« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số đặc điểm hình thái hàu Crassostrea belcheri và mô hình nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HÀU Crassostrea belcheri VÀ MÔ HÌNH NUÔI HÀU TẠI TỈNH BẾN TRE.
- Khảo sát các loài hàu nuôi, các yếu tố tài chính và kĩ thuật của mô hình nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre được tiến hành từ tháng 6/2016 – tháng 1/ 2017.
- Khảo sát dựa trên phiếu trả lời có đầy đủ thông tin về loài hàu nuôi, kĩ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.
- Kết quả sau khi phân tích cho thấy hàu nuôi tại Bến Tre được người nuôi gọi là “hàu mình” có tên khoa học là Crassostrea belcheri.
- Các hộ nuôi hàu ở Bến Tre sử dụng tấm tôn xi-măng để thu giống và nuôi hàu trực tiếp trên loại giá thể này.
- Tổng chi phí sản xuất trung bình của mô hình là triệu đồng/vụ, lợi nhuận đạt trung bình 42,74.
- ±22,44 triệu đồng/100m 2 /vụ, tỉ suất lợi nhuận của mô hình là lần..
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy một số khó khăn xuất phát từ thực tế của nghề nuôi và những kiến nghị nhằm phát triển nghề nuôi hàu tại Bến Tre theo hướng bền vững..
- Một số đặc điểm hình thái hàu Crassostrea belcheri và mô hình nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre.
- Hàu Crassostrea belcheri phân bố ở Nam miền Trung và nhiều ở khu vực Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và Long Sơn (Bà Rịa- Vũng Tàu), hiện nay đang được phát triển nuôi mạnh ở các địa phương này sau đó phát triển sang các tỉnh vùng Tây Nam Bộ như Cà Mau, Bạc Liêu và Bến Tre..
- Các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay đang nuôi hàu phổ biến là Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre.
- Ở tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, hàu được thu giống trên các tấm giá thể là tôn xi măng và được giữ nguyên để nuôi thương phẩm cho đến khi thu hoạch.
- Các phương thức nuôi hàu khác nhau được áp dụng tùy theo điều kiện của từng địa phương và do đó sẽ dẫn đến những đặc điểm về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế khác nhau..
- Các nghiên cứu về mô hình nuôi hàu ở ĐBSCL còn tương đối hạn chế (Phạm Minh Đức và ctv., 2016).
- Các tác giả đã tìm hiểu mô hình nuôi hàu ở tỉnh Bạc Liêu, phân tích chuỗi phân phối sản phẩm hàu, phân tích các mặt khó khăn và.
- các đặc điểm về kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi cần được thực hiện nhằm đề ra các đề xuất góp phần cải tiến kỹ thuật nuôi và ổn định nghề nuôi hàu tại địa phương ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng..
- 2.1 Khảo sát điều tra.
- các đề tài, dự án có liên quan đến nuôi hàu trong và ngoài nước..
- Phương pháp chọn mẫu và phân bố mẫu Nghiên cứu xác định mục tiêu và số lượng mẫu cần phỏng vấn ở tỉnh Bến Tre: Căn cứ vào số liệu thứ cấp thu từ Sở Nông nghiệp tỉnh, sau đó thu thập thêm số liệu phân bố (số hộ nuôi) của địa phương..
- Ba mươi hộ nuôi đã được phỏng vấn trực tiếp tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre trong thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 8 đến tháng 11/2016..
- Mục đích của việc thu mẫu nhằm xác định tên khoa học của loài hàu nuôi, một số đặc điểm về hình thái và chỉ tiêu chất lượng hàu nuôi tại địa phương khảo sát.
- Các chỉ tiêu về chất lượng môi trường nước tại địa điểm nuôi hàu được thu đồng thời khi thu mẫu hàu là độ mặn được đo bằng khúc xạ kế, pH và độ kiềm được kiểm tra bằng bộ test SERA (sản xuất tại Đức).
- Độ trong của cột nước tại địa điểm nuôi hàu được xác định bằng đĩa Sechi (đơn vị tính là cm).
- Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Một số đặc điểm của loài hàu được nuôi ở Bến Tre.
- Kết quả phân tích di truyền cho thấy loài hàu nuôi ở Bến Tre có 99% tương đồng với loài hàu Crassostrea belcheri từ ngân hàng gen thế giới (Query cover 100%.
- belcheri được nuôi tại Bến Tre Một số đặc điểm hình thái phân loại của hàu Crassostrea belcheri thu tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre được mô tả như sau:.
- Lớp vỏ dưới có màu trắng hoặc xám, do bám vào giá thể cho nên các lớp vẩy sừng ít khi hiện rõ..
- Dây chằng đỉnh vỏ không rõ ràng, đỉnh vỏ thường tù và độ sâu vùng đỉnh vỏ thường <0,8 cm, với đặc điểm này cộng với vỏ dưới bám vào giá thể đã làm hạn chế sự phát triển thể tích thịt của hàu do đó làm cho tỷ lệ thịt thấp khi tính trên khối lượng tổng cộng..
- Bảng 1 trình bày một số kết quả thu được về đặc điểm hình thái của loài hàu nuôi tại Bến Tre..
- Các hộ nuôi hàu bắt đầu thả giá thể thu giống vào tháng 3-4 hàng năm vì theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì vào thời gian này quần thể hàu bắt đầu tham gia sinh sản và ấu trùng hàu xuất hiện trong môi trường nước.
- Số liệu Bảng 1 cho thấy sau 15 đến 16 tháng nuôi hàu có thể đạt chiều dài 104,8 mm và khối lượng cả vỏ lên đến 111,9 g/con, tuy nhiên ở một số hộ nuôi khác hàu đạt tốc độ tăng trưởng khá chậm (đến tháng 1/2017, tức là sau 20 tháng chỉ đạt 64,5 g/con).
- Bảng 1: Các chỉ tiêu liên quan đến hình thái và chất lượng thịt của hàu nuôi tại Bến Tre qua các đợt thu mẫu khảo sát.
- Chỉ tiêu Thời gian thu mẫu (tháng).
- Tỷ lệ thịt.
- 3.2 Các yếu tố môi trường tại địa điểm nuôi hàu.
- Bảng 2 trình bày kết quả thu thập số liệu về các yếu tố môi trường tại địa điểm nuôi hàu trong quá trình khảo sát.
- Các hộ nuôi hàu ở Bến Tre thường đặt giàn nuôi hàu trong kênh nhánh hoặc kênh chính dẫn ra biển, vị trí xa nhất cách biển là 3 km và gần nhất là 0,5 km.
- Như vậy, những hộ đặt giàn nuôi hàu trong kênh nhánh sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn của nguồn nước ngọt từ.
- các nhánh sông đổ ra, ngược lại các hộ nuôi hàu gần biển sẽ chịu tác động sớm hơn và nhiều hơn nếu có xâm nhập mặn.
- Bảng 2: Các yếu tố môi trường tại địa điểm nuôi hàu trong thời gian thu mẫu và khảo sát.
- Yếu tố Thời gian thu mẫu (tháng).
- Độ mặn.
- Các yếu tố môi trường khác như pH và độ kiềm tại địa điểm khảo sát đều nằm trong khoảng thích hợp cho hàu sinh trưởng.
- Kết quả thu được về các yếu tố liên quan đến vấn đề dinh dưỡng như hàm lượng tổng vật chất hữu cơ lơ lửng (TSS) và chlorophyll a cho thấy địa điểm nuôi hàu có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, đáp ứng nhu cầu thức ăn cho các loài ăn lọc như hàu.
- 3.3 Các yếu tố kĩ thuật của mô hình nuôi hàu ở Bến Tre.
- Địa điểm nuôi và kích thước giàn treo hàu Giá thể thu hàu được cắt từ tấm tôn xi măng theo hình chữ nhật, mỗi tấm có kích thước 15×40 cm, một đầu của tấm giá thể được xỏ dây thừng, sau đó mỗi cụm 5-6 tấm giá thể được treo trên giàn để ấu trùng hàu bám vào (Hình 2).
- Dây treo giá thể trên giàn cách nhau từ 10-20 cm, tùy theo dây chính to hay nhỏ mà các tấm giá thể được treo có khoảng cách khác nhau.
- Kết quả khảo sát mô hình nuôi hàu tại địa phương cho thấy khoảng cách giữa các dây nuôi hàu trong một giàn hoặc khoảng cách giữa các dây treo giá thể là khá dày đặc, vị trí đặt các giàn nuôi hàu ở sông hoặc kênh rạch có khả năng gây bồi lắng và cản trở dòng chảy tại địa điểm nuôi..
- Giàn nuôi hàu tại địa điểm khảo sát có thời gian.
- Khi nước triều lên cao, giàn nuôi hàu có thể ngập sâu 2-3 m tùy theo đỉnh triều, tuy nhiên khi triều xuống thấp, toàn bộ giàn nuôi hàu sẽ phơi ra dưới ánh nắng mặt trời (phơi giàn), thời gian phơi giàn có thể kéo dài đến vài giờ mỗi ngày.
- Kết quả khảo sát cho thấy rằng kỹ thuật nuôi hàu tại địa phương cần được cải thiện để góp phần giảm thiểu rủi ro do thời tiết diễn biến thất thường đồng thời đảm bảo ổn định nghề nuôi..
- Bảng 3: Các yếu tố kĩ thuật của mô hình nuôi hàu tại Bến Tre (n=27).
- Thời gian nuôi (tháng .
- Trong mô hình nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre, người nuôi không tốn chi phí cho việc mua con giống vì hàu được thu giống tự nhiên trên các tấm tôn xi măng.
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy các hộ nuôi ở trên sông chính thường thu được hàu giống nhiều hơn và tốc độ tăng trưởng của hàu cũng nhanh hơn so với các hộ đặt giàn thu giống trên các sông nhánh.
- Hình 2: Tấm tôn xi măng được sử dụng làm giá thể thu hàu giống (A) và hàu được thu hoạch khi đạt kích cỡ thương phẩm (B).
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự xuất hiện của các loài hàu tạp (những loài không có giá trị kinh tế vì kích thước nhỏ hoặc tỷ lệ thịt ít như hàu giấy, hàu đá.
- Các loài hàu này cạnh tranh giá thể bám với loài hàu nuôi, nếu chúng xuất hiện với mật độ dày sẽ chiếm mất giá thể bám làm cho hiệu quả thu giống không cao do đó sẽ dẫn đến năng suất nuôi giảm theo..
- Hình 3: Các loại sinh vật bám và những loài hàu không có giá trị kinh tế cùng bám trên giá thể nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre.
- Theo kết quả khảo sát, 1 tấn giá thể treo trên giàn có thể thu giống và thu hoạch được khoảng 3.
- Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ sống của hàu nuôi tại Bến Tre biến động từ 40 đến 90%, trung bình là sau thời gian nuôi đạt đến kích thước thương phẩm từ 12-17 tháng.
- (2016) thu được khi khảo sát mô hình nuôi hàu rời trên bè tại tỉnh Bạc Liêu.
- Điều này phù hợp với thực tế nuôi hàu từ giai đoạn thu giống trên giá thể tại tỉnh Bến Tre vì hàu bám thành chùm sẽ cạnh tranh về thức ăn và chỗ bám cao hơn, tiếp xúc trực tiếp với địch hại ngay khi còn nhỏ cùng với thời gian nuôi kéo dài sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ sống (Hình 3)..
- 3.4 Các yếu tố tài chính và hiệu quả của mô hình nuôi hàu.
- Kết quả số liệu ở Bảng 4 cho thấy chi phí cố định lên đến 15,96 triệu đồng/100 m 2 giàn nuôi hàu bao gồm các khoản như làm giàn và mua giá thể, làm chòi canh và các dụng cụ để nuôi hàu trong đó chi phí làm giàn và mua giá thể chiếm hơn 60%.
- tổng chi phí cố định.
- Chi phí cho giá thể thu giống, vật liệu nuôi hàu tại đây chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí của mô hình nuôi, do đó nếu lượng hàu giống thu được trên một đơn vị diện tích thấp sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi..
- Kết quả trung bình tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi hàu tại Bến Tre đạt 1,34 lần với khoảng biến động rất lớn từ 0,16 đến 2,44 lần.
- Bảng 4: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi hàu tại Bến Tre (số hộ n=27).
- Chi phí cố định (triệu đồng .
- Làm giàn và mua giá thể .
- Chi phí biến đổi (triệu đồng .
- Tổng chi phí (triệu đồng .
- (2016) phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi hàu cửa sông (Crassostrea rivularis) trong bè ở tỉnh Bạc Liêu cho thấy với mật độ nuôi 239 con/m 2 bè, sau thời gian từ 8-10 tháng nuôi hàu có thể đạt.
- Các tác giả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy nuôi hàu bè ở Bạc Liêu thu được lợi nhuận rất cao với tỷ suất lợi nhuận lên đến 1,21 lần.
- So sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả của khảo sát ở Bến Tre cho.
- thấy mô hình nuôi hàu trên giàn ở Bến Tre đạt hiệu quả kinh tế hơn tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận biến động khá lớn giữa các hộ nuôi.
- Kết quả so sánh cho thấy rằng kỹ thuật nuôi hàu ở tỉnh Bến Tre cần được cải thiện hơn nữa nhằm giảm bớt rủi ro do phụ thuộc vào việc lấy giống tự nhiên, đồng thời tối ưu hóa điều kiện nuôi để hàu có thể tăng trưởng tốt hơn và đạt năng suất cao hơn..
- 3.5 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi hàu tại Bến Tre.
- Nghề nuôi hàu ở Bến Tre tận dụng được diện tích mặt nước và nguồn hàu giống tự nhiên.
- Vùng nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre có các yếu tố môi trường, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng khá phù hợp cho đặc điểm sinh trưởng của hàu..
- Mô hình nuôi hàu đơn giản, sử dụng vật liệu sẵn có và có dịch vụ cung ứng kịp thời cho người nuôi với số lượng lớn..
- Thiếu vốn đầu tư là một trong những khó khăn lớn nhất để có thể duy trì hoặc mở rộng quy mô nuôi hàu tại địa điểm khảo sát.
- Giá thể thu giống và nguyên vật liệu làm giàn nuôi chiếm nhiều vốn đầu tư trong khi thời gian nuôi có thể kéo dài gần 2 năm, do đó áp lực về lãi suất khi phải đi vay vốn là rất lớn đối với các hộ nuôi..
- Người nuôi hàu chủ yếu học hỏi kỹ thuật nuôi qua kinh nghiệm của các hộ trong tỉnh hoặc ở những tỉnh khác, đa số chưa được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi hàu..
- Thời tiết diễn biến thất thường, tình trạng nắng nóng và xâm nhập mặn liên tiếp xảy ra trong 2 năm 2016 và 2017 đã gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi hàu tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
- Vấn đề dự báo diễn biến thời tiết và cảnh báo môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình nuôi hàu tại địa phương, phương pháp nuôi hàu, loại giá thể và chiều sâu cột nước đặt giá thể cũng còn tiềm ẩn nhiều bất cập..
- Kết quả phân tích di truyền đã khẳng định loài hàu được nuôi ở tỉnh Bến Tre là loài Crassostrea belcheri.
- Ở Bến Tre, hàu giống có nguồn gốc ngoài tự nhiên được người dân thu bằng cách treo giá thể là tấm tôn xi măng trên giàn, hàu phát triển dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên từ khi bám vào giá thể cho tới khi thu hoạch..
- Thời gian nuôi hàu trung bình khoảng 17 tháng, tỉ lệ sống năng suất trung bình đạt kg/100 m 2 /vụ nuôi.
- Tổng chi phí sản xuất trung bình của mô hình là triệu đồng/vụ , lợi nhuận đạt trung bình triệu đồng/100m 2 /vụ, tỉ suất lợi nhuận của mô hình là lần..
- Nghiên cứu các biện pháp hoặc các loại giá thể khác để nâng cao hiệu quả thu giống và nuôi hàu thương phẩm tránh gây tác động đến môi trường và góp phần phát triển nghề nuôi một cách bền vững..
- Các ban ngành có liên quan cần mở các lớp tập huấn phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi hàu phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm ổn định và phát triển nghề nuôi..
- Người nuôi hàu cần được giới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm tránh hiện tượng được mùa mất giá hoặc sản phẩm bị tư thương ép giá..
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Bến Tre.
- Nghiên cứu khả năng nuôi kết hợp hàu cửa sông (Crassostrea belcheri) trong mô hình nuôi thủy sản thâm canh.
- Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng thu giống hàu (Crassostrea sp.) tại tỉnh Cà Mau.
- Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi hàu cửa sông.
- Nuôi hàu tại Việt Nam: lịch sử, hiện trạng và định hướng quản lý trong tương lai.