« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá lành canh (Coilia rebentischii Bleeker, 1858) phân bố vùng cửa Sông Hậu


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ LÀNH CANH (Coilia rebentischii Bleeker, 1858) PHÂN BỐ VÙNG CỬA SÔNG HẬU.
- Cá lành canh, đặc điểm sinh sản, sông Hậu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá lành canh (Coilia rebentischii) được thực hiện ở khu vực cuối nguồn sông Hậu tại ba vị trí thuộc cửa sông Trần Đề và Định An từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.
- Các mẫu cá lành canh đã được thu trong 12 tháng và thu liên tục 1 tháng/lần bằng lưới kéo, lưới đáy và vợt lưới với cỡ mẫu ít nhất 40 cá thể/tháng.
- Kết quả cho thấy hệ số thành thục (gonadosomatic index-GSI) của cá lành canh dao động từ và biến động nhiều hơn so với hệ số tích luỹ năng lượng (hepatosomatic index-HSI) (từ 0,21- 1,20.
- nhân tố điều kiện (conditional factor-CF) của cá lành canh ít biến động và giá trị CF đạt cao nhất ở tháng 11.
- Sức sinh sản của cá lành canh khá cao (495±197 trứng/g cá cái) và có sự biến động lớn (218-943 trứng/g cá cái) ở kích cỡ trung bình là 10,4±1,8 cm và khối lượng toàn thân trung bình là g.
- Chiều dài thành thục (L m ) của cá lành canh đực là 11,05 cm và cá lành canh cái là 13,69 cm.
- Kết quả cũng cho thấy mùa vụ sinh sản của cá lành canh khá dài kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 và tập trung nhiều nhất từ tháng 6-7 trong năm.
- Qua đó cho thấy cá lành canh là loài có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi vì mùa vụ sinh sản của chúng khá dài và sức sinh sản cũng tương đối cao..
- Cá lành canh (Coilia rebentischii Bleeker, 1858) là loài cá quen thuộc với người dân Tây Nam Bộ.
- Cá lành canh thuộc họ Cyprinidea, bộ Cypriniformes (cá chép) là loài cá sống ở vùng cửa sông, sinh sống tự nhiên được cả nước ngọt, lợ và mặn (Trương Thủ Khoa  Trần Thị Thu Hương, 1993).
- Ở Việt Nam, nhóm cá lành canh có nhiều tên như: cá lành canh, cá lành canh xiêm, cá lành canh chóp vàng,… chúng được khai thác chủ yếu bằng lưới kéo.
- Trong đó, cá lành canh vàng (Coilia rebentischii Bleeker, 1858) là một trong những loài đã được ghi nhận thuộc giống Coilia của bộ cá trích Clupeiformes (Froese  Pauly, 2020) và phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Trần Đắc Định &.
- Vì vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của loài Coilia rebentischii là rất cần thiết, qua đó góp phần bổ sung các thông tin khoa học và làm cơ sở cho việc khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi nhóm cá này ở khu vực ĐBSCL..
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu Mẫu cá lành canh (Coilia rebentischii) được thu trong 12 tháng và thu liên tục 1 tháng/lần từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 (Hình 1).
- Cá lành canh được thu tại 3 vị trí ở khu vực cuối nguồn sông Hậu từ Đại Ngãi đến cửa sông Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng (Hình 2)..
- Cá lành canh (Coilia rebentischii).
- Phương pháp thu và phân tích số liệu Các chỉ tiêu sinh thái như nhiệt độ, pH, độ mặn có liên quan trực tiếp đến sự phân bố và hoạt động sinh sản của cá lành canh được thu thập tại hiện trường bằng các dụng cụ chuyên dụng như: nhiệt kế, pH kế và khúc xạ kế..
- Các mẫu cá lành canh được thu ngẫu nhiên ít nhất là 40 cá thể/tháng từ mẫu thu được bằng lưới kéo, lưới đáy và vợt lưới để xác định chiều dài tổng (TL, cm), chiều dài chuẩn (SL, cm), khối lượng toàn thân (TW, g), khối lượng tuyến sinh dục (W tsd , g), khối lượng gan (W g , g), khối lượng không nội quan (W o , g) và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá.
- (i) Hệ số thành thục sinh dục (gonadosomatic index - GSI) là một hệ số để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá, sự thay đổi theo mùa của khối lượng tuyến sinh dục cá có thể thấy rõ ràng ở trên cá thể cái do sự gia tăng nhanh về khối lượng của sản phẩm sinh dục cá.
- GSI của cá lành canh được xác định cho từng tháng và dựa theo công thức GSI=(GW/BW)*100 (Biswas, 1993), trong đó: GW là khối lượng tuyến sinh dục cá (g).
- (iii) Hệ số điều kiện (CF) để phát hiện sự thay đổi về mùa vụ xuất hiện của cá và sự thay đổi này do sự phong phú về thức ăn và mùa vụ sinh sản của đàn cá.
- (v) Các giai đoạn thành thục sinh dục được sử.
- cá, dựa theo mô tả bậc thang thành thục sinh dục của Vesey  Langford (1985) với 6 giai đoạn phát triển..
- Bậc thang thành thục này cho phép đánh giá nhanh mức độ thành thục và khả năng sinh sản của cá lành canh.
- Ngoài ra, để quan sát đặc điểm của các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá (noãn sào và tinh sào) trong nghiên cứu này cũng có sử dụng phương pháp mô học theo mô tả của Drury  Wallington (1980)..
- trong đó, P: là tỉ lệ cá thành thục.
- L: là chiều dài trung bình của cá (cm), L m50 : là chiều dài thành thục ở 50% quần đàn cá (cm) và kết hợp với phần mềm Statistica (8.0) để xác định L m thông qua mô hình toán học..
- Một số yếu tố sinh thái có liên quan đến phân bố của cá lành canh.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị pH tại ba vị trí khảo sát ở khu vực cửa sông Hậu ít biến động qua các đợt khảo sát (từ 7,1-7,7) và pH trong mùa khô cao hơn mùa mưa, kết quả này phù hợp với nhận định của Trương Quốc Phú (2006), pH thích hợp cho các loài cá phát triển trong thủy vực dao động từ 7,5-8,5.
- Nhìn chung, các yếu tố sinh thái đều nằm trong khoảng thích hợp cho tất cả các loài cá, do đây là thủy vực nước chảy nên thường có sự xáo trộn của khối nước bên trong và sự tác động của chế độ nước vùng cửa sông, tuy có biến động, nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho những loài cá, đặc biệt là thích hợp cho sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cá lành canh..
- Hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích lũy năng lượng (HSI).
- Kết quả nghiên cứu trên tổng số 362 mẫu cá (cá cái: 203, cá đực: 159) cho thấy GSI và HSI của cá lành canh đực và cái có biến động nhiều từ tháng 5- 11 (Hình 3), trong đó GSI của cá cái đạt cao nhất là tháng 7) và ở cá đực là 6,92±5,08%.
- Kết quả này cũng cho thấy hệ số GSI và HSI cá lành canh đực và cái có biến động nhiều qua các tháng, trong đó GSI của cá đực và cá cái đạt cao nhất vào mùa mưa (tháng 6-7) (Hình 3)..
- GSI và HSI của cá là những hệ số quan trọng để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá (Phạm Thanh Liêm.
- Trần Đắc Định, 2004) và việc xác định GSI của cá chủ yếu dựa vào tuyến sinh dục.
- Khối lượng tuyến sinh dục là chỉ tiêu số lượng để đánh giá tình trạng thành thục của cá và được tính cho từng giới tính riêng biệt.
- Sự thay đổi theo mùa của khối lượng tuyến sinh dục cá có thể thấy khá rõ ràng ở cá cái do.
- sự gia tăng nhanh về khối lượng của sản phẩm sinh dục của cá.
- Theo Phạm Minh Thành  Nguyễn Văn Kiểm (2009), sự lớn lên của tế bào sinh dục cá được quyết định bởi sự chuyển hóa dinh dưỡng nội tại trong cơ thể chúng, đó là sự chuyển hóa các chất từ cơ và gan, khi cá ở giai đoạn có GSI lớn thì HSI thấp và ngược lại.
- Mặt khác, GSI của cá lành canh đực và cái đều thấp từ tháng 2-4, sau đó tăng dần từ tháng 6-11 và sự biến động này là do cá lành canh đã tham gia sinh sản trước tháng 1 và tuyến sinh dục của cá chỉ còn lại các tế bào sinh dục ở giai đoạn I và II là chủ yếu..
- Hệ số thành thục sinh dục (GSI) và hệ số tích luỹ năng lượng (HSI) cá lành canh 3.3.
- Tương quan giữa chiều dài chuẩn và khối lượng thân của cá lành canh Hình 5 cho thấy CF của cá lành canh ít biến động, cao nhất là g/cm (cá cái) và g/cm (cá đực).
- Theo King (1995), CF được dùng để giá mức độ gia tăng khối lượng của cá so với mức độ gia tăng chiều dài và sự gia tăng.
- nhanh về khối lượng của cá trong một khoảng thời gian nhất định chủ yếu là do sự gia tăng về khối lượng tuyến sinh dục của cá trong giai đoạn thành thục sinh dục của cá, đối với cá cái vào thời điểm có nguồn thức ăn phong phú sẽ sử dụng nhiều thức ăn hơn..
- Hệ số điều kiện (CF) cá lành canh 3.4.
- Sức sinh sản của cá.
- Kết quả nghiên cứu trên 20 mẫu cá lành canh cái đã đạt đến giai đoạn thành thục sinh dục (giai đoạn IV) cho thấy sức sinh sản trung bình của cá lành canh khá cao (495±197 trứng/g cá cái) và có sự biến động nhiều (218-943 trứng/g cá cái) ở kích cỡ trung bình 10,4±1,8 cm và khối lượng thân là g.
- sức sinh sản của cá thay đổi theo loài và phụ thuộc vào tuổi, kích thước và điều kiện môi trường sống của chúng và những loài cá có tập tính làm tổ đẻ trứng có sức sinh sản thấp (Phạm Minh Thành  Nguyễn Văn Kiểm, 2009)..
- Các giai đoạn thành thục sinh dục của cá lành canh.
- Kết quả cho thấy tỉ lệ các giai đoạn thành thục sinh dục của cá lành canh khác nhau theo giai đoạn phát triển của chúng.
- Cá chưa thành thục sinh dục (giai đoạn I và II) có sự khác nhau giữa các tháng.
- trong năm và tỉ lệ này cao nhất tập trung vào tháng 7 và tháng 10 (Hình 6), trong khi đó cá đạt đến giai đoạn thành thục (giai đoạn) III được phát hiện quanh năm và thời điểm đạt tỉ lệ cao nhất từ tháng 8 đến tháng 11 với tỉ lệ thành thục cao nhất là 60%.
- Theo ghi nhận của ngư dân sống dọc theo khu vực cuối nguồn sông Hậu, cá lành canh có trứng xuất hiện nhiều nhất từ tháng 8-9, trong khi đó tuyến sinh dục của cá cái chỉ phát hiện đến mức độ thành thục sinh dục ở giai đoạn IV và cao nhất là trong tháng 9 và nhiều hơn so với các tháng còn lại..
- các giai đoạn thành thục sinh dục của cá lành canh đực và cái Các giai đoạn thành thục sinh dục của cá lành.
- canh có tỉ lệ khác nhau theo thời gian, ở giai đoạn cá chưa thành thục sinh dục (giai đoạn I và II) có sự khác nhau từ tháng 1-3 và từ tháng 8-11 và tỉ lệ này đạt cao nhất ở tháng 7 (90%, Hình 6), trong khi đó chúng đạt giai đoạn thành thục đến giai đoạn IV.
- nhất từ tháng 7-11 với tỉ lệ thành thục là 50%, điều này cũng cho thấy mùa vụ sinh sản của cá lành canh là quanh năm và tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 11.
- Theo 6 giai đoạn thành thục sinh dục được đề nghị bởi Vesey  Langford (1985), trong nghiên cứu này cá lành canh chỉ phát hiện đến giai đoạn IV,.
- Kết quả quan sát mô học cho thấy các giai đoạn phát triển noãn sào của loài Coilia rebentischii được phát hiện chủ yếu từ giai đoạn I đến giai đoạn IV, tuy nhiên trong tiêu bản mô học có phát hiện rải rác một số hạt noãn hoàng đạt.
- đến giai đoạn V và các hạt noãn hoàng này xuất hiện rất ít (Hình 7).
- So với kết quả phân tích hình thái của noãn sào cá lành canh thì đa phần các noãn sào đạt đến giai đoạn IV so với 6 giai đoạn đã được mô tả bởi Vesey  Langford (1985)..
- Các giai đoạn phát triển noãn sào của cá lành canh (H&E, 10X).
- Các giai đoạn phát triển noãn sào của cá lành canh (A: GĐ I, B: GĐ II, C: GĐ III, D: GĐ IV).
- Kết quả quan sát tiêu bản mô học trong nghiên cứu này cho thấy tinh sào của cá lành canh có ít tinh bào sơ cấp và thứ cấp chủ yếu là tinh tử và tinh trùng.
- (Hình 8), điều này cho thấy đa phần các tinh sào của cá lành canh quan sát được đã đạt đến giai đoạn thành thục sinh dục và cá đang trong thời kỳ tham gia sinh sản..
- Tinh sào của cá lành canh (H&E).
- Các giai đoạn phát triển tinh sào của cá lành canh 3.6.
- Mùa vụ sinh sản.
- cho thấy mùa vụ sinh sản của cá lành canh được xác định thông qua các số liệu về khối lượng, tỉ lệ thành thục sinh dục, các hệ số thành thục sinh dục của loài.
- Tinh sào giai đoạn II Tinh sào giai đoạn III.
- Tinh sào giai đoạn IV Tinh sào giai đoạn V.
- Tinh sào giai đoạn VI.
- Kết quả cho thấy mùa vụ sinh sản của cá lành canh cũng tương tự với các nhóm cá phân bố ở các vùng nước ven bờ và vùng cửa sông (cá lưỡi trâu, cá trích)..
- Theo Phạm Quốc Huy (2011), mùa vụ sinh sản của cá lưỡi trâu chủ yếu tập trung vào các tháng 2-3 và tháng 7-9, đây là thời gian vào cuối mùa khô và giữa mùa mưa.
- Theo Minami  Tanaka (1992), mùa vụ sinh sản của cá được mô tả từ tháng bắt đầu cho đến tháng cá kết thúc chu kỳ sinh sản và thời gian sinh sản của hầu hết các loài cá thường kéo dài trong nhiều tuần đến nhiều tháng do sự khác biệt giữa các cá thể về thời gian cá bắt đầu tham gia sinh sản (Wright  Trippel, 2009)..
- Kích cỡ thành thục sinh dục của cá lành canh.
- Kết quả phân tích 131 mẫu cá lành canh đực và.
- 61 mẫu cá cái bằng phần mềm Statistica (8.0) cho thấy chiều dài thành thục (L m ) của cá lành canh đực là 11,05 cm và cá lành canh cái là 13,69 cm (Hình 11).
- Kết quả L m trong nghiên cứu này được dựa theo nguyên lý xác định của King (1995) và đường biểu diễn của chúng có dạng hình chữ S và một điểm uốn tại đó tỉ lệ cá thành thục đạt 50% trong quần đàn cá (P=0,5).
- Ngoài ra, việc xác định chiều dài thành thục của cá (L m ) cũng đã được Udupe (1986) đề cập đến và L m là chiều dài của cá khi quần đàn của chúng có ít nhất 50% số cá thể trong quần đàn đạt đến giai đoạn thành thục sinh dục (từ giai đoạn III).
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy chiều dài thành thục của cá lành canh tương đương so với cá bống tượng (Lawrence et al., 2002)..
- Chiều dài thành thục đầu tiên của cá lành canh 4.
- Cá lành canh có hệ số thành thục sinh dục trung bình cao nhất là tháng 7, mùa vụ sinh sản của cá lành canh khá dài kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 và tập trung nhiều nhất từ tháng 6-7 trong năm.
- Sức sinh sản của cá lành canh khá cao (495±197 trứng/g cá cái) và có sự biến động lớn (218-943 trứng/g cá cái) ở kích cỡ trung bình là 10,4±1,8 cm và khối lượng toàn thân trung bình là g.
- Chiều dài thành thục của cá khá lớn (cá đực: 11,05 cm, cá cái:.
- Cần nghiên cứu về hiện trạng khai thác và khả năng sử dụng nguồn lợi cá lành canh (Coilia rebentischii) để đưa ra những giải pháp khai thác hợp lý, bảo tồn và phục hồi nguồn lợi cá lành canh ở vùng cửa sông ven biển Trần Đề và Định An nói riêng và các vùng cửa sông ở ĐBSCL nói chung..
- Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh học cá.
- Nghiên cứu biến động thành phần loài và sản lượng cá vùng hạ lưu sông Hậu