« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG NÓI CỦA SV NĂM THỨ NHẤT


Tóm tắt Xem thử

- Một số phương pháp nâng cao khả năng hội thoại cho sinh viên năm thứ nhất MỞ ĐẦU.
- Một thực tế là sinh viên chỉ bắt đầu làm quen với tiếng Nhật khi bắt đầu bước chân vào trường đại học.
- Chính vì thế việc yêu cầu sinh viên sau khi ra trường có thể sử dụng thành thạo ngay như một số ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp là rất khó.
- Để sinh viên sau khi ra trường có thể dùng tốt tiếng Nhật trong công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công phu hơn nữa.
- Đặc biệt, với những sinh viên năm thứ nhất thì việc nói chuyện bằng tiếng Nhật là một điều khá xa xỉ, chỉ có ở trên lớp.
- Với kinh nghiệm giảng dạy suốt 4 năm qua, tôi nhận thấy khả năng nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật thường kém hơn so với những khả năng còn lại, sinh viên còn rụt rè khi nói tiếng Nhật.
- Với những kết quả và kinh nghiệm đã thu được trong quá trình giảng dạy, cộng với sự trao đổi kinh nghiệm rất nhiệt tình trong đội ngũ giáo viên bộ môn tiếng Nhật, tác giả hy vọng sẽ nêu được một số phương pháp luyện tập hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất.
- Hy vọng rằng, khi đã có được khả năng nói tốt từ năm thứ nhất, sinh viên sẽ tiếp tục phát huy những phương pháp luyện tập này trong suốt những năm học tiếp theo để khi ra trường có được kết quả tốt nhất, tự tin dùng tiếng Nhật trong công việc một cách hiệu quả..
- Đề tài này tập trung nghiên cứu khả năng “nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội..
- Để giúp nâng cao khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, trường ĐHNN- ĐHQGHN..
- Đề xuất một số phương pháp luyện tập được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất..
- Khảo sát kết quả học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất.
- Phân tích những nguyên nhân khiến sinh viên chưa tự tin và nói tiếng Nhật chưa tốt.
- Trên cơ sở phân tích những đặc trưng của quá trình giao tiếp, những năng lực cần thiết để thực hiện hành vi nói, đề xuất một số phương pháp được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất.
- Đề tài này hy vọng có thể góp phần nâng cao khả năng nói tiếng Nhật không chỉ của sinh viên năm thứ nhất mà của các năm khác, nhằm phục vụ tốt cho công việc sau khi ra trường.
- Giúp sinh viên tự nhìn nhận lại những vấn đề cản trở khi nói tiếng Nhật mà chính các em đang mắc phải.
- PHẦN CHÍNH VĂN Gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề về lý luận Chương 2: Tìm hiểu tình hình dạy và học môn “Nói” của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, ĐHNN- ĐHQGHN.
- Chương 3: Đề xuất một số phương pháp nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất.
- Trong nghiên cứu này tôi muốn đề xuất một số phương pháp giúp nâng cao khả năng “Nói” tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia Hà Nội.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất ra một số phương pháp nâng cao khả năng hội thoại cho sinh viên năm thứ nhất, hay nói cách khác là sẽ tìm ra một số phương pháp giúp giảm thiểu khoảng cách giữa quá trình ① với quá trình ② và ③ trong khi thực hiện hành vi “Nói” của sinh viên..
- すごいですね」 Sinh viên: “Thầy giáo ơi, em đã xem Luận văn của thầy.
- Trong đoan hội thoại trên, sinh viên khen Luận văn của thầy giáo 「すごいですね」.
- Nói một cách khác, người sinh viên trong đoạn hội thoại này không có năng lực về ngôn ngữ xã hội, không biết một số quy tắc hành xử..
- Như vậy để nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất, giáo viên cần chú ý có những biện pháp luyện tập toàn diện nhằm giúp sinh viên phát huy cân bằng tất cả các năng lực nói trên..
- Cụ thể, cần cho sinh viên luyện tập hội thoại theo từng nội dung cho sẵn như nhờ vả, cảm ơn, xin lỗi, xin phép…hoặc luyện tập những hội thoại nhỏ để có thể dùng thành thục những mẫu câu đã học..
- Trong phạm vi của trình độ sơ cấp thì tập trung vào việc luyện tập cho sinh viên phát biểu, hùng biện về những chủ đề đơn giản, thân thuộc, rèn luyện kỹ năng phát biểu một cách dễ hiểu và có sức thuyết phục với người nghe.
- Với sinh viên ở trình độ sơ cấp, những kiến thức học được còn hạn chế về nhiều mặt, thì kỹ năng “nói” yêu cầu người học phải vận dụng được những kiến thức đã học để giao tiếp ở mức độ sơ cấp.
- MÔN “NÓI” CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT.
- Thực trạng việc giảng dạy hội thoại cho sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Nhật..
- Hiện nay, sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Nhật được chia thành 5 lớp, học chương trình được chỉ định như nhau.
- Tiến hành phỏng vấn các giáo viên đang phụ trách môn tiếng Nhật tổng hợp năm thứ nhất thì được biết, giờ học nói được thực hiện sau khi sinh viên đã học mẫu câu và từ vựng của từng bài với thời lượng 2 tiết 1 tuần.
- Hơn nữa giáo trình này đã có phiên bản trên internet nên sinh viên có thể tự học và luyện tập tại nhà.
- Sinh viên năm thứ nhất dùng Bộ giáo trình “tiếng Nhật sơ cấp” do trường đại học Ngoại ngữ Tokyo biên soạn.
- Trong đó, giờ học Hội thoại sẽ được tiến hành sau khi sinh viên đã học xong nội dung của cả bài (ngữ pháp, luyện tập.
- Điều tra khả năng Nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất Tiến hành điều tra sinh viên năm thứ nhất của trường có thể rút ra một số nhận xét như sau.
- Tự tin trong kỹ năng Hội thoại: Đặc thù của sinh viên các trường Ngoại ngữ nói chung là thích giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với người bản xứ của thứ ngôn ngữ mà mình đag theo đuổi.
- Tuy nhiên sinh viên tiếng Nhật thì hơi khác các sinh viên các khoa khác.
- Chính vì vậy, sinh viên tiếng Nhật cảm thấy không tự tin khi nói tiếng Nhật, đặc biệt các sinh viên năm thứ nhất lại càng không tự tin khi phải nói tiếng Nhật..
- Cảm thấy bị gò bó trong câu trả lời: Trong giờ luyện tập trên lớp sinh viên được luyện tập lại các mẫu câu đã học trong bài.
- Tuy nhiên việc luyện tập này chỉ mang tính chất luyện tập để nhỡ mẫu câu chứ chưa giúp sinh viên kết nối, vận dụng các mẫu câu đó trong khi tiến hành hội thoại..
- Thiếu bối cảnh gây hứng thú cho sinh viên:.
- Chính vì vậy hội thoại bằng tiếng Nhật vẫn là một việc khá xa xỉ, sinh viên có nói tiếng Nhật nhưng chưa thật hết mình, chưa thật tự giác..
- Đặc biệt, sinh viên chưa hình dung được cấu trúc của một đoạn hội thoại có hàm chứa các nội dung như cảm ơn, nhờ vả, xin phép, xin lỗi, từ chối.
- Việc thiếu cơ hội luyện tập và thiếu các hình thức luyện tập hiệu quả có thể coi là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng sinh viên thiếu tự tin trong khi nói tiếng Nhật và khả năng nói tiếng Nhật chưa cao.
- Để khắc phục tình trạng này, cải thiện khả năng nói tiếng Nhật của sinh viên năm thứ nhất nói riêng và sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nói chung ngày càng tốt hơn, trong chương 3 tiếp sau đây, tác giả đưa ra một số phương pháp luyện tập được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói tiếng Nhật..
- CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CHUYÊN NGÀNH TIẾNG NHẬT.
- Trong chương này, tác giả xin đề cập đến một số phương pháp luyện tập được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật..
- Đối với sinh viên năm thứ nhất, vốn từ vựng và ngữ pháp còn hạn chế, giáo viên cần lựa chọn xem hình thức luyện tập nào phù hợp với loại mẫu câu nào, loại mẫu câu nào dùng trong hội thoại như thế nào để xây dựng hoạt động luyện tập một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
- Tuy nhiên, hoạt động phỏng vấn được thực hiện trong giờ hoc tiếng Nhật sơ cấp chủ yếu vẫn chú trọng đến việc luyện cho quen với mẫu câu, vốn từ của sinh viên còn nhiều hạn chế, giáo viên nên chỉ định chủ đề, nội dung, người được phỏng vấn.
- Trước khi đưa hoạt động phỏng vấn vào trong giờ học, giáo viên cân suy nghĩ xem sinh viên quan tâm và có hứng thú với những chủ đề như thế nào.
- Trong những trường hợp như vậy thì giáo viên cần phải làm thế nào cho sinh viên cảm thấy có hứng thú và quan tâm đến chủ đề mình sắp đưa ra.
- Hoạt động đó gọi là “khơi gợi cảm hứng” cho sinh viên.
- Năng lực đàm thoại: Để thực hiện được hoạt động phỏng vấn, sinh viên phải có kỹ năng nói chuyện tối thiểu như biết cách mở đầu, kết thúc phỏng vấn, chuyển sang câu hỏi khác, nói từ đệm… Có thể nêu ra ví dụ cụ thể như sau: Một số cách diễn đạt trong khi phỏng vấn.
- Khơi gợi cảm hứng, giúp sinh viên nhớ lại các kiến thức mình đã biết liên quan đến chủ đề phỏng vấn mà giáo viên sắp đưa ra.
- Cho sinh viên tiến hành phỏng vấn - Tổng kết, yêu cầu sinh viên phát biểu kết quả phỏng vấn - Phản hồi từ phía giáo viên.
- Tuy nhiên trong những trường hợp cho sinh viên tự quyết định nội dung phỏng vấn thì giáo viên có thể đánh giá xem nội dung phỏng vấn đó có thú vị hay không, có giúp người phỏng vấn có thêm nhiều thông tin mới hay không.
- Trong giờ học hội thoại trên lớp, nếu có điều kiện được hùng biện trước lớp, sinh viên có thể nâng cao khả năng nói của mình..
- Chủ đề dành cho hình thức hùng biện của sinh viên năm thứ nhất (trình độ sơ cấp) là những chủ đề khá gần gũi với đời sống hàng ngày, với những từ vựng và cách diễn đạt đơn giản, học ở giáo trình tiếng Nhật sơ cấp.
- Tự giới thiệu bản thân · Thành phố của em/ đất nước của em · Công việc của em · Việc học tập tiếng Nhật · Kỳ nghỉ hè · Bạn bè · Du lịch · Sở thích của em · Môi trường · Lễ hội Tùy theo nội dung ngữ pháp và từ vựng của từng bài, giáo viên có thể yêu cầu sinh viên viết bài hùng biện về một chủ đề thích hợp nhất.
- Vậy, thông qua hình thức tập hùng biện có thể luyện tập cho sinh viên những kỹ năng nào cần thiết trong việc nâng cao khả năng “Nói”?.
- Năng lực đàm thoại Thông qua việc luyện tập hùng biện, sinh viên được luyện tập khả năng nói tiếng Nhật trước đông người, đồng thời được làm quen với cách triển khai một bài biết dài, mang nội dung nhất quán, gồm những phần như sau:.
- Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi sinh viên cần có năng lực xử lý tình huống..
- Hơn nữa, ở trình độ sơ cấp thì đây là khâu quan trọng giúp sinh viên vận dụng được những từ vựng và mẫu câu đã được học..
- Chủ đề hùng biện Như đã nói trong phần trên, nên chọn chủ đề hùng biện là những chủ đề mà hầu hết sinh viên có quan tâm và cảm thấy hứng thú.
- Tuy nhiên, ở những trình độ khác nhau thì chủ đề hùng biện sẽ khác nhau, việc chọn chủ đề hùng biện phù hợp với sinh viên là rất quan trọng.
- Sắp xếp thời gian trên lớp cho hoạt động hùng biện Hiện tại một lớp tiếng Nhật có khoảng 20-25 sinh viên.
- Không ít giáo viên đã rất trăn trở khi không thể sắp xếp đủ thời gian để tổ chức hoạt động hùng biện cho sinh viên trên lớp, vì thời gian của tiết học không cho phép.
- Thật ra, tùy theo thời gian trên lớp và số lượng sinh viên có thể tiến hành hoạt động hùng biện trên lớp theo hai cách Cách 1: Tất cả sinh viên cùng hùng biện trong một buổi (mỗi người từ 1-2 phút).
- Cách 2: Mỗi buổi học gọi một vài sinh viên (mỗi người từ 4-5 phút).
- Cách này có thể áp dụng trong trường hợp lớp học đông sinh viên hoặc nội dung của bài hùng biện khá dài..
- Nhưng công việc “Gợi nguồn cảm hứng” cho sinh viên và những câu hỏi mang tính chất gợi ý để sinh viên có thể đưa ra ý kiến, cảm nghĩ của mình thì sẽ cùng nhau tiến hành trên lớp..
- Cụ thể, ở trình độ sơ cấp khi mà vốn từ và ngữ pháp còn chưa nhiều thì sinh viên sẽ viết toàn bộ nội dung phác thảo và kiểm tra lại thật kỹ trước khi hùng biện.
- Trước khi hùng biện sinh viên nên luyện tập trước ở nhà.
- 2.5 Phương pháp đánh giá Có thể đánh giá phần hùng biện của sinh viên dựa trên những tiêu chí sau:.
- Trong trường hợp yêu cầu sinh viên đánh giá phần hùng biện của các bạn khác thì cần chuẩn bị tờ đánh giá (評価シート) như sau:.
- Hoạt động hùng biện trên lớp được tiến hành theo trình tự như sau: 1.Tạo cảm hứng cho sinh viên, gợi nhớ những kiến thức mà sinh viên đã biết về chủ đề hùng biện sắp đưa ra.
- Sau khi đưa ra chủ đề thảo luận mà giáo viên cho là thích hợp, giáo viên nên xác nhận, giới thiệu một số từ vựng mà có thể sinh viên sẽ cần đến (hoặc giải đáp những từ mới mà sinh viên có thể hỏi trong quá trình thảo luận).
- Để tránh tình trạng sinh viên nói bằng tiếng mẹ đẻ, giáo viên có thể cử sinh viên khác làm trọng tài, hoặc có thể đặt ra một số hình phạt như bắt hát tiếng Nhật….
- Luyện tập phân vai (roleplay) là một trong những biện pháp luyện tập rất hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên.
- Chính vì thế cần tránh trường hợp hai sinh viên cho nhau xem thẻ phân vai.
- Tất cả những nội dung này sẽ xoay quanh nhưng mẫu câu mới học, và sẽ tập trung vào một chủ đề như cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả, đề xuất…Khi nghe hội thoại của các nhóm khác, sinh viên có thể luyện tập thêm khả năng nghe của mình..
- Tập hợp những sinh viên có cùng roleplay card lại để cùng nhau thảo luận về những cách diễn đạt, từ vựng có thể dùng nhằm hoàn thành task đề ra.
- Trong những trường hợp sinh viên không thể hoàn thành roleplay giáo viên không nên ép luyện tập bằng mọi cách.
- Đặc biệt với những sinh viên chưa quen với kiểu luyện tập roleplay thì cũng không nên bắt ép.
- Có thể cho những sinh viên này đóng vai trò quan sát các nhóm khác luyện tập cho đến khi những sinh viên đó cảm thấy hứng thú và sẵn sàng.
- Mục đích của thẻ phân vai (roleplay card) là giúp cho sinh viên hiểu được tình huống hội thoại, vai trò của mình, mục đích của hội thoại nên.
- Một số chủ đề luyện tập phân vai cơ bản sinh viên cần nắm vững..
- Hy vọng những nội dung đưa ra sau đây phù hợp với trình độ sơ cấp, giúp cho giáo viên có thể tham khảo trong giờ học, còn sinh viên có thể tham khảo và tự luyện tập cho mình.
- Tiếp theo tác giả đã phân tích tình hình dạy và học môn “nói” (Hội thoại tiếng Nhật) của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Nhật, khoa ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Nhìn chung, sinh viên tiếng Nhật, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất còn chưa cảm thấy tự tin và khả năng “nói” còn yếu hơn so với các kỹ năng còn lại.
- Điều này khiến sinh viên không tự tin khi nới tiếng Nhật.
- Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu này thì những hoạt động trong giờ học hội thoại sẽ được tổ chức đa dạng hơn, góp phần vào việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất nói riêng và sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật nói chung.
- Dựa trên nội dung về những năng lực cần thiết trong quá trình giao tiếp đã phân tích ở chương 1, đồng thời dựa trên kết quả điều tra, tác giả đã đưa ra 4 phương pháp chính được cho là có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng nói của sinh viên năm thứ nhất.
- Mỗi phương pháp lại có những đặc điểm rất riêng nhưng đều mang một đặc điểm chung là giúp nuôi dưỡng những năng lực cần thiết trong quá trình giao tiếp (gồm có “Năng lực ngữ pháp”, “Năng lực ngôn ngữ xã hội”, “Năng lực đàm thoại”, “Năng lực chiến lược”).Giáo viên cần chọn dạng luyện tập phù hợp với từng bài học, từng mẫu câu, sao cho phát huy tối đa khả năng của sinh viên.
- Hy vọng sẽ giúp ích cho các giáo viên trong việc tìm ra những phương pháp thích hợp giúp sinh viên nâng cao khả năng nói tiếng Nhật..
- Hy vọng các giáo viên và sinh viên có thể tham khảo được 1 Lễ hội Khi hùng biện về chủ đề lễ hội nên chú ý trả lời được những câu hỏi sau đây: 1.
- Nhìn từ vật giá và thu nhập thì đời sống người dân thế nào? Bài mẫu tham khảo PHỤ LỤC 2: Bản điều tra sinh viên năm thứ nhất liên quan đến khả năng nói tiếng Nhật.
- Bản điều tra Bản điều tra này nhằm tìm hiểu việc học tập môn Hội thoại, cũng như khả năng Hội thoại của các sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành tiếng Nhật, đại học Ngoại ngữ, đại học Quốc gia Hà Nội.
- Rất mong các bạn sinh viên hợp tác