« Home « Kết quả tìm kiếm

MộT Số PHƯƠNG PHáP ĐáNH GIá CHấT LƯợNG LớP HọC CủA SINH VIÊN NGàNH Kỹ THUậT


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG LỚP HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KỸ THUẬT.
- Hoạt động đánh giá tiến trình dạy và học là quá trình liên tục thu thập và xử lý thông tin về trình độ, kỹ năng thực hiện mục tiêu dạy học ở sinh viên (SV).
- về tác động và nguyên nhân nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giảng viên (GV), nhà trường và cho bản thân sinh viên để giúp hoạt động dạy và học ngày một tiến bộ hơn..
- Để đảm bảo chất lượng dạy và học, hầu hết các cơ sở giáo dục, đào tạo đều chọn cho mình những phương pháp đánh giá phù hợp nhất để xác định chất lượng học viên/sinh viên do.
- Mục tiêu của việc đánh giá có các nội dung sau:.
- Xác định khả năng của sinh viên trong quá trình học tập về mặt nhận thức, kỹ năng và thái độ..
- Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, các bạn đồng học và của tập thể..
- Khích lệ sự vươn lên mạnh mẽ của sinh viên về mọi mặt..
- Cơ sở để đánh giá khách quan, toàn diện về sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện..
- Cải thiện công tác giảng dạy và đánh giá của đơn vị, nhà trường phụ trách đào tạo..
- Với chế độ học chế tín chỉ, các học phần được tổ chức để sao cho người học là sinh viên có thể toàn quyền quyết định sẽ học gì, học vào lúc nào và tự cân đối thời khóa biểu sao cho phù hợp nhất với khả năng của mình.
- Điều này dẫn đến nhu cầu cần có hệ thống quản lý, giám sát, giảng dạy, hỗ trợ, đánh giá… mang tính đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng của các cấp trong trường đại học.
- Việc giảng dạy một học phần có thể được phân công cho nhiều giảng viên khác nhau, chưa thống nhất hoàn toàn trong phương pháp giảng dạy và đánh giá..
- Lớp có thể được tổ chức với số lượng lớn sinh viên, có khi bao gồm sinh viên thuộc nhiều ngành học khác nhau cùng tham gia một khóa học..
- Sự hỗ trợ chưa tương xứng của đơn vị phụ trách đào tạo trong hoạt động giảng dạy, đánh giá lớp học (thiết bị hỗ trợ, qui chuẩn chung, mẫu đánh giá…)..
- Để đảm bảo khối lượng công việc giảng dạy trên lớp, giảng viên không đủ thời gian cho việc kiểm tra, đánh giá, cập nhật, cải tiến phương pháp giảng dạy..
- Sinh viên có quá nhiều việc phải thực hiện, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận kiến thức mới, có sự chênh lệch về mức độ hiểu biết giữa các sinh viên..
- sát với thực tế, vừa nâng cao mức độ hiểu ở sinh viên..
- Gần đây, việc đánh giá chất lượng lớp học (Classroom Assessment Techniques - CATs.
- một hướng tiếp cận của đánh giá chất lượng dạy và học – đang được nhiều trường đại học trong và ngoài nước quan tâm và triển khai, qua đó đã giúp cải thiện chất lượng dạy và học rõ rệt..
- Xuất phát từ các đặc điểm của môi trường giáo dục/đào tạo các ngành kỹ thuật, bài viết này giới hạn trong phạm vi giới thiệu một số phương pháp đánh giá lớp học được xét có khả năng áp dụng phù hợp cho môi trường này..
- 1.2 Phƣơng pháp đánh giá lớp học và đặc điểm.
- Các phương pháp đánh giá lớp học (Classroom Assessment Techniques - CATs) được Thomas A.
- Patricia Cross đề cập [1] đã mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp người giảng dạy tiếp cận với các phương pháp cải tiến đánh giá lớp học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở cả hai phía: người dạy lẫn người học.
- Các phương pháp đánh giá lớp học (CATs) có các đặc điểm sau:.
- Không xếp loại (hoặc chấm điểm), mang tính vô danh (không nêu tên) và là các hoạt động đánh giá diễn ra ngay trong lớp học giúp đánh giá nhanh tình hình lớp học..
- Cung cấp giảng viên các phản hồi hữu ích về hiệu quả của các phương pháp giảng dạy đã áp dụng trong quá trình dạy và học..
- Giúp giảng viên đánh giá mức độ tiếp thu nội dung khóa học của sinh viên, từ đó giúp điều chỉnh cách giảng dạy..
- Do đó, đây là các phương pháp đánh giá không nhắm đến xếp loại cá nhân sinh viên nào mà nhằm mục đích là thu thập thông tin theo hình thức mới, bao quát hơn.
- Hầu hết các phương pháp đánh giá này được thiết kế để có thể áp dụng nhanh và dễ dàng, trong đó mỗi phương pháp cung cấp cho giảng viên các dạng thông tin khác nhau..
- 1.3 Một số phƣơng pháp đánh giá lớp học cho sinh viên ngành kỹ thuật.
- Dựa trên thực tế giảng dạy, để đảm bảo vai trò của người kỹ sư sau khi ra trường, tác giả nhận thấy sinh viên ngành kỹ thuật cần có các khả năng/năng lực như sau:.
- Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả giới thiệu mang tính gợi mở một số phương pháp đánh giá lớp học có khả năng phù hợp với đặc tính của lớp học sinh viên ngành kỹ thuật như sau:.
- Trong buổi học.
- Hình 1: Phân nhóm theo trình tự sử dụng các phƣơng pháp đánh giá lớp học 2 NỘI DUNG CÁC PHƢƠNG PHÁP.
- ĐÁNH GIÁ LỚP HỌC.
- dung cơ bản về mục tiêu đánh giá, cách sử dụng và thời điểm áp dụng của các phương pháp đánh giá lớp học được nêu trong Bảng 1..
- Bảng 1: Liệt kê và đối chiếu các phƣơng pháp đánh giá lớp học..
- TT Phƣơng pháp Mục tiêu đánh giá Cách sử dụng Thời gian 1 Minute paper ­ Nhận thức, mức độ hiểu.
- của sinh viên đối với tài liệu được cung cấp trên lớp..
- Khả năng tự đánh giá của sinh viên.
- Dành 2-3 phút cuối buổi học đặt câu hỏi để sinh viên trả lời vào mẩu giấy nhỏ về:.
- Sau buổi học/chủ đề.
- 2 Muddiest point ­ Nhận thức, mức độ hiểu của sinh viên đối với tài liệu được cung cấp trên lớp..
- Tập trung vào phản hồi của sinh viên về: cả buổi học, các nội dung nhỏ của buổi học/chủ đề..
- Phạm vi (trình độ) hiểu biết của sinh viên trước khi bắt đầu buổi học/chủ đề mới..
- Dựng bảng câu hỏi ngắn về thông tin hoặc các khái niệm sinh viên cần biết để thành công trong lĩnh vực tương ứng..
- Thông báo để sinh viên biết rõ bảng câu hỏi không nhằm mục đích thi, kiểm tra hoặc chấm điểm..
- Cần nêu rõ cho sinh viên biết số lượng các mô tả tán thành/phản đối và hình thức phản hồi mong muốn..
- Sau buổi học/chủ đề mô tả hướng tiếp cận/ phương pháp mới để giải quyết vấn đề..
- recognition task ­ Các kỹ năng phân tích của sinh viên: phát hiện và xác định kiểu vấn đề khi được tham khảo các ví dụ khác nhau..
- Đặt câu hỏi để sinh viên đưa ra các nguyên nhân..
- Sau khi giới thiệu các kiểu vấn đề khác nhau và các phương pháp giải quyết các vấn đề đó.
- Xác định các nguyên lý cơ bản sinh viên cần tiếp thu trong khóa học..
- Chuẩn bị các bảng ghép: danh sách các nguyên lý căn bản và danh sách các ví dụ/vấn đề cụ thể để sinh viên ghép đôi.
- Tập trung vào 2-3 khái niệm giống nhau dễ gây nhầm lẫn cho sinh viên..
- 8 Application card ­ Hiểu biết của sinh viên về các ứng dụng có thể có của những điều đã học.
- Xác định một nguyên lý hoặc lý thuyết quan trọng sinh viên vừa tiếp cận.
- Yêu cầu sinh viên xác định và mô tả ít nhất 1 ứng dụng của nó trong thực tế đã biết.
- 2.1 Phân loại các phƣơng pháp đánh giá lớp học đã nêu.
- Có rất nhiều phương pháp đánh giá lớp học khác nhau tùy thuộc vào mục đích đánh giá và đặc thù của lớp học cần đánh giá.
- Theo đó, các phương pháp đánh giá lớp học đã nêu được phân nhóm như Bảng 2:.
- Bảng 2: Phân loại CATs dành cho sinh viên ngành kỹ thuật dựa trên mục đích cần đánh giá.
- TT Nhóm Phƣơng pháp đánh giá.
- 2 Đánh giá kỹ năng phân tích và tư duy phê bình Defining features matrix Pro and Con grid.
- 3 Đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề: Problem recognition tasks What’s the principle 4 Đánh giá kỹ năng ứng dụng và thực hiện Application cards.
- 2.2 Những lƣu ý khi sử dụng các phƣơng pháp đánh giá lớp học.
- Khi áp dụng các phương pháp đánh giá lớp học, giảng viên cần lưu ý những nội dung sau:.
- Nội dung này có nên được đánh giá không?.
- Phương pháp đó có phù hợp với mục đích đặt ra không?.
- Có thể tích hợp phương pháp này vào hoạt động thường ngày diễn ra trên lớp không?.
- Giảng viên tự áp dụng phương pháp hay cần sự hỗ trợ?.
- Giảng viên có nêu rõ mục đích và mô tả quá trình cho sinh viên biết không?.
- Giảng viên có lên kế hoạch phân tích dữ liệu không?.
- Giảng viên có công bố để sinh viên rõ về các phản hồi không? Việc trình bày đó có đầy đủ không (bao gồm những điều tốt và chưa tốt)?.
- Phản hồi có phù hợp với những gì đã lên kế hoạch từ trước cho lớp học không?.
- 2.3 Trình tự khi sử dụng các phƣơng pháp đánh giá lớp học.
- Xét theo quá trình trước, trong và sau buổi học, các phương pháp đánh giá lớp học (CATs) có thể được mô tả theo trình tự như trong Hình 2 sau đây:.
- Chia sẻ kết quả phân tích với sinh viên..
- Giới thiệu mục đích dạy và học..
- Chọn phương pháp đánh giá phù hợp..
- Sau buổi học.
- Tùy theo đặc thù của từng học phần, giảng viên sẽ quyết định chọn phương pháp đánh giá phù hợp.
- Một số lợi ích của việc áp dụng thường xuyên các phương pháp đánh giá lớp học (CATs) có thể liệt kê như sau:.
- Đối với giảng viên:.
- Cho phép giảng viên nhanh chóng xác định rõ sự hiểu nhầm, hiểu không đúng hoặc thiếu sót của sinh viên về bài học/chủ đề..
- Đối với sinh viên:.
- Giúp phát triển kỹ năng tự đánh giá và quản lý tiến trình học của bản thân..
- Nâng cao mức độ hiểu và khả năng tư duy phê bình của sinh viên về nội dung chương trình học..
- Giúp sinh viên thấy được sự cố gắng và sự quan tâm của giảng viên và sự thành công của sinh viên trong quá trình dạy và học..
- Bảng 3 mô tả mức độ yêu cầu về thời gian, công sức của giảng viên và khả năng đáp ứng của sinh viên khi áp dụng các phương pháp đánh giá lớp học..
- Nhóm Phƣơng pháp đánh giá (A) (B) (C).
- Bên cạnh các phương pháp đánh giá chất lượng dạy và học truyền thống (kiểm tra, thi, khảo sát, đồ án, niên luận.
- các phương pháp đánh giá lớp học thể hiện rõ ưu điểm vì chiếm ít thời gian, có thể thực hiện dễ dàng trong đa dạng các điều kiện học tập.
- Nhờ vậy, những kết quả đó không chỉ để cải tiến nội dung chương trình học, phương pháp giảng dạy mà còn giúp sinh viên tự điều chỉnh việc học của mình ngay trong lúc khóa học đang diễn ra..
- Tuy nhiên, để đạt hiệu quả khi áp dụng các phương pháp đánh giá lớp học này cho môi trường dạy và học các ngành kỹ thuật, tác giả xin đưa ra vài ý kiến sau đây:.
- Các phương pháp này cần được sử dụng thường xuyên và từ đó làm căn cứ cho việc điều chỉnh các hoạt động trên lớp..
- Giảng viên cần xác định và nắm rõ mục tiêu của học phần, từ đó chọn phương pháp đánh giá lớp học nào là phù hợp nhất cho học phần mình đảm nhận..
- để giảng viên áp dụng các phương pháp đánh giá lớp học..
- Đối với lớp học có số lượng lớn sinh viên (lớp đông), cần có cơ chế trợ giảng là cán bộ cùng tổ chuyên môn với giảng viên hoặc một số sinh viên ưu tú chưa tốt nghiệp để hỗ trợ giảng viên triển khai một số hoạt động đánh giá lớp học.