« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT LÚA BA VỤ TRONG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT LÚA BA VỤ TRONG ĐÊ BAO TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG.
- Đề tài nghiên cứu nhằm xác định một số biện pháp giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa ở vùng đất canh tác ba vụ lúa trong đê bao thuộc huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang.
- Thí nghiệm được thực hiện với bốn nghiệm thức: (1) Lúa ba vụ canh tác liên tục – nghiệm thức đối chứng (2) Lúa ba vụ, giữa hai vụ lúa có thời gian phơi đất ba tuần (3) Lúa ba vụ, giữa hai vụ lúa có thời gian phơi đất ba tuần kết hợp với bổ sung 10 tấn/ha phân hữu cơ (4) Hai vụ lúa luân canh với một vụ bắp, vụ bắp bón 10tấn/ha phân hữu cơ..
- Kết quả thí nghiệm cho thấy lúa luân canh với một vụ bắp, bón 10 tấn/ha phân hữu cơ có thời gian phơi đất ba tuần, hoặc ba vụ lúa có bón 10 tấn/ha phân hữu cơ, trước gieo sạ lúa có thời gian phơi đất ba tuần giúp cải thiện chất hữu cơ trong đất, gia tăng hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu dụng, lân hữu dụng so với lúa canh tác liên tục ba vụ.
- Các biện pháp này giúp cây lúa sinh trưởng tốt và tăng năng suất so với nghiệm thức canh tác lúa liên tục ba vụ và không bón phân hữu cơ..
- Từ khóa: Phân hữu cơ, luân canh, phơi đất, năng suất lúa, dinh dưỡng.
- Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long năng suất lúa ở những vùng thâm canh lúa 3 vụ có chiều hướng suy giảm nhất là vùng có bao đê ngăn lũ, để duy trì năng suất như những năm qua nông dân phải sử dụng phân bón với lượng ngày càng nhiều.
- Khi bao đê ngăn lũ để sản xuất lúa ba vụ liên tục nhiều năm, đất không còn được phù sa bồi đắp hằng năm vì vậy dưỡng chất cung cấp từ đất giảm, đất ngày càng bị mất cấu trúc, nén dẽ kết hợp với tình trạng ngập nước trong thời gian dài làm tăng cường độ khử của đất đưa đến các tiến trình hóa học bất lợi về mặt phì nhiêu đất (Swan et al., 1999).
- Với tình hình canh tác thâm canh liên tục nhiều vụ trong năm nếu không có những biện pháp quản lý đất hợp lý, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của sản xuất nông nghiệp (Bell et al., 1995).
- Biện pháp bón phân hữu cơ và phơi đất ba hoặc bốn tuần có hiệu quả cải thiện khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất và năng suất lúa ba vụ (Nguyễn Minh Đông, 2007.
- Vấn đề đặt ra là cần xác định lại qua nghiên cứu trên đồng ruộng thuộc vùng sinh thái khác nhau về hiệu quả của phơi đất giảm tình trạng khử và quản lý dinh dưỡng qua bón phân hữu cơ, luân canh lúa và màu trong cải thiện độ màu mở của đất và năng suất lúa trong vùng đất bao đê ngăn lũ..
- phèn) với pH = 5,1, đất không mặn (EC = 0,36 mS/cm), chất hữu cơ thấp (C = 2,6.
- hàm lượng đạm tổng số trung bình (N = 0,24.
- khả năng trao đổi cation và hàm lượng K trao đổi trung bình..
- Nghiệm thức 1: Lúa – lúa – lúa (đối chứng).
- Đất canh tác lúa liên tục..
- Nghiệm thức 2: Lúa – lúa – lúa.
- Trước mỗi vụ trồng lúa có thời gian phơi đất 3 tuần..
- Nghiệm thức 3: Lúa – lúa – lúa.
- Trước mỗi vụ trồng lúa có thời gian phơi đất 3 tuần, đồng thời kết hợp bón phân hữu cơ - Trico với liều lượng 10 tấn phân hữu cơ/ha/vụ..
- Nghiệm thức 4: Lúa – bắp – lúa.
- Giữa 2 vụ trồng lúa, đất có thời gian phơi 3 tuần.
- Vụ trồng bắp bón phân hữu cơ - Trico với liều lượng 10 tấn phân hữu cơ/ha/vụ..
- Phân vô cơ bón nền trên tất cả nghiệm thức cho lúa là trong vụ bắp là 150-60-45..
- Các chỉ tiêu được phân tích: pH được trích với nước tỷ lệ 1:2,5 và đo bằng pH kế, chất hữu cơ được xác định bằng phương pháp Walkley-Black, Carbon dễ phân hủy (labile) được phân tích bằng phương pháp chuẩn độ, lân hữu dụng và đạm hữu dụng được xác định bằng phương pháp so.
- Sinh khối rơm, năng suất thực tế được thu thập vào vụ Đông Xuân 2008-2009..
- 3.1 Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến tính chất đất 3.1.1 pH đất và hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
- Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 1 cho thấy, pH ở mức chua vừa, giữa các nghiệm thức không khác biệt có ý nghĩa.
- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở nghiệm thức canh tác lúa liên tục đạt thấp hơn các nghiệm thức còn lại.
- Có bón phân hữu cơ và lúa luân canh với màu, có phơi đất ba tuần giúp tăng lượng chất hữu cơ và khác biệt có ý nghĩa đối với đối chứng.
- Hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân hủy thấp hơn (Hình 1) ở đất canh tác lúa ba vụ liên tục so với nghiệm thức luân canh, nghiệm thức thâm canh lúa có thời gian phơi đất ba tuần kết hợp với bón phân hữu cơ.
- Hàm lượng chất hữu cơ và carbon hữu cơ dễ phân hủy ở nghiệm thức chỉ phơi đất ba tuần có khuynh hướng tăng hơn so với nghiệm thức thâm canh lúa liên tục nhưng khác biệt không ý nghĩa..
- Bảng 1: pH đất và hàm lượng chất hữu cơ trong đất (CHC).
- Nghiệm thức pH CHC.
- Lúa ba vụ (Đối chứng b.
- Lúa ba vụ có phơi đất 3 tuần 5,48 4,30 ab.
- Lúa ba vụ có phơi đất 3 tuần + bón phân hữu cơ 5,56 4,61 a Hai lúa một màu có phơi đất 3 tuần + bón phân hữu cơ 5,59 4,50 a.
- Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- C dễ phân hủy.
- NT1: lúa ba vụ NT3: lúa ba vụ, phơi đất 3 tuần+ bón phân hữu cơ NT2: lúa ba vụ, phơi đất 3 tuần NT4: hai lúa một màu, phơi đất 3 tuần+ bón phân hữu cơ (Ba vụ: lúa-màu Hè Thu – lúa Thu Đông – lúa Đông Xuân).
- Hình 1: Lượng Carbon hữu cơ dễ phân hủy trong đất lúa.
- 3.1.2 Hàm lượng lân hữu dụng và kali trao đổi trong đất.
- Kết quả phân tích đất cho thấy hàm lượng P hữu dụng giữa các nghiệm thức có khác biệt ý nghĩa, trong đó hàm lượng lân hữu dụng cao ở nghiệm thức luân canh lúa màu, có phơi đất 3 tuần giữa hai vụ kết hợp bón phân hữu cơ.
- Nghiệm thức chỉ phơi đất ba tuần chưa cải thiện được hàm lượng lân hữu dụng trong đất so với nghiệm thức canh tác lúa liên tục (Bảng 2).
- Tương tự, lượng kali trao đổi trong đất cũng được cải thiện có ý nghĩa qua bón phân hữu cơ so với chỉ phơi đất ba tuần..
- Bảng 2: Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến hàm lượng lân hữu dụng và kali trao đổi.
- Nghiệm thức P hữu dụng.
- K trao đổi (meq/100g).
- Lúa ba vụ (Đối chứng) 31,80 b 0,31 b.
- Lúa ba vụ có phơi đất 3 tuần 35,42 b 0,29 b.
- Lúa ba vụ có phơi đất 3 tuần + bón phân hữu cơ 42,39 a 0,42 a Hai lúa một màu có phơi đất 3 tuần + bón phân hữu cơ 43,80 a 0,37 ab.
- Khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- 3.1.3 Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất.
- Kết quả hàm lượng N hữu dụng trình bày ở hình 2 cho thấy ở nghiệm thức canh tác lúa và luân canh lúa màu có thời gian phơi đất 3 tuần kết hợp với bón phân hữu cơ cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức canh tác lúa liên tục không có thời gian phơi đất hoặc có thời gian phơi đất ba tuần.
- Do luân canh lúa – màu, đất có thời gian được phơi khô và bón phân hữu cơ giúp cho sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất thuận lợi, tăng sự khoáng hóa, do đó tăng lượng đạm hữu dụng trong đất..
- N hữu dụng (mg/kg).
- Hình 2: Hàm lượng N hữu dụng trong đất lúa.
- 3.2 Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến năng suất lúa.
- Các biện pháp tác động có ảnh hưởng có ý nghĩa đến sinh khối thân lá và năng suất lúa thực tế (Bảng 3).
- Năng suất lúa biến động từ 4,81 tấn/ha đến 6,75 tấn/ha.
- Trong đó sinh khối và năng suất đạt cao nhất là nghiệm thức lúa luân canh với bắp, có thời gian phơi đất ba tuần trước khi gieo sạ và có bón phân hữu cơ.
- Canh tác ba vụ lúa, nếu có thời gian phơi đất ba tuần và bón phân hữu cơ (10tấn/ha), sinh khối và năng suất lúa cũng đạt cao có ý nghĩa so với đối chứng ba vụ lúa.
- Nếu chỉ phơi đất 3 tuần trước khi gieo sạ lúa thì năng suất lúa chưa được cải thiện.
- Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả của Huỳnh Đào Nguyên (2008) về biện pháp bón phân hữu cơ, luân canh lúa màu đạt hiệu quả cao trong tăng năng suất lúa ba vụ trong đê bao.
- Tuy nhiên, biện pháp phơi đất ba tuần chưa giúp cải thiện năng suất lúa như khuyến cáo phơi đất 3-4 tuần qua kết quả đạt được tại Chợ Mới, An Giang (Huỳnh Đào Nguyên, 2008).
- Biện pháp phơi đất ba tuần nhằm mục đích giảm cường độ khử trong đất chưa thể hiện hiệu quả so với bón phân hữu cơ.
- Yếu tố cung cấp dinh dưỡng từ đất qua sử dụng phân hữu cơ góp phần quan trọng giúp cải thiện sự sinh trưởng và tăng năng suất lúa.
- Có bón phân hữu cơ, hàm lượng chất hữu cơ trong đất và lượng chất hữu cơ dễ phân hủy gia tăng, giúp sự khoáng hóa chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng tốt hơn.
- Thể hiện qua lượng dinh dưỡng N, P hữu dụng tăng có ý nghĩa.
- Tổng lượng N, P, K cây lúa hấp thu (Bảng 4) thể hiện rõ sự liên quan với hàm lượng hữu dụng trong đất.
- Mô hình lúa luân canh với bắp, có bón phân hữu cơ thì hàm lượng N, P, K cây lúa hấp thu cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với hai nghiệm thức có và không có phơi đất.
- Nghiệm thức phơi đất ba tuần có khuynh hướng cao hơn một ít, nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, điều này có thể được giải thích là do canh tác độc canh cây lúa liên tục đã làm cho độ phì nhiêu của đất giảm, nếu chỉ phơi đất thì chưa đủ cải thiện hàm lượng dưỡng chất trong đất mà cần phải bón thêm phân hữu cơ hoặc luân canh với cây trồng cạn..
- Bảng 3: Sinh khối rơm và năng suất lúa.
- Nghiệm thức Sinh khối Năng suất.
- Lúa ba vụ (Đối chứng) 5,90 c 4,81 c.
- Lúa ba vụ có phơi đất 3 tuần 5,98 c 4,99 c.
- Lúa ba vụ có phơi đất 3 tuần + bón phân hữu cơ 6,43 b 5,96 b Hai lúa một màu có phơi đất 3 tuần + bón phân hữu cơ 7,08 a 6,75 a.
- Bảng 4: Tổng hấp thu dinh dưỡng của lúa qua ảnh hưởng các biện pháp canh tác Nghiệm thức.
- Tổng hấp thu dinh dưỡng của lúa (Kg/ha).
- Lúa ba vụ (Đối chứng) 104,13 c 18,04 b 98,08 b.
- Lúa ba vụ có phơi đất 3 tuần 102,28 c 19,09 b 105,75 b Lúa ba vụ có phơi đất 3 tuần + bón phân hữu cơ 145,99 b 25,91 a 134,86 a Hai lúa một màu có phơi đất 3 tuần + bón phân hữu cơ 170,53 a 27,94 a 153,59 a.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp được tác động như mô hình hai vụ lúa kết hợp với một vụ bắp hoặc ba lúa có bón phân hữu cơ và phơi đất ba tuần mang lại hiệu quả cao trong cải thiện hàm lượng dinh dưỡng và năng suất lúa trong vùng canh tác ba vụ lúa trong đê bao ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Trong đó biện pháp luân canh lúa màu, có bón phân hữu cơ (10 tấn/ha) và có thời gian phơi đất ba tuần thể hiện hiệu quả cao nhất.
- Trong trường hợp canh tác lúa ba vụ, bón phân hữu cơ và phơi đất ba tuần cũng là biện pháp tốt giúp tăng năng suất có ý nghĩa.
- Các biện pháp tác động này mang lại hiệu quả tích cực làm cho sức sản xuất của đất được nâng cao, mang lại hiệu quả sản xuất bền vững trong tương lai..
- Biện pháp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa trong khu vực đê bao tại Chợ Mới, An Giang.
- Hiệu quả luân canh lúa ba vụ với cây trồng cạn trong cải thiện khả năng cung cấp N và thành phần hữu cơ trong đất