« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số thành tựu văn hóa


Tóm tắt Xem thử

- Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lí, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ.
- Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hóa chung, tạo nên tính thống nhất của cư dân toàn vùng.
- Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung, thống nhất về mặt văn hóa vì họ có chung một nền tảng văn hóa Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế là chính.
- Là cộng đồng các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, Đông Nam Á không những bao chứa những nét tương đồng trong canh tác với hệ thống thủy lợi, mà còn có đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú trong đó bao trùm tất cả là chu trình của đời sống nông nghiệp lúa nước.
- Tôn giáo.
- Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở giai đoạn phát triển đầu tiên của mình khi mà nhà nước chưa ra đời, các cư dân Đông Nam Á chưa có hệ thống tôn giáo hoàn chỉnh.
- để chỉ tất cả những hình thức tín ngưỡng, thờ tự ở Đông Nam Á trước khi Phật giáo, Hồi giáo và Ki tô giáo truyền bá tối khu vực này..
- Trong số các thần cư ngụ trong đá, trên núi mà cư dân Đông Nam Á thờ phụng thì thần đất - vị thần bảo hộ, phù trợ cho nông nghiệp - bao giờ cũng là vị thần tối cao.
- cũng rất phát triển ở Đông Nam Á vào buổi đầu lịch sử.
- Việc thờ các hình sinh thực khí của người Chăm, người Thái, người Mường và nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á rất gần với tục thờ linga của Siva giáo.
- những lễ cúng tế của nhiều dân tộc khác đến những trò chơi phổ biến ở Đông Nam Á đều phần nào phản ánh nghi thức phồn thực của một xã hội nông nghiệp..
- Có lẽ cũng bắt nguồn từ quan niệm "vạn vật hữu linh", các dân tộc Đông Nam Á đều cho rằng mỗi người có không phải một mà là cả một nhóm hồn, ma.
- Phật giáo.
- Một nhà nghiên cứu đã nhận xét: "Từ khi Phật giáo và Ấn Độ giáo du nhập vào Đông Nam Á, những quan niệm và nghi thức tôn giáo bản địa vẫn tiếp tục được duy trì và có ảnh hưởng sâu sắc đến hai tôn giáo kia.
- Từ những thế kỉ đầu công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ (Phật giáo và Ấn Độ giáo) và từ Trung Quốc (Nho giáo, Đạo giáo) bắt đầu du nhập và phát huy ảnh hưởng tới đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á....
- Như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, ban đầu người Khơme cũng tiếp nhận cả hai tôn giáo của Ấn Độ.
- Sau đó vào thế kỉ VII một cao tăng Ấn Độ là Đhamapala đã đến Xumatơra.
- Trong suốt 4 thế kỉ tồn tại, Sơrivijaya là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á..
- Trong suốt nhiều thế kỉ, Phật giáo có vai trò to lớn trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á.
- Vào những thế kỉ VIII — XII, khi mà Hồi giáo bắt đầu bành trướng mạnh mẽ thì ở Đông Nam Á dường như không còn mảnh đất trống nào để nó bắt rễ và phát triển.
- Thế nhưng từ thế kỉ XIII, Đông Nam Á đã có bước chuyển mình.
- Với sự giàu có về khoáng sản và hương liệu, Đông Nam Á đã thu hút được sự chú ý của người Arập.
- Mặt khác giới cầm quyền ở các nước Đông Nam Á từ lâu thèm khát sự giàu có cũng sẵn sàng mở cửa cho các thương nhân đến buôn bán và truyền giáo.
- biển Đông Nam Á.
- Đến cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, hàng loạt các tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á mà tiêu biểu là Malacca.
- Ngày nay, ở Đông Nam Á, đạo Hồi có khoảng trôn 165 triệu tín đồ và con số đó đang không ngừng tăng lên..
- Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, Đạo Kitô cũng theo họ và dần dần thâm nhập vào khu vực này.
- Nhiều người cho rằng đây là cuộc hội nhập văn hóa lần thứ hai của Đông Nam Á.
- Đạo Kitô đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ thế kỉ XVI.
- Như vậy có thể thấy, bức tranh tôn giáo ở Đông Nam Á quả là đa dạng, phức tạp.
- Văn hóa - lễ hội.
- Khác với văn hóa chữ viết của người Hán và Ấn Độ, văn hóa cư dân nông nghiệp Đông Nam Á tắm mình trong nền văn hóa dân gian.
- Nhìn một cách khái quát thì lễ hội truyền thống của các nước Đông Nam Á đều tương đối giống nhau về nguồn gốc phát sinh và phát triển, về hình thức và nội dung cũng như về mặt cấu trúc của lễ hội: lễ hội của các nước Đông Nam Á đều gồm có 2 phần - phần lễ và phần hội - đan xen hòa quyện với nhau rất khăng khít.
- Ngay từ khởi thủy, lễ hội truyền thống của các dân tộc Đông Nam Á đều là lễ hội nông nghiệp do các cư dân nông nghiệp tiến hành.
- Từ khi có sự du nhập của các tôn giáo thì lễ hội của các cư dân Đông Nam Á lại mang đậm màu sắc tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo hay Kitô giáo.
- Xuất phát từ đó, trong lễ hội truyền thống của các dân tộc Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng..
- Có thể nói sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa - lễ hội truyền thống Đông Nam Á là một thực tế lịch sử.
- Nó được thể hiện qua các lễ hội phổ biến ở tất cả các dân tộc Đông Nam Á như Tết cổ truyền (người Việt - khoảng tháng hai.
- Để chuẩn bị cho việc đón năm mới, các cư dân Đông Nam Á đều có tục lau rửa và dọn dẹp nhà cửa với ý nghĩa tống tiễn năm cũ và đón năm mới.
- Lễ hội đua thuyền cũng là một dạng lễ hội nông nghiệp tương đối phổ biến ở Đông Nam Á.
- cũng tồn tại ở nhiều dân tộc Đông Nam Á..
- Qua các văn bia, người ta biết rằng chữ Phạn của Ấn Độ đã được du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm.
- Bia Võ Cạnh có niên đại thế kỉ III - IV là bia chữ Phạn cổ nhất ở Đông Nam Á và cũng là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào Chămpa.
- Song cũng như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Chăm đã sớm tiếp thu văn tự cổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của chính mình..
- Như thế việc sáng tạo ra chữ viết và quá trình cải tiến của các cư dân Đông Nam Á không phải là một sự bắt chước đơn giản mà là cả một quá trình công phu và sáng tạo, một thành tựu đáng kể về văn hóa của khu vực..
- Sự tiếp xúc với nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa đã tăng thêm nguồn cảm hứng sáng tạo cho cư dân Đông Nam Á.
- Văn học Đông Nam Á chủ yếu tiếp nhận vốn văn học Ấn Độ.
- Những ảnh hưởng đó đã làm cho nền văn học khu vực này mang nặng tính chất cung đình, đô thị, đồng thời cũng làm xuất hiện ở đây một dòng văn học chính thống, dòng văn học viết.
- Song, hàng chục thế kỉ trước, khi nền văn học viết ra đời, ở đây đã tồn tại một dòng văn học dân gian bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh kiên cường của các dân tộc Đông Nam Á..
- Nền văn học dân gian có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của các cư dân Đông Nam Á..
- Các loại hình văn học dân gian thường xuất hiện trong các ngày hội lớn, nhỏ, trong những đêm vui chơi hò hẹn của trai gái, trong lao động sản xuất và đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù.
- thì ở Đông Nam Á, "lịch sử".
- Hay nói cụ thể hơn, nếu người Ấn Độ và Trung Quốc đã sớm đưa một bộ phận văn học dân gian của mình thành những tác phẩm thành văn đồ sộ, thì khi đến Đông Nam Á, những tác phẩm này lại thường được trả về cho văn học dân gian..
- Kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á hết sức phong phú về thể loại.
- Dòng văn học viết xuất hiện muộn hơn, nhưng phát triển nhanh và dần dần trở thành nền văn học của toàn dân tộc.
- Dòng văn học viết được hình thành trên cơ sở của dòng văn học dân gian và văn học nước ngoài..
- Văn học nước ngoài xuất hiện sớm nhất ở Đông Nam Á có văn học Ấn Độ và Trung Quốc, về sau thêm văn học Arập và Tây Âu.
- Các dòng văn học này đã đóng vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành dòng văn học viết Đông Nam Á.
- Dòng văn học viết Đông Nam Á không chỉ tiếp thu văn học Ấn Độ và Trung Quốc về mẫu tự (chữ viết) mà cả về đề tài và thể loại.
- Trong giai đoạn đầu, bộ phận văn học này chiếm ưu thế, song nó phát triển chủ yếu trong giới quý tộc, quan lại, vì thế được coi là văn học chính thống, cao quý, bác học hay có người gọi là văn học cung đình..
- Trong quá trình phát triển, nền văn học viết có xu hướng dần dần trở về với dân tộc.
- Bên cạnh những đề tài, những "điển tích văn học".
- khai thác từ nước ngoài, những tác phẩm văn học khai thác đề tài trong nước xuất hiện ngày càng nhiều.
- Dòng văn học bằng tiếng dân tộc cũng phát triển nhanh chóng, chiếm lĩnh văn đàn, thay thế cho dòng văn học bằng tiếng vay mượn.
- Khi ý thức dân tộc trỗi dậy, văn học viết có xu hướng tìm về với văn học dân gian.
- Những huyền thoại, truyền thuyết trước kia đã được văn học viết tái tạo, có những truyện đã được nâng lên, trở thành biểu tượng chung cho cả dân tộc.
- Văn học dân gian đã có tác dụng làm nền tảng cho văn học viết hình thành và ngược lại, văn học viết đã tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển..
- Cũng như nhiều lĩnh vực khác, khi nói đến nghệ thuật Đông Nam Á một câu hỏi lớn đặt ra: Có một nền nghệ thuật chung cho khu vực không? Nếu có thì nó được biểu hiện như thế nào? Quá trình phát triển ra sao? Nếu coi Đông Nam Á như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa, ta sẽ tìm thấy nhiều nét tương đồng về nghệ thuật Đông Nam Á được quy định bởi những yếu tố bên trong (điều kiện địa lí, lịch sử, văn hóa tộc người.
- Những nhân tố đó đã tạo nên ở Đông Nam Á những loại hình và những phong cách nghệ thuật vừa độc đáo, vừa đậm đà bản sắc dân tộc..
- rất thích ứng với văn hóa nói chung và nghệ thuật Đông Nam Á nói riêng.
- Trong nghệ thuật, tuy mỗi dân tộc Đông Nam Á đều có những nét riêng và đạt được những thành tựu khác nhau, song trong một quá trình lịch sử, các cư dân ở đây vẫn rất gần gũi với nhau trong phong tục, tập quán, trong nghệ thuật ca, múa, nhạc, kiến trúc, điêu khắc và hội họa..
- Ngay từ thời đại kim khí, ở Đông Nam Á đã có một phong cách nghệ thuật riêng mà nhiều người gọi là phong cách Đông Sơn.
- Đặc biệt hoa văn hình chữ S với nhiều kiểu khác nhau rất tiêu biểu trên trống đồng Đông Sơn đã trở thành mô típ trang trí phổ biến của đồ đồng và đồ gốm Đông Nam Á.
- Phong cách này đã phát triển ổn định trong nhiều thế kỉ và đến nay vẫn còn để lại dấu ấn trong nghệ thuật của nhiều dân tộc Đông Nam Á..
- Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo..
- Cư dân Đông Nam Á cổ, đàn ông thường đóng khố, cởi trần, đàn bà mặc váy quấn, áo chui đầu, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, xăm mặt.
- Phụ nữ Đông Nam Á ngoài áo ra còn có yếm, chiếc khố hình chữ T của cư dân cổ Đông Nam Á được các nhà nghiên cứu cho rằng nó không những là hình thức cổ xưa nhất mà còn là hình thức trang phục duy nhất..
- Cư dân Đông Nam Á rất thích ca nhạc và múa tập thể.
- Nhưng phổ biến nhất ở Đông Nam Á là hát đối nam - nữ mang tính chất thử tài ứng đối của nhau..
- Hát - múa là hình thức phố biến và rất được ưa thích của cư dân Đông Nam Á.
- Có lẽ vì thế mà loại nhạc cụ truyền thống và quan trọng nhất của cư dân Đông Nam Á là trống: từ trống đồng Đông Sơn, đến trong Bô ba-ha-mưng, ki-năng của người Chăm, trống sam-phô của người Khơme, ta-phôn của người Lào, trống cơm của người Việt.
- là những nhạc cụ phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á..
- Nói tới nghệ thuật Đông Nam Á không thể không nói tới kiến trúc và điêu khắc.
- Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo.
- Cả 2 kiểu kiến trúc trên đều có mặt ở Đông Nam Á.
- Điển hình của kiểu kiến trúc Hinđu ở Đông Nam Á là tháp Chàm ở Việt Nam và Ăngco Vát ở Campuchia..
- Kiến trúc Phật giáo cũng có thể được chia làm 2 loại:.
- Ở Đông Nam Á phổ biến là kiểu kiến trúc tháp Xtuppa, điển hình là tổng thể kiến trúc Bôrôbuđua ỏ Inđônêxia và Thạt Luông ở Lào.
- Kiểu kiến trúc chùa hang đào trong núi chưa gặp ở Đông Nam Á nhưng thờ Phật trong hang lại khá phổ biến..
- Kiểu kiến trúc Hồi giáo vào Đông Nam Á muộn hơn và phổ biến ở những vùng mà Hồi giáo chiếm ưu thế.
- Tuy nhiên, như trên đã nói, nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ, song không phải là sự "rập khuôn".
- Khi nói tới những di tích kiến trúc nổi tiếng ở Đông Nam Á giai đoạn trước thế kỉ VIII không thể không nói tới khu di tích Mỹ Sơn của người Chăm và tổng thể kiến trúc Bôrôbuđua ở Inđônêxia..
- Từ thế kỉ X - XIII di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là khu đền Ăngco Vát ở Campuchia.
- Ăngco Vát được xây dựng vào đầu thế kỉ XII.
- điêu khắc và kiến trúc thường có vị trí tương đối độc lập với nhau thì trong nghệ thuật Đông Nam Á, kiến trúc và điêu khắc hầu như hài hòa với nhau để tạo nên những kiệt tác nghệ thuật.
- Cũng như kiến trúc, việc tiếp nhận văn minh Ấn Độ trên cơ sở một nền văn minh bản địa đã phát triển làm nở rộ ở Đông Nam Á hàng loạt các công trình điêu khắc nổi tiếng.
- Đến cuối thiên niên kỉ I, nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á có phần chững lại.
- Trong lịch sử nghệ thuật Đông Nam Á vào thiên niên kỉ II, có thể nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của Phật giáo Tiểu thừa.
- Hinđu giáo cũng có ảnh hưởng to lớn đối với nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á.
- Song khi nói nghệ thuật Hinđu giáo ở Đông Nam Á, thực ra là chỉ nói ở Chămpa và Campuchia, còn ở những nơi khác, dấu tích Hinđu giáo rất mờ nhạt