« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – CGD lớp 1


Tóm tắt Xem thử

- Việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc, ngay từ bước làm quen với âm, vần học sinh đã nắm chắc được luật chính tả, học sinh luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin.
- Kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp.
- Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết..
- Chính vì những lý do trên mà tôi đưa sáng kiến "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – CGD lớp 1” mà trọng tâm là rèn kỹ năng đọc cho học sinh..
- Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra phương pháp và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn.
- Qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh..
- Học sinh hiểu được nôi dung văn bản và thể loại, từ đó có thái độ, tình cảm đúng trong cuộc sống..
- Thông qua dạy học giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn học, hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin khi giao tiếp nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh..
- Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – CGD lớp 1".
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Tiếng Việt trong đó chủ yếu là phần rèn đọc cho học sinh lớp 1A, Trường tiểu học Chiến Thắng – TP Thái Nguyên.
- Chương trình Tiểu học thực hiện đổi mới đồng bộ về:- Mục tiêu giáo dục - Nội dung và phương pháp dạy học - Cách thức đánh giá học tập của học sinh.
- Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.
- Tập đọc là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người.
- Tập đọc, đặc biệt là đọc đúng giúp các em học được cách nói, cách viết một cách chính xác, trong sáng có nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ Tiếng Việt phong phú.
- Đọc đúng góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
- Chính vì thế mà các em có vốn văn học phong phú.
- Cũng như các môn học khác ở các cấp học, môn Tập đọc đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập, thầy thiết kế - trò thi công.
- Với những yêu cầu quan trọng như vậy thì người thầy phải là người tổ chức linh hoạt chuẩn bị được nhiều tình huống phong phú cho học sinh.
- Học sinh đọc lưu loát: 22 em + Học sinh đọc hơi chậm: 16 em + Học sinh đọc còn hay vấp: 02 em.
- Học sinh không đọc được: 0 em ( Thiểu năng + nhận thức chậm.
- Học sinh đọc lưu loát: 23 em + Học sinh đọc hơi chậm: 17 em + Học sinh đọc còn hay vấp: 02 em + Học sinh không đọc được: 0 em.
- Học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập..
- Đa số các em đều ngoan, lễ phép và biết nghe lời..
- Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình..
- Đa số các em tiếp thu nhanh..
- Một số phụ huynh học sinh chưa có thời gian cũng như một số ít phụ huynh không biết chữ nên không thể giúp đỡ các em trong việc học ở nhà, và chương trình Tiếng Việt 1 – CGD là chương trình mới nên phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn khi con cái có thắc mắc muốn cha mẹ giải đáp thì phụ huynh còn lúng túng khó giải đáp..
- Về phía học sinh.
- Học sinh hiểu nghĩa của từ còn hạn chế..
- Vốn từ của các em còn quá ít ỏi..
- Phương pháp dạy học mới khơi gợi tính sáng tạo, tự giác thiếp thu bài, tạo sự hứng thú giúp học sinh làm chủ kiến thức..
- Phương pháp mới giúp học sinh nắm chắc kiến thức ngữ âm, chất lượng môn học Tiếng Việt của học sinh đã được nâng lên nhiều so với trước..
- Lượng kiến thức nặng so với học sinh lớp 1 (VD: Ngay bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải viết như dạng chính tả.
- Trong quá trình học, các em còn phải phân biệt được tiếng có âm đầu.
- Nay, hết 6 tuần, học sinh đã phải đọc những bài dài tới 30 tiếng, hay có bài học bốn vần hay có khi học sáu vần một ngày đối với HS lớp một là quá nhiều).
- Nhiều bài đọc không gần gũi với học sinh nên học sinh khó nhớ..
- Những lỗi thường thấy của học sinh lớp1 khi học phân môn tiếng Việt.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đọc sai của học sinh tiểu học hiện nay là:.
- Từ việc điều tra, tìm hiểu, tôi thấy việc đọc sai của học sinh lớp 1 chủ yếu tập trung ở một số nguyên nhân sau:.
- Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn Tiếng Việt 1 - CGD.
- Từ việc điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đọc sai của học sinh lớp 1 theo tôi để khắc phục những hạn chế trên cần chú ý đến một số biện pháp sau:.
- *Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh phát âm.
- Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng.
- Ví dụ: Khi học sinh sai lẫn âm l / n giáo viên cần hướng dẫn:.
- Với những học sinh vẫn chưa phát âm được, giáo viên có thể yêu cầu các em dùng hai ngón tay, bóp mũi lại để đọc âm l (đối với âm n, khi bóp mũi lại sẽ không thể đọc được)..
- Tiếng có thanh hỏi: giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao, kéo dài hơi.
- Bằng cách hướng dẫn (như một vài ví dụ nêu trên) học sinh có thể dễ dàng phát âm và đạt hiệu quả cao..
- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi thầy, cô giáo của mình là thần tượng, là chuẩn mực.
- Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo.
- Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn.
- Các em thường “bắt chước” cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ viết …Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên.
- Vì vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục.
- Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác..
- Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ dẫn đến tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ trở nên nhàm chán và không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Vì thế, giáo viên chỉ nên sử dụng phương pháp này khi thấy thật cần thiết, đó là khi các em học sinh dù qua hướng dẫn, không thể tự mình phát âm đúng.
- Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn.
- Như thế học sinh sẽ phát âm đúng và dễ dàng hơn.
- Học sinh nếu chỉ nghe mà không nhìn miệng cô đọc thì việc phát âm sẽ không đạt hiệu quả cao, vì trong môn Tiếng Việt 1_CGD việc quan sát môi cô khi phát âm âm mới là rất quan trọng..
- *Biện pháp 3: Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau Hoạt động dạy – học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương tác: giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh.
- Một tiết học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học sinh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, không phát huy được tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời bầu không khí lớp học sẽ thiếu sự nhẹ nhàng, tự nhiên.
- Trong quá trình rèn kĩ năng phát âm cho học sinh, giáo viên luôn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh.
- Giáo viên cần chú trọng việc rèn cho các em có kĩ năng nghe – nhận xét – sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình.
- Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh, sửa sai cho mình.
- Biện pháp 4: Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh.
- Rèn cho học sinh có tính kiên trì là nhiệm vụ quan trọng.
- Bản thân người giáo viên cũng phải rất kiên trì để hình thành tính cách ấy cho học sinh.
- Khi có được lòng kiên trì, học sinh sẽ vượt qua những khó khăn để đạt tới cái đích cao nhất.
- Khi ấy, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen “Em đã đọc tốt hơn rồi, em cố gắng thêm tí nữa nhé”, “em đã đọc được rồi đấy, em cố gắng lên nhé”…được động viên như vậy, học sinh sẽ không nản lòng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm được, bạn làm được thì mình cũng sẽ làm được…từ đó học sinh sẽ quyêt tâm hơn.
- Trong số những học sinh phát âm sai, có một phần nhỏ học sinh do lười biếng, không muốn rèn luyện mình nên chỉ phát âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong, dần dần thành quen nên phát âm không chuẩn xác.
- Quan tâm rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc Để giúp học sinh phát âm chuẩn, giáo viên không chỉ hướng dẫn, sửa sai cho các em trong giờ học môn Tiếng việt mà cần luôn theo dõi, uốn nắn cho các em cả trong các tiết học khác, trong giờ chơi, trong hoạt động tập thể… Bởi vì những lúc vui chơi là lúc các em sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất.
- Người giáo viên cần chú ý quan sát để phát hiện những lỗi phát âm của các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học sinh thói quen phát âm chuẩn dù ở bất cứ nơi đâu..
- Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm cho học sinh Giáo viên có thể cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho các em khi ở nhà.
- Với một số em cá biệt về phát âm, giáo viên có thể gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chọn mua những quyển truyện tranh trong đó có lời đối thoại nhiều phụ âm mà học sinh hay nhầm lẫn và dành thời gian đọc, kể cho các em nghe, dạy em kể lại chuyện.
- Một số trường hợp, học sinh phát âm sai không phải do hệ thống phát âm của các em chưa hoàn chỉnh, cũng không phải do các em chưa hiểu cách phát âm mà là do thói quen sử dụng từ ngữ địa phương (rượu - riệu).
- Ngoài ra, người giáo viên hoàn toàn có thể thông qua họp phụ huynh học sinh, qua phiếu phối hợp giáo dục giữa giáo viên và gia đình để hướng cho phụ huynh học sinh có cách dùng từ đúng để sửa đổi..
- Tuyên dương, khuyến khích học sinh..
- Huy động tốt việc học sinh đi học đều, học đủ (Có đi đủ, đi đều học sinh mới có thể học tốt).
- *Giáo viên:.
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu cho mỗi bài giảng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo từng đối tượng học sinh.
- Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, tạo ra những giờ dạy gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả học tập cao..
- Mở đầu tiết học cần giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài..
- Khi đọc mẫu giáo viên cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt chước rất tốt tránh để tiếng địa phương là ảnh hưởng đến các em..
- *Học sinh..
- Có sự vào cuộc và sự ủng hộ cao từ phía cha mẹ học sinh..
- Để biết được kết quả bước đầu cả những phương pháp mình thực nghiệm thực tế, tôi đã cho học sinh của lớp mình thực hành đọc một số bài bất kỳ, em sau không đọc trùng bài của em trước..
- Hầu như các em đã đọc được hết bài.
- Căn cứ vào bài chấm tôi thống kê điểm bài đọc của học sinh như sau:.
- Tổng số học sinh: 40 em.
- Số học sinh có kỹ năng đọc đúng ở mức + Tốt: 25 em.
- Tổng số học sinh: 42 em.
- Số học sinh có kỹ năng đọc đúng ở mức + Tốt: 28 em.
- Đọc ngọng: 0 em Từ kết quả đạt được cuối năm học, tôi thấy khả năng đọc cũng như lỗi phát âm của các em được cải thiện đáng kể, chất lượng đọc được nâng lên, học sinh hứng thú học tập, tạo không khí thoải mái khi học, học mà chơi, chơi mà học.
- Bước sang năm học ngay từ đầu năm tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy trên vào giảng dạy lớp 1A - Trường tiểu học Chiến Thắng đến nay tôi nhận thấy các em học sinh có nhiều tiến bộ hơn năm trước.
- Học sinh đã phát âm đúng, chuẩn tiếng, từ, biết phân tích các từ, biết đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ… kết quả rất khả quan..
- Bằng sự nhiệt tình trong công tác nghiên cứu giảng dạy, tôi đã vận dụng sáng tạo những phương pháp đã học để hướng dẫn kèm cặp đối tượng học sinh lớp 1 để giúp các em không chỉ viết tốt mà còn đọc tốt, đọc chuẩn, đọc không sai lỗi..
- Tuy rằng số lượng các em đọc tốt vẫn còn hạn chế nhưng những biện pháp mà tôi đưa ra để giúp em đọc tốt hơn phần nào đã giúp các em học sinh lớp 1B nhìn nhận ra lỗi phát âm của mình để có biện pháp sửa chữa hợp lý..
- Áp dụng sáng kiến của mình trong việc rèn đọc cho học sinh để nâng cao chất lượng đọc.
- Bản thân tôi qua các tiết dự giờ của Ban giám hiệu và các đồng chí trong tổ chuyên môn đều đánh giá học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ.
- Học sinh đã phát âm đúng, chuẩn tiếng, từ, biết phân tích các từ, biết đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ….
- Môn Tiếng Việt trong đó chủ yếu là phần rèn đọc cho học sinh lớp 1A, Trường tiểu học Chiến Thắng - TP Thái Nguyên theo chương trình CGD..
- Trên đây là sáng kiến của tôi đã thực hiện trong lĩnh vực biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt - CGD lớp 1 mà trọng tâm là kỹ năng rèn đọc cho học sinh