« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và kiến nghị hoàn thiện


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN Võ Nguyễn Nam Trung * và Trần Vang Phủ.
- Luật xây dựng, vi phạm hành chính, xây dựng, xử lý vi phạm Keywords:.
- Bên cạnh các quy định về điều kiện cấp phép xây dựng, nghĩa vụ của cơ quan cấp phép thì quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng giữ vai trò hết sức quan trọng để công tác quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng được hiệu quả, khách quan và minh bạch.
- Bài viết này tập trung phân tích các quy định pháp luật đang được áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và kiến nghị hoàn thiện các quy định này..
- Một số vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và kiến nghị hoàn thiện.
- Vi phạm hành chính đã và đang tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Vấn đề xử phạt được đặt ra nhằm đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm hành chính..
- Việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực.
- 1 Ngày là ngày bắt đầu có hiệu lực của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định về việc xử phạt đối với một nhóm bao gồm các lĩnh vực: xây dựng.
- xây dựng trước ngày được căn cứ vào Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
- Đến ngày Chính phủ ban hành Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC XÂY DỰNG.
- 2.1 Thời hiệu xử phạt.
- Nguyên tắc chung, việc áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính chỉ được thực hiện khi còn trong thời hiệu xử phạt (không bao gồm việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành).
- Theo khoản 1 Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm sau đây viết tắt là Luật xử lý vi phạm hành chính): “Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự”.
- Theo Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định…” và “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”.
- Thứ nhất, về thời gian để tính, thời hiệu xử phạt đối với từng lĩnh vực được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính và tiếp tục được cụ thể tại từng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính.
- Tùy tính chất đặc thù của lĩnh vực mà pháp luật quy định thời hiệu có thể là 01, 02 hoặc 05 năm 2 .
- Điều 5 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với một nhóm bao gồm các lĩnh vực: xây dựng.
- 2 Luật xử lý vi phạm hành chính không quy định cụ thể về thời hiệu 05 năm mà đối với một số hành vi trong lĩnh vực thuế do pháp luật về thuế quy định.
- Trong đó, đối với hoạt động xây dựng, thời hiệu được quy định là 02 năm.
- Thời gian 02 năm được quy định tương đối hợp lý, không quá nhanh để kết thúc cũng như không quá lâu để người vi phạm phải bị xử phạt..
- Thứ hai, thời điểm bắt đầu của thời hiệu được xác định căn cứ vào Điểm b khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
- Tinh thần của các quy định này là đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
- Như vậy có hai trường hợp phát sinh, một là đối với vi phạm đã chấm dứt, hai là đối với vi phạm còn đang tiếp diễn (nghĩa là chưa chấm dứt).
- Thời điểm quan trọng làm cơ sở để phân biệt hai trường hợp trên là lúc “chấm dứt vi phạm”..
- Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định: “Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng”.
- (iii) Đối với dự án có nhiều công trình, hạng mục công trình thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính đối với từng công trình, hạng mục công trình..
- Cũng giống như các loại thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý khác, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian mà trong thời gian đó người có thẩm quyền còn được áp dụng những biện pháp Khoản 2 Điều 2 Nghị định 129/2013/NĐ-CP thì thời hiệu này được quy định là 05 năm..
- trách nhiệm hành chính nhất định đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.
- Pháp luật cần quy định rõ thời điểm hay là sự kiện cuối cùng thực hiện được trong thời hiệu.
- Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một trường hợp không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Thông qua quy định này ta có thể xác định được thời hiệu phải kết thúc sau thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nếu không việc xử phạt vi phạm hành chính là trái pháp luật.
- Do đó, cần bổ sung thêm quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu tính thời hiệu cho đến lúc người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính..
- Thứ tư, về vấn đề trốn tránh việc xử phạt trong thời hiệu.
- Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP còn quy định: “Trong thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt” 3 .
- Theo quy định này thì khi có hành vi trốn tránh, cản trở sẽ làm gián đoạn thời hiệu và tính lại từ đầu.
- Một cách hợp lý, không thể xem việc đối tượng vi phạm hành chính “không tự tố giác chính mình” là “trốn tránh, cản trở việc xử phạt”..
- Nói như vậy có nghĩa là việc đối tượng vi phạm trốn tránh hay cản trở chỉ xảy ra khi người có thẩm quyền đã phát hiện hành vi vi phạm.
- Trong khi đó, pháp luật quy định khi phát hiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện việc buộc chấm dứt vi phạm, lập biên bản vi phạm… Lúc này, bên cạnh tính thời hiệu để xử phạt thì người có thẩm quyền còn phải lưu tâm đến cả thời hạn ra quyết định xử phạt.
- Thời hạn tối đa chỉ đến 60 ngày, và bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ chứ không phải là 60 ngày làm việc theo quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Bên cạnh đó, khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính cũng không nhất thiết phải có mặt của tổ chức, cá nhân bị xử phạt như đòi hỏi phải có mặt bị cáo khi xét xử vụ án hình sự.
- Có thể nói quy định như vậy là không cần thiết, thiếu tính thực tế, sao chép từ các quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Nên loại bỏ quy định này ra khỏi Nghị định số 139/2017/NĐ-CP..
- 3 Quy định này được dẫn lại nguyên văn từ điểm d khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính..
- Các chế tài trong xử phạt vi phạm hành chính thường được xây dựng theo hướng có sự lựa chọn hình thức xử phạt hoặc quy định khung dao động..
- Điều này nhằm đảm bảo rằng việc áp dụng hình thức, mức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm cũng như tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Luật xử lý vi phạm hành chính dành hai Điều 9 và 10 để quy định về các tình tiết này.
- Tuy nhiên, hai Điều này và Điều 6 về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính lại không quy định cách thức tăng, giảm cụ thể như thế nào với mỗi tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Luật xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định tương đối khái lược nguyên tắc tăng nặng giảm nhẹ mức tiền phạt, cụ thể theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính thì: “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
- Đây là một quy định mang tính chất tùy nghi.
- Có một số giải pháp có thể tham khảo cho vấn đề này như quy định tỉ lệ phần trăm.
- Việc còn lại chỉ là lựa chọn sẽ quy định tăng nặng hay giảm nhẹ bao nhiêu phần trăm cho mỗi tình tiết được ghi nhận.
- Nghị định số 71/2014/NĐ- CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh ấn định tỉ lệ này là 15%.
- Còn Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì quy định 20%.
- Tuy nhiên, cách thức quy định này có vẻ phù hợp cho việc xử phạt trong các lĩnh vực có mức tiền.
- 2.3 Quy định về hồi tố và chuyển tiếp Các vi phạm hành chính không phải bao giờ cũng được thực hiện và hoàn thành một cách nhanh chóng.
- Trong lĩnh vực xây dựng, khá nhiều hành vi được thực hiện với thời gian dài như hành vi vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng, vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình theo Điều 13 và Điều 15 Nghị định số 121/2013/NĐ- CP… Ngoài ra, khi vi phạm đã hoàn thành và chấm dứt thì không phải cơ quan có thẩm quyền sẽ phát hiện ngay mà đôi khi một thời gian sau vi phạm mới bị phát hiện.
- Các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng lại thường xuyên thay đổi như năm 1997 có Nghị định 48/CP.
- Đối với các vi phạm diễn ra trong thời gian dài, ở vào thời điểm giao nhau giữa các Nghị định cần có nguyên tắc xác định văn bản nào được áp dụng..
- Thứ nhất, về vấn đề hồi tố, khoản 1 Điều 79 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có quy định như sau:.
- “Hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền nhưng chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện hoặc cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và Nghị định số 180/2007/NĐ- CP”.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì.
- “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới”.
- Như vậy, việc Nghị định số 139/2017/NĐ-CP căn cứ vào thời điểm ra quyết định xử phạt là trước hay từ ngày Nghị định này có hiệu lực để ấn định việc thực hiện hoặc cưỡng chế thi hành mà không xét xem các quy định mới nào có lợi hơn cho người vi phạm hay không là chưa phù hợp.
- Có thể đơn cử, việc xử phạt đối với vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo Điều 9 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP nay không còn được quy định trong Nghị định số 139/2017/NĐ-CP nữa.
- Thứ hai, về quy định chuyển tiếp.
- Điều 79 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có vẻ như lại chọn thời điểm ra quyết định xử phạt làm ranh giới giải quyết vấn đề áp dụng quy định mới hay cũ.
- Như vậy, nếu hành vi vi phạm hoàn thành chấm dứt trước ngày mà sau ngày này mới ra quyết định xử phạt thì áp dụng Nghị định số 139/2017/NĐ-CP..
- Chúng ta chỉ được áp dụng văn bản mới xử lý đối với hành vi xảy ra vào thời điểm văn bản đó chưa có hiệu lực khi mà có lợi cho người vi phạm.
- Trên cơ sở các phân tích nêu trên, để công tác quản lý trật tự xây dựng được thuận lợi cũng như tăng tính nghiêm minh của pháp luật trong vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, một số vấn đề được đề xuất như sau:.
- 3.1 Về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu xử phạt.
- thời điểm chấm dứt thời hiện và việc quy định tình trạng.
- “trốn tránh, cản trở việc xử phạt” không hợp lý.
- Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 5: “Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng.
- Đối với nhà ở riêng lẻ, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày kết thúc của hợp đồng thi công xây dựng công trình bằng văn bản;.
- Trường hợp không có hợp đồng thi công xây dựng công trình bằng văn bản thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đưa công trình vào sử dụng thực tế có xác nhận của ít nhất hai người làm chứng, chứng kiến;”..
- Bổ sung thêm khoản 3a vào sau khoản 2 Điều 5 quy định: “Thời hiệu xử phạt theo Nghị định này được tính từ ngày có hành vi vi phạm đến ngày người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt”..
- Các quy định về việc xác định những trường hợp trốn tránh, cản trở việc xử phạt là không cần thiết..
- 3.2 Bổ sung quy định về tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ.
- Như đã phân tích ở tiểu mục 2.2, do không có quy định về vấn đề tăng nặng, giảm nhẹ trong Luật xử lý vi phạm hành chính cũng như Nghị định số 139/2017/NĐ-CP nên việc áp dụng trên thực tế gặp nhiều khó khăn.
- Thông qua việc tham khảo các quy định có liên quan, ví dụ như: Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (Nghị định này được sửa đổi hai lần bởi Nghị định số 65/2015/NĐ-CP và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP).
- Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
- Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh… nghiên cứu đề xuất xây dựng nguyên tắc tăng nặng, giảm nhẹ như sau:.
- Nên quy định rõ về vấn đề áp dụng khi có sự chuyển giao văn bản, tuy nhiên cũng không nên chọn thời điểm lập biên bản mà phải triệt để xác định được hành vi thực hiện trong giai đoạn văn bản nào đang có hiệu lực thì áp dụng theo văn bản đó, có xét đến việc áp dụng văn bản nào có lợi hơn cho đối tượng vi phạm theo nguyên tắc khi hồi tố.
- Đồng thời xây dựng nguyên tắc áp dụng nếu hành vi vi phạm trải dài trên quá trình có hiệu lực của nhiều văn bản..
- Điều khoản về hồi tố và chuyển tiếp cần bổ sung quy định như sau:.
- Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng xảy ra và hoàn thành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý..
- Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho đối tượng vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý..
- Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng mà đã ban hành quyết định xử phạt nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn chưa thi hành, nếu quy định mới trong Nghị định này có lợi hơn cho đối tượng vi phạm thì đối tượng vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt xem xét lại và xử lý theo quy định mới có lợi hơn tại Nghị định này..
- Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được thực hiện từ trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực cho đến ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn còn tiếp tục thì khi phát hiện việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.”.
- Luật số 15/2012/QH về “Xử lý vi phạm hành chính”, ngày truy cập 21/12/2018.
- Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, ngày Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị”, ngày truy cập 21/12/2018.
- Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, ngày Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn”, ngày truy cập 21/12/2018.
- Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, ngày Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
- Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, ngày Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế”, ngày truy cập.
- Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, ngày Quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh”, ngày truy cập 21/12/2018.
- Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, ngày Ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng