« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT VƯỜN TRỒNG CA CAO XEN TRONG VƯỜN DỪA TẠI CHÂU THÀNH - BẾN TRE


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT VƯỜN TRỒNG CA CAO XEN TRONG VƯỜN DỪA TẠI CHÂU THÀNH - BẾN TRE.
- Hiện nay, mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa đã được phát triển giúp nông dân gia tăng thu nhập khi giá dừa không ổn định tại một số vùng ở Bến Tre.
- Tuy nhiên, năng suất trái dừa và ca cao còn rất thấp.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá một số đặc tính đất vườn trồng xen ca cao trong vườn dừa tại Huyện Châu Thành - Bến Tre.
- Kết quả điều tra và phân tích mẫu đất của 30 nông hộ có trồng ca cao trong vườn dừa có tuổi dừa 7 - 10 tuổi, 15 - 20 tuổi và 30 năm tuổi cho thấy đất trồng dừa có tuổi liếp trên 40 năm, thể hiện sự suy giảm độ phì nhiêu đất.
- pH đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ thấp, hàm lượng N và lân hữu dụng và K trao đổi trong đất thấp so với nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây ca cao và cây dừa, nhất là trên các vườn có tuổi dừa 30 năm tuổi.
- Vì thế cần có biện pháp tác động cải thiện độ phì nhiêu đất tăng cường chất hữu cơ trong đất vườn dừa trồng xen ca cao tại Châu Thành, Bến Tre..
- Vì thế cây ca cao được xem là cây trồng xen có tiềm năng phát triển mạnh ở tỉnh Bến Tre.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá một số đặc tính hóa học và độ phì nhiêu đất vườn dừa trồng xen ca cao nhằm đề xuất biện pháp quản lý dinh dưỡng trong đất theo hướng bền vững..
- Đề tài được thực hiện ở xã An Khánh, Huyện Châu Thành là một trong những huyện có diện tích trồng ca cao xen trong vườn dừa lớn nhất tỉnh.
- Điều tra phỏng vấn được thực hiện ngẫu nhiên 40 hộ nông dân có trồng ca cao xen trong vườn dừa tại 8 ấp của xã An Khánh (Ấp Phước Thạnh, An Thạnh, An Thới, Phú Thạnh, An Phú Thạnh, Phước Xuân, Phước Tự và Phước Vân) huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
- De Oliveira Leite và Valle (1990) bộ rễ cây ca cao phát triển rất cạn, chỉ tập trung ở độ sâu này.
- Lân tổng số trong đất được công phá bằng H 2 SO 4 đđ - HCLO 4 , hiện màu theo phương pháp acid ascorbic và so màu trên máy so màu ở bước sóng 880 nm.
- Đạm hữu dụng trong đất được ly trích bằng KCl 2N, hàm lượng đạm có trong mẫu sau khi ly trích được xác định bằng phương pháp so màu (Katrina et al., 2001).
- Các cation trao đổi trong đất được trích bằng BaCl 2 đo trên máy hấp thu nguyên tử (Van Reeuwijk, 1993).
- Hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân hủy được thủy phân trong môi trường HCl 6N, hàm lượng carbon dễ phân hủy trong đất chính bằng chênh lệch giữa carbon tổng số và carbon khó phân hủy.
- Đạm hữu cơ được thủy phân trong dung dịch KCl 2M đun nóng ở nhiệt độ 100 o C trong 4 giờ và hàm lượng N-NH 4 + được xác định theo phương pháp so màu..
- Đất vườn của 30 nông hộ có trồng ca cao xen trong các vườn dừa ở đây chủ yếu được lên liếp từ đất ruộng cách đây trên 40 năm.
- pH đất: Kết quả phân tích 30 mẫu đất trồng cây ca cao xen trong vườn dừa có độ tuổi dừa khác nhau cho thấy pH đất dao động trong khoảng Hình 1).
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ pH trên đất vườn trồng cây ca cao xen trong vườn dừa ở các độ tuổi dừa khác nhau..
- Hình 1: Sự thay đổi pH đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có cấp độ tuổi dừa khác nhau.
- (1989) nhân tố chính làm giảm năng suất cây ca cao là do pH đất thấp.
- pH tối hảo cho sự phát triển cây ca cao và cây dừa 5,5 - 7,5.
- Như vậy, pH đất vườn tương đối thấp cho sự phát triển của ca cao và dừa..
- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất:.
- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất dao động trong khoảng C trung bình 2,16% C được xem là thấp theo thang đánh giá của Landon (1991).
- (2005) hàm lượng chất hữu cơ giảm thấp trong đất được xem là một.
- Hàm lượng chất hữu cơ thấp thường ảnh hưởng bất lợi đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất, hoạt động vi sinh vật giảm, khả năng đệm của đất giảm và ảnh hưởng bất lợi về mặt cấu trúc đất và một số đặc tính vật lý đất khác..
- Kết quả phân tích thống kê (Hình 2) cho thấy không có sự khác biệt về hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở tất cả các mẫu đất có độ tuổi dừa khác nhau.
- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp có thể do tuổi liếp vườn quá lâu đời trên 40 năm tuổi, đất luôn trong tình trạng thoáng khí, quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra mạnh và nhất là trong quá trình canh tác nông dân hầu như không bón phân hữu cơ vào đất..
- Hình 2: Sự thay đổi hàm lượng chất hữu cơ trong đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có tuổi dừa khác nhau.
- Negassa và Gebrekidan (2003) cũng có kết luận kiểu sử dụng đất, kỹ thuật canh tác có liên quan mật thiết đến hàm lượng chất hữu cơ, đạm và lân trong đất.
- Kiểu sử dụng đất là một trong những yếu tố quan trọng làm thay đổi hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
- Theo Bruce (1997) nếu hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp hơn 2 - 3%, nguồn dinh dưỡng và khả năng giữ nước của đất bị hạn chế, sự sinh trưởng của cây gặp trở ngại vào mùa khô.
- (2007) đất thích hợp trồng cây ca cao nên có hàm lượng chất hữu cơ ở lớp đất mặt 0 - 15 cm cao hơn 3,5% C..
- Khả năng trao đổi cation của đất (CEC): kết quả (Hình 3) cho thấy hầu hết đất vườn trồng ca cao trong nghiên cứu này có giá trị CEC trung bình từ cmol/kg.
- Đất vườn có tuổi dừa 30 năm tuổi có CEC thấp nhất (11,1 cmol/kg) và đất vườn có tuổi dừa 7-10 tuổi và 15 -20 tuổi có CEC ở mức trung bình theo thang đánh giá của Landon (1984).
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa đất vườn có cấp độ tuổi dừa 7 - 10 tuổi và 15 - 20 tuổi.
- Khả năng trao đổicác cation của đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thành phần khoáng sét, hàm lượng chất hữu.
- (1996) CEC trong đất thấp có thể do trong đất chứa ít chất hữu cơ hoặc thành phần sét trong đất thấp.
- Hình 3: Khả năng trao đổi cation của đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có tuổi dừa khác nhau.
- Hàm lượng kali trao đổi trong đất:.
- Kết quả trình bày ở hình 4 cho thấy hàm lượng kali dao động trong khoảng cmol/kg đất..
- Hình 4: Sự thay đổi các cation trao đổi của đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có cấp độ tuổi dừa khác nhau.
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về hàm lượng kail trao đổi trong đất ở các cấp độ tuổi dừa khác nhau.
- Đất vườn có tuổi dừa 30 năm tuổi có hàm lượng kali trao đổi cao nhất (0,99 cmol/kg đất vườn có tuổi dừa 7 - 10 tuổi và 15 - 20 tuổi có hàm lượng kali trao đổi ở mức trung bình cmol/kg đất).
- Với lượng K trao đổi trung bình là 0,67 cmol/kg thấp hơn ngưỡng khuyến cáo cho sự phát triển của cây ca cao và cây dừa Theo Egbe (1989) ca cao là loại cây hút nhiều dinh dưỡng, trong đó nhu cầu kali cao nhất..
- Hàm lượng Ca trao đổi trong đất: Kết quả phân tích thống kê trình bày ở hình 4 cho thấy không có sự khác biệt về giá trị Ca trao đổi trong đất ở các cấp độ tuổi dừa khác nhau.
- Hàm lượng Ca trong đất dao động từ trung bình đến khá cmol/kg đất) theo thang đánh giá của Meston (1961).
- Đất vườn có tuổi dừa 7 - 10 tuổi có hàm lượng Ca trao đổi trong đất cao nhất đạt.
- 10,1 cmol/kg và đất vườn có tuổi dừa 30 năm tuổi có hàm lượng canxi trao đổi trong đất thấp nhất (8,4 cmol/kg đất).
- Theo Aikpokpodion (2010) hàm lượng Ca trong đất đáp ứng cho sự phát triển cây ca cao dao động trong khoảng Cmol/kg đất.
- Hàm lượng Mg trao đổi trong đất: Hàm lượng Mg trao đổi trong đất vườn trồng ca cao xen trong vườn dừa có độ tuổi dừa khác nhau dao động trong khoảng 3,2 - 4,1 cmol/kg, trung bình 3,6 cmol/kg đất.
- (2010) về độ phì tự nhiên của các vườn cây ăn trái lâu năm ở đồng bằng sông Cửu Long thì hàm lượng Mg trao đổi trong đất dao động trong khoảng 4,1 - 5,8 Cmol/kg đất.
- Qua phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về hàm lượng.
- Mg trao đổi trong đất..
- 3.3 Độ phì nhiêu đất vườn trồng cây ca cao xen trong vườn dừa.
- Đạm tổng số trong đất: Kết quả trình bày ở hình 5 cho thấy hàm lượng đạm tổng số dao động từ trung bình 0,44% được xem là trung bình theo thang đánh giá của Metson (1961).
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về hàm lượng đạm tổng số trong đất ở các vườn dừa 30 năm tuổi và 15 - 20 năm tuổi, tương tự vườn dừa 15 - 20 năm tuổi và 7 - 10 năm tuổi hàm lượng đạm tổng số trong đất cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Mặc dù hàm lượng N tổng số trong đất cao không có nghĩa khả năng cung cấp N hữu dụng cao trong đất vì còn tùy thuộc vào thành phần chất hữu cơ trong đất..
- Hình 5: Sự thay đổi hàm lượng đạm tổng số trong đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có tuổi dừa khác nhau.
- Lân tổng số trong đất (%P): Hàm lượng lân tổng số trong đất nằm trong khoảng P trung bình 0,04% P được đáng giá là thấp theo khuyến cáo của Landon (1991).
- lượng lân ở vườn dừa 30 năm tuổi cao nhất, không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đất vườn có độ tuổi dừa 15 - 20 năm tuổi.
- Hình 6: Sự thay đổi hàm lượng lân tổng trong đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có tuổi dừa khác nhau.
- Hàm lượng lân tổng số trong đất ở vườn dừa 30 năm tuổi cao có thể do lưu tồn lân theo thời gian trong đất.
- (2011) khi nghiên cứu nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của cây ca cao nhận thấy lân là nguồn dinh dưỡng giới hạn đến năng suất ca cao..
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở dạng hữu dụng: Kết quả trình bày ở Hình 7, Hình 8 Hình 9 và Hình 10 cho thấy các nguồn dinh dưỡng ở dạng hữu dụng như lân hữu dụng, đạm hữu dụng, đạm hữu cơ dễ phân hủy và.
- nguồn carbon dễ phân hủy trong đất điều thấp hơn ngưỡng khuyến cáo cho sự phát triển của cây trồng (Okuneye et al., 2003.
- Hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân hủy (C labile.
- Đất vườn trồng dừa có tuổi dừa 30 năm tuổi có hàm lượng C labile rất thấp và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đất vườn trồng dừa có tuổi dừa là 7 - 10 tuổi và 15 - 20 tuổi (Hình 7)..
- Hình 7: Sự thay đổi hàm lượng Carbon hữu cơ dễ phân hủy trong đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có tuổi dừa khác nhau.
- Đất vườn có tuổi dừa 7 - 10 tuổi có hàm lượng Carbon dễ phân hủy cao nhất.
- Hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân hủy trong đất phụ thuộc vào chất lượng của chất hữu cơ hơn là số lượng chất hữu cơ có trong đất và phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác của nông dân, tuổi cây trồng và tuổi liếp vườn.
- Đất có tuổi cây dừa cao hàm lượng carbon hữu cơ dễ phân hủy trong đất càng giảm.
- Mặt khác, rể dừa chưa phát triển mạnh nên sự cạn kiệt dưỡng chất trong đất thấp hơn so với vườn dừa có tuổi dừa lâu năm..
- Hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy (N labile.
- đạm hữu cơ dễ phân hủy là nguồn đạm được vi sinh vật sử dụng nhanh nhất, có tương quan chặt với hàm lượng carbon dễ phân hủy, đạm hữu dụng trong đất và hàm lượng đạm khoáng hóa (Deurer et al., 2008).
- lượng đạm hữu cơ dể phân hủy được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá khả năng cung cấp đạm từ chất hữu cơ trong đất.
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy đất vườn có tuổi dừa 30 tuổi có hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đất vườn có tuổi dừa là 15 - 20 tuổi và 7 - 10 tuổi (Hình 8).
- Hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy trong đất vườn có tuổi dừa 30 tuổi thấp nhất (4,2 mgNH 4.
- N/kg) cao nhất là đất vườn có tuổi dừa 15 - 20 tuổi (21,9 mgNH 4 + -N/kg).
- Hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy trong đất trồng vườn theo các cấp độ tuổi dừa khác nhau đều thấp hơn rất nhiều so với các kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv.
- (2010) trong đất vườn trồng cây lâu năm cho thấy hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy trong liếp vườn 33 năm tuổi có hàm lượng N labile đạt 210,7 mg/kg..
- Hình 8: Sự thay đổi hàm lượng đạm dễ phân hủy trong đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có tuổi dừa khác nhau.
- Hàm lượng đạm hữu dụng (mgNH 4 + -N + NO 3 - -N/kg): Kết quả phân tích (Hình 9) cho thấy trên vườn dừa 30 tuổi có hàm lượng đạm hữu dụng thấp nhất (11,17 mgNH 4 + -N + NO 3.
- N/kg) và đất vườn có tuổi dừa 15 - 20 tuổi có nguồn đạm hữu dụng cao nhất đạt 68,53 mgNH 4 + -N + NO 3 - -N/kg..
- Hình 9: Sự thay đổi hàm lượng đạm hữu dụng trong đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có tuổi dừa khác nhau.
- Hàm lượng đạm hữu dụng trên đất vườn dừa 30 năm tuổi thấp vì đất nghèo nguồn đạm hữu cơ dễ phân hủy.
- Theo Wood (1989) hàm lượng đạm hữu dụng trong đất thấp phản ánh nguồn chất hữu cơ trong đất thấp.
- Đây có thể là nguyên nhân gây bất lợi cho sự phát triển cây ca cao.
- Đạm hữu dụng trong đất có tuổi vườn 30 năm tuổi thấp nhất có thể do trong quá trình canh tác dừa nông dân đã không cung cấp đủ đạm cho cây, các vườn dừa ở độ tuổi này bắt đầu lão hóa, năng suất bắt đầu giảm nên nông dân không chăm sóc tốt..
- Lân hữu dụng trong đất: Hàm lượng lân hữu dụng trong đất giảm dần theo cấp độ tuổi dừa đất vườn dừa 30 năm tuổi có hàm lượng lân hữu dụng thấp nhất (3,51 mgP/kg) và cao nhất ở đất vườn có tuổi dừa 7 - 10 tuổi.
- Tuy nhiên, hàm lượng lân trong đất vườn dừa đều ở mức thấp theo đánh giá của Landon (1991).
- Anim- Kwapong và Frimpong (2004) cây ca cao phát triển tốt khi lân hữu dụng trong đất cao hơn 20 mgP/kg.
- Như vậy, đất vườn dừa trồng xen cây ca cao thiếu lân.
- Hình 10: Sự thay đổi hàm lượng lân hữu dụng trong đất vườn trồng cây ca cao xen dừa có tuổi dừa khác nhau.
- Đặc tính hóa học và phì nhiêu đất vườn dừa trồng xen cacco có nhiều bất lợi cho cây trồng như pH đất thấp hơn ngưỡng khuyến cáo, hàm lượng chất hữu cơ thấp, khả năng cung cấp dinh dưỡng N, P hữu dụng và K trao đổi thấp.
- Đặc biệt đất vườn dừa 30 năm tuổi thể hiện sự bạc màu về độ phì nhiêu đất đưa đến bất lợi cho sự sinh trưởng và ảnh hưởng đến năng suất của dừa và ca cao.
- Do đó cần quan tâm cải thiện như tăng hàm lượng chất hữu cơ, tăng cường lượng phân vô cơ đạm, lân, K trong đất.
- Nghiên cứu sự kết hợp phân vô cơ cân đối và phân bón hữu cơ giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất trái ca cao và dừa là rất cần thiết.