« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số kết quả nghiên cứu địa mạo khu bờ biển hiện đại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng mô hình c sở dữ liệu đất đai tỉnh Lào Cai Một số kết quả nghiên cứu Địa mạo Khu bờ biển hiện đại Việt nam Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu, Hoàng Thị Vân.
- Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội Nguyễn Biểu, Đào Mạnh Tiến Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam 1.
- Mở đầu Sau nhiều năm (từ 1991 đến nay) thực hiện khảo sát và vẽ bản đồ địa mạo đáy biển nông ven bờ (0-30 mét nước) cho các vùng khác nhau trên toàn bộ Việt Nam, đến nay một khối lượng tài liệu khổng lồ (bao gồm các bản đồ độ sâu, mặt cắt địa hình đáy, bản đồ trầm tích tầng mặt, bản đồ địa mạo cho từng đoạn cụ thể, v.v.) đã được thu thập và cần được xử lý tiếp để xây dựng một bản đồ địa mạo thống nhất cho toàn bộ đáy biển nông ven bờ Việt Nam ở tỷ lệ 1:500.000 và tỷ lệ 1:100.000 cho một số vùng trọng điểm.
- Bởi vì, trong hơn 10 năm qua, ngoài các tài liệu được khảo sát trong khuôn khổ của đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ Việt Nam tỷ lệ do Nguyễn Biểu chủ nhiệm và đề án “Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi tr​​ư​ờng và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung Bộ từ 0-30 mét nư​​​ớc ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1:50.000” do Đào Mạnh Tiến chủ nhiệm, còn có một số kết quả nghiên cứu của các tác giả thuộc các đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau.
- Chẳng hạn, trong 2 năm đầu (1991 và 1992 - từ Vũng Tàu đến Hải Vân), các bản đồ địa mạo vùng biển nông ven bờ Việt Nam được thành lập theo nguyên tắc “các bề mặt đồng nhất về nguồn gốc”, còn các năm tiếp theo lại theo nguyên tắc “hình thái-động lực” (cho các khu vực còn lại).
- Quan niệm và phương pháp Trên quan điểm địa mạo, dải đáy biển ven bờ Việt Nam nói riêng, cũng như trên quy mô toàn cầu nói chung, được xác định trong phạm vi từ đường sóng vỗ bờ cao nhất (sóng bão) đến độ sâu khoảng 20 - 30 mét.
- Còn những nơi có thuỷ triều hoạt động mạnh hơn sóng, thì giới hạn phía lục địa được xác định tại khu vực có biểu hiện rõ rệt nhất các tác động của nó đối với địa hình và các quá trình sinh - địa mạo (biogeomorphology).
- Với cách nhìn nhận như vậy, dải đáy biển ven bờ (có độ sâu từ 0 đến 30 mét nước) thực chất là khu bờ hiện đại (coastal area) đang ngày đêm chịu tác động của nhiều nhân tố động lực, trong đó đặc biệt quan trọng là sóng, thuỷ triều và tác động của con người cả trên lưu vực sông lẫn ngay ở bờ biển.
- Với những quan hệ tác động qua lại phức tạp như vậy nên dải đáy biển ven bờ được xem là một hệ thống địa mạo mở có sự trao đổi năng lượng và vật chất rất rộng rãi với cả lục địa và vùng biển khơi.
- Trong hệ thống này, sóng biển và dòng chảy do nó sinh ra giữ vai trò chủ đạo trong các quá trình địa mạo bờ biển.
- Từ các kết quả đo sâu và đặc điểm trầm tích đáy biển ven bờ (0 - 30 mét nước) cho toàn bộ Việt Nam, cũng như phân tích các nguồn tài liệu khác (như ảnh viễn thám, các kết quả đo địa vật lý, v.v.) theo một hệ thống các phương pháp nghiên cứu địa mạo truyền thống, tập thể tác giả đã xây dựng được bản đồ địa mạo đáy biển ven bờ Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000.
- Đây là lần đầu tiên một bản đồ địa mạo trong phạm vi gần bờ của Việt Nam đã được ra đời.
- Do sự khác nhau giữa phần lục địa và phần đáy biển nên hiện nay chưa có tác giả nào đề ra nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo đáy biển ở tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn.
- Do đó, sau khi thảo luận với nhiều chuyên gia địa mạo Việt Nam, các tác giả đã chọn nguyên tắc hình thái - nguồn gốc - động lực để xây dựng bản đồ địa mạo cho phạm vi nghiên cứu.
- Về mặt động lực, đáy biển ven bờ (0 - 30m nước) Việt Nam được chia thành 3 đới là: 1) đới sóng vỗ bờ (có độ sâu 0 - 5 mét nước).
- Đặc điểm địa mạo dải đáy biển ven bờ Việt Nam Phù hợp với cách phân chia ở trên, trong phần này, các tác giả phân chia địa hình theo 3 đới động lực vừa nêu.
- Địa hình trong đới sóng vỗ bờ (đến độ sâu 5 mét) gồm có 8 kiểu địa hình: 1) Bãi biển mài mòn - tích tụ do tác động của sóng (theo đặc điểm đất đá tạo bờ, kiểu này được chia thành: Bench phát triển trên đá magma xâm nhập.
- 2) Bãi biển tích tụ - mài mòn do tác động của sóng.
- 3) Bãi biển tích tụ - xói lở do tác động của sóng chiếm ưu thế.
- 4) Bãi biển tích tụ - xói lở do tác động của sóng - triều.
- 5) Bãi biển tích tụ do tác động của sóng.
- 6) Bãi biển tích tụ do tác động của thuỷ triều.
- 7) Bãi biển tích tụ hiện đại do tác động của sông - biển và 8) Trũng xâm thực - tích tụ do tác động của sông - triều chiếm ưu thế..
- Địa hình trong đới sóng phá huỷ và biến dạng (từ 5 đến 20-30 mét) gồm có 16 kiểu địa hình: 1) Đồng bằng tích tụ hiện đại do tác động của thuỷ triều.
- 2) Đồng bằng tích tụ hiện đại tương đối bằng phẳng do tác động của sóng chiếm ưu thế.
- 3) Đồng bằng tích tụ hiện đại do tác động của sông - sóng.
- 4) Đồng bằng tích tụ lượn sóng hiện đại do tác động của sóng.
- 5) Đồng bằng tích tụ hiện đại do tác động của sóng - dòng chảy.
- 6) Đồng bằng tích tụ hiện đại nghiêng dốc do tác động của dòng chảy - trọng lực.
- 7) Đồng bằng tích tụ đáy đầm phá hiện đại.
- 8) Đồng bằng tích tụ hiện đại trên đáy đầm phá cổ do tác động của sóng và dòng chảy.
- 9) Đồng bằng tích tụ đáy vũng vịnh hiện đại.
- 10) Đồng bằng tích tụ sinh vật.
- 11) Đồng bằng tích tụ - xâm thực hiện đại do tác động của dòng triều.
- 12) Đồng bằng tích tụ - xói lở nghiêng dốc hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế.
- 13) Đồng bằng tích tụ - xói lở nghiêng thoải hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế.
- 14) Đồng bằng tích tụ - xói lở lượn sóng hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế.
- 15) Đồng bằng tích tụ - xói lở do tác động của sóng - dòng chảy và 16) Đồng bằng mài mòn - tích tụ hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế..
- Địa hình trong đới sóng lan truyền (trên 20-30 mét) gồm có 5 kiểu địa hình: 1) Đồng bằng tích tụ hiện đại bằng phẳng do tác động của dòng chảy gần đáy chiếm ưu thế.
- 2) Đồng bằng tích tụ hơi trũng do tác động của dòng chảy gần đáy.
- 3) Đồng bằng tích tụ - xâm thực hiện đại do tác động của dòng chảy gần đáy chiếm ưu thế.
- 4) Đồng bằng tích tụ - xâm thực lượn sóng do tác động của dòng chảy chiếm ưu thế và 5) Đồng bằng tích tụ - xâm thực nghiêng dốc do tác động của dòng chảy gần đáy chiếm ưu thế..
- Các kiểu bờ biển: Như đã đề cập ở phần trước, hiện nay đã có một số bảng phân loại bờ biển Việt Nam theo các nguyên tắc truyền thống mang ý nghĩa khoa học nhiều hơn đã được đưa ra bởi các nhà khoa học trên thế giới.
- 2) Bờ biển mài mòn - hoà tan.
- 4) Bờ biển xói lở - tích tụ trên trầm tích bở rời do sóng và 5) Bờ biển tích tụ.
- Lịch sử phát triển địa hình biển nông ven bờ Việt Nam trong giai đoạn cuối kỷ Đệ tứ 3.3.1.
- Nhận xét chung Có thể nói rằng sự hình thành và phát triển địa hình dải đáy biển ven bờ (0 - 30 mét nước) Việt Nam đã và đang xảy ra trong mối tương tác rất phức tạp giữa các môi trường lục địa và biển xen kẽ nhau nhiều lần vào giai đoạn Kainozoi, đặc biệt là trong kỷ Đệ tứ.
- Tuy nhiên, bộ mặt địa hình của dải đáy biển ven bờ Việt Nam hiện nay nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, chỉ mới được hình thành và tiến hoá trong khoảng thời gian gần đây.
- Trên cơ sở phân tích các đặc điểm địa hình và trầm tích tạo nên chúng như đã trình bày trong các phần trước, có thể chia lịch sử phát triển địa hình khu bờ biển hiện đại Việt Nam thành 2 giai đoạn: Pleistocen muộn, phần trên (Q13-2) và Holocen (Q2).
- Sau khi tổng hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau về thời kỳ cuối Pleistocen cho thấy rằng, vào cuối Pleistocen đầu Holocen, hầu hết đáy biển ven bờ Việt Nam vẫn chưa bị nước biển tràn ngập, trừ các vùng cửa sông.
- Đây là cơ sở rất quan trọng và đáng tin cậy để phân tích lịch sử phát triển địa hình đáy biển ven bờ cũng như cho dải đồng bằng ven biển Việt Nam.
- Đó là thời gian thành tạo trầm tích nguồn gốc vũng vịnh biển ven bờ (với thành phần là sét xám xanh thuộc hệ tầng Hải Hưng, sét, bột - sét, cát màu xám xanh của hệ tầng Hậu Giang), các thành tạo gắn liền trong môi trường sóng tương đối mạnh (với thành phần là cát trắng, xám trắng của hệ tầng Phú Bài, Nam Ô, Cam Ranh), đều có tuổi Holocen sớm - giữa (Q21-2).
- Sau đó nước biển hạ thấp dần, các thành tạo trầm tích nói trên thoát khỏi mực nước biển và trở thành thềm tích tụ nằm ở độ cao trên 4m và các vách mài mòn ở độ cao lớn hơn.
- Đó là các dạng tích tụ nối đảo (khu vực bán đảo Hòn Gốm, Hòn Khói), các dạng tích tụ gắn liền (bờ vịnh Văn Phong - Bến Gỏi, Nha Trang, v.v.
- dạng tích tụ tự do, hệ thống các val cát ở đồng bằng sông Hồng, sông Mê Kông, đồng bằng Nghi Lộc, v.v.
- Một số dạng tích tụ bị tác động của gió, nên độ cao tăng lên như ở bán đảo Hòn Gốm.
- Sau đó, biển bắt đầu rút xuống và các thành tạo tích tụ nói trên thoát khỏi tác động của nước biển, đồng thời các rạn san hô cũng dần bị thoái hoá..
- Điều đó nhằm dự báo sự ổn định của địa hình bờ biển trên toàn lãnh thổ nghiên cứu cũng như riêng cho từng khu vực phục vụ cho các dự án phát triển trên dải đất ven biển Việt Nam.
- ở đây, các tác giả chỉ đề cập ở khía cạnh địa mạo.
- Dưới góc độ địa mạo, việc phân tích động lực bờ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện theo 2 mặt của một quá trình chung là xói lở và tích tụ..
- Một vài số liệu về xói lở bờ biển Việt Nam..
- Các đoạn bờ biển bị xói lở mạnh ở Việt Nam..
- Trong thời đại ngày nay, các hoạt động kinh tế của con người cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình địa mạo bờ biển.
- Trong giai đoạn gần đây, độ cao sóng và độ nghiêng của đáy đều tăng lên do số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam ngày càng gia tăng và dâng lên của mực nước biển cũng như tác động của con người.
- Hoạt động tích tụ.
- Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tích tụ ở vùng biển ven bờ nước ta rất hạn chế theo không gian cũng như theo thời gian.
- Trừ các bộ phận đáy biển tích tụ nằm ngoài đới tác động mạnh của sóng, hoạt động tích tụ trong phạm vi nghiên cứu chỉ xảy ra trong một số trường hợp thuận lợi.
- Qua các kết quả phân tích ảnh viễn thám (ảnh chụp từ vệ tinh và ảnh chụp từ máy bay) và các tư liệu lịch sử, có thể nhận thấy rằng hoạt động tích tụ trên vùng đáy biển ven bờ hiện đại cũng như bờ của nó chỉ theo dõi được ở các vùng cửa sông lớn, đặc biệt là vùng cửa sông Hồng và cửa sông Mê Kông.
- Đối với vùng cửa sông Hồng, hoạt động tích tụ xảy ra mạnh mẽ và thường xuyên nhất là khu vực Kim Sơn (Ninh Bình), vùng cửa sông Ba Lạt (Thái Bình - Nam Định), còn đối với vùng cửa sông Mê Kông là khu vực mũi Cà Mau - Bảy Háp (Cà Mau), v.v.
- Phân vùng địa mạo.
- Dựa vào những đặc điểm địa mạo vừa nêu trên cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và tiến hoá địa hình (như cấu trúc địa chất, khí hậu - thuỷ văn, hải văn, các tác động nhân sinh, v.v.
- có thể chia đáy biển ven bờ Việt Nam thành 4 vùng sau (bảng 3):.
- Phụ vùng ven bờ delta sông Hồng (Ib);.
- Phụ vùng ven bờ delta Mê Kông (IIIb)..
- Một số đặc trưng cơ bản của các vùng địa mạo đáy biển ven bờ Việt Nam.
- Sóng QT địa mạo chính hiện nay.
- Tích tụ-mài mòn.
- Tích tụ.
- Tích tụ - Xói lở.
- Xói lở - tích tụ.
- Mài mòn - xói lở.
- Tích tụ - xói lở.
- Tích tụ - xói lở Độ ổn định của bờ.
- Cũng như trên đất liền, việc đo vẽ bản đồ địa mạo đáy biển, trong đó có vùng biển nông ven bờ có ý nghĩa rất to lớn cả trong lý luận khoa học lẫn trong thực tiễn cuộc sống.
- Từ những kết quả đo vẽ từng đoạn bờ cụ thể trong hơn 10 năm qua của đề án, cũng như các kết quả của các đề tài và chương trình nghiên cứu khoa học khác có thể nêu ra một số hướng ứng dụng của nghiên cứu địa mạo vùng biển nông ven bờ Việt Nam.
- Kết luận Trên cơ sở bản đồ địa mạo khu bờ biển hiện đại Việt Nam đã được các tác giả thành lập, có thể rút ra một số nhận xét sau: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến địa hình khu bờ biển hiện đại.
- Những đặc trưng địa mạo của khu bờ biển hiện đại Việt Nam được hình thành trong Holocen và phát triển trên các cấu trúc địa chất khác nhau trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển và các nhân tố ngoại sinh khác (sóng, dòng chảy, thuỷ triều, sông, sinh vật) và tác động của con người.
- Trên cơ sở mối quan hệ này và các chỉ tiêu khác, khu bờ biển hiện đại Việt Nam được chia thành 4 vùng là: 1) Tây vịnh Bắc Bộ (từ Móng Cái đến Hải Vân).
- Hiện nay, mài mòn và xói lở bờ là quá trình địa mạo chiếm ưu thế.
- Điều đó cho thấy không phải cứ nằm thấp hơn cơ sở xâm thực là xảy ra quá trình tích tụ, mà ngược lại, không những không tích tụ mà còn xói lở làm lộ ra các trầm tích có tuổi cổ hơn.
- Hầu hết các tác động này đều mang tính tiêu cực đối với môi trường.
- Vì vậy, nghiên cứu mối tương tác đất - biển, đặc biệt là dưới tác động của con người và sự dâng lên của mực nước biển phục vụ cho quản lý thống nhất đới bờ ở Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách..
- Một số đặc điểm địa mạo Việt Nam.
- Trong “Địa chất, khoáng sản và dầu khí Việt Nam”, Cục Địa chất Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1995, tr.
- Hiện trạng và những đề nghị nghiên cứu địa tầng Đệ Tứ ở Việt Nam.
- Trong “Tập báo cáo khoa học chào mừng Đại hội Hội Địa lý Việt Nam lần thứ III”, Hà Nội, 1998, tr.
- Đặc điểm xói lở bờ biển Việt Nam.
- Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ biển Việt Nam.
- Địa mạo khu bờ biển hiện đại Trung Bộ, Việt Nam.
- Lịch sử hình thành các đồng bằng Việt Nam.
- Thuỷ triều Biển Đông và sự dâng lên của mực nước biển ven bờ Việt Nam