« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số trung tâm buôn bán lúa gạo ở Nam Kì thời Pháp thuộc


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ TRUNG TÂM BUÔN BÁN LÚA GẠO Ở NAM KÌ THỜI PHÁP THUỘC Phạm Thị Huệ.
- Buôn bán lúa gạo, chành lúa, Nam Kì, chính quốc Pháp.
- Bài viết này đề cập đến hoạt động buôn bán lúa gạo ở một số nơi thời Pháp thuộc như: Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và đặc biệt là Sài Gòn.
- Trong giai đoạn này, hoạt động buôn bán lúa gạo đã góp phần thay đổi diện mạo của vùng đất Nam Kì.
- Từ đó, góp phần vào việc thay đổi nền kinh tế nước ta, tuy phát triển nhưng lại lệ thuộc vào kinh tế chính quốc Pháp..
- Một số trung tâm buôn bán lúa gạo ở Nam Kì thời Pháp thuộc.
- Theo từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê cho rằng: Trung tâm buôn bán là nơi tập trung trong lĩnh vực buôn bán, có ảnh hưởng lớn đến các nơi khác.
- Ở nước ta, do vị trí giao thông thuận lợi, nguồn nguyên liệu dồi dào nên đã sớm hình thành nhiều trung tâm buôn bán như Thăng Long, Phố Hiến, Hà Tiên,… Phần lớn các trung tâm buôn bán này hình thành do yêu cầu thiết lập các trung tâm hành chính – kinh tế của các triều đại phong kiến..
- Chính vì vậy, phần lớn các trung tâm buôn bán chỉ phục vụ nội thương và các vấn đề về hành chính..
- Và sau khi bình định Nam Kì, việc đầu tiên mà thực dân quan tâm là vấn đề xuất khẩu lúa gạo, bởi nguồn lợi nhanh chóng và hấp dẫn của nó.
- Nhưng việc mở rộng thị trường lúa gạo cũng đặt ra một vấn đề khó khăn không nhỏ.
- Vì vậy, thực dân Pháp đã tích cực hỗ trợ cho việc thành lập các trung tâm buôn bán lúa gạo lớn ở Nam Kì.
- Có thể nói việc đẩy mạnh buôn bán lúa gạo đã có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nam Kì.
- Đó cũng chính là lý do vấn đề lúa gạo ở Nam kì đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
- Nhưng với hướng đi mới, tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong cái nhìn toàn diện hơn về nền kinh tế nước ta nói chung và Nam Bộ nói riêng trong giai đoạn này..
- 2.1 Vai trò của lúa gạo đối với đời sống kinh tế và chính trị ở Nam Kì thời Pháp thuộc.
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, sự khai thác đất đai và sản xuất lúa gạo đã có một quá trình phát triển lâu dài.
- Vì vậy, nền kinh tế lúa gạo.
- ở đây đã là phương thức hoạt động chủ yếu và chiếm vai trò quan trọng của cư dân bản địa..
- “đảm bảo cho quân đội Pháp lúa gạo cần thiết, đặt quân đội Việt Nam vào tình trạng khó khăn, bởi vì sẽ tước được của nó một số lớn lương thực” (Phạm Quang Trung, 1985, tr.23).
- Xuất phát từ ý đồ đó, ngay từ những ngày đặt chân đến Nam Kì, Pháp đã tìm mọi cách vơ vét lúa gạo nhằm triệt đường tiếp tế của quân đội nhà Nguyễn và phong trào chống Pháp của nhân dân ta.
- Mặt khác, Pháp tìm cách vơ vét lúa gạo ở Nam Kì để xuất khẩu kiếm lời.
- Vì vậy, ngay sau khi đặt chân lên đất Gia Định năm trước thì năm sau, ngày Pháp tuyên bố mở cửa thương cảng Sài Gòn, cho phép các tàu nước ngoài vào buôn bán.
- Theo tác giả Phạm Quang Trung thì số lượng lúa gạo xuất khẩu ở Nam Kì cụ thể như sau:.
- Bảng 1: Số lượng lúa gạo xuất khẩu ở Nam Kì Năm Số lượng xuất khẩu gạo ở Nam Kỳ.
- Nguồn: Phạm Quang Trung, Nghiên cứu lịch sử số 6, 1985 Thông quan việc xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ, tư bản Pháp đã thu được món lợi kết xù.
- Bảng 2: Giá trị lúa gạo xuất khẩu ở Nam Kì Năm Số tiền tư bản Pháp thu về từ việc.
- xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì (đơn vị:.
- Như vậy, ta có thể thấy rằng nhờ vào lúa gạo xuất cảng ở Nam Kì mà tư bản Pháp đã biến xứ Đông Dương thành xứ đứng đầu các thuộc địa Pháp trong việc thu lợi nhuận khổng lồ.
- Một trong những biện pháp đó là thành lập các trung tâm buôn bán lúa gạo ở các tỉnh Nam Kỳ.
- Với mục đích vơ vét lúa gạo đem về cảng Sài Gòn xuất khẩu và thu lợi nhuận..
- 2.2 Hoạt động buôn bán lúa gạo ở một số tỉnh Nam Kì thời Pháp thuộc.
- 2.2.1 Hoạt động buôn bán lúa gạo ở Bến Tre Sau khi dập tắt được cơ bản các phong trào nổi dậy do các sĩ phu Nam Kì lãnh đạo, thực dân Pháp xúc tiến ngay việc nạo vét các kênh rạch cũ, đào thêm một số kênh mới, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy tương đối hoàn chỉnh.
- Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại ở Nam Kì, trong đó có Bến Tre..
- Đến cuối thế kỉ XIX ở Bến Tre lúa gạo được xếp vào hàng đầu danh mục các nông sản buôn bán.
- Một phần đưa về Sài Gòn – Chợ Lớn để bán ra Bắc hoặc để xuất khẩu..
- Công ty Nam Thái là một tổ chức kinh doanh lúa gạo lớn nhất ở Bến Tre, vừa là đại lý cho các hãng buôn tạp hóa ở Chợ Lớn..
- Tình hình thị trường buôn bán của Bến Tre cũng chỉ là một bức tranh thu nhỏ của thực trạng kinh tế Nam Kì vào giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Do đó, không khí hoạt động thương mại ở đây diễn ra khá sầm uất..
- 2.2.2 Hoạt động buôn bán lúa gạo ở Cần Thơ Nam Kì vốn là vựa lúa lớn nhất từ thời Nguyễn nhưng trung tâm vựa lúa lúc ấy còn ở miền Đông..
- Cho nên thực dân Pháp đã tập trung vào miền Tây, trong đó có Cần Thơ, nhằm để khai thác và vơ vét lúa gạo xuất khẩu..
- Từ khi Pháp chiếm trọn Nam Kì, nhất là từ khi thống đốc Nam Kì ra nghị định thành lập hạt Cần Thơ (1876) thì hoạt động thương mại ở vùng này càng trở nên sôi động.
- Cần Thơ dần dần trở thành là một vị trí trung tâm kinh tế - thương mại của miền Tây..
- Lúa gạo từ Rạch Giá gom về Cần Thơ trước khi đưa lên Sài Gòn..
- Để phát triển hoạt động buôn bán lúa gạo, người Hoa ở Cái Răng sáng kiến lập ra “chành lúa”.
- Điều quan trọng là bên cạnh các chành lúa, các chủ chành đều xây dựng nhà máy để chế biến gạo và chở về Sài Gòn xuất khẩu..
- Sau khi hệ thống chành lúa ra đời, bộ mặt kinh tế vùng Cái Răng càng mở rộng và sung túc.
- Đến năm 1914, đào kinh Quản Lộ Phụng Hiệp nối với Bạc Liêu – Ngã Bảy, lúa gạo được chở về Sài Gòn thuận lợi hơn, hoạt động buôn bán nhộn nhịp hẳn lên..
- Tạo điều kiện cho họ lãnh thầu xây cất và thu mua lúa từ các tỉnh lân cận, lập nhà máy xay gạo.Ở Cần Thơ, có công ty Mễ Cốc Hậu Giang (do người Hoa chi phối) đặt tại Cái Răng và công ty Denis Freres (do người Pháp đầu tư) đặt tạo Bình Thủy vừa xay xát gạo, vừa xuất khẩu gạo.Vì vậy, Cần Thơ đã trở thành một trung tâm buôn bán sầm uất của cả vùng Tây Nam Kì trong thời Pháp thuộc..
- 2.2.3 Hoạt động buôn bán lúa gạo ở Sóc Trăng Thời Pháp thuộc, với chủ trương mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản hàng hóa, ở Sóc Trăng việc buôn bán lúa gạo càng được đẩy mạnh..
- Sự nhộn nhịp của hoạt động buôn bán lúa gạo ở Sóc Trăng, được sách Monogrraphie de la Province de Soc Trang, 1904 mô tả: “Thật vậy, suốt năm, nhất là về tháng hai, ba, bốn, năm, và sáu, nghĩa là.
- Vào thời Pháp đô hộ, Bãi Xàu giữ vị trí là một trung tâm buôn bán lúa gạo lớn của Sóc Trăng..
- Vì thế, chính tại đây các thương gia lớn từ Sài Gòn đến để mua “ lúa gạo Bãi Xàu” nổi tiếng.
- Theo nghị định của Thống đốc Nam Kì ngày Bãi Xàu chính thức được công nhận là chợ hạng I.
- Nhờ vậy, lúa gạo đổ về Bãi Xàu không phải chỉ duy nhất do các vùng Định Hòa, Định Chí (là các trung tâm quan trọng của Bãi Xàu), mà còn có sự góp mặt của lúa gạo từ Bạc Liêu và các vùng khác.
- Vì vậy, có thể khẳng định rằng: thương cảng Bãi Xàu, một trung tâm thương mại lớn, trên bến, dưới thuyền, đã sớm trở thành nơi quy tụ nông sản hàng hóa lúa gạo của toàn vùng Tây Nam Kì , rồi từ đó tỏa ra giao lưu với trung tâm khác của vùng Nam Kì và cả nước ngoài..
- Đây chỉ tính số xuất khẩu từ nguồn sản phẩm trong tỉnh.
- Cũng giống như một số trung tâm buôn bán khác ở Nam Kì, việc buôn bán lúa gạo tại Sóc Trăng thời Pháp thuộc đều nằm trong tay các thương nhân người Hoa.
- Mọi việc mua bán giao thương đều phải qua tay họ, như kinh doanh xuất nhập khẩu lẫn buôn bán lẻ..
- 2.2.4 Hoạt động buôn bán lúa gạo ở Bạc Liêu Một trong những địa phương có hoạt động giao thương lúa gạo sầm uất ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc cần phải kể đến là Bạc Liêu.
- Từ năm 1882, Pháp cho thành lập tỉnh Bạc Liêu và thực hiện một số chính sách để phát triển kinh tế vùng đất này.
- Bằng việc đào các con kênh tháo mặn, rửa phèn, Pháp đã tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp Bạc Liêu phát triển.
- Từ đó, góp phần vào việc vận chuyển lúa gạo về các tỉnh, về thương cảng xuất khẩu gạo ở Sài Gòn gần và thuận tiện hơn.
- Kinh tế lúa gạo là kinh tế động lực, cộng với tác dụng tích cực của hệ thống kênh đào đã làm cho kinh tế - xã hội Bạc Liêu phát triển vượt bậc..
- Những khu chợ sầm uất được lập nên ngày càng nhiều như chợ Vĩnh Hưng, Ngan Dừa, Phước Long, Trưởng Tòa… Riêng chợ Bạc Liêu vốn đã phồn thịnh vào cuối thế kỉ XIX thì lại càng phồn thịnh hơn, vì hoạt động buôn bán tấp nập ở đường thủy lẫn bộ.
- Đại diện tiêu biểu cho giới thương nhân người Hoa năng động trong kinh doanh lúa gạo ở Bạc Liêu là đại điền chủ Trần Trinh Trạch.
- Ông Trạch có nhiều đoàn ghe chai tổ chức thu mua lúa gạo vận chuyển về Sài Gòn.
- Với việc xây dựng các chành lúa thu mua, dự trữ lúa gạo và tham gia phát triển công nghiệp chế biến, Trần Trinh Trạch được giới kinh doanh phong là vua lúa gạo.
- Những năm sau 1930, hoạt động buôn bán lúa gạo ở Bạc Liêu đi vào trạng thái trầm lắng do nhiều nguyên nhân..
- 2.2.5 Hoạt động buôn bán lúa gạo ở Sài Gòn Ngoài các trung tâm buôn bán ở miền Tây, thực dân Pháp còn xây dựng Sài Gòn – Chợ Lớn, vốn là một trung tâm kinh tế của lục tỉnh cũ, thành một trung tâm thương mại, xuất nhập khẩu và tài chính cho cả khu vực phía Nam Đông Dương.
- Vì thế, chỉ 5 ngày sau khi chiếm Sài Gòn, Đô đốc Page đã mở cảng Sài Gòn cho các nước vào buôn bán và tuyên bố việc buôn bán lúa gạo được hoàn toàn tự do.
- Nhờ vậy, các thương gia đã xuất khẩu lúa gạo sản xuất tại Nam Kì sang Nhật Bản, Singapore, Úc, đảo Rèunion và châu Âu..
- Có thể nói rằng, việc mở rộng xuất khẩu lúa gạo đã ảnh hưởng lớn trên mức độ cũng như cách thức khai hoang và khai thác vùng đồng bằng châu thổ Nam Kì dưới thời thuộc Pháp.
- xuất để đáp ứng nhu cầu tại chỗ, với một số ít xuất khẩu, đồng bằng châu thổ Nam Kì bước sang giai đoạn sản xuất nông sản hàng hóa (chủ yếu là lúa gạo) cho thị trường ngoài nước..
- Riêng ba tháng đầu năm 1877, cảng Sài Gòn đã xuất khẩu 1.467.854 piculs lúa gạo (bao gồm tấm và bột gạo) tương đương kg, trị giá .
- Đến năm 1885, lúa gạo xuất khẩu từ cảng Sài Gòn phải nộp thuế 15 cents/picul.
- Với những quy định này, thực dân Pháp làm cho nền kinh tế nước ta lệ thuộc mạnh mẽ vào nền kinh tế chính quốc..
- Và cũng giống như các trung tâm buôn bán lúa gạo ở các tỉnh miền Tây Nam Kì, việc buôn bán lúa gạo ở Sài Gòn cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của các thương nhân người Hoa.
- Họ liên kết chặt chẽ với người của mình tại các vùng sản xuất lúa gạo (thường là những thương gia lớn).
- Họ cũng là chủ nhân của phần lớn ghe thuyền ở Nam Kì.
- Như vậy, cho đến giữa thập niên 60 của thế kỉ XIX, Sài Gòn thực sự là một thành phố nhộn nhịp, một trung tâm đầu mối buôn bán lúa gạo của cả nước lẫn quốc tế.
- Từ các trung tâm buôn bán lúa gạo ở các tỉnh Tây Nam Kì, lúa gạo được thu gom về Sài Gòn để xuất khẩu ra nước ngoài.
- Góp phần làm hoạt động thương mại nói chung và việc buôn bán lúa gạo nói riêng được phát triển thêm một bước..
- Qua việc nghiên cứu hoạt động của một số trung tâm buôn bán lúa gạo ở Nam Kì như Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Sài Gòn, chúng tôi nhận thấy rằng:.
- 1.Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, đặc biệt là đẩy mạnh việc mua bán lúa gạo ở Nam Kì là một bước tiến mới đối với nền kinh tế nước ta.
- Với chủ trương đó, nền kinh tế nước ta thời Pháp thuộc được thực hiện theo cơ cấu «kinh tế vắt sữa.
- Điều này có nghĩa là việc xuất khẩu phải luôn lớn hơn nhập khẩu để tạo ra số dư đáng kể trong cán cân thương mại.
- Ngay trong hoạt động buôn bán lúa gạo ta thấy rõ điều này.
- Vì vậy, nó đã làm cho hoạt động buôn bán lúa gạo không tránh khỏi những dao động trên thị trường mỗi khi có sự tăng hoặc giảm giá..
- 2.Vai trò quan trọng của người Hoa trong hoạt động buôn bán lúa gạo: Do có một quá trình sống chung lâu đời với các thành phần cư dân Việt, Khmer, người Hoa hiểu biết sâu sắc về tập quán cũng như tâm lý sinh hoạt và sản xuất của khối cư dân này.
- Cộng với sự nhạy bén, mềm mỏng và thiên hướng đặc biệt trong kinh doanh, người Hoa đã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán lúa gạo ở Nam Kì.
- Họ chính là tầng lớp trung gian giữa các nhà xuất khẩu và người nông dân..
- Với một mạng lưới thu mua tỏa xuống từng xóm ấp để thu gom lúa gạo, với các phương tiện vận chuyển từ thuyền ba lá đến ghe bầu và tàu vận tải có trọng lượng lớn, với phương thức thanh toán nhanh gọn, các thương nhân người Hoa đã gần như độc chiếm thị trường lúa gạo ở Nam Kì..
- Nhìn chung, hoạt động buôn bán của Nam Kì dưới thời Pháp thuộc so với thời phong kiến có những bước phát triển nhất định.
- Tầng lớp thương nhân đông hơn, có tiềm lực kinh tế mạnh hơn và hoạt động buôn bán cũng đa dạng và sôi động hơn..
- Nhưng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển khởi sắc hơn và đời sống của nhân dân lao động được cải thiện hơn.
- Chính chính sách bóc lột, bòn rút và vơ vét cùng lối độc quyền kinh doanh của thực dân và tầng lớp tư sản thương nghiệp (chủ yếu là Hoa Kiều) dưới cái ô bảo trợ của chính quyền thuộc địa đã kiềm hãm nền kinh tế nước nhà, làm cho nó thêm què quặt.
- Đó là thực trạng của tầng lớp nông dân nghèo của Nam Kì thời Pháp thuộc..
- Kinh tế Sóc Trăng thời Pháp thuộc 1867-1945.
- Chính sách vơ vét lúa gạo của tư bản Pháp và quá trình phát triển của giai cấp địa chủ ở Nam Kỳ trong thời Pháp thuộc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6.