữu quyền tác giả”.
- Bởi nếu “Chủ sở hữu” trong văn bằng chính là “Chủ sở hữu quyền tác giả”, thì phải có thêm một nội dung về “Nội dung quyền của chủ sở hữu”.
- để ghi nhận các quyền mà chủ sở hữu quyền tác giả đang nắm giữ đối với tác phẩm.
- Thực tế, trong văn bằng bảo hộ quyền tác giả lại không có phần nào thể hiện nội dung các quyền của chủ sở hữu, như vậy, phải chăng những người được cấp giấy chứng nhận sẽ có toàn bộ các quyền mang tính chất tài sản như theo quy định trước đây về chủ sở hữu tác phẩm?.
- Ngoài ra, khi xem xét các quy định về đăng kí, thì chỉ có các quy định liên quan đến đồng sở hữu các quyền, chứ không ghi nhận trường hợp nhiều người sở hữu các quyền khác nhau liên quan đến tác phẩm có tên trong đơn đăng kí.
- Như vậy có thể khẳng định, quy định hiện hành của Luật sở hữu trí tuệ liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả lại theo hướng thừa nhận trở lại khái niệm chủ sở hữu tác phẩm, vốn đã không còn được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật sở hữu trí tuệ..
- Thứ nhất, xây dựng lại khái niệm quyền tác giả cho phù hợp với các quy định khác của Bộ luật dân sự 2005 và Luật sở hữu trí tuệ hiện hành về chủ sở hữu quyền tác giả.
- Đồng thời, sửa đổi như trên sẽ tạo sự nhất quán trong các quy định của luật, xóa bỏ được mâu thuẫn giữa khoản 2 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ và các quy định khác của Luật sở hữu trí tuệ và Bộ luật dân sự 2005..
- Thứ hai, xây dựng lại khái niệm chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tại khoản 6 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ,.
- nhằm phù hợp với quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 4, cụ thể như sau: “Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là tác giả sáng tạo, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ”.
- Khái niệm này sẽ bổ sung tác giả sáng tạo ra các tài sản trí tuệ cũng là một dạng chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
- Bởi vì mục tiêu chung của các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ bảo vệ cho quyền sở hữu các tài sản trí tuệ, mà còn vì mục tiêu khuyến khích việc sáng tạo của các tác giả để tạo ra các tài sản trí tuệ mới phục vụ cho xã hội.
- Hơn nữa, trong các quy định về xử lí các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng, việc quy định chủ thể của quyền một cách đầy đủ rất quan trọng bởi họ là người có quyền yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt hành vi xâm phạm quyền của mình, hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí các hành vi xâm phạm.
- Thứ ba, sửa đổi quy định tại điều 36 Luật sở hữu trí tuệ về chủ sở hữu quyền tác giả.
- Phương án 1: quy định lại khái niệm Chủ sở hữu quyền tác giả theo hướng “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định tại điều 20 và khoản 3 điều 19 của Luật này”.
- Với việc bổ sung như trên, thì quy định chung về chủ sở hữu quyền tác giả tại Điều 36 sẽ phù hợp với các quy định cụ thể về các trường hợp đặc biệt của chủ sở hữu quyền tác giả, được quy định từ Điều 37 đến Điều 41 đều coi quyền công bố như một phần không thể thiếu của chủ sở hữu quyền tác giả, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho chủ sở hữu quyền tác giả có thể khai thác các quyền tài sản của mình trên thực tế..
- Phương án 2: sửa đổi Điều 36 như sau “Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả sáng tạo ra tác phẩm”..
- Với các phân tích trên, cần thiết phải có sự sửa đổi các quy định có liên quan như: khái niệm quyền tác giả (bao gồm cả tác giả tác phẩm gốc cũng như tác giả tác phẩm phái sinh), khái niệm chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, quyền của chủ sở hữu quyền tác giả và xác định lại đối tượng đi nộp đơn và được cấp Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả.
- Các sửa đổi trên sẽ đem lại sự phù hợp lẫn nhau giữa các quy định, cũng như tạo điều kiện cho các chủ thể khai thác quyền của mình, và thuận lợi hơn cho công tác quản lí của Nhà nước trong lĩnh vực quyền tác giả nói riêng cũng như sở hữu trí tuệ nói chung..
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009..
- Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả 1994..
- Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan..
- 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan..
- Lê Nết (chủ biên), 2014, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam.