« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang 2020


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM.
- Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 200 trẻ em dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang năm 2020.
- Kết quả của nghiên cứu này cho thấy: Tỷ lệ Suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi cao ở cả 3 chỉ số, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 10,5% (cân nặng/tuổi), thể thấp còi 22,5% (chiều cao/tuổi) và thể gầy còm 6,5% (cân nặng/chiều cao)..
- Thời gian cai sữa của bà mẹ là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ..
- Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 500 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thiếu protein - năng lượng ở những thể khác nhau.
- Khoảng 150 triệu trẻ dưới 24 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 20 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thể nặng.
- 1 Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi năm 2010 thể nhẹ cân là 17,5%, trong đó độ I cao nhất chiếm 15,4%.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,3%.
- Tình trạng suy dinh dưỡng không chỉ là do thiếu nguồn thực phẩm, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, chăm sóc y tế kém mà còn do các bà mẹ, các thành viên trong gia đình thiếu kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ chưa hợp.
- Đây là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ nhỏ.
- Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại địa phương này.
- Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh.
- tật Tỉnh Bắc Giang năm 2020” với mục tiêu đánh giá một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tỉnh Bắc Giang năm 2020..
- Trẻ em dưới 24 tháng tuổi có mặt tại thời điểm trên địa bàn nghiên cứu.
- Bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi (mẹ của những trẻ đã được chọn) đang có mặt tại địa bàn trong thời gian nghiên cứu..
- Phương pháp Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang..
- Địa điểm tiến hành nghiên cứu.
- Khoa Dinh dưỡng - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang..
- Thời gian nghiên cứu Từ tháng .
- Cỡ mẫu cho mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng: Áp dụng công thức ước lượng một tỉ lệ:.
- n = Mẫu nghiên cứu.
- p = 0,138 là tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trung bình tại Bắc Giang.
- Chọn các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang trong thời gian tiến hành nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn, lấy cho đến khi đủ cỡ mẫu..
- Nội dung, chỉ số nghiên cứu.
- Các biến số chỉ số về tình trạng dinh dưỡng trẻ.
- Chỉ số nhân trắc: Cân nặng, chiều cao.Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo 3 thể: Nhẹ cân, thấp còi, gầy còm..
- Các biến số, chỉ số về yếu tố liên quan suy dinh dưỡng của trẻ.
- Quy trình tiến hành nghiên cứu.
- Đạo đức nghiên cứu.
- Mọi thông tin đều chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu..
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính.
- Phân bố mức độ suy dinh dưỡng theo thể.
- Thể suy dinh dưỡng Số lượng.
- Suy dinh dưỡng mức độ vừa 15 7,5.
- Suy dinh dưỡng mức độ nặng 6 3,0.
- Không suy dinh dưỡng 179 89,5.
- Suy dinh dưỡng mức độ vừa 31 15,5.
- Suy dinh dưỡng mức độ nặng 14 7,0.
- Không suy dinh dưỡng 155 77,5.
- Suy dinh dưỡng mức độ vừa 8 4,0.
- Suy dinh dưỡng mức độ nặng 5 2,5.
- Không suy dinh dưỡng 187 93,5.
- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ vừa chiếm tỷ lệ là 7,5%, cao hơn mức độ nặng là 3%.
- Suy dinh dưỡng thể thấp còi mức độ vừa.
- Suy dinh dưỡng thể gầy còm mức độ vừa chiếm 4%, mức độ nặng chiếm 2,5%..
- Liên quan giữa một số yếu tố với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân Có p.
- Theo bảng 3, không có mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thể nhẹ cân với trình độ học vấn của mẹ, cân nặng sơ sinh của trẻ, thời.
- Liên quan giữa một số yếu tố với suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Suy dinh dưỡng thể thấp còi Có p.
- 18 tháng có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn các trẻ có thời gian cai sữa ≥ 18 tháng, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p <.
- có mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thể thấp còi với trình độ học vấn của mẹ, cân nặng sơ sinh của trẻ..
- Liên quan giữa một số yếu tố với suy dinh dưỡng thể gầy còm.
- Theo bảng 5, không thấy mối liên quan giữa suy dinh dưỡng thể thấp còi với trình độ học vấn của mẹ, tuổi của mẹ, thời gian cai sữa, bệnh đường hô hấp 2 tuần qua với p >.
- Trong tổng số 200 trẻ tham gia vào nghiên cứu, suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất là 22,5%, tiếp theo là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 10,5% và thấp nhất là thể gầy còm chiếm 6,5%.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương và Vũ Thị.
- Điều này có thể do nghiên cứu của Lê Thị Hương được tiến hành trên đối tượng là trẻ em dân tộc thiểu số của một số huyện miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, cũng như trình độ học vấn của mẹ thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi, nên trẻ ít được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng do đó tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ cao hơn.
- Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi là 22,5%.
- Kết quả của chúng tôi thấp hơn nhiều nghiên cứu của Lê Thị Hương (2013) tại Yên Bái với tỷ.
- lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 49,3%.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn nghiên cứu của Chu Trọng Trang (2011) tại Nghệ An với tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 35,5%.
- 7 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao hơn nhiều so với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và gầy còm, chứng tỏ tình trạng suy dinh dưỡng mạn tính đang phổ biến tại địa bàn nghiên cứu và cũng phù hợp với xu thế chung của toàn quốc.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi được coi là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của xã hội, phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc suy dinh dưỡng trong quá khứ làm cho trẻ bị còi cọc và là chỉ số đánh giá hậu quả của sự đói nghèo.
- Trên phạm vi cả nước, báo cáo về tình trạng dinh dưỡng hàng năm của Viện dinh dưỡng đều cho thấy vùng miền núi, vùng sâu xa có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao hơn các vùng khác..
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm theo nghiên cứu của chúng tôi là 6,5%, thấp hơn với kết quả của Bùi Minh Thu tại Lạng Sơn, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 11,9%.
- 3 So với các nghiên cứu tại những vùng khó khăn của một số nước như ở Belen, Peru (26,6.
- 8 thì tỷ lệ gầy còm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều.
- Điều này có thể giải thích do đa số trẻ trong nghiên cứu cha mẹ có trình độ học vấn cao và điều kiện kinh tế ổn định vì thế việc chăm sóc trẻ trong thời kỳ ăn bổ sung tốt hơn do đó giảm bớt tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm)..
- Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố nguy cơ cho thấy con của các bà mẹ có trình độ học vấn trên trung học phổ thông có nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, gầy còm thấp hơn các bà mẹ học hết trung học phổ thông ,tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê với p >.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự.
- 4 Và cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ (2017), con các bà mẹ có trình độ dưới cấp 3 thì có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gầy còm cao gấp lần lượt là 1,4 lần.
- Những tác giả khác cũng ghi nhận trình độ học vấn mẹ không liên quan có ý nghĩa thống kê đến suy dinh dưỡng trẻ em như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thuấn, Phạm Văn Phú ở trẻ dưới 24 tháng tuổi dân tộc Tày tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm 2009.
- Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ có cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi hơn các trẻ có cân nặng sơ sinh >.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy rõ được mối liên quan giữa trẻ có cân nặng sơ sinh thấp và suy dinh dưỡng, nguyên nhân có thể do các bà mẹ của các trẻ này có kiến thức và thực hành, cũng như điều kiện kinh tế tốt nên tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn các nghiên cứu trước.
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ và cộng sự cũng cho thấy nhóm trẻ có cân nặng sơ sinh thấp thì nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 2,2 lần so với nhóm trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường.
- Đối với suy dinh dưỡng thể thấp còi thì trẻ có cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 1,96 lần so với trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường..
- Đinh Đạo cho thấy khi phân tích đơn biến có 43,5% suy dinh dưỡng trẻ em thể nhẹ cân ở nhóm trẻ sơ sinh nhẹ cân cao hơn, so với nhóm cân nặng sơ sinh bình thường chỉ có 35,0% trẻ.
- bị suy dinh dưỡng, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p <.
- 11 Điều này chứng tỏ khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng như sức đề kháng của trẻ khi ra đời tốt hơn dẫn đến làm giảm nguy cơ suy dinh dưỡng của trẻ..
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ cai sữa trước 18 tháng thì nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với trẻ cai sữa sau 18 tháng ở cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm.
- Cai sữa sớm là một sai lầm của các bà mẹ, trong khi chưa có đủ thức ăn thay thế thích hợp, trẻ lại bị cắt mất nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng là sữa mẹ nên dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Nghiên cứu của Trần Thu Hường đã chỉ ra trẻ được cai sữa sớm trước 18 tháng tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng gấp 8 lần so với trẻ được cai sữa sau 18 tháng (p <.
- Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đinh Thanh Huề tại Quảng Trị năm 2003.
- Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn trẻ không mắc bệnh.
- Vòng xoắn bệnh lý giữa các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng đã được chứng minh, trong đó viêm đường hô hấp và tiêu chảy là hai bệnh hàng đầu ở trẻ nhỏ dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng nhiễm khuẩn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng: Nghiên cứu của Võ Thị Kiều Phượng.
- tại huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh năm 2008 thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp 57,9% ở nhóm trẻ bị suy dinh dưỡng, cao hơn có ý nghĩa thống kê so ở nhóm trẻ không suy dinh dưỡng (34,0%)..
- Phạm Trung Kiên và cộng sự nghiên cứu trên trẻ em dân tộc Sán Dìu và H’Mông tại 2 xã miền núi phía Bắc Việt Nam với kết quả nhóm trẻ suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn 3,9 lần nhóm trẻ không suy dinh dưỡng (OR = 3,91, p <.
- Kết quả của Nguyễn Anh Vũ và cộng sự cũng cho thấy trẻ bị NKHHCT trong 3 tháng qua có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 1,8 lần so với nhóm trẻ không bị mắc bệnh, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- thì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần nhiều hơn bình thường, trong khi đó một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm bắt trẻ phải ăn kiêng khem như: không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, chỉ cho ăn bột ngọt (đường), không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn rau xanh.
- Chế độ ăn uống kiêng khem, bữa ăn của trẻ mất cân đối không đủ chất, chính vì vậy trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng..
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi cao ở cả 3 chỉ số, trong đó suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 10,5% (cân nặng/tuổi), thể thấp còi 22,5% (chiều cao/tuổi) và thể gầy còm 6,5%.
- Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở huyện Cao Lộc-Lạng Sơn.
- Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi.
- Tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi xã Hậu Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị năm 2003.
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven biển tỉnh Nghệ An năm 2011.
- Hiệu quả bổ sung thực phẩm sẵn có đến suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 12-23 tháng tuổi huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
- Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
- Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam